Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm niệm về mẹ

27/03/201113:28(Xem: 6549)
Cảm niệm về mẹ
me-con-02
CẢM NIỆM VỀ MẸ
(Kính dâng mẹ cụ bà Nguyễn Thị Sáu)
Hư Thân Huỳnh trung Chánh

THAY LỜI TỰA

Mẹ tôi có ba người con: Con trai lớn là Huỳnh lê Tiến, cô gái út là Huỳnh thị Mỹ Dung, tức văn sĩ Huỳnh Dung, và chúng tôi là Huỳnh trung Chánh. Trong ba anh em, nếu kể đến lòng hiếu thảo và thương yêu mãnh liệt có lẽ tôi không sánh bằng anh em tôi, nhưng tôi là đứa con có cơ duyên gần gũi với bà, chia sẻ đắng cay với bà vào những giây phút hiểm nguy trên cuộc đời như lần đi xuồng chèo trên giòng Cửu Long giữa cơn binh lửa từ Trà Vinh về Cao Lãnh năm 1945, lần gay go vượt biển đến trại tị nạn Mã Lai năm1977, và lần cuối cùng đưa bà rời cõi Ta Bà đầy khổ lụy nầy. Tôi cũng là đứa con thích cười giỡn với bà, ngắm nhìn bà và thường lắng nghe bà thổ lộ chuyện ngày xưa. Nhờ vậy, giờ đây những kỹ niệm thân thương đó mới có thể tự động tuần tự hiện về, để cô đọng thành những giòng cảm niệm cho tập sách mỏng manh nầy.

Đối với người Việt Nam chúng ta, bà mẹ nào cũng là suối nguồn của tình thương, bao dung chở che con cháu như trời cao biển rộng, ngọt ngào đậm đà như “chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau...”

Riêng tôi, một hôm ngắm nhìn mẹ, tôi bỗng khám phá rằng mẹ tôi chính thực là một “Quan Thế Âm Bồ Tát”, người lúc nào cũng thường trực nghe ngóng theo dõi từng đứa con, đứa cháu cùng bao kẻ thân sơ khác để sẵn sàng xả thân mình chở che, chăm sóc mọi người. (Tôi đã viết truyện ngắn hư cấu tựa đề “Quan Âm tóc rối” dựa vào cảm xúc nầy)

Tóm lại, với tôi mẹ là tất cả, dẫu có thời giờ tôi cũng không đủ khả năng, ngôn từ để mô tả tấm lòng bao la của mẹ, huống vì trong phạm vi ngắn ngủi của phần Thay Lời Tựa nầy, nên tôi chỉ xin trích sơ lược vài đặc điểm của bà như dưới đây :

Mẹ tuân lệnh nghiêm đường lập gia đình năm 19 tuổi, chồng vĩnh viễn ra đi năm 29 tuổi, ở lứa tuổi nhan sắc vẫn mặn mà, bao người rấp tâm tán tỉnh, mà mẹ tôi vẫn tạc lòng tạc dạ, thờ chồng nuôi con. Lòng thủy chung chân chất của bà lúc nào cũng bền bĩ không phai, cho dù đến khi tuổi đã gần 90 bà vẫn yêu chồng tha thiết đậm đà như xưa. Vào tuổi nầy, tuy đầu óc đã lẫn quên nhiều, nhưng ký ức về thời gian trẻ thơ, kỹ niệm những ngày chung sống với chồng, lễ vấn danh, lễ cưới... thì bà vẫn nhớ từng chi tiết nhỏ. Mắt bà vẫn sáng ngời, tràn ngập hạnh phúc mỗi khi kể tôi nghe chuỗi ngày xưa ấm êm ấy. Có lần bà nói nhỏ với tôi : “Má có bài thơ nầy viết về ba, con nên ghi lại kỹ niệm”. Rồi bà chậm chậm đọc cho tôi chép trọn bài thơ ba mươi hai câu. Tôi xin trích ra bốn câu kết như sau :

Anh hãy chờ em chốn cữu tuyền
Cùng nhau dìu dắt đến cung thiên
Nơi miền Tiên cảnh lòng vui thỏa
Đây chốn nghìn thu giấc ngủ yên.

Bài thơ thương nhớ chồng mong tái ngộ với chồng ở suối vàng nầy bà sáng tác vào năm 44 tuổi mà đến khi 88 tuổi bà vẫn còn nhớ rõ, đúng là mối tình chung thủy vĩnh viễn không phai. (Điều kỳ lạ là bà đã sáng tác hơn trăm bài thơ, tôi đánh máy in thành tập để bà tặng thân hữu, nhưng bà quên tuốt luốt không nhớ bài nào khác, kể cả chuyện in sách nữa.)

Lòng hiếu thảo của mẹ tôi cũng cao cả hiếm có. Trong thời chiến tranh, khi hoa lợi ruộng vườn yếu kém, ông bà ngoại tôi già yếu bệnh hoạn triền miên, cần có đứa con sớm hôm gần gũi. Chị em không ai đáp ứng được, nên mẹ tôi quyết định hi sinh về quê báo hiếu mẹ cha ròng rã hơn mười năm trời. Trong thời gian nầy, mẹ tôi phải gánh chịu bao nỗi nhọc nhằn gian khổ khi bà ngoại bị bệnh liệt giường đến ba năm, ông ngoại cũng nằm một chỗ đến sáu tháng, mà mẹ vẫn không tiếng thở than trách móc chị em. Ông bà ngoại từ trần, mẹ tôi hoan hỷ bàn giao tất cả tài sản của ngoại cho người chị, rồi về Saigon hẩm hiu sống với đám con.

Tôi không có thời giờ kể lể dài dòng về lòng tận tụy hi sinh của bà đối với con cháu, chỉ xin nhắc lại một điều là, với ai, dù thân hay sơ mẹ tôi đều đối xử ngọt ngào đầy ấp tình thương, đến nỗi sau ba mươi năm mất liên lạc, mà cô Nguyễn thị Rê người làm công năm xưa vẫn cảm động rưng rưng nước mắt khi nhắc về bà, và tôn xưng bà là bậc có hạnh Bồ Tát.

Năm sau cùng nầy, sức khỏe của mẹ tôi suy sụp nhanh chóng. Thú thật là có nhiều lúc, tôi tự cảm thấy xấu hỗ vì nghĩ mình chưa lo cho mẹ vuông tròn như lòng mong muốn. Niềm an ủi lớn lao của tôi, là mẹ tôi biết thành tâm “Niệm Phật”. Mẹ con chúng tôi ước nguyện sẽ gặp lại nhau ở cõi Phật, nên dù bệnh hoạn yếu đuối như thế nào, mẹ con chúng tôi cũng cùng Niệm Phật với nhau. Ngày 18.05.2007, mẹ tôi yếu lắm không nói nổi lời nào, vậy mà, trong khi ngồi cạnh bà Niệm Phật, mấy lần tôi lắng nghe được tiếng thì thào của bà Niệm Phật theo tôi. Hôm sau thì bà lìa trần nhẹ nhàng ngủ yên trong tư thế ngồi dựa. Sau tám giờ hộ niệm, theo ni sư Như Phương và nhận xét riêng tôi thì mặt bà vẫn tươi nhuận, lưỡi bà có phần tươi hơn, và khi nhà quàn cho bà nằm xuống để chuyển đi, thân thể vẫn mềm mại bình thường.

Sau đó, hằng ngày trước bàn thờ bà, tôi vẫn “động viên” bà : “Má ơi! Giờ nầy dù má đã hay đang về cõi Phật, xin má thương con tiếp tục Niệm Phật nghen má. Má Niệm Phật cho má mà cũng Niệm Phật để ủng hộ con nữa, thì mới mong mẹ con mình cùng sanh về cõi Phật!”

Trong khi thỏ thẻ với bà, vào ngày thứ hai sau khi bà lìa đời, tôi bỗng cảm ứng ra một bài kệ nôm na, mà bạn đọc có thể đánh giá như là một bài thơ con cóc ngô nghê. Riêng tôi khi đọc tụng bài kệ nầy, tôi cảm thấy lòng mình ấm áp, tràn ngập thương yêu và niềm tin, nên xin ghi lại để cống hiến quý đọc giả :

Má thương con thì má Niệm Phật
Con thương má thì con Niệm Phật
Mẹ con mình đồng Niệm Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật

Tôi hy vọng bạn đọc nào có hoàn cảnh tương tợ như tôi xử dụng bài kệ nầy trao cho thân nhân cũng đón nhận mối giao cảm sâu xa của người mình thương như tôi vậy.

Mẹ lìa trần tuy mất mát, nhưng tôi không buồn.Thật ra thì tôi rất hoan hỷ, hoan hỷ vì tin tưởng rằng mẹ tôi không bao giờ chết cả, và như hai mẹ con tôi đã ước hẹn với nhau, chúng tôi sẽ còn gặp lại nhau nơi cõi Phật.

-oOo-

Trên đây chỉ là vài nét phát họa về mẹ trong tập cảm niệm. Tập sách nầy gồm bốn bút ký viết rải rác từ năm 2003 đến nay : Tản mạn về Cần Thơ, Ngày tháng già nua, Sống bù cho con và Năm tháng cuối đời, nội dung là những mẩu chuyện chấp nối ghi lại vài hình ảnh sống thực của mẹ tôi ngày xa xưa cho đến khi từ giã cõi Ta bà.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3736)
Là Phật tử, mỗi người chúng ta luôn mang tâm nguyện tiến tu trên con đường giải thoát và giác ngộ, việc trước nhất thể hiện ý nghĩa đó là cần phải học Phật. Có học Phật cặn kẽ, rõ ràng và căn bản, chúng ta mới có cơ hội để tiếp nhận ánh sáng của đức Phật tỏa chiếu muôn nơi mà không e sợ đi lạc đường, lầm lối, dẫn vào tà đạo, và mới có thể mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong cuộc sống cho chính mình và cho tha nhân.
10/04/2013(Xem: 3381)
Truyền thống giáo dục của Phật giáo có ba hình thức căn bản, gồm: khẩu giáo, thân giáo và ý giáo. Tùy theo căn cơ của người đệ tử mà các bậc thầy có thể sử dụng nhiều phương thức hướng dẫn khác nhau, nhưng thân giáo vẫn là quan trọng hơn cả cho thầy lẫn trò. Trở về khoảng thời gian Đức Phật còn tại thế, sự thuyết giảng của Ngài chưa bao giờ có hình thức giảng dạy như hình thức viết lách như chúng ta hiện nay.
10/04/2013(Xem: 3766)
Ánh sáng giác ngộ được hiểu như là một sự dập tắt vô minh, vọng tưởng điên đảo trong tâm trí của con người, là sự biết rõ sự thật về nguyên nhân và kết quả, nhận thức và hành động, con người và môi trường xung quanh. Giác ngộ là sự hiểu biết chân chánh, thấy rõ bản chất như thật của sự vật, vạn pháp. Giác ngộ còn có nghĩa là đoạn tận khổ đau, dứt trừ những tập khí phiền não bao trùm đời sống của con người trong nhiều kiếp sống, là sự thoát ly những con đường dẫn chúng sanh lên xuống trong sáu nẻo luân hồi trong vô minh bừng cháy.
10/04/2013(Xem: 4480)
Bát Chánh Đạo hoặc Bát Thánh Đạo là giáo lý căn bản của Đạo đế (trong Tứ Đế) gồm ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Đây là những phương tiện hành trì phổ biến sâu rộng chung cho Ngũ thừa Phật giáo. Trong bài pháp Tứ đế đầu tiên đức Phật giảng tại vườn Lộc Uyển, về phương pháp hành trì hay Đạo đế, con đường dẫn đến an vui Niết bàn. Đức Phật đã long trọng chỉ Bát thánh đạo cho năm bạn đồng tu là nhhóm Kiều Trần Như.
10/04/2013(Xem: 3373)
Chúng ta thấy rất rõ, từ cái nhìn của một người dù không phải là Phật tử , khi họ thấy chiếc y màu vàng đắp trên người của các vị Tăng Phật giáo, họ vẫn dễ dàng nhận biết được đó là tu sỹ Phật giáo, một cái nhìn quán tính, đã ăn sâu trong ký ức của mọi người. Đó là hình ảnh hiện thân của Đức Phật, và ngày này vẫn được tiếp nối trong Phật giáo. Ít nhất, hình bóng này, người bình thường cũng dễ dàng nhận biết và phân biệt được. Như Phật tử chúng ta có dịp thấy chư Tăng Nam tông ở các nước theo truyền thống Nam tông như Thái lan, Tích Lan, Miến điện, Lào và Campuchia v.v... và một bộ phận nhỏ ở Việt nam.
10/04/2013(Xem: 3555)
Đức Phật thường được ca tụng như một bậc vĩ nhân. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bởi vì vĩ nhân thường được hiểu như những bậc kỳ tài xuất chúng trong một lĩnh vực nào đó, hoặc có thể là nhiều lĩnh vực, mang lại lợi lạc cho con người trong một mức độ nào đó. Có thể là một vĩ nhân ở phương Đông nhưng chưa hẵn là kỳ tài ở phương Tây.
10/04/2013(Xem: 5562)
Kinh Hoa Nghiêm nói rằng: "Tín là gốc của Đạo, là mẹ đẻ của mọi thứ công đức, nuôi lớn hết thảy gốc của Thiện". Đối với tôn giáo nói chung, đức tin phần lớn là bước đầu tiên để con người phát sinh lòng mến yêu đạo. Trong đạo Phật, tín là một trong những điều kiện căn bản để thành tựu các công đức lành (Tín- Hạnh- nguyện). Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng nói: Tin ta mà không hiểu ta là hủy báng ta.
10/04/2013(Xem: 3621)
Trong tất cả công việc, trước khi tiến hành thì bao giờ cũng vậy, chúng ta thường nghĩ đến mục đích của công việc sẽ làm sau đó, đưa ra nhiều suy tính, cách làm nào để đạt đến mục đích ấy. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng lý tưởng, ước vọng công việc trong mỗi người ai cũng có, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Có người đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn, có người tốn kém nhiều thời gian, có người dễ dàng nhưng với người khác thì không thể trôi chảy. Cuối cùng vẫn có những người không bao giờ đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra.
10/04/2013(Xem: 3760)
Để trở thành một người Phật tử, việc phát nguyện Quy y Tam Bảo và giữ gìn Ngũ giới là tâm nguyện, là việc cần làm đầu tiên. Do đó, chúng ta cần phải học và tìm hiểu, để thực hành hầu mang lại nhiều lợi lạc cho chính chúng ta, gia đình và khả dĩ kiến tạo một xã hội tốt đẹp.
10/04/2013(Xem: 3612)
Như chúng ta đã biết, Phật giáo Thái Lan là một trung tâm Phật giáo Nguyên thủy có tầm cỡ trong khu vực cũng như trên thế giới, về chất cũng như lượng. Ở Thái Lan, Phật giáo là quốc giáo, hơn 95% dân chúng Thái theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy. Bên cạnh đó, không kể một số lượng lớn người nước ngoài đến Thái Lan để tu tập, nghiên cứu và học hỏi về truyền thống Phật giáo này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567