Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

06/08/201002:55(Xem: 6218)
Về nguồn gốc lễ bông hồng cài áo

red_rose_47



Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu. nó đã trở thành một nghi thức có tính cách truyền thống trong lễ Vu Lan. Gần đây, tuy có một số người như TT Vân Đàm (Tu viện Pháp Vương, Fairfax, Virginia) hay Cư sĩ Bình Anson (Chủ tịch Hội Phật Giáo Tây Úc) đặt vấn đề về việc lễ Bông Hồng Cài Áo có phù hợp với nghi thức Vu Lan của Phật Giáo hay không, cho tới nay nó này vẫn là một trong những nghi thức không thể thiếu của lễ Vu Lan tại hải ngoại.
Điều đáng nói là một sự kiện quan trong như vậy của Phật Giáo Việt Nam hầu như không được các sử sách Phật Giáo trong nước cũng như hải ngoại đề cập tới.
Dường như chỉ có một cuốn sách duy nhất nói tới sự kiện này là cuốn ghi chép về thơ thầy Nhất Hạnh của sư cô Chơn Không Cao Ngọc Phượng (Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát, nhà xuất bản Lá Bối, Paris 1980). Sự lãng quên nào cũng có dụng ý của nó, và những dụng ý đó không thiếu trong những cuốn sử về Phật Giáo Việt Nam khi đề cập tới các Phật sự do ni giới hay giới cư sĩ thực hiện. Mùa Vu Lan tượng trưng cho sự tri ân và báo hiếu của Phật Giáo, nên cũng là dịp để chúng ta phủi bớt đi lớp bụi của sự lãng quên này.
Năm 1962 sư ông Nhất Hạnh phổ biến đoản văn Bông Hồng Cài Áo,trong đó ông giới thiệu tục lệ cài một bông hoa trên áo trong ngày Mother’s Day của người Nhật. Ông viết: Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa. Tôi thấy cái tục lệ cài hoa đó đẹp và nghĩ rằng mình có thể bắt chước áp dụng trong ngày báo hiếu Vu Lan. Ông cho biết bông hoa mà cô sinh viên người Nhật cài cho ông trong ngày Mother’s Day ở Đông Kinh là hoa cẩm chướng, không phải hoa hồng.
Lúc đó Nhất Hạnh chưa phải là một tên tuổi có sức thu hút mạnh trong giới Phật tử trẻ. Chỉ có một số nhỏ sinh viên biết đến ông. Tuy thế, đề nghị nói trên của Nhất Hạnh được một số thành viên trong Đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đón nhận một cách tích cực. Họ chép tay đoản văn Bông Hồng Cài Áo thành thành hàng trăm bản và cho phổ biến ngay trong nội bộ đoàn. Lễ Vu Lan năm đó (1962), đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo tại chùa Xá Lợi: họ mời tất cả những người dự lễ nếu còn mẹ cài một bông hoa hồng màu đỏ lên áo, những người mất mẹ cài một bông hoa hồng màu trắng trên áo.
Có thể đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn thực hiện được điều này nhờ hai yếu tố thuận lợi:
1- Đại Hội Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử toàn quốc họp tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn (trụ sở của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) từ ngày 26 tới 28 tháng 12.1961 với khoảng 200 đại biểu tham dự. Đại Hội biểu quyết: a- bản nội quy Gia Đình Phật Tử Việt Nam; b- quyết định hợp nhất Gia Đình Phật Tử thuộc Ban Hướng Dẫn bốn đoàn thể Phật Giáo (Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Trung Việt, Nam Việt, Việt Nam Phật Giáo và Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt tại miền Nam) dưới sự lãnh đạo của Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam; c- bầu Ban Thường Vụ của Ban Hướng Dẫn Trung Ương với Thượng toạ Thiện Hoa làm Trưởng Ban, các thành phần khác đều là các huynh trưởng kỳ cựu của GĐPT.
Lúc đó Sinh Viện Phật Tử Sài Gòn là đoàn đầu tiên về loại này (đoàn Sinh Viện Phật Tử Huế mãi tới tháng 3.1963 mới được thành lập), nên các hoạt động có tính Phật sự của họ dễ được sự yểm trợ tinh thần dù ẩn hay hiện của ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPT.
2- Cụ Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt từ năm 1955, nắm quyền quản trị chùa Xá Lợi, là một cư sĩ học giả Phật học có tinh thần khai phóng không cố chấp bảo thủ, nên không ngăn cản việc đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đưa một nghi thức mới lạ nhưng dễ thương vào lễ Vu Lan.
Có thể nói qua việc thực hiện nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan 1962 tại chùa Xá Lợi, đoàn Sinh Viên Phật Tử Sài Gòn đã chứng tỏ được khả năng tổ chức. Họ sẽ trở thành lực lượng xung kích lôi cuốn các sinh viên học sinh khác, làm bùng nổ lớn cuộc đấu tranh của Phật Giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm từ tháng 5.1963, dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền này vào đầu tháng 11.1963.
Đầu năm 1965 nhà xuất bản Lá Bối ở Sài Gòn xuất bản cuốn Bông Hồng Cài Áo nhưng không giữ bản quyền, nên cuốn sách mỏng này được phổ biến rất rộng qua nhiều đợt in khác nhau. Nó trở thành cuốn sách được biết đến nhiều nhất của Nhất Hạnh.
Nhà văn Cộng sản Anh Đức kết án tác giả Bông Hồng Cài Áo “cố ý làm cho người ta chỉ nhớ đến bà mẹ cá nhân của mình mà quên đi bà mẹ lớn lao là tổ quốc” (trong Bức Thư Cà Mau, nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội 1966).
Năm 1967, một nhạc sĩ quen thuộc với giới sinh viên Phật tử Sài Gòn là Phạm Thế Mỹ phỏng theo ý văn của Nhất Hạnh trong đoản văn trên, viết bản nhạc Bông Hồng Cài Áo. Bản nhạc này lập tức được các đơn vị Gia Đình Phật Tử miền Nam đón nhận và đưa vào nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong lễ Vu Lan. Kể từ đó bản nhạc này gắn bó với nghi thức Bông Hồng Cài Áo.Bông Hồng Cài Áo, Sáng Tác: Phạm Thế Mỹ | Ca Sĩ: Bằng Kiều
Tại hải ngoại, nghi thức Bông Hồng Cài Áo,được nhiều bài báo Mỹ ca ngợi. Họ cho rằng lòng hiếu đễ được nâng lên thành một nghi thức tôn giáo là một điểm sáng của Phật Giáo đáng được đặc biệt lưu ý. Có điều họ chưa biết nghi thức này là một đặc điểm riêng của Phật Giáo Việt Nam và trở thành một truyền thống trong lễ Vu Lan là nhờ nỗ lực liên tục của các đơn vị Gia Đình Phật Tử từ năm 1962 tới nay.

* Tâm Huy Aug 20, 2004

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 3629)
Thưa Thầy, Bốn câu thơ Thầy viết tự thuở nào mà bỗng òa vỡ lòng con, trong một đêm tháng bẩy không trăng thế này? “Sinh ở đâu, mà dạt bốn phương Trăm con, cười nói tiếng trăm dòng Ngày mai nếu trở về quê cũ Hy vọng ta còn tiếng khóc chung!”(*)
10/04/2013(Xem: 3534)
Mỗi vị trí chọn lựa trong cuộc sống đều có những phần thưởng và những hình phạt của riêng nó, cái vinh và cái nhục riêng của nó. Chứng kiến tình trạng đất nước mất tự do, đồng bào bị đàn áp, nhân quyền bị xâm phạm bởi một nhà nước độc tài và tham nhũng, người trí thức nên làm gì?
10/04/2013(Xem: 4802)
Ngày 15 tháng 7 năm 2009, Tribune de Geneve (Diễn Đàn Geneve). Hội Liên Minh Quốc Tế Tiến Bộ Tôn Giáo Và Tâm Linh (ICARUS) tại Geneve đã ban tặng Cộng Đồng Phật Giáo năm nay “Giải Thưởng Tôn Giáo Tốt Nhất Thế Giới”. Giải thưởng đặc biệt này đã được bầu chọn bởi bàn tròn quốc tế gồm hơn 200 vị lãnh đạo của các tôn giáo khác nhau. Điều thú vị là các vị lãnh đạo tôn giáo đã chọn Phật Giáo thay vì tôn giáo của họ mặc dầu các thành viên Phật tử chỉ là một thiểu số rất nhỏ của ICARUS.
10/04/2013(Xem: 5330)
Trong đời sống tâm linh của thế giới phương Tây, một thế giới đầy năng động của sự thay đổi và sáng tạo, đạo Phật được ươm mầm và khởi sắc khiêm tốn như một đóa hoa sen trong cái hồ Tây mênh mông dậy sóng. Con người vừa thức dậy sau giấc ngủ dài từ thời Trung Cổ. Những đầu óc tiền phong khai phá đi tìm một sự lý giải rạch ròi hơn cho thế giới thể chất và tâm hồn.
10/04/2013(Xem: 3922)
Một giám đốc DN nói thẳng với tôi: "Xin lỗi, tôi không thích nhà báo". Ban đầu, tôi tưởng ông nói đến hiện tượng một số nhà báo hoạnh hoẹ doanh nghiệp. Nhưng không... Ông đưa ra nhiều dẫn chứng rất thuyết phục để chứng minh cái sự không thích ấy và những điều ông nêu ra, tôi tin là có thật mà không cần phải kiểm chứng. Trong tất cả những điều ông phê phán, có một điều căn bản nhất về nghề cầm bút, đó là có nhiều thông tin không trung thực, còn những nhà báo viết không tôn trọng sự thật.
10/04/2013(Xem: 5133)
Khi mới xuất hiện ở loài người vào tháng 4 năm 2009, Cúm A/H1N1được gọi là cúm Heo vì virus gây bệnh tương tự như virus gây cúm Heo ở bắc Mỹ. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, các khoa học gia nhận thấy virus này rất độc đáo, do sự phối hợp các gene từ virus cúm heo, cúm gia cầm H5N1 và cúm người. Do đó tên mới của cúm này là Cúm A/H1N1 Mới Lạ (novel influenza A/H1N1), đối chiếu với Cúm Hàng Năm (seasonal influenza) xảy ra theo mùa tại các quốc gia.
10/04/2013(Xem: 4731)
Do Thầy Hằng Trường & Thầy Hằng Đức hướng dẫn tổ chức từ ngày 15-23/8/2009 tại Houston Chín ngày Lương Hoàng Sám thoạt đầu tưởng rất dài nhưng trôi qua thật mau. Thiệt tình lúc đầu tôi đăng ký tham gia vài ba ngày của khoá tu phần lớn là vì tò mò muốn biết Lương Hoàng Sám ra sao thôi. Không ngờ rằng đi một ngày rồi thì thấy quá hữu ích nên tôi tiếp tục hăng hái tham gia đầy đủ cho đến ngày chót.
10/04/2013(Xem: 3835)
Mười sáu tuổi con nào đã lớn Chưa trưởng thành mẹ đã bỏ con đi Mười sáu tuổi con mồ côi mẹ Chẳng thể nào tin, mẹ mãi xa con Làm con trai khóc không thành tiếng Nước mắt chảy ngược dòng trong nức nở Mẹ ơi !
10/04/2013(Xem: 3765)
Mẹ yêu ơi, hôm nay ngày của mẹ Con lang thang tìm bóng mẹ đâu đây Ngày ra đi, con nhớ dáng mẹ gầy Đưa tay vẫy chào con thơ lần cuối
10/04/2013(Xem: 7260)
Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Đỗ Trung Quân - 1986 Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567