Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đi trường học, Mẹ đi trường đời

09/08/201102:14(Xem: 10887)
Con đi trường học, Mẹ đi trường đời

dua-con-di-hoc
Con đi tr
ường hc

Mẹ đi trường đi

“Ầu ơ……..

Ví dầu cầu ván đóng đinh,

Cầu tre lắc lẻo, gập ghềnh khó đi,

Khó đi Mẹ dắt con đi

Con đi trường học, Mẹ đi trường đời”

Đó là lời hát ru con mà tôi thường hò để dỗ con vào giấc ngủ trong những ngày tháng khi chúng còn trẻ thơ và rồi ngày mỗi ngày lời ru ấy thấm dần, thấm dần đến tận tâm can của tôi! Tôi thật sự đã ngỡ ngàng và bàng hoàng khi phát hiện ra sự khác biệt qúa chênh lệch giữa “Trường học” và “Trường đời”. Có lẽ chỉ những người có thiên chức làm mẹ mới hiểu được rạch ròi về vạn lần đắng cay của “trường đời”.

Tôi không thích đem cuộc sống, cuộc đời của mình để so sánh với ai cả vì mỗi người trong chúng ta ai cũng đều có những hoàn cảnh, những nỗi niềm riêng, nhưng tôi luôn cố ý đem cuộc đời mình lên bàn cân để đong, đo, cân, đếm với những gì mà Mạ tôi đã nặng vai gánh chịu trong “trường đời” này, để rồi tôi chỉ tìm ra kết qủa duy nhất của sự so sánh bất cân đối này muôn đời vẫn bất cân, để rồi cho tôi thấy rằng những gì mình nghĩ là đã hy sinh cho chồng, cho con, cho gia đình... chỉ đúng nghĩa là muối bỏ biển so với Mạ tôi mà thôi. Có đáng chi khi bản thân chúng tôi đã được Ba Mạ tôi trang bị cho đầy đủ hành trang từ nơi chốn học đường đến những kinh nghiệm xương máu mà Ba Mạ tôi đã đánh đổi với cuộc đời để truyền lại cho chúng tôi? Có đáng chi khi Ba Mạ tôi đã đem cả cuộc đời ra lót trải con đường để mong cầu những bước đi của những đứa con được trơn tru, nhẹ nhàng và bằng phẳng hơn…. Và có đáng chi khi mình hụt hẩng, buồn phiền…. thì đều có đôi vai của Ba Mạ để dựa vào thật an toàn, để được vỗ về, khuyên nhủ, để được an ủi và thậm chí gánh chịu thay….. Trong khi Mạ tôi, một người con gái mồ côi cha từ lúc lên bốn, ngay cả một kỷ niệm nhỏ nhoi duy nhất về người cha cũng không hề có, ngay cả một lời răn dạy, một tiếng nũng nịu với người cha cũng không hề được đón nhận, dường như tất cả những gì về một người cha đều là sự huyền ảo đối với Mạ tôi….. ngơ ngác giữa cuộc đời vì mẹ của mình thì lo bận rộn làm ăn quanh năm suốt tháng và anh trai thì cũng chưa đủ lớn khôn đề bảo bọc, chỉ dẫn cho mình. Tuổi thơ của Mạ tôi đi qua thật ngây ngô trong đơn độc như Mệ Nội tôi thường kể lại (vì Ôn Mệ Nội tôi ở cùng xóm với Mệ Ngoại tôi): “Mạ mi ngây thơ, con nít dữ lắm, mười 16 tuổi đầu rứa mà cứ xách dây nhảy quanh xóm không hề biết “ốt dột” chi hết”. Suốt ngày chỉ biết thêu, đan, đàn hát một mình, không có chị em gái để chia buồn xẻ đắng, cũng chẳng hề có lấy một người bạn gọi là tri âm tri kỷ để bầu bạn, tâm tình…….. để rồi sau đó về làm vợ Ba tôi và là người con dâu trưởng trong gia đình Ôn Mệ Nội tôi, nhưng trong khi bản thân Mạ tôi thì không hề có một chút hiểu biết hay một chút tư lương chi về hai vai trò này cả. Mệ Nội tôi đã phải thay Mệ Ngoại tôi dạy cho Mạ tôi mọi điều từ cách đi chợ mua thức ăn cho đến nấu nướng, vun vén gia đình…..

Và rồi từ đó Mạ tôi đã để lại sau lưng tất cả những sự hồn nhiên, trong sáng của thời con gái để dấn bước vào “Chợ đời” lo phụ Ba tôi kiếm miếng cơm, manh áo mà nuôi đàn con, và rồi những mùi vị đắng, cay, chua, chát trên cuộc đời này Mạ tôi đều phải nếm qua, đều phải chịu đựng mà nuốt vào tim một mình. Tôi đã từng vừa đủ trí khôn để chứng kiến cảnh Mạ tôi một mình bương chãi giữa chợ đời như thế nào, đã bị chà đạp, đối xử như thế nào những vẫn rạng nở nụ cười để đổi lấy miếng cơm cho chị em tôi được đến trường trong những ngày tháng túng quẩn của gia đình. Tôi không thể nào quên được hình ảnh những lần Mạ tôi ngồi một mình khóc thảm thiết để rồi sau đó gạt nước mắt cho ngày hôm sau tiếp tục “con đi trường học, Mẹ đi trường đời”, tôi càng không thể quên cho dù bịnh hoạn trong người Mạ tôi vẫn phải bới thuốc theo uống để đi bán. Người ta vẫn thường coi “nước mắt là vũ khí lợi hại của phụ nữ”, nhưng với Mạ tôi nước mắt là sự tự an ủi bản thân khi gặp trái ngang, là sự tự giải tỏa nỗi đau trong lòng mà không người chia xẻ. Tất cả những gì Mạ tôi chịu đựng chỉ duy nhất với một quyết tâm là nhất định không cho chị em tôi bỏ cuộc trong việc học hành để ra phụ giúp kinh tế gia đình lúc ngặt nghèo đó. Tôi luôn nhớ mãi, nhớ hoài câu dặn dò của Mạ tôi: ”Mạ học hành không được tới nơi tới chốn nên chỉ mong sao mấy đứa con ráng học hành cho thành tài”. Có lẽ với lòng mong mõi con cái mình sẽ thay mình làm những việc, những gì mà bản thân Mạ tôi không có được nên Mạ tôi đã chấp nhận hy sinh một mình để trang bị cho chị em tôi thật đầy đủ, để chúng tôi có được sự tự tin khi bước vào đời mà không bị mang trong mình mặc cảm dày vò như Mạ tôi đã từng.

Tôi cứ nhớ mãi cái ngày Mạ tôi không nói không rằng, dẫn tôi leo lên chiếc xích lô chạy thẳng tới đường Lê Thánh Tôn ở chợ Sài Gòn, dẫn tôi lên lầu của một ngôi nhà và trao tôi cho một Ông Thầy khá lớn tuổi rồi bảo:”Dạ xin Thầy cho cháu được học đàn với Thầy”. Tôi chưa kịp hoàng hồn chống đối lại Mạ tôi vì loại nhạc cụ tôi được học đầu đời của mình lại là đàn Vĩ cầm (Violin), loại đàn mà tôi thường gọi là dành cho “Ban nhạc phút cuối” (chỉ ban nhạc đám ma) bởi vì kéo lên nghe ghê quá nhất là lúc mới học nhưng Thầy tôi bảo tôi đó là Vua của âm nhạc. Tôi cũng đành nghe lời Mạ tôi học trong đau khổ nhưng nhờ đó mà tôi đã đến với âm nhạc và các em tôi sau này cũng vậy. Rồi chưa kể kêu, bắt chúng tôi học đủ thứ nan y. Tôi cứ nhớ Mệ Nội tôi thấy chúng tôi đi học cũng chóng cả mặt nên đã nói: ”Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” chứ “Nhiều nghề cá trê đục vô ống” thôi hí???

Bây giờ có con, nuôi con rồi tôi mới thấm thía và càng thương yêu Mạ tôi nhiều hơn, nhiều hơn nữa….tôi hiểu Mạ tôi đã đến với trường đời để đánh đổi như thế nào để cho chúng tôi đến trường học một cách trọn vẹn. Với tôi “Phúc đức tại Mẫu” muôn đời đúng đối với chị em tôi, mặc dù Mạ tôi cứ thường bảo: ”Con gái nhờ đức cha”, nhưng tôi bảo đảm Ba tôi cũng sẽ đồng lòng với những cô “con gái rượu” của Ba về điểm này Ba hí?

Nếu ở đời này Mạ con tôi với sự tu hành còn yếu kém, chưa đủ để được giải thoát và để rồi có thể trở lại làm kiếp người thêm lần nữa, thì tâm niêm của tôi cũng xin được cùng cộng nghiệp với Mạ tôi trong sự hoán đổi vị trí để được đưa đôi vai này gánh vác đỡ đần thay cho Mạ tôi. Nhưng đã là con Phật rồi, tôi phải có niềm tin là với một người Phật tử thuần thành, tràn đầy lòng từ bi, nhân hậu và hy sinh như Mạ tôi chắc chắn sẽ được về với Phật!

Cành Hồng đỏ thắm, thấm tim

Con cài lên ngực gọi thầm: “Mạ ơi!”

Đắng cay, chua xót gạn rồi

Vô ưu trải nụ hoa đời thắm tươi.

Mùa Vu Lan 2010

Quảng Hương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4939)
Tựa bài viết có vẻ không ổn vì hai hình ảnh tương phản này có thể chẳng bao giờ thấy nhau. Không có người nhà giầu nào lại dùng cái bát đã sứt mẻ; cũng như, cái bát nào trong bếp người nhà giầu mà chẳng may bị mẻ thì số phận nó nhiều phần sẽ nằm trong thùng rác!
10/04/2013(Xem: 4767)
Tôi từng được nghe mẩu truyện rất cảm động. Truyện chỉ có hai nhân vật chính. Một buổi sáng, trước tiệm bán hoa, một thanh niên ngừng xe, định vào tiệm đặt mua một chậu lan, nhờ gửi tặng mẹ ở cách xa anh ta hơn ba trăm cây số. Nhưng bất chợt, anh thấy một cô bé, đứng nép cánh cửa tiệm và đang ôm mặt khóc. Cảm thương, anh đến bên, dịu dàng hỏi...
10/04/2013(Xem: 4277)
Thư của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh gửi cho học trò ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi Ngày 20.7.2009 Thân gửi các con của thầy ở Bát Nhã, Từ Hiếu, và khắp nơi, Thầy đang ngồi ở thất Ngồi Yên, xóm Thượng, Làng Mai, viết cho các con. Khoá tu mùa Hè ở Mai Thôn rất vui và rất thanh tịnh. Tuy có khó khăn kinh tế trên thế giới, nhưng số người về Làng tu tập trong bốn tuần lễ cũng rất đông,...
10/04/2013(Xem: 5073)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật. Phương tiện chúng ta nương vào để tu tập là cái thân người này với một tâm hồn thanh tịnh.
10/04/2013(Xem: 4424)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến những cảm xúc đó. Tôi biết rằng trường dạy Tâm Lý Học ở Tây Phương người ta thường khuyến khích việc bày tỏ những cảm giác và xúc cảm, ngay cả những cảm xúc tức giận.
10/04/2013(Xem: 4520)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
10/04/2013(Xem: 4719)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 6137)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 6598)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 4865)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]