Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi buồn nhớ Mẹ

17/01/201304:07(Xem: 4588)
Nỗi buồn nhớ Mẹ


mehien2
NỖI BUỒN NHỚ MẸ


           Cứ mỗi độ Vu lan về lòng tôi lại trào dâng một nỗi buồn vô hạn, không diễn tả được. Mẹ tôi qua đời khi tôi vừa đúng 20 tuổi và cũng là lúc tôi là một Sa di ni. Vừa thọ giới chưa được bao lâu thì thân mẫu của tôi bệnh. Giới pháp chưa vững mà buộc lòng đảnh lễ xin phép Sư phụ và Đại chúng để về săn sóc Mẹ. Về đến quê thì Mẹ đã nằm điều trị tại bệnh viện Huế trước đó cả tuần. Tôi chưa kịp gặp các chị của mình, vội vả lo thu xếp lên bệnh viện để biết bệnh tình của Mẹ ra sao. Vừa vào giường bệnh thì Mẹ mở mắt ra nhìn và hai hàng nước mắt của mẹ tuôn trào làm cho tôi không tài nào ngăn được giòng nước mắt của mình và cứ để nó chảy tự nhiên.

           Mới đó mà Mẹ tôi đã giả từ cõi tạm này đã 27 năm ; Mẹ tôi sinh năm  Quý hợi (1923)và tạ thế ngày 10 tháng 06 năm Ất sửu (nhằm ngày 27 tháng 07 năm 1985), hưởng thọ 63 tuổi. Và tôi cũng xa quê đã 24 năm.

           Vu Lan về, nhắc nhở cho những người con hiếu hạnh phải ghi nhớ ơn sanh thành dưỡng dục. Lễ Vu Lan năm nào cũng có chương trình bông hồng cài áo. Tôi nhìn chiếc hoa hồng trắng mà các em đang cài lên chiếc y vàng của Phật tôi mang mà lòng không khỏi ngậm ngùi rơi lệ. Và cứ thế để cho giòng nước mắt chảy là bớt khổ đi rồi.

           Đã hai mươi bảy năm vắng bóng Mẹ mà lòng quặng đau như thế, làm sao không thông cảm với giáo sư Huỳnh Kim Quang với cảm niệm :  Vu Lan và Niềm Đau Mất Mẹ. Giáo sư đã thổn thức : . . . Đây là mùa Vu Lan đầu tiên trong đời mẹ tôi không còn. Cảm giác này chỉ khi nào tự thân mình trải nghiệm thật sự thì mới cảm nhận được trọn vẹn ra sao.

           Những ngày Mẹ còn tại thế, không những chính bản thân tôi mà ngay Giáo sư Huỳnh Kim Quang cũng đã từng . . .  Bao nhiêu năm, chỉ vay mượn cảm giác của người khác về trạng huống tâm thức của người con mất Mẹ để đưa vào cảm thức cho chính mình.
           Thật sự không phải vậy. Vay mượn chỉ là vay mượn thôi. Cái ngày mất mẹ rồi đến mùa Vu Lan đầu tiên nâng cánh hoa hồng trắng cài lên ngực áo thì mới thấy được là chính mình đã mất tất cả, không còn đậm đà như chuối ba hương, như xôi nếp một, như đường mía lau, . . . 
           Giáo sư Huỳnh Kim Quang thì sao, tôi không rõ, riêng tôi, khi biết thương mẹ và biết mình không còn mẹ là một nỗi mất mác lớn lao làm sao ?  Bởi lẽ chính tôi, cũng chưa làm được gì cho Người khi còn tại thế, vì tuổi nhỏ, con út, ăn chưa no, lo chưa tới. Đến khi vào chốn thiền môn, được tu học, được Sư phụ và các bậc Tôn trưởng dạy dỗ thì Mẹ đã không còn.
           Tôi còn nhớ một đoạn do Hòa thượng Thích Trí Quang giảng về phẩm kinh Vu Lan Bồn mà lòng cảm thấy ân hận khi nghĩ đến song thân, nhất là người Mẹ đã ra đi cách đây 27 năm.
           Hòa thượng giảng rằng : . . .  "Có hai việc làm cho phàm phu được đại công đức, thành đại quả báo, được vị cam lồ, đến chỗ vô vi, đó là phụng sự cha mẹ được đại công đức, thành đại quả báo khi cúng dường vị Bồ tát chỉ một đời nữa là làm Phật. Vì vậy, các thầy Tỳ kheo, hãy luôn luôn nhớ mà hiếu thuận phụng sự cha mẹ."
          "Các thầy Tỳ kheo, có hai người mà các thầy hướng dẫn làm điều thiện đi nữa cũng chưa trả ơn được, đó là cha là mẹ. Nếu có kẻ vai trái để cha, vai phải để mẹ đến ngàn vạn năm, cung phụng đủ cả đồ ăn, đồ mặc, đồ nằm và thuốc thang, để cha mẹ tiểu tiện đại tiện ngay trên vai mình đi nữa, cũng chưa trả hết ơn cha mẹ. Các thầy phải hiểu rằng ơn cha mẹ nặng lắm, bồng bế nuôi nấng, dưỡng dục đúng lúc, không lỡ cơ hội, làm cho ta thấy được nhật nguyệt, vì thế mà biết ơn đó rất khó trả. Do đó, các thầy phải phụng dưỡng cha mẹ, luôn luôn hiếu thuận cho đúng lúc, không lỡ mất cơ hội." (Tăng nhất A hàm, Đại tạng, tập 2, trang 601).
          Trên đây là những lời đức Phật trực tiếp dạy cho hàng xuất gia. Tuy thế, hàng tại gia mà những người con chí hiếu, có tu học chánh pháp cũng phải y như vậy mà thừa hành. Riêng hàng xuất gia, đức Phật nhấn mạnh rằng, không thể nại cớ chỉ lo phần hướng dẫn cha mẹ làm lành, hay nại cái cớ mình là người xuất gia, mà không lo phụng dưỡng cha mẹ khi cha mẹ cần đến mình. Nếu khi xuất gia mà cha mẹ cần đến mình, mình không  đáp ứng hay cố tình lơ đi, thì thà tại gia để suốt đời phụng dưỡng cha mẹ (Trung A hàm, Đại tạng, tập 1 trang 500).
           Chính ngài Trí Húc cũng dẫn lời Phật dạy :  "Có hai vị Phật sống ở trong nhà các ngươi, đó là cha và mẹ". (Tục tạng, tập 35, tờ 154a). Bởi vì kinh Bảo Tạng cũng dạy, hiếu sự cha mẹ là vua trời Đế Thích ở trong nhà các ngươi, thực hành hiếu là chúa trời Đại Phạm ở trong nhà các ngươi (Tục tạng, tập 59, tờ 154a), bởi vì ngay trong luật Thanh Văn Thừa đi nữa, thí dụ, thấy cha mẹ bị bắt, không cố chuộc ra, là phạm đệ thất tụ (Tục tạng tập 59, tờ 213a). Nên trong kinh Vu Lan Bồn đức Phật dẫn dụ cho ngài Mục Kiền Liên tìm cách cứu độ cho mẹ. Gương hiếu hạnh của đức Mục Kiền Liên Tôn giả được tôn xưng là : "Vạn Cổ Hiếu Danh Xưng" là vậy.
            Giờ đây, với tâm niệm một Tỳ kheo ni, chỉ biết tiến tu đạo nghiệp. Tụng kinh bái sám để cầu sám hối cho cha, sám hối cho mẹ. Noi gương đức Mục Kiền Liên để sống và làm như thế nào là đấng thích tử, cho trọn một phần làm con hiếu hạnh ;  là con của cha, là con của mẹ.
           Nhơn mùa Báo hiếu lần thứ 2556, Hạnh Thanh  thô thiền vài dòng nghĩ đến người Mẹ mến yêu.
           Hai tay nâng cánh hoa hồng,
           Cài lên ngực áo mà lòng chẳng vui.


Vu lan Thắng hội Nhâm thìn - 2012
  
Tỳ kheo ni Thích Nữ Hạnh Thanh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2022(Xem: 2655)
Ngày 5-8 (8-10-Nhâm Dần), Thượng tọa viện chủ Thích Minh Tâm (Tâm Niệm) , Tăng chúng và Phật tử chùa Đại Phước (thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đã tổ chức lễ Vu lan báo hiếu PL.2566. Quang lâm chứng minh và tham dự có Hòa thượng Thích Trừng Thi, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa; Hòa thượng Thích Như Minh, viện chủ chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang, 80 chư tôn đức Tăng Ni cùng hơn 300 Phật tử đến từ Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Cam Lâm tham dự. Buổi lễ gồm dâng phẩm vật cúng dường, cài hoa hiếu hạnh, văn nghệ và lễ cúng dường trai tăng.
09/08/2022(Xem: 2668)
Ngày 7/8/2022 (10/7/ Nhâm Dần), tại chùa Linh Sơn Pháp Ấn, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, Thượng tọa Thích Minh Tâm và Phật tử bổn tự đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu PL.2566 – DL. 2022. Buổi lễ có sự chứng minh của Hòa thượng Thích Trừng Thi, Phó Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, Hòa thượng Thích Như Minh (chùa Sắc tứ Liên Hoa, TP.Nha Trang); Hòa thượng Thích Hạnh Nguyện (chùa Tân chánh); Hòa thượng Thích Thiện Thông (chùa Minh Thiện) cùng 180 chư tôn đức Tăng Ni trú trì các tự viện và hơn 1000 Phật tử đến từ khắp các xã, phường về tham dự. Sau khi Hòa thượng chứng minh niêm hương bạch Phật, buổi lễ được bắt đầu với nghi thức dâng lục cúng dường của đoàn sinh GĐPT chùa Linh Sơn Pháp Ấn. Cả hội chúng trang nghiêm trong khoảnh khắc thiêng liêng cùng hướng tâm thành kính tri ân Đức Bổn Sư.
08/08/2022(Xem: 3751)
Hôm nay, ngày 7/8/2022 (nhằm ngày 10/7/ Nhâm Dần), dưới sự chứng minh của Chư Tôn Đức Tăng Ni và sự tham dự của quý Phật tử bà con xa gần tại Nhật Bản, buổi lễ Vu Lan Báo Hiếu tại Chùa Việt Nam đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lắng đọng của tình Song thân Phụ Mẫu đối với con cái và ngược lại. Qua những lời giảng giải của Chư Tôn đức, quý Phật tử cũng đã học rất nhiều về tâm hiếu hạnh và phương pháp Báo đền Ân đức của hai đấng sanh thành theo lời Phật dạy. Những giọt lệ lăn trên má khi các con ở phương xa nghĩ tưởng về Cha Mẹ nơi quê nhà. “Nắng mưa cha mẹ dãi dầm Nuôi con khôn lớn âm thầm chở che…”.
07/08/2022(Xem: 3103)
Hôm nay con về vào mùa An Cư Kiết hạ, Con đã nghe rồi cỏ cây rộn rã tiếng cười vui Đón con về, Vu Lan mùa báo hiếu Ngẩn lên nhìn Đức Phật nghe lòng cảm xúc, tiếng gọi tự ngàn xưa
07/08/2022(Xem: 3376)
Hơn thế nữa năm nay theo quy trình kế hoạch của Tổng Vụ Hoằng Pháp và Giáo dục của Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN tại Hải ngoại Úc Châu và Tân Tây Lan nhiêm kỳ 2022-2026 bắt đầu từ 30/7/2022 mỗi tháng sẽ có 4 pháp thoại được chủ giảng vào ngày thứ bảy cuối tuần và bài pháp thoại thứ 2 do TT Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức kiêm Tổng Thư Ký Giáo Hội Thích Nguyên Tạng chủ giảng với đề tài trên rẩt phù hợp trong mùa lễ Vu Lan Báo Hiếu vì như chúng ta đã biết Đạo Phật là Đạo Hiếu. Đức Phật dạy tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật. Nhưng ít ai biết được rằng nếu nói về hạnh hiếu thì Ngài Xá Lợi Phất đệ nhất đại đệ tử của Đức Phật về Trí Tuệ lại là người vẹn tròn đại hiếu.
05/08/2022(Xem: 6906)
Trái tim Mẹ là kỳ quan của vũ trụ. Nước mắt Mẹ nhiều hơn một đại dương Đạo Phật là Đạo Hiếu… ….Hãy trân quý giá trị tình thương Vô bờ bến….Mẹ Cha chưa hề đặt điều kiện.
05/08/2022(Xem: 3693)
Bao lâu rồi thưa Mẹ? Nơi xứ lạ quê người Con lạc loài đơn côi Mỗi năm Vu Lan về Con nghe lòng tái tê! Làm sao con quên được Khi con còn bé nhỏ Mẹ dắt con đến chùa
04/08/2022(Xem: 4549)
Vu Lan, con cài hoa trắng Có nghĩa là Mẹ đã vắng trần gian Nỗi nhớ thương bỗng dâng tràn Trong hai khóe mắt đôi hàng lệ rơi Mẹ không còn nữa trên đời Nhưng sao con thấy... Mẹ ơi gần kề!
04/08/2022(Xem: 4118)
Công Mẹ như núi như non Tình Mẹ như biển suối ngàn Đại Dương Làm sao trả hết công ơn tràn đầy Ân Mẹ quả thật sâu dầy Vì con Mẹ phải muôn sầu đắng cay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]