Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mẹ tôi

02/08/201100:44(Xem: 4233)
Mẹ tôi
vulan_mevacon
MẸ TÔI
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Tôi còn nhớ những lần ngồi tô màu vẽ ở bàn ăn trong nhà bếp. “Mẹ, xong rồi. Hãy nhìn tranh của con này”.

“Ồ, đẹp quá”, mẹ trả lời, và tiếp tục với công việc đang làm.

Tôi níu kéo: “Không, mẹ phải nhìn bằng tay kìa”. Lúc mẹ đến gần, tôi cầm tay mẹ rà khắp bức tranh. Tôi rất thích nhìn vẻ hào hứng trên mặt mẹ khi mẹ nói bức tranh đẹp quá.

Tôi không coi việc mẹ cảm nhận mọi thứ bằng đôi bàn tay là lạ. Như khi mẹ nâng niu mặt tôi, hay rờ rẫm những thứ tôi đưa cho mẹ. Dầu tôi biết là ba tôi, bà tôi cùng mọi người khách đến nhà đều nhìn tôi và mọi thứ bằng mắt, nhưng tôi không cho là lạ khi mẹ không dùng mắt để nhìn.

Tôi vẫn nhớ cách mẹ chải tóc cho tôi. Mẹ đặt ngón tay cái của bàn tay trái vào giữa hai chân mày tôi, mấy ngón còn lại vịn đầu tôi, rồi tay phải cầm lược, mẹ lần theo các ngón tay, chải xuống trán tôi, để rẽ đường ngôi. Và đường ngôi mẹ rẽ cho tôi bao giờ cũng chính xác.

Nhiều lần bị ngã đau vì chạy nhảy, tôi lại chạy vào khóc, mách mẹ rằng đầu gối tôi chảy máu, thì đôi bàn tay dịu dàng đó lại nhẹ nhàng, khéo léo rửa, và băng bó vết thương cho tôi.

Nhưng tôi khám phá ra rằng có những thứ mẹ không bao giờ muốn mó tay đến. Lần đó, tôi tìm thấy một chú chim nhỏ, chết trước cổng sân nhà, tôi mang vào khoe mẹ. “Mẹ, nhìn coi con tìm được cái gì đây”, tôi nói, vừa cầm tay mẹ đặt lên xác chim. Mẹ chạm nhẹ vào xác con vật nhỏ bé đó, giựt tay lại, và thét lên sợ hãi. “Cái gì vậy?”. “Một con chim chết”, tôi trả lời. Mẹ co tay lại, bảo tôi mang xác chim đi chôn và dặn rằng không bao giờ được đê mẹ sờ vào những thứ như thế nữa.

Tôi cũng không thể hiểu được những sự nhạy bén khác thường của các giác quan khác của mẹ. Có lần, tôi thấy một đĩa bánh nhỏ mẹ để trên bàn, tôi nhón tay lấy một cái, và nhìn xem mẹ co nói gì không. Mẹ không nói một lời, dĩ nhiên là tôi nghĩ nếu mẹ không thể sờ, mẹ không thể biết được việc tôi vừa làm. Nhưng khi tôi đi ngang qua, mẹ nắm tay tôi lại và nói: “Lần sau, con phải xin phép mẹ, chứ không được tự ý lấy bánh ăn nghe không”.

Còn mũi của mẹ nữa. Sao nó biết nhiều thế. Lần đó, tôi và bạn chơi búp bê trong nhà. Tôi lẻn vào phòng mẹ, xịt dầu thơm lên búp bê. Tai hại là sau đó tôi quên, lại chạy xuống bếp, hỏi mẹ điều gì đó. Mẹ nói ngay là mẹ biết tôi đã vào phòng mẹ, phá dầu thơm của mẹ.

Và đôi tai ấy. Làm sao chúng biết những việc chúng tôi làm. Tôi ngồi một mình trong phòng khách vừa làm bài tập, vừa vặn TV nho nhỏ. Mẹ đi vào phòng, gọi tên tôi và nói: “Con đang làm bài hay đang xem TV?”. Ngạc nhiên tôi hỏi sao mẹ biết là tôi mà không phải là anh hay chị tôi. Mẹ cười, vỗ đầu tôi bảo: “Dầu giờ đây con không còn ho hen, nhưng tánh hay thở qua miệng vẫn còn. Me biết ngay là con”.
Chỉ có một điều làm chúng tôi thường áy náy là mẹ không thực sự biết chúng tôi nhìn ra sao. Lúc tôi khoảng 17 tuổi, một ngày kia đứng trước tấm gương chải đầu, tôi hỏi mẹ: “Mẹ ơi, chắc mẹ đâu có biết tui con ngó ra làm sao phải không mẹ?”. Mẹ vuốt mái tóc dài của tôi, trả lời: “Dĩ nhiên là mẹ biết chứ”.
“Mẹ biết con ra làm sao ngày mà họ đặt vào tay mẹ, lần đầu tiên, thân thể bé nhỏ của con. Mẹ biết từng phần trên thân thể con, cảm được sự ấm mềm của chiếc đầu nhỏ. Mẹ biết tóc con màu bạch kim vì cha đã nói cho mẹ như thế. Mẹ biết mắt con màu xanh, biết con mẹ đẹp vì mọi người đều nói như thế. Nhưng mẹ biết con là gì - con là gì tự bên trong kia”. Tôi cảm thấy mắt mình ướt đẫm.

“Mẹ biết con dịu dàng nhưng cứng rắn, vì con thích các trò chơi thể thao. Mẹ biết con có lòng tốt vì mẹ nghe con trò chuyện với chú mèo và các em bé nhỏ hơn con. Biết trái tim con nhân hậu vô cùng. Mẹ biết con yếu đuối vì con hay phản ứng mạnh mẽ trước những lời nói của người khác. Mẹ biết con có cá tính khi con can đảm đứng lên, bảo vệ cho những gì mình thấy là đúng. Biết con có lòng thương người qua cách con cư xử với mẹ. Biết con có trí tuệ vì con là một cô gái khôn ngoan so với tuổi mình. Biết con có tình cảm gia đình khi con bảo vệ anh chị em con. Mẹ biết con tràn đầy tình thương qua tình thương con biểu lộ với mẹ cha. Con chẳng bao giờ than phiền vì có một người mẹ mù. Vì thế con yêu, mẹ kéo tôi lại gần “mẹ vẫn nhìn thấy con, và biết rất rõ con mẹ như thế nào, và đối với mẹ, con mẹ đẹp vô cùng”.

Đó là 10 năm về trước, còn bây giờ tôi vừa làm mẹ. Khi người ta đặt đứa con đầu lòng nhỏ bé thân thương vào tay tôi, thì cũng như mẹ, tôi có thể thấy và biết con tôi đẹp đến thế nào. Chỉ có cái khác biệt là tôi nhìn con bằng đôi mắt của mình. Dầu vậy, tôi vẫn thường thích vặn tắt đèn để ngồi ôm con trong bóng tối, rờ rẫm nó, để xem tôi có thể cảm thấy được những điều mẹ tôi đã cảm nhận chăng.

DIỆU LIÊN LÝ THU LINH dịch

(Dịch theo Karrey J.Lindenberg, My Own Experience, NXB Health Communications, Inc.).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2017(Xem: 25955)
Để tưởng nhớ và hoài niệm Công Ơn Sanh Thành Dưỡng Dục của Cha Mẹ. Tu Viện Quảng Đức long trọng tổ chức Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu lúc 11 giờ sáng ngày Chủ Nhật 3/9/2017, nhằm ngày 13/7/ Âm lịch năm Đinh Dậu.
10/08/2017(Xem: 4761)
Con ngồi cùng chiếc bóng Không cùng ai Ngoài chiếc bóng ! Mùa thu trôi theo những chiếc lá bàng đỏ úa và rơi…
10/08/2017(Xem: 19467)
Hôm nay ngày Vu Lan Bông hồng em cài áo, Thanh thơi từng bước dạo Em đi lễ chùa làng.
08/08/2017(Xem: 5162)
Hội Đồng Giáo Phẩm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ nhất tâm khánh tuế chư tôn Thiền Đức Tăng, Ni thêm một tuổi Hạ sau mùa an cư và hồi hướng công năng tu tập này đến mọi loài. Mùa Vu Lan là mùa siêu độ, giải cứu và bi mẫn. Xin chư qúi liệt vị cùng Giáo Hội tâm niệm đến những điều sau đây trong mùa Đại Lễ Vu Lan Báo Hiếu năm nay. 1/ Nuôi lớn Bồ Đề Tâm để vun trồng phước báo lợi sanh. Người đệ tử Phật thường nhắc nhở mình rằng, chúng ta được sinh làm người là quý giá vô ngần nhưng kiếp người cũng chóng vô thường biến hoại. Vì vậy hãy nỗ lực hành thiện, hoằng truyền Chánh Pháp, nhiếp hóa gia đình, khai dụng Phật trí. Người đệ tử Phật nguyện thắp sáng Phật Pháp và thể hiện hình ảnh đẹp của người con Phật nơi châu lục Bắc Mỹ.
05/08/2017(Xem: 5037)
Mùa Vu Lan lại trở về với đất trời của mùa Thu. Những tâm cảm sầu thương ly biệt, như những ngọn sóng ngầm, gợn lên trong lòng người con hiếu hạnh, thương cha nhớ mẹ. Lạc lõng bơ vơ, khi cha mẹ không còn hiện hữu nữa. Lòng ngậm ngùi vì chưa đáp được ân sâu. Đó là tín hiệu mùa lễ thiêng liêng của dân tộc Việt. Một Dân Tộc lấy Đạo Hiếu làm đầu.
03/08/2017(Xem: 6716)
Trên Face Book có bạn hữu mong muốn tôi viết về đề tài “Hiếu Đạo”, nhân ngày tuyên dương Cha “Father’s Day” hàng năm vào đầu tháng 9 tới. Đây là theo truyền thống phương tây và ở nước Úc này. Cố nhớ lại xem ở VN xưa nay có cái truyền thống tuyên dương công trạng của người cha hay không? Quả thực, ai thì không biết, chứ riêng tôi, nay đã ngoài thất tuần {bảy bó rưỡi} thì chẳng hề thấy có một ngày nào trên tờ lịch Đông Phương {Lịch con nước} ghi nhận ngày “Công cha” cả
28/07/2017(Xem: 6547)
Khát vọng tự do là khát vọng muôn thuở của con người kể từ khi những cá nhân và gia đình, vì nhu cầu an sinh mà tiến đến việc sống quần tụ trong bộ lạc, xã hội, lãnh thổ, quốc gia. Sự quần cư càng lớn, luật lệ chung càng phức tạp và gò bó hơn theo thời gian. Người ta đã phải đánh đổi một phần tự do của mình để được bảo vệ trong khuôn khổ đời sống tập thể. Đến khi khung luật tập thể bị lạm dụng quá mức bởi những kẻ tự cho mình có quyền chế tác, ban hành và giải thích tùy tiện theo quyền lợi cá nhân và đảng phái, thì bất công xã hội càng sâu dầy, khiến cho thống khổ dìm ngập con người dưới mức không thể chịu đựng được nữa. Khát vọng tự do bật lên thành tiếng nói, và dần đi vào hành động.
22/06/2017(Xem: 4256)
Nắng mưa tai biến bất thần Mẹ hiền lỡ bước bước lần dặm xa Sông Hằng gượng bế con qua Gió to sóng cả lập lòa hoàng hôn.
22/06/2017(Xem: 4110)
Thuở ấy, ở quê nhà, tôi nghe ông bác thường gọi cha bằng eng (anh), thằng Lợi bạn học lớp năm trường làng với tôi (lớp bốn bây giờ), gọi cha bằng chú, con các chú tôi gọi bằng ba. Chập chững lớn lên, tôi gọi theo các anh chị, gọi cha bằng cậu và cũng thật là lạ, khi các ông cha sắp có cháu nội hoặc cháu ngoại, thì lập tức được đôn lên một chức. Con họ gọi họ bằng ông, trong họ ngoài làng cũng từ đó, lấy tên người con đầu, con trưởng của họ mà gọi ông nọ, ông kia, v.v… và từ đó cái tên thường gọi ông nọ ông kia trở thành tên húy kị, chỉ ẩn mật tồn tại trong gia phổ. Tính theo phổ hệ gia tộc tôi thuộc đời thứ mười lăm trong họ, ngược lên đời thứ mười bốn, tôi còn được nghe các chú, các bác gọi cha bằng bọ. Theo địa lý vùng miền, thì người miền Bắc gọi cha bằng bố, người miền Nam ảnh hưởng ngữ âm người Việt gốc Hoa, gọi cha bằng tía.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]