Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ hiếu xưa và nay

12/10/201202:04(Xem: 5005)
Chữ hiếu xưa và nay
Chữ hiếu xưa và nay
Phan Minh Đức


Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường. 
Hiếu thảo là một truyền thống đạo đức quý báu của người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung.

Chữ hiếu trong dân gian Việt Nam
Người Việt Nam khi nói đến chữ hiếu, liền nghĩ ngay đến việc “thờ cha, kính mẹ”, như bài ca dao vỡ lòng mà ai ai cũng thuộc: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một lòng thờ mẹ kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” hoặc trong Quốc văn giáo khoa thư ngày trước: “Cha sinh mẹ dưỡng, đức cù lao lấy lượng nào đong. Thờ cha mẹ ở hết lòng, ấy là chữ hiếu dạy trong luân thường”. Nhưng thờ kính cha mẹ như thế nào? 
 
Đó là: Mến yêu, cung kính, đỡ đần cho cha mẹ, vui vẻ vâng lời (Làm con phải biết phận con/ Mến yêu cung kính mới tròn thảo ngay/ Việc làm nặng nhẹ đỡ tay/ Khi sai khi bảo mặt mày hân hoan/ Lời thưa tiếng nói dịu dàng/ Cứng đầu cứng cổ dọc ngang thì đừng - Ca dao), chăm sóc phụng dưỡng (Dây bầu dây mướp cùng leo/ Sớm hôm nuôi mẹ, giàu nghèo sá chi - Ca dao), sớm thăm tối viếng (Mẹ già ở túp lều tranh/ Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con - Ca dao), quạt nồng ấp lạnh (Thức khuya dậy sớm cho cần/ Quạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con - Ca dao), v.v... Đó là quan niệm dân gian về chữ hiếu.

Chữ hiếu trong Nho giáo
Nho giáo có hẳn một pho sách riêng dạy về đạo hiếu gọi là Hiếu kinh. Ở đây chỉ nêu một số lời dạy của các bậc hiền triết Nho gia về đạo hiếu. Thầy Tăng Tử, học trò của Đức Khổng Tử, nói: “Hiếu giả bách hạnh chi tiên” (Hiếu là nết đứng đầu trăm nết). Thầy Mạnh Tử dạy về hạnh hiếu: “Hiếu tử chi sự thân: Cư tắc trí kỳ kính, dưỡng tắc trí kỳ lạc, bệnh tắc trí kỳ ưu, tang tắc trí kỳ ai, tế tắc trí kỳ nghiêm” (Việc phụng sự cha mẹ của người con hiếu là: Cư xử hết lòng kính trọng, dưỡng nuôi cố làm đẹp lòng, bệnh đau tận tâm lo lắng, tang ma hết sức xót thương, tế lễ nghiêm trang rất mực)… 
 
Kinh Thi cũng dạy: “Phụ hề sinh ngã, mẫu hề cúc ngã. Ai ai phụ mẫu sinh ngã cù lao, dục báo thâm ân, hạo thiên võng cực” (Cha sinh ta, mẹ nuôi ta. Hỡi ôi cha mẹ sinh ta khó nhọc, muốn báo ơn sâu, như vói lên trời cao chẳng đặng).

Chữ hiếu trong Phật giáo
Đức Phật dạy: “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu, điều ác cùng cực không gì hơn bất hiếu” (Kinh Nhẫn nhục), “Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật” (Kinh Đại tập), “Quả đất người đời cho là nặng, mẹ hiền ơn nặng quá hơn nhiều. Núi Tu Di người đời cho là cao, cha hiền ơn cao quá hơn nhiều” (Kinh Tâm địa quán), “Nếu có người vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đến ngàn muôn năm, cha mẹ ăn uống, ngồi nằm, bệnh hoạn, cho đến đại tiểu tiện trên vai, người ấy vẫn không đền được ơn cha mẹ. Phải biết ơn nặng của cha mẹ: Cưu mang, sinh sản, bồng ẵm, nuôi nấng, dạy dỗ, tùy thời săn sóc, không sái thời tiết, không kể tháng ngày. Vì thế ơn cha mẹ rất khó đền đáp” (Kinh Tăng nhất A-hàm)…

Chữ hiếu trong đạo Phật mang tính toàn diện và siêu việt hơn những quan niệm hiếu thảo thông thường. Hiếu thảo không chỉ là mến yêu, cung kính, vâng lời, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống và thờ phụng, tưởng nhớ khi cha mẹ đã qua đời, mà còn là việc hướng cha mẹ đến với điều thiện lành, xa lánh điều xấu ác, và bản thân người con cũng phải sống tốt để cha mẹ vui lòng. 
 
Đức Phật dạy muốn đáp đền công ơn cha mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn: “Hãy khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, thọ Tam quy, giữ Ngũ giới. Dù cha mẹ buổi sớm mai thọ trì Tam quy Ngũ giới, chiều về cõi chết, đối với ơn nặng của cha mẹ cũng gọi là tạm đền” (Kinh Hiếu tử), “Những ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào lòng tin. 
 
Những ai có cha mẹ theo ác giới, khuyến khích cha mẹ an trú vào thiện giới. Những ai có cha mẹ xan tham thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào bố thí. Những ai có cha mẹ theo ác trí tuệ thì khuyến khích, hướng dẫn cho cha mẹ an trú vào trí tuệ. Như vậy, này các Tỳ-kheo, thì các người con đó đã làm đủ và đã trả ơn đủ cho cha mẹ” (Kinh Tăng chi bộ). Đối với đạo Phật, những việc làm xuất phát từ lòng hiếu thảo mang lại lợi ích thiết thực cho cha mẹ trong hiện tại và tương lai mới chính là hiếu.

Theo Phật giáo, con người không chỉ có kiếp sống hiện tại mà còn có kiếp sống vị lai, do đó người con hiếu thảo cần phải chăm lo cho cha mẹ cả đời sống sau khi từ giã cõi đời này. Người Phật tử hiếu đạo luôn ưu tư: Sau khi chết, cha mẹ sẽ đi về đâu? Làm sao để giúp cha mẹ có được niềm an lạc hạnh phúc trong đời sống hiện tại và đời sống sau khi chết? Việc hướng cha mẹ theo con đường chơn chánh, giúp cha mẹ gieo trồng những nhân duyên lành cho đời này và đời sau, chăm lo vun bồi công đức phước báo chính là việc làm thiết thực để đáp đền công ơn cha mẹ.

Chữ hiếu thời nay
Ngày nay chữ hiếu cũng không khác mấy so với ngày xưa, vì cũng xuất phát từ tấm lòng tri ân và báo ân cha mẹ. Tuy nhiên do điều kiện, hoàn cảnh xã hội ngày nay không giống như ngày xưa, cho nên cách thể hiện lòng hiếu thảo của người con thời nay có khác. Ngày nay, vì hoàn cảnh sống, làm việc mà con cháu thường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện bổn phận với ông bà cha mẹ, chẳng hạn như không có nhiều thời gian gần gũi chăm nom săn sóc, không trực tiếp nuôi dưỡng phụng sự (có trường hợp phải thuê người chăm sóc vì sống cách xa cha mẹ, con cháu không có thời gian để thường xuyên tự tay chăm sóc, có trường hợp gởi ông bà cha mẹ vào viện dưỡng lão).

Tuy nhiên, mỗi người nên cố gắng dành thời gian gần gũi để ông bà cha mẹ không cảm thấy cô đơn buồn tủi. Cần để ông bà cha mẹ tham gia vào việc dạy dỗ con cháu, làm cho ông bà cha mẹ cảm thấy mình còn là người hữu ích, và cũng để thêm niềm vui khi gần gũi con cháu. Khi ở xa ông bà cha mẹ phải về thăm, gọi điện thoại quan tâm sức khỏe và đời sống của ông bà cha mẹ. Lúc về già có người thích sống với con cháu, có người thích sống ở viện dưỡng lão với những người già khác để sớm hôm bầu bạn, hoặc sống ở một cảnh chùa thanh tĩnh nào đó, vì thế nên tùy tâm nguyện của ông bà cha mẹ mà con cháu làm theo để ông bà cha mẹ vui lòng. Điều quan trọng là ở tấm lòng, ý thức đạo đức về lòng biết ơn, sự tôn kính ông bà cha mẹ. Không nên chỉ chu cấp cho ông bà cha mẹ về vật chất mà quên đi tình cảm, sự quan tâm.

Đó là hiếu khi cha mẹ còn sống. Sau khi cha mẹ qua đời, lòng hiếu thảo được thể hiện qua việc phụng thờ và tưởng nhớ. Tấm lòng người xưa đối với ông bà cha mẹ đã khuất thể hiện qua câu “kính như tại”, có nghĩa là kính như đang còn sống. Phụng thờ để tưởng nhớ và nhắc nhở cho nhau công đức, ân nghĩa sinh thành dưỡng dục của ông bà cha mẹ. Hàng năm cúng giỗ để tưởng nhớ và để bày tỏ lòng biết ơn. Đối với xã hội ngày nay, có người cho rằng những việc làm này không thiết thực nhưng thật sự nó có giá trị rất lớn về mặt tinh thần.

Hiếu là đạo làm người
Tóm lại, hiếu là bổn phận làm con mà cũng là đạo làm người. Hiếu thảo thể hiện qua hai phương diện vật chất và tinh thần. Về phương diện vật chất, tùy điều kiện, hoàn cảnh mà nuôi dưỡng, chăm lo săn sóc cho cha mẹ: cơm nước, áo quần, thuốc men… Về phương diện tinh thần, luôn tỏ lòng kính yêu cha mẹ, sống tốt, biết lo cho bản thân và gia đình, trở thành người hữu ích cho xã hội để cha mẹ yên tâm và tự hào, không làm cho cha mẹ buồn lòng, không làm cho cha mẹ tủi hổ vì những việc sai trái, tội lỗi. Người con chí hiếu thực hành hiếu đạo theo lời Phật dạy, ngoài những việc làm trên còn cần phải biết hướng cha mẹ tu thân, hành thiện, quy hướng Tam bảo để xây dựng hạnh phúc cho đời này và đời sau.

Lòng hiếu thảo chẳng những có ý nghĩa về mặt văn hóa, đạo đức mà còn có tác dụng giáo dục. Người biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ của mình là tấm gương sáng cho con cháu sau này noi theo, đó là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” quý báu. Đức Phật còn dạy rằng, lòng hiếu thảo cũng chính là nhân lành, là hạnh của bậc Thánh: “Ta tự nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng dường cha mẹ, do công đức như vậy nên lên các tầng trời thì làm vị thiên đế, xuống trần gian thì làm vị Thánh vương” (Kinh Hiền ngu). 

Phan Minh Đức
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5592)
Lời mở đầu: Một vài ngày nữa Ngày lễ của Cha lại trở về. Một văn hào đã viết “Nơi chốn bình an nhất của đứa trẻ trên thế giới này là căn phòng của cha nó!” Tình cha nhiều người cho rằng không đằm thắm bằng tình mẹ, có lẽ chỉ vì người cha ít chịu diễn tả mà thôi. Thật ra tình cha như nền móng của căn nhà, giá trị của nó là phần nằm sâu dưới mặt đất.
10/04/2013(Xem: 4933)
Cuộc thi viết ngắn Mẹ tôi: Ví dầu cầu ván đóng đinh Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi Khó đi mẹ dắt con đi Con đi trường học, mẹ đi trường đời
10/04/2013(Xem: 4981)
Anh Sanjay Kumar, 42 tuổi được dân làng ngưỡng mộ kể từ khi bắt đầu hành trình "Kanwar" - gánh cha và mẹ trên vai, băng qua quãng đường 216 km tới nhà mình ở khu Seelampur, thủ đô Delhi, Ấn Độ.
10/04/2013(Xem: 4818)
Vào buổi chiều mùa hè, một người đàn ông đi cùng một cậu trai; hai người khách đặc biệt ấy xuất hiện trước một nhà hàng. Nhìn họ biết là hai cha con. Người cha mù lòa được đứa con cẩn thận nắm lấy tay trái dắt vào nhà hàng. Cậu trai còn rất trẻ, chỉ khoảng 17 tuổi, ăn mặc rất đúng thời trang, có vẻ như là một học sinh trung học
10/04/2013(Xem: 4972)
Mới đây, những hình ảnh về một con khỉ mẹ ở Ấn Độ đã không quản nguy hiểm lao mình ra đường để cứu đứa con chuẩn bị rơi vào miệng một con chó dữ đã khiến nhiều người không khỏi thán phục.
10/04/2013(Xem: 8374)
Văn như thị, Nhứt thời Phật tại Xá Vệ Quốc. Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên. Đại Mục Kiền Liên, Thỉ đắc lục thông, Dục độ phụ mẫu, Báo nhủ bộ chi ân. Tức dĩ đạo nhãn, Quán thị thế gian, Kiến kỳ vong mẫu, Sanh ngạ quỷ trung, Bất kiến ẩm thực,
10/04/2013(Xem: 5110)
Một gia đình có tiếng ở Mequen đã mất đứa con trai 25 tuổi (tên Arun Gopal Ratnam) vào ngày 4 Tháng Sáu vì bị lửa cháy.
10/04/2013(Xem: 4956)
Vóc dáng đấng cha lành còn đó, hình ảnh pháp hội Linh Sơn như vẫn còn hiện hữu theo dấu chân hàng trưởng tử Như Lai kế thừa đạo pháp. Dù Đức Phật đã thị tịch cách nay 2553 năm, nhưng những lời giáo huấn của Ngài qua pháp âm vẫn còn vang vọng đâu đây để cho tứ chúng đệ tử hành trì tu tập đạo giải thoát, đạo nhân thừa mà hiếu đạo là nền tảng của cổ kim, con người không thể thiếu sót hay thờ ơ được.
10/04/2013(Xem: 4464)
Rằm tháng bảy, Vu Lan không còn là ngày lễ dành riêng cho những người Phật tử, mà dường như nó đã trở thành một ngày lễ truyền thống mà mọi người con nước việt cần tưởng niệm Tri Ân và Báo Hiếu. Con được nuôi dưỡng bằng một tình thương không bờ bến. Con là người được cha mẹ ban ân Nếu không có cha mẹ thì chúng ta không có mặt trên cuộc đời này, thế nhưng, đôi khi có những người con vô tình đánh mất cái tình cảm thiêng liêng yêu quí nhất mà chúng ta dành cho cha mẹ.
10/04/2013(Xem: 5106)
Trước Phật đài Tam Bảo chứng minh. Trong bửu điện trang nghiêm thanh tịnh. Đại Lễ Vu Lan Thắng Hội thập phần viên mãn. Mùa Báo Hiếu thiêng liêng lan tỏa khắp mười phương. Chắc chắn ba ngàn thế giới lay chuyển sáu lần rung động. Chắc chắn mười tám tầng địa ngục sẽ được mở toang. Bởi công ơn Cha Mẹ là một sự hiện hữu nhiệm mầu, tình thương Cha Mẹ là tất cả đất trời cao rộng, ngân hà xao xuyến, vũ trụ nao nao, trăng sao vằng vặc. Là con hiền cháu thảo, ai ai cũng lặng yên, ai ai cũng trầm lắng, để nghe trong sâu thẳm tâm hồn tiếng nói dâng lên cho Cha, dâng lên cho Mẹ trong giờ phút trang trọng này đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]