Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Lễ Vu Lan

24/12/201004:12(Xem: 3779)
Ý Nghĩa Lễ Vu Lan

red_rose_45

Mùa Vu Lan Báo Hiếu Năm Tân Mão, Phật Lịch 2555 đang trở về trên quê hương Việt Nam thân yêu của chúng ta và trong trái tim của những người con Phật khắp mọi miền trên thế giới. Trong niềm vui giải thoát của ngày Phật hoan hỷ cùng với tín tâm thuần tịnh của ba tháng thanh tu đã viên mãn sau giờ phút Chư Tăng Tự Tứ.

Giờ đây, ngày Rằm Tháng Bảy đang trở về, là dịp để cho tất cả chúng ta được sống trong mùi trầm hương thơm ngát của Lễ Hội Vu Lan, được về tắm gội trong dòng sông tình thương mà tiếng gọi ngàn đời của nó là nhắc nhở chúng ta đừng quên nuôi dưỡng hiếu tâm, thực hành hạnh hiếu. Trong những giờ phút thiêng liêng này con tim của mọi người cùng đập chung một nhịp, đôi mắt cùng nhìn về một hướng, tâm tư cùng nhớ về bậc ân nhân lớn nhất của cuộc đời là Cha Mẹ!

Cha Mẹ đã ban tặng cho chúng ta sự sống thiêng liêng để được hiện hữu trong cuộc đời nầy, đã trao cho chúng ta một gia tài trí tuệ và cả một trái tim nhân ái để nuôi dưỡng mạch nguồn của sự sống!

Lễ Vu Lan là ngày đẹp nhất của nghĩa sống tình người, vì hiếu tâm là gốc rễ của tất cả tình cảm tốt đẹp trong cuộc đời, là căn bản của mọi điều lành.

Từ ngàn xưa, trong nếp sống của dân tộc Việt Nam và cả một cõi Á Đông thấm nhuần Đạo Phật, Lễ Vu Lan đã trở thành một lễ hội chung, thể hiện tinh thần nhớ ơn và báo ơn đối với Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ đã ban tặng sự sống cho cuộc đời chúng ta, tinh thần đó lại vừa cao đẹp lại vừa thực tiễn biết bao. Chính đó là nền tảng của đạo làm người và là căn bản trong nếp sống văn hóa đạo đức của dân tộc.

Giờ đây, vạn cõi lòng người khắp mọi không gian đang thành kính hân hoan đón mừng Mùa Báo Hiếu, gợi lại hình ảnh đầy xúc cảm của Đức Mục Kiền Liên đã đi tìm Mẹ và tha thiết thỉnh cầu phương cách cứu Mẹ thoát khỏi vòng ngạ quỷ đọa đày. Đây chính là cử chỉ cao đẹp, gương mẫu cho mọi người noi theo, cử chỉ đó không những dạy cho những người hiếu hạnh biết báo đáp hồng ân Cha Mẹ rốt ráo hợp cách, mà cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ bất hiếu, vô ân hãy nghĩ đến người chí thân mà lo phần đền ơn đáp nghĩa.

Tất cả chúng ta ai cũng cảm nhận được tình thương và đức hy sinh của Cha Mẹ. Cha Mẹ đã nuôi dưỡng, ấp ủ chúng ta từ đầu nguồn cuộc sống bằng cả tinh thần lẫn vật chất. Cha Mẹ là đấng sinh thành đã tạo nên hình hài con bằng niềm đau tột độ, đã tẩm đượm máu thịt cho con khôn lớn, Cha Mẹ đã còng lưng dưới nắng cháy mưa sa, đã nuốt dòng lệ mặn khi trong mâm cơm hằng bữa chỉ có cơm hẩm canh rau. Lòng Cha Mẹ quặn thắt, sầu thương khi áo các con miếng chằm miếng vá. Cha Mẹ cũng đã từng thắt dạ, khổ đau khi con ngỗ nghịch, ngang tàng. Rồi cũng có những ngày từng đêm mắt hoen lệ vì con, ngồi tựa cửa nhìn trời nhớ con mà ruột héo gan sầu!

Tấm lòng Cha Mẹ cưu mang vằng vặc đã cho con mạch sống huy hoàng để bước xuống cuộc đời và yêu thương con đến lúc nhắm mắt ra đi.     Ôi! Cha Mẹ là trăng sao dẫn đường con lạc lối, là ánh lửa hồng sưởi ấm đêm đông.

Mỗi bước chân con đi qua là máu xương Cha nhỏ xuống, mỗi giây phút con buồn vui sướng khổ là trái tim Mẹ bật khóc bật cười. Con thành nhân chi mỹ Cha Mẹ xin hiến dâng cho đời, con khốn khổ đau thương Cha Mẹ xin nguyện mãi mãi theo con vỗ về, an ủi, xẻ chia.

Cha Mẹ như dòng sông mát dịu đời đời tuôn chảy đem phù sa bồi bổ cánh đồng, cho cây xanh trái ngọt, lúa trĩu nặng bông vàng. Ôi! Sông nước có đầy vơi, Cha Mẹ thương con trọn đời không thay đổi.

Đất nước ta với hai dòng văn hóa dân gian và trí thức đều nhiệt tình ca ngợi hiếu đức. Tình sâu nghĩa nặng của Cha Mẹ đã được nhân dân ta cảm kích sâu xa bằng những câu ca tiếng hát gọn gàng:

Phụ mẫu thâm ân quá đất trời
Thương con nuôi dạy chẳng đầy vơi
Mở vòng tay lớn vì con nhỏ
Dắt dẫn con đi suốt cuộc đời!

Truyền thống tình người đạo đức của dân tộc Việt Nam là thế. Cho nên, Đạo Phật với giáo lý đầy lòng từ bi nhân ái, xem trọng chữ Hiếu, khi được truyền vào Việt Nam liền được nhân dân ta chấp nhận và chung sống gắn bó với dân tộc trên suốt cuộc hành trình lịch sử hơn 20 thế kỷ trôi qua.

Trong Kinh Phân Biệt Đức Phật dạy: “Trải qua nhiều kiếp tinh tấn tu tập nay mới thành Phật, tất cả là nhờ công ơn của Cha Mẹ ta. Vậy nên người muốn học đạo không thể không tinh tấn hiếu thuận với Cha Mẹ”.

Kinh Nhẫn Nhục lại dạy: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cùng cực là bất hiếu”. Kinh Hạnh Phúc có ghi: “Phụng dưỡng Cha Mẹ là vận may tối thượng”.

Thế gian này dù có nghìn lần thay đổi, tình thương của Cha Mẹ muôn thuở vẫn thường hằng. Đại dương kia dù sâu rộng bao la, vầng trăng kia dầu có tỏa sáng dịu hiền khắp vạn nẻo cũng không làm sao sánh được tình Cha Mẹ thương con. Tâm của Cha, lòng của Mẹ, mười phương Chư Phật, tất cả Hiền Thánh, vạn loại sinh linh thảy đều cảm trọng tri ân.

Xin cho tất cả những người con biết quỳ xuống đảnh lễ niệm ân trước tấm lòng và công đức sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, nguyện suốt đời biết yêu thương và trân quý tình thiêng liêng Phụ Mẫu. Xin cho vô lượng trái tim của Cha Mẹ đỏ thắm màu sắc son, được đượm nhuần ánh sáng đức từ bi của Chư Phật.

Đã mấy mùa thu rụng lá vàng
Mấy mùa nhân loại đón Vu Lan
Tình thâm Phụ Mẫu ngùi thương nhớ
Hướng vọng về đây, lạnh ngập tràn.

 Vu Lan là ngày của tình thương, ngày của hiếu hạnh, chúng ta hãy cùng nhau dành trọn tâm tư chân thành hướng về bao đấng song thân, nguyện trọn đời lập thân hành đạo, tích cực làm các việc lành, sáng cho người niềm vui, chiều giúp người bớt khổ.

Trước bửu điện trang nghiêm, dưới ánh từ quang vi diệu, chúng ta hãy tưởng niệm đấng chí hiếu ngàn xưa, nguyện nối gót theo bước chân Ngài và thỉnh cầu mười phương Tăng sau ba tháng an cư đầy đủ oai đức thanh tịnh, gia trì chú nguyện cho Cha Mẹ còn sống phúc thọ miên trường, mãi mãi an vui trong chánh pháp. Cha Mẹ đã quá cố trực vãng Tây Phương, tiêu diêu tự tại.

Chúng ta hãy thành kính tưởng niệm đến các bậc tiền bối hữu công của Giáo Hội, anh linh Chư Thánh Tử Đạo đã hiến trọn đời mình cho sự sống còn của Đạo Pháp, của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì đại nghĩa dân tộc.


HT. TKC.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4165)
On the day when the lotus bloomed, alas, my mind was straying, and I knew it not. My basket was empty and the flower remained unheeded. Vào ngày sen nở, chao ôi, Tâm hồn tôi bỗng bồi hồi lang thang Tôi đâu có biết rõ ràng Lẵng hoa trống rỗng, hoa vương chốn nào.
10/04/2013(Xem: 4011)
Giác ngộ tuy đồng Phật Đa sanh tập khí thâm Phong đình ba thượng dũng Lý hiện niệm tương xung (Tô Đông Pha)
10/04/2013(Xem: 4491)
Vu Lan về trên vùng đất lạnh Sương tuyết rơi phủ trắng cả chân đồi Gió chiều nhẹ nâng hồn người lữ thứ Mây lang thang phiêu bạt giữa trời Không.
10/04/2013(Xem: 4959)
Barossa Em ở Đâu? Trở về đây giữa một chiều nắng chói Trời Adelaide trong mây dõi bước chân êm Xa xa, Barossa[1], phủ đầy cát bụi Nắng rớt nhẹ theo những tán thông xanh Đêm buông xuống Barossa u tịch Tìm gặp em, Barossa! Barossa! Ta mãi gọi em giữa đêm thâu lặng lẻ Như vọng về từ địa đàng xa tít Ta thấy em rồi! Vẫn trên môi một nụ cười hoang dại
10/04/2013(Xem: 4963)
Con biết gọi tiếng Ba Từ hồi chưa biết nói Con biết kêu tiếng Mạ Từ thủa mới thôi nôi. Nay con đã lớn rồi Đến phương trời xứ lạ Hai tiếng Ba và Mạ Vẫn ngọt ngào êm ã! Như trưa hè nắng lóa Ngâm mình bên suối sâu, Như mùa đông lạnh giá Đắp chăn phủ kín đầu.
10/04/2013(Xem: 4065)
Truyền thống hiếu đạo lâu đời của đạo Phật và của dân tộc Việt hòa quyện vào nhau thành một thực thể không thể phai mờ trong tâm khảm của người con Phật, dù sống ở bất cứ quốc độ nào trong cõi Ta bà gọi là kham nhẫn này. Theo như Tăng Chi Bộ Kinh, chương ba Pháp có nêu kẻ Hiền trí và bậc Chân nhân hàm dung đủ bố thí, xuất gia và hầu hạ cha mẹ theo như lời đức Phật dạy.
10/04/2013(Xem: 4080)
ưới đây là một bài Pháp ngắn do Ngài Ajahn Chah thuyết giảng cho một cụ bà người Anh vừa trải qua thời gian hai tháng, vào cuối năm 1978 và đầu năm 1979, tu học dưới sự hướng dẫn của Ngài, trước khi cụ bà lên đường về xứ
10/04/2013(Xem: 4777)
Làm Thơ thanh thản mà làm, Nếu như cố sức là ham ngôn từ; Bỏ bớt loạn động tâm tư, Học Phật là chính cầu Sư giải bày.
10/04/2013(Xem: 7744)
Ngày 15-2-1965, tôi và thầy Chơn Thanh cũng như các học Tăng khác từ các nơi tập trung về Phật học viện Huệ Nghiêm dự thi tuyển vào khóa II của Phật học viện. Thầy thì từ Phật học đường Phổ Quang Gia Định đến, tôi thì từ Phật học đường Lưỡng Xuyên- Trà Vinh lên, tất cả cùng một chí hướng, một mục đích và một ước nguyện là thi đậu vào Phật học viện. Kết quả, thầy thi đậu lớp Sơ trung 2, tôi thi đậu vào lớp Sơ trung 1
10/04/2013(Xem: 4736)
Năm lên mười mấy tuổi Tôi đã vội xa nhà Bên hàng cau nhớ mẹ Chiều chiều bỗng xót xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]