Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tình mẹ trong thi ca Nhất Hạnh

26/07/201508:29(Xem: 6218)
Tình mẹ trong thi ca Nhất Hạnh

red_rose_47

Tình mẹ trong thi ca Nhất Hạnh

 

 

Nguyễn Vĩnh Thượng

 

 

 

 

Lời tác giả:

 

            Bài  “Tình Mẹ Trong Thi Ca Nhất Hạnh” đã đăng trên nguyệt san “Làng Văn” ở Toronto, Canada trong số đặc biệt kỷ niệm ngày lễ Vu Lan 1985.

 

          Như vì sao sáng xuất hiện trên vòm trời văn học Việt Nam và Âu Mỹ từ cuối thập niên 1940, Nhất Hạnh – một thiền sư, một nhà văn, nhà thơ – đã đi vào lòng người đọc bằng những tác phẩm: Bông Hồng Cài Áo, Nói Với Tuổi Hai Mươi,, Tình Người,  Nẻo Về Của Ý,  Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức (có nhiều bản dịch ra nhiều ngoại ngữ như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Thái Lan…Đặc biệt bản tiếng Anh “The Miracle of Mindfulness” được phổ biến nhiều hơn cả).

Tình mẹ là tình cảm thiêng liêng và bao la, tình thương dịu hiền của mẹ lúc nào cũng dạt dào nơi tâm hồn của mọi người :

“Mẹ già như chuối ba hương

Như sôi nếp một như đường mía lau”

               Nhất Hạnh (Bông Hồng Cài Áo)

 



Thich Nhat Hanh3
Thiền sư Nhất Hạnh đã xuất gia đầu Phật, đã thoát ly gia đình để đi tu học tại các Phật học viên từ lúc thầy hãy còn thơ ấu nhưng tình thương mẹ vẫn luôn luôn ghi mãi trong tâm hồn thiền sư.  Khi hãy còn ở tuổi hoa niên, Nhất Hạnh đã thích nhất bài thơ Mất Mẹ:

 

“Mẹ đang còn sống nhưng mỗi khi đọc bài thơ  ấy thì sợ sệt, lo âu…Sợ sệt, lo âu cho một cái gì còn xa chưa đến nhưng chắc chắn phải đến

Năm xưa tôi còn nhỏ

Mẹ tôi đã qua đời.

Lần đầu tiên tôi hiểu

Thân phận kẻ mồ côi.

Quanh tôi ai cũng khóc

Im lặng tôi sầu thôi

Để giòng nước mắt chảy

Là bớt khổ đi rồi...

Hoàng hôn phủ lên mộ

Chuông chùa nhẹ rơi rơi

Tôi thấy tôi mất mẹ

Mất cả một bầu trời.

Một “bầu trời” thương yêu dịu ngọt, lâu quá mình đã không bơi lội trong đó, sung sướng mà không hay để hôm nay bừng tỉnh thì thấy đã mất rồi.”

Nhất Hạnh (Bông Hồng Cài Áo)

 

Rồi việc gì đến thì phải đến, mẹ của thầy đã qua đời năm 1959. Khi hay tin mẹ mình mất thiền sư đã viết:

“Ngày mẹ tôi mất, tôi viết trong nhật ký: tai nạn lớn nhất đã xảy ra cho tôi rồi. Lớn đến cách mấy mà mất mẹ thì cũng như không lớn, cũng cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, cũng không hơn gì trẻ mồ côi”

Nhất Hạnh (Bông Hồng Cài Áo)

 

Mỗi khi nhớ mẹ, thiền sư vẫn nghĩ rằng: “Mẹ vẫn còn, ôi thương yêu ngàn năm” và những ngày tháng xa quê hương, nhà thơ thường vẫn luôn luôn hướng về quê mẹ mà thương mà nhớ mẹ:

Bảy năm

Trầm hương xa

Hình ảnh mẹ

Một sáng mùa thu lạnh nắng

Mẹ rũ áo ra về

Đau thương đầy vai trút nhẹ

Con không khóc

Cuộc đời xa lạ

Ra đi tủi hờn rưng rưng

Gió bay áo con

Vàng nắng,đồi cao, trời xanh

Nắm đất

Những người còn ở lại sau chót

Cũng ra về

........................

Nhưng mẹ vẫn còn

Ôi! Thương yêu ngàn năm

Cho con gục đầu nhớ nhung

Gọi về quê mẹ.

Nhất Hạnh (Mẹ)

 

Nói đến tình mẹ trong thi văn của Nhất Hạnh chúng ta không thể không nói đến một đoản văn bất hủ của thầy là quyển “Bông Hồng Cài Áo” . Đoản văn này đã làm cảm động nhiều người trẻ tuổi, đã làm biết bao độc giả rưng rưng lệ. Thật vậy, ai lại không nghẹn ngào khi nghĩ đến mẹ của mình, đến sự hy sinh của mẹ, đến tình thương của mẹ. Đoản văn này còn gây cho người trẻ tuổi sự ý thức được sự quý giá của bà mẹ bên cạnh mình, và tưởng nhớ đến người mẹ đã khuất bóng. Thiền sư Nhất Hạnh đã viết đoản văn này vào năm 1962 tại hải ngoại dưới hình thức một lá thư rồi gửi về cho các sinh viên, học sinh Phật tử ở quê nhà.  Lúc ấy, đoàn sinh viên học sinh Phật tử tại Sài Gòn đã phổ biến đoản văn  Bông Hồng Cài Áo bằng cách chép tay. Mỗi sinh viên, mỗi học sinh trong đoàn đã tình nguyện chép tay một số bản, tổng số lượng những bản chép tay này lên đến hàng trăm bản, rồi họ phân phát cho các bạn bè, thân hữu. Kẻ viết bài này cũng đã chép được vài bản. Mãi đến năm 1964, đoản văn Bông Hồng Cài Áo mới được nhà xuất bản Lá Bối ấn hành lần đầu tiên tại Sài Gòn. Tính đến nay (1985),đoản văn Bông Hồng Cài Áo đã được sáng tác trên hai mươi năm, con số ấn bản lên đến hàng triệu cuốn. Nguyên nhân là bởi đoản văn này được rất nhiều người ưa thích và nhất là tác giả không giữ bản quyền nên ai cũng có thể in lại. Cùng một ý tưởng diễn tả tình mẹ, và được lấy cảm hứng từ đoản văn này , một tuồng cải lương và một bản tân nhạc có cùng tựa đề Bông Hồng Cài Áo đã được sáng tác vào các năm 1966, 1967 tại Sài Gòn. Năm 1983 tại Hoa Kỳ, các nhà văn Thạch Mai và Helen Coutant đã dịch đoản văn này ra tiếng Anh dưới tựa đề A Flower For You được xuất bản bằng song ngữ Việt – Anh, hình bìa do họa sĩ Võ Đình trình bày có một cánh hoa hồng tuyệt đẹp.

 

Cũng cùng năm 1962, tại chùa Xá Lợi, ở Sài Gòn, trụ sở của Hội Phật Học Nam Việt, vào ngày lễ Vu Lan (rằm tháng bảy âm lịch). Đoàn sinh viên học sinh Phật tử đã tổ chức lần đầu tiên lễ Bông Hồng Cài Áo. Tất cả những người tham dự buổi lễ đều được gắn hoa hồng trên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa màu hồngkẻ nào mất mẹ thì được cài hoa màu trắng.  Nghi Thức tổ chức buổi lễ rất đơn giản nhưng thật trang nghiêm, nên đã tạo được một ý thức rất mạnh về tình mẹ con. Bởi vậy buổi lễ này đã làm rung động tận đáy lòng người tham dự, khiến không ai cầm nổi nước mắt. Kể từ năm 1962 trở đi, hàng năm cứ đến ngày Vu Lan là mọi Phật tử đều tổ chức lễ Bông Hồng Cài Áo. Lễ này được quan niệm như là một “Lễ Báo Hiếu” trong các cộng đồng Phật giáo khắp nơi trên đất Việt.  Ngày nay, các cộng đồng Phật giáo Việt Nam tại các nước tự do trên khắp thế giới đều lấy ngày lễ Vu Lan làm ngày tổ chức lễ Bông Hồng Cài Áo. Tất cả mọi Phật tử đều coi đó như là một ngày lễ  truyền thống đáng quý của dân tộc ta để tưởng nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ:

 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Ca dao

Sau này, trong lễ Bông Hồng Cài Áo được tổ chức tại nhiều ngôi Chùa hay tại các Niệm Phật Đường, mỗi người tham dự  buổi lễ này đều được cài lên áo hai đóa hoa hồng. Hai bông hồng được kết lại thành một bó: đóa hoa  tượng trưng cho cha hơi cao hơn một chút để dễ phân biệt với đóa hoa kia tượng trưng cho mẹ. Cành hoa màu hồng tượng trưng cho cha hoặc mẹ vẫn còn, cành hoa màu trắng trượng trưng cho cha hoặc mẹ đã khuất bóng. Buổi lễ này nói lên tình cha – mẹ - con.

 

Tình mẹ trong thi văn thiền sư Nhất Hạnh đã gợi nên nỗi nhớ thương cha mẹ của chúng ta vô bờ bến; nhất là khi cha mẹ vẫn còn ở lại quê nhà trong khi chúng ta đang sống cuộc đời tha hương nơi xứ người:

 

Sân lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

Nguyễn Du (Truyện Kiều)

Chúng tôi xin mượn hai câu thơ trên của Nguyễn Du để kết luận


TORONTO, 
VU LAN 1985 

 Nguyễn vĩnh Thượng

Ý kiến bạn đọc
19/08/201511:00
Khách
Ngày xưa con còn mẹ
Thật hãnh diện biết bao
Với Hoa Hồng trên áo
Niềm vui sướng rạt rào
Vu Lan nay mất mẹ
Nổi mất mát lớn lao
Con quyết tâm tu tập
Tinh tấn nguyện dồi trau
Đền báo ân dưỡng dục
Ân nghĩa đấng song đường
Là báo đáp Ân Đức của Chư Phật Mười Phương
Đã cho con một người Mẹ hoàn hảo nhất trên đời
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Tát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2017(Xem: 5869)
Thông Báo Lễ Vu Lan PL 2561 (2017 tại Trung Tâm VHPG Di Lặc
29/08/2017(Xem: 6768)
Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có. Đứa Con Trai Hoàn Hảo, Sharon Drew Morgan, Quảng Tịnh dịch
28/08/2017(Xem: 4747)
Tiết tháng bảy lại về, đất trời biến chuyển, những hạt mưa cũng đã dần đều đặn hơn. Mùa thu đến, những chiếc lá vàng cũng lác đác rụng rơi khi cơn gió khẽ lùa qua từng đợt. Trong những khoảnh khắc như thế này quả thật cũng có chút xuyến xao, phần còn lại có lẽ cũng muốn hoà cùng đất trời chung vào trong không gian ấy: Cơn gió lạnh vẫn ôm chặt chiếc lá Hoà cùng mưa khẽ rơi nhẹ bên thềm Tháng bảy vọng Vu Lan mùa hiếu hạnh Mẹ yêu thương lặng lẽ giữa vô thường.
28/08/2017(Xem: 10042)
Vào sáng ngày chủ nhật 27 tháng 8 năm 2017 (nhằm ngày 06 tháng 7 năm Đinh Dậu), chùa An Lạc và chùa Tân Long ở thành phố San Jose, tiểu bang California đã long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan báo hiếu năm 2017, Phật lịch 2561. Tại chùa An Lạc, chương trình cụ thể như sau: 09h30 Chư Tôn đức và Phật tử tề tựu 09h45 Thuyết pháp: Ni sư Tiến sĩ Thích Nữ Giới Hương, trụ trì chùa Hương Sen, thành phố Perris. 10h45 Cử hành Đại lễ Vu Lan. Sám chủ: Hòa thượng Thích Thông Đạt, viện chủ chùa Đại Nhật Như Lai, thành phố San Jose. 12h00 Trì bát khất thực. Phật tử thọ trai. 13h00 Văn nghệ cúng dường Vu Lan 15h00 Cúng thí thực Trong phần thuyết giảng về ý nghĩa ngày lễ Vu Lan, Ni sư Thích Nữ Giới Hương đã đưa ra nhiều câu hỏi cho đại chúng trả lời, làm buổi giảng sinh động, và đã tặng khá nhiều sách do Ni sư biên soạn từ năm 2004 đến nay như: Quan Âm Quảng Trần, Luân hồi trong lăng kính
27/08/2017(Xem: 9547)
Vào sáng ngày 20 tháng 8 năm 2017 (ngày 29 tháng 6 năm Đinh Dậu), chùa Đức Viên tọa lạc tại thành phố San Jose đã tổ chức lễ Tam bộ nhất bái cho 250 chư Tôn đức Ni và Phật tử đến từ nhiều tự viện Phật giáo ở các tiểu bang từ Tây sang Đông của Hoa Kỳ: chùa Huê Lâm (tiểu bang Massachusetts); chùa Hải Ấn (tiểu bang Georgia); chùa Thiên Long (tiểu bang Nevada); chùa Phật Tổ, thành phố Long Beach, chùa Liên Hoa, thành phố San Jose và chùa Đức Viên, thành phố San Jose (tiểu bang California).
27/08/2017(Xem: 9421)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Chùa Giác Hoàng - Úc Châu , Trụ Trì TT Thích Giác Tín
27/08/2017(Xem: 9051)
Lễ Vu Lan PL 2561 (2017) tại Chùa Bắc Linh, Nam Úc, Trụ Trì TT Thích Viên Trí
27/08/2017(Xem: 4291)
Một đóa hồng tươi thắm anh và em với tôi diễm phúc cài lên áo trong mùa Vu Lan Báo Hiếu. Là một hạnh phúc không gì bằng, là một niềm vui lớn trong đời khi chúng ta còn được chiêm ngưỡng chân dung cha mẹ, để là điểm tựa, để là bức tường thành cho cuộc đời chúng ta lớn khôn thành người. Mẹ! Là người vượt biển chẳng sợ hiểm nguy cho con cất tiếng khóc chào đời, Mẹ! Là thánh nữ Maria ôm con vào lòng đầu tiên để sưởi ấm cái giá rét mùa đông. Mẹ! Là ông Bụt hiền từ nhìn con ấu yếm khi mẹ tròn con vuông sau cơn Thập Tử Nhất Sinh
27/08/2017(Xem: 5695)
Mẹ ơi ! Bây giờ là tháng 9, mùng 3 Mây trắng vẫn thênh thang lùa vào nỗi nhớ Phương trời cũ, Biết đâu tìm hơi thở Bóng mẹ mùa thu đổ xuống bóng hoàng hôn !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]