Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Hiếu Đổi Thay?

13/08/201101:42(Xem: 3076)
Chữ Hiếu Đổi Thay?

CHỮ HIẾU ĐỔI THAY?
Trần Liên Anh

Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.

Cái gốc của tình cảm gia đình

Theo nhiều nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của bố mẹ đối với con cái. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần sẻ chia. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.


Đáng mừng trong cuộc sống sôi động hiện nay vẫn còn rất nhiều những tấm gương lung linh hiếu nghĩa. Một người đàn ông còn trẻ đã kể, nhà anh có mẹ ở cùng nên vợ chồng luôn phải cố gắng trong cách cư xử để được trong ấm ngoài êm. Nhiều khi công việc bận rộn, nhưng anh vẫn dạy con cái về cách đối xử với ông bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho bà, chúc bà ngủ ngon. Khi bà đau nhức xương thì biết xoa dầu, đấm bóp. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng tôi nghĩ chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày.

Một người đã từng được biểu dương trong cuộc liên hoan các gia đình hiếu thảo toàn quốc cũng kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều dành hơn một tháng để về quê, tự tay nấu những món ăn mẹ thích, trò chuyện và đưa mẹ đi chơi. Các anh em của ông dù ở xa hay gần đều thu xếp công việc để luân phiên nhau và bao giờ cũng phải ít nhất một người có mặt bên cạnh bà cụ thân sinh. Ông tâm sự: Nếu thuê người, thuê dịch vụ chăm sóc thì gia đình ông cũng thừa sức, nhưng điều đó có làm bố mẹ họ sống vui vẻ những ngày cuối đời không?.

Và những đổi thay theo thời thế

Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn, mưu sinh cũng mệt nhọc hơn, nên mỗi thành viên trong gia đình luôn gấp gáp, mệt mỏi. Những gia đình có bố mẹ ở xa, một năm về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với bố mẹ. Nhiều người khi ra thành phố lập nghiệp, sắm sửa đồ đạc gửi về cho bố mẹ. Ai cũng bảo họ có hiếu. Nhưng bản thân họ không ít lần chạnh lòng khi nghĩ đến cảnh bố mẹ già lủi thủi trong căn nhà rộng. Họ biết rằng, điều bố mẹ mong mỏi nhất là sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc của con cái, nhưng họ lại lý giải rằng cuộc sống mưu sinh không cho phép họ làm được.

Không chỉ bố mẹ ở xa, nhiều người dù sống cùng nhà nhưng ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với bố mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm, nên chọn giải pháp thuê người giúp việc hoặc đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm toàn lực cho công việc. Không ít người, lúc bố mẹ sống không hỏi han, họ chỉ còn biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn như một sự an ủi, ăn năn khi bố mẹ ra đi. Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.

Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo nhau về quê thăm bố mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính mình. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã cho rằng: Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.

Tuy nhiên, chữ hiếu là cái gốc của mọi đức tính nên nó cần được vun đắp, nuôi dưỡng và giữ gìn. Dù hiện đại đến đâu thì gia đình hiếu thuận là nền tảng bền vững để có một cuộc sống hạnh phúc.

Trần Liên Anh
(Kinh tế Đô thị)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/10/2010(Xem: 4189)
Hôm đó chúng tôi hẹn nhau ở một bến taxi để cùng đi dự một dạ hội lớn ở nhà hát Bastille Ba Lê. Đây là một buổi trình diễn của nhóm bà Pina Bausch, rất nổi tiếng. Bọn tôi người nào cũng áo quần bảnh bao. Các ông thì côm-pờ-lê đen, cờ-ra-vát, có người còn đeo nơ. Các bà các cô thì áo dài lộng lẫy, trang sức sang trọng, nước hoa thơm lừng. Chúng tôi ha hả cười nói ồn ào vì lâu rồi mới có dịp gặp nhau đông như vậy.
24/09/2010(Xem: 8587)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
22/09/2010(Xem: 9226)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
09/09/2010(Xem: 5057)
Tình cảm rất tự nhiên nhưng gắn bó ân cần, nên khi Cha Mẹ nhìn con thêm hân hoan vui vẻ, bé nhìn Cha Mẹ càng mừng rỡ cười tươi.
10/08/2010(Xem: 4411)
Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và Giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.
06/08/2010(Xem: 6212)
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
06/08/2010(Xem: 7211)
Ta từng nghe lời tạc như vầy: Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân. Công dưỡng-dục thâm-ân dốc trả, Nghĩa sanh thành đạo cả mong đền, Làm con hiếu-hạnh vi tiên,
04/08/2010(Xem: 7316)
Đối với đa số, cái chết thường được quan niệm như một vách ngăn giữa hai thế giới: người mất–kẻ còn, hay cõi âm và dương thế. Trong cái nhìn của đạo Phật, cái chết được xem là một phần tự nhiên của cuộc sống. Trước sự ra đi của người thân, nhiều người thường rất đau buồn, đôi khi quên đi những sự chăm sóc và giúp đở cho người đã khuất một cách thiết thực và ý nghĩa. Nhân mùa Vu Lan–Báo hiếu PL.2546-2002, NSGN giới thiệu cùng bạn đọc về lời của một người ở thế giới bên kia, nguyên giáo sư Đại Học Y Khoa Geneve (Thụy Sĩ) với các con của ông, và vài gợi ý về phương pháp chăm sóc, giúp đở người thân trong tình trạng đặc biệt: ốm đau nặng hoặc lâm chung...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567