Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ Hiếu Đổi Thay?

13/08/201101:42(Xem: 2939)
Chữ Hiếu Đổi Thay?

CHỮ HIẾU ĐỔI THAY?
Trần Liên Anh

Tháng Bảy âm lịch, mùa Vu Lan cũng là mùa báo hiếu của con cái với ông bà, cha mẹ. Tuy nhiên, nhịp sống hiện đại cùng với cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không có thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ. Và nhiều người lý giải rằng, trong các gia đình hiện đại, không hẳn mọi thành viên đã hoàn toàn thờ ơ với chữ hiếu, nhưng biểu hiện của nó cũngthay đổi ít nhiều.

Cái gốc của tình cảm gia đình

Theo nhiều nhà nghiên cứu về gia đình và các giá trị truyền thống, chữ hiếu trước hết, phải xuất phát từ tình cảm yêu thương, quan tâm, trách nhiệm và cách giáo dục của bố mẹ đối với con cái. Nếu như chữ hiếu thời xưa mang nặng tính áp đặt, lễ nghi thái quá và cực đoan thì chữ hiếu thời hiện đại cần đi sâu vào gốc rễ, xây dựng tình cảm trong gia đình dựa trên tinh thần sẻ chia. Nhiều gia đình nuôi dạy con tử tế nên con hiếu đễ với cha mẹ, đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi người con.


Đáng mừng trong cuộc sống sôi động hiện nay vẫn còn rất nhiều những tấm gương lung linh hiếu nghĩa. Một người đàn ông còn trẻ đã kể, nhà anh có mẹ ở cùng nên vợ chồng luôn phải cố gắng trong cách cư xử để được trong ấm ngoài êm. Nhiều khi công việc bận rộn, nhưng anh vẫn dạy con cái về cách đối xử với ông bà. Đứa con của anh mỗi buổi tối trước khi đi ngủ luôn vào phòng tắt điện cho bà, chúc bà ngủ ngon. Khi bà đau nhức xương thì biết xoa dầu, đấm bóp. Những cử chỉ tuy nhỏ nhưng tôi nghĩ chữ hiếu đang được nuôi dưỡng từng ngày.

Một người đã từng được biểu dương trong cuộc liên hoan các gia đình hiếu thảo toàn quốc cũng kể, dù bận rộn đến đâu, một năm ông đều dành hơn một tháng để về quê, tự tay nấu những món ăn mẹ thích, trò chuyện và đưa mẹ đi chơi. Các anh em của ông dù ở xa hay gần đều thu xếp công việc để luân phiên nhau và bao giờ cũng phải ít nhất một người có mặt bên cạnh bà cụ thân sinh. Ông tâm sự: Nếu thuê người, thuê dịch vụ chăm sóc thì gia đình ông cũng thừa sức, nhưng điều đó có làm bố mẹ họ sống vui vẻ những ngày cuối đời không?.

Và những đổi thay theo thời thế

Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn hơn, mưu sinh cũng mệt nhọc hơn, nên mỗi thành viên trong gia đình luôn gấp gáp, mệt mỏi. Những gia đình có bố mẹ ở xa, một năm về thăm đôi ba lần. Khi bố mẹ nhớ cháu, ra thăm thì vợ chồng con cái lại bận rộn nên chẳng thể chu đáo với bố mẹ. Nhiều người khi ra thành phố lập nghiệp, sắm sửa đồ đạc gửi về cho bố mẹ. Ai cũng bảo họ có hiếu. Nhưng bản thân họ không ít lần chạnh lòng khi nghĩ đến cảnh bố mẹ già lủi thủi trong căn nhà rộng. Họ biết rằng, điều bố mẹ mong mỏi nhất là sự gần gũi, quan tâm, chăm sóc của con cái, nhưng họ lại lý giải rằng cuộc sống mưu sinh không cho phép họ làm được.

Không chỉ bố mẹ ở xa, nhiều người dù sống cùng nhà nhưng ít có thời gian để quan tâm, chăm sóc, thậm chí ăn với bố mẹ, ông bà bữa cơm đầm ấm, nên chọn giải pháp thuê người giúp việc hoặc đưa bố mẹ vào trung tâm dưỡng lão để dành toàn tâm toàn lực cho công việc. Không ít người, lúc bố mẹ sống không hỏi han, họ chỉ còn biết khóc thật nhiều, làm đám tang thật lớn như một sự an ủi, ăn năn khi bố mẹ ra đi. Tiếc rằng sự hiếu thuận... muộn màng ấy lại đang ngày càng phổ biến.

Hiện nay, mỗi dịp trẻ con được nghỉ hè, nhiều gia đình trẻ kéo nhau về quê thăm bố mẹ, nhưng cũng không ít người đi du lịch để thỏa mãn chính mình. Họ gửi cho bố mẹ ít tiền coi như đã làm xong phận sự. Nhưng đối với các bậc làm cha, làm mẹ, tiền không phải là tất cả... Bởi vật chất thì người già chẳng có nhu cầu nhiều, tinh thần mới là điều quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã cho rằng: Trong thời đại của chủ nghĩa tiêu dùng, sự báo hiếu về vật chất được thể hiện nhiều hơn. Điều đó chứng tỏ, quan niệm về chữ hiếu đã có nhiều đổi khác.

Tuy nhiên, chữ hiếu là cái gốc của mọi đức tính nên nó cần được vun đắp, nuôi dưỡng và giữ gìn. Dù hiện đại đến đâu thì gia đình hiếu thuận là nền tảng bền vững để có một cuộc sống hạnh phúc.

Trần Liên Anh
(Kinh tế Đô thị)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3629)
Qua khoảng thời gian dài suy nghĩ đắn đo, Mẹ quyết định rời chốn cũ theo về cùng em gái. Có lẽ tình thương dành cho người còn lại, vẫn nặng hơn người miên viễn cách xa. Mẹ vốn yếu mà không đuối, vì có niềm vui khi sống một mình, không bám víu, trông chờ từ con cháu. Nhưng ngoài những ngày an vui, bình lặng, còn có nhiều ngày thân chẳng chiều tâm.
10/04/2013(Xem: 3783)
Sau ngày cha mất, lũ con chợt khám phá ra tình mẹ dành cho cha quá đậm. Như cây cổ thụ xum xuê một ngày bật gốc, để lại người nép bóng phận đời chới với. Ngày ngày đưa tay quơ tìm giữa khoảng không còn lại. "Má bầy trẻ" và "ba thằng Đ" là cách xưng hô hàng ngày. Có lần giữa bữa ăn, em gái út tinh nghịch hỏi: Hồi mới gặp, ba má gọi nhau bằng gì?
10/04/2013(Xem: 4178)
Người đàn ông lạ ở tuổi trung niên có chiếc hoa trắng cài trên áo nhìn Lam chăm chú và khó hiểu. Lam rụt rè nhìn lại cười xã giao rồi quay đi, thầm nghĩ: "Lạ lắm, người này ta đã gặp ở đâu rồi ?”.Cố moi ký ức nhưng Lam không nhớ nổi, lúc này đây, dường như Lam chỉ còn nhớ đến sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” trong tâm tưởng thôi...........
10/04/2013(Xem: 4022)
Tuntu mỉm cười một mình với đôi mắt rực sáng. Sau đêm nay, nó sẽ được chấp thuận trở thành một chiến binh. Ngồi dựa lưng phía sau lều, nó nhìn bao quát về cánh phụ nữ của bộ tộc đang bận rộn chuẩn bị bữa ăn chiều. Vài cô gái già vừa làm, vừa hát vừa tám chuyện. Mùi hương dễ chịu của đất và củi đốt tràn ngập không gian. Tuntu thấy hạnh phúc và hoàn toàn mãn nguyện.
10/04/2013(Xem: 3267)
"Mẹ sẽ không quên mang theo cái cối xay khoai chứ mẹ?" Tôi hỏi qua điện thoại sau khi thông báo với mẹ tôi phải chuẩn bị đi mổ vú. Ngay ở cái tuổi tám mươi hai và một khoảng cách xa ba ngàn dặm, mẹ vẫn biết tôi muốn nói gì: món xúp khoai tây nghiền.
10/04/2013(Xem: 3631)
Sau khi mẹ tôi qua đời, bố tôi đã rất cố gắng để chứng tỏ mình vẫn mạnh khỏe và năng nổ. Khi thời tiết chưa chuyển sang lạnh giá, mỗi buổi sáng, ông bơi một mạch quanh hồ. Mỗi ngày - bất kể ông cảm thấy cơ thể như thế nào- ông bơi nhiều hơn ngày hôm trước một vòng, chỉ để chứng tỏ rằng mình luôn luôn có khả năng tiến tới. Cứ mỗi vài ngày ông lại báo cáo một kỷ lục bơi mới cho tôi với giọng đầy tự hào. Tôi sẽ thiệt thà trả lời "Chao ôi, Bố, con không biết là con có thể bơi nhiều như vậy không nữa!"
10/04/2013(Xem: 3568)
“Mẹ kể cho con nghe về mẹ khi mẹ bằng tuổi con đi” Tôi nài mẹ một buổi chiều sau khi từ trường trở về nhà. Mẹ ngừng khâu ngước lên nhìn, chừng như ngạc nhiên vì câu hỏi của tôi. Một lúc khá lâu, bà trả lời. “Mẹ không bao giờ giống như con. Mẹ không bao giờ mơ trở thành luật sư, giáo sư hay bất cứ một thứ gì khác hơn là một người vợ, một người mẹ, một người bà. Mẹ là đứa con lớn nhất trong mười hai đứa, và mỗi một giây phút thức giấc là đầy ắp công việc với trách nhiệm để duy trì cho gia đình có cái ăn cái mặc. .......
10/04/2013(Xem: 3427)
Gần như suốt đời, ai cũng nói tôi “giống mẹ như đúc”. Khi còn nhỏ, tôi chẳng hề bận tâm chút nào đến điều này bởi chỉ một điều đơn giản là tôi chẳng tin. Khi tôi đến tuổi trăng rằm, khi nghe những lời “con bé này giống mẹ như đúc”, tôi sẽ đáp liền: “Không đâu, mẹ là người lớn, còn cháu thì còn nhỏ mà”. Xét cho cùng, một thiếu nữ có muốn người ta nói mình giống mẹ chăng?
10/04/2013(Xem: 3779)
Ba tháng trước khi sinh con, mẹ bị tai nạn nặng khi đang trên đường về quê. Mẹ bị gãy xương đòn, phải bó bột, lại bị giập hàm không nói, không ăn gì được. Ai hỏi mẹ cũng chỉ biết khóc. Mẹ nằm mãi ở bệnh viện Phủ Lý, ở nhà chẳng ai biết tin. May là người nhà các bệnh nhân khác trong phòng đút sữa cho mẹ ăn. Chắc là mẹ đau lắm, nhưng mẹ vẫn lén bác sĩ, không uống thuốc kháng sinh vì sợ ảnh hưởng đến con.
10/04/2013(Xem: 3490)
Ngày tròn 6 tuổi, cũng là ngày tôi mất đi tình thương và sự dạy dỗ của cha. Còn bé, chưa hiểu biết nhiều, nhưng thấy mẹ đau buồn, tôi biết rằng mình không còn được ba đưa đón đi học. Chị em tôi được nghe mẹ kể về ba. Ở vùng đất mới Tây Nguyên năm xưa, người ta tìm đến công việc “đãi cát tìm vàng” với hy vọng mong manh sẽ thay đổi cuộc sống. Với ba, lần đi ấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng với bao ấp ủ: “có chút tiền mua quần áo mới cho các con ngày khai trường”...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567