Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Phần Trì Tụng

22/05/201311:50(Xem: 11591)
I. Phần Trì Tụng

Kinh Vu Lan

I. Phần Trì Tụng

Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Nguồn: Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải

Ghi Sau Khi Duyệt Vu Lan



Việc tự tứ và trai tăng trong ngày Vu lan, và qua đó mà báo hiếu cha mẹ, thì không cần phải nói đến nữa. Điều đáng nói là các chùa nên tổ chức hiệp kỵ cho Phật tử trong ngày Vu lan, sau khi tự tứ và trai tăng.

Ngày nay kỵ giỗ của mỗi nhà cũng không thể còn như xưa. Vậy khuyến khích mỗi nhà hiệp kỵ vào ngày Vu lan là điều thiết nghĩ nên làm. Có điều cũng rất nên khuyến khích đừng kỵ mặn, hoặc ít nhất cũng đừng kỵ bằng vật sống.

Mồng 8 tháng tư, 2537. Trí Quang

Ghi Chú - Vu Lan

Kinh này dịch giải và ấn hành năm 2516 (1971). Nay chữa lại, khá nhiều.

1.1.2528 (1984)

Trí Quang



Khai Kinh



Đại từ đại bi
thương xót chúng sinh,
đại hỷ đại xả
cứu vớt hàm thức,
ánh sáng tướng tốt
dùng tự trang nghiêm,
đệ tử chí tâm
qui mạng đảnh lễ.

Kính lạy đức Phật bổn sư Thích ca mâu ni như lai, cùng Phật Pháp Tăng vô thượng tam bảo.

Kính lạy đức Phật bổn tôn A di đà như lai, cùng Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát.

Kính lạy tôn giả Đại mục kiền liên, cùng hết thảy liệt vị Bồ tát, Duyên giác và Thanh văn.

Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ tát (3 lần).

Bài chú Tinh túy của đại từ bi:

Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê, thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra da, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra da, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.

Nam mô bổn sư Thích ca mâu ni như lai. Nam mô Thập phương đại uy đức tăng bảo. Nam mô Vu lan duyên khởi Đại mục kiền liên tôn giả.

Tụng Kinh



Tôi nghe như vầy:
Một thời Thế tôn
ở nước Xá vệ,
trong khu vườn rừng
Chiến thắng Thiện thí.
Khi ấy tôn giả
Đại mục kiền liên
mới thành tựu được
sáu thứ thần thông
muốn cứu cha mẹ,
đền đáp ân đức
sinh thành dưỡng dục,
nên dùng thiên nhãn
quan sát khắp cả
thế giới luân hồi,
nhìn thấy mẹ mình
sinh trong ngạ quỉ,
không có đồ ăn,
không được thức uống,
da liền với xương.
Tôn giả thống thiết,
lấy bát đựng cơm
đem hiến cho mẹ.
Bà mẹ nhận được,
tức thì tay trái
che lấy cái bát,
tay phải vốc cơm.
Nhưng mà cơm ấy
chưa vào đến miệng
đã thành than lửa,
nên không ăn được.
Tôn giả kêu lên,
khóc lóc bi thảm,
chạy về bạch rõ
với đức Thế tôn
cảnh tượng như vậy.
*
Đức Thế tôn dạy,
Đại mục kiền liên,
thân mẫu tôn giả
gốc rễ tội chướng
kết đã quá sâu,
không phải năng lực
một mình tôn giả
có thể giải cứu.
Dầu cho tôn giả
hiếu thảo khóc than
vang động trời đất,
nhưng mà những vị
thiên thần địa kỳ,
tà ma ngoại đạo,
các vị đạo sĩ
và bốn thiên vương,
cũng đều không thể
làm gì cho được.
Phải nhờ uy lực
của Thập phương tăng
mới được siêu thoát.
Hôm nay Như lai
chỉ dạy tôn giả
cách thức cứu vớt,
để cho hết thảy
những kẻ khổ nạn
cùng được siêu thoát.
*
Đại mục kiền liên,
Thập phương tăng chúng
lấy rằm tháng bảy
làm ngày tự tứ.
Ngày ấy các người
hãy vì tất cả
cha mẹ bảy đời,
cha mẹ hiện tại,
những kẻ đang ở
trong vòng khổ nạn,
mà sắm trai soạn
đủ hết mùi vị,
các thứ trái củ,
bồn chậu múc rưới,
hương dầu đèn nến,
giường có đồ nằm,
đem đồ ngon nhất
đặt vào trong bồn,
hiến cúng Thập phương
đại đức tăng chúng.
*
Chính trong ngày này,
các hiền thánh tăng
hoặc tu thiền định
ở trong rừng núi,
hoặc đã thành tựu
bốn thứ đạo quả,
hoặc thường kinh hành
dưới gốc đại thọ,
hoặc là Thanh văn
hay là Duyên giác
đủ sáu thần thông
giáo hóa tự tại,
hoặc chính những vị
Bồ tát đại sĩ
đã lên thập địa
mà lại phương tiện
hiện tướng tỷ kheo.
Tất cả qui tụ
ở trong Tăng chúng,
đồng đẳng nhất tâm
mà thọ tự tứ.
Vì có đầy đủ
giới pháp thanh tịnh,
cho nên đạo đức
của Tăng chúng ấy
sâu rộng mênh mông.
*
Ai được hiến cúng
Tăng chúng tự tứ
đã nói trên đây,
tất cả cha mẹ
cùng với bà con
trong đời hiện tại
mà đã quá vãng
thì thoát thống khổ
ở trong ba đường --
thoát được tức thì,
cơm áo tự nhiên;
cha mẹ bà con
trong đời hiện tại
mà đang sống còn
thì hưởng phước lạc,
sống lâu trăm tuổi.
Đến như cha mẹ
bảy đời quá khứ
thì sinh chư thiên,
tự tại hóa sinh
ở trong thiên giới
hoa lệ chói sáng.
*
Bấy giờ Thế tôn
qui định điều này:
Thập phương tăng chúng
trước hết chú nguyện
cho người trai chủ,
chú nguyện cho đến
cha mẹ bảy đời.
Định ý chú nguyện
rồi mới thọ thực.
Trước đó hãy đặt
mọi thứ trai soạn
trước án thờ Phật
tại chỗ trai tăng
hay trong chùa tháp,
Tăng chúng chú nguyện
rồi mới tự thọ.
*
Khi ấy tôn giả
Đại mục kiền liên
liệt vị đại sĩ
đều rất hoan hỷ.
Tiếng khóc bi thảm
của ngài Mục liên
tức thì tan biến.
Thân mẫu của ngài
ngay trong ngày ấy
thoát được thống khổ
một kiếp ngạ quỉ.
*
Tôn giả Mục liên
liền đó lại thưa,
bạch đức Thế tôn,
thân mẫu của con
đã được siêu thoát
là nhờ năng lực
công đức Tam bảo,
trong đó gồm có
uy lực Tăng chúng.
Trong thì vị lai,
hết thảy Phật tử
có thể hay là
không thể phụng hành
thắng pháp Vu lan,
cứu độ cha mẹ
trong đời hiện tại
cho đến bảy đời
bằng cách làm theo
lời đức Thế tôn
đã dạy như trên?
*
Đức Thế tôn dạy,
Đại mục kiền liên,
lời tôn giả hỏi
rất đúng và hay.
Như lai muốn nói,
tôn giả lại hỏi.
Đại mục kiền liên,
các vị tỷ kheo
hay tỷ kheo ni,
quốc vương vương tử,
đại thần tể tướng,
tam công bách quan
cùng toàn dân chúng,
ai muốn thực hành
cái đức từ hiếu,
thì trước nên vì
cha mẹ hiện tại,
kế đó nên vì
cha mẹ bảy đời
trong thì quá khứ,
đến rằm tháng bảy --
ngày Phật hoan hỷ,
ngày Tăng tự tứ --
đặt để trai soạn
đủ các mùi vị
vào bồn Vu lan,
hiến cúng mười phương
Tăng chúng tự tứ,
cầu nguyện cha mẹ
đang còn hiện tại
sống lâu trăm tuổi,
không bịnh không khổ;
cha mẹ bảy đời
trong thì quá khứ
thoát khổ ngạ quỉ,
sinh trong nhân loại
hay trên chư thiên,
phước lạc vô cùng.
Đệ tử Như lai
thực hành từ hiếu,
thì mỗi ý nghĩ
thường thường tưởng nhớ
cha mẹ hiện tại,
cho đến cha mẹ
bảy đời quá khứ.
Hằng năm cứ đến
ngày rằm tháng bảy,
đem lòng từ hiếu
ưởng nhớ song thân,
sắm bồn Vu lan
hiến cúng Phật đà,
hiến cúng Tăng chúng,
báo đáp ân đức
từ ái nuôi dưỡng
của cha của mẹ.
Những ai đã là
đệ tử Như lai,
thì phải tuân giữ
cách thức trên đây.
*
Khi ấy tôn giả
Đại mục kiền liên,
cùng với bốn chúng
đệ tử Thế tôn,
nghe lời ngài dạy
ai cũng hoan hỷ
và nguyện phụng hành.

Hoàn Kinh
Bài kinh Tinh túy của đại bát nhã



Quan tự tại đại bồ tát đã đi vào Bát nhã ba la mật đa sâu xa, soi thấy năm uẩn đều không, vượt mọi khổ ách. Ngài nói, tôn giả Thu tử, sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy. Tôn giả Thu tử, Không ấy của các pháp không sinh không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Thế nên trong Không không sắc thọ tưởng hành thức, không nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, không sắc thanh hương vị xúc pháp, không nhãn giới cho đến không ý thức giới, không vô minh và sự diệt tận của vô minh, cho đến không lão tử và sự diệt tận của lão tử, không khổ tập diệt đạo, không quán trí, không thủ đắc, vì không thủ đắc gì cả. Bồ tát vì y theo Bát nhã ba la mật đa nên tâm không vướng mắc, vì không vướng mắc nên không khiếp sợ, siêu thoát mộng tưởng thác loạn, cứu cánh niết bàn. Phật đà cả ba thì gian vì y theo Bát nhã ba la mật đa nên được vô thượng bồ đề. Do đó mà biết Bát nhã ba la mật đa là bài chú rất thần diệu: bài chú rất sáng chói, bài chú tối thượng, bài chú tuyệt bậc mà đồng bậc, trừ được hết thảy khổ não, chắc thật, không hư ngụy. Nên tôi nói chú Bát nhã ba la mật đa. Ngài liền nói chú ấy: Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề, tát bà ha.

Biển ái nước mênh mông,
sông mê sóng dồn dập,
muốn báo ơn cha mẹ,
phải niệm Phật Di đà.

Nam mô A di đà phật (30 đến 108 tiếng). Nam mô Quan thế âm bồ tát (3 đến 7 tiếng). Nam mô Đại thế chí bồ tát (3 đến 7 tiếng). Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát (3 đến 7 tiếng).

Thần chú Vãng sinh Cực lạc :

Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha, a di lị đô bà tì, a di lị đá tất đam bà tì, a di lị đá tì ca lan đế, a di lị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, sa bà ha (21 lần).

Đệ tử chúng con xin thay cho cha mẹ và bà con hiện tại, thay cho cha mẹ và bà con quá khứ, thay cho hết thảy chúng sinh, nhất tâm kính lạy đức Phật bổn sư Thích ca mâu ni như lai, cùng Phật Pháp Tăng vô thượng tam bảo.

Đệ tử chúng con xin thay cho cha mẹ và bà con hiện tại, thay cho cha mẹ và bà con quá khứ, thay cho hết thảy chúng sinh, nhất tâm kính lạy đức Phật bổn tôn A di đà như lai, cùng Quan thế âm bồ tát, Đại thế chí bồ tát, Thanh tịnh đại hải chúng bồ tát.

Đệ tử chúng con xin thay cho cha mẹ và bà con hiện tại, thay cho cha mẹ và bà con quá khứ, thay cho hết thảy chúng sinh, nhất tâm kính lạy tôn giả Đại mục kiền liên, cùng hết thảy liệt vị Bồ tát, Duyên giác và Thanh văn.

Đệ tử chúng con xin thay cho cha mẹ và bà con hiện tại, thay cho cha mẹ và bà con quá khứ, thay cho hết thảy chúng sinh, nhất tâm kính lạy thắng pháp Vu lan, cùng hết thảy Phật pháp giải thoát chúng sinh.

Đệ tử chúng con xin thay cho cha mẹ và bà con hiện tại, thay cho cha mẹ và bà con quá khứ, thay cho hết thảy chúng sinh, nhất tâm kính lạy mười phương Đại uy đức tự tứ tăng chúng.

Đệ tử chúng con
hết lòng chân thành
tụng kinh Vu lan,
cúng Tăng tự tứ,
trì pháp Bát nhã,
niệm hiệu Di đà,
hồi hướng công đức
thù thắng như vậy,
nguyện cầu cha mẹ
cùng với bà con
trong đời hiện tại,
bao kiếp quá khứ,
được nhờ thần lực
bất khả tư nghị
của đức bổn tôn
A di đà phật,
của Phật Pháp Tăng
tam bảo vô thượng,
đại phóng uy quang
bí mật da trì.
Làm cho cha mẹ
bà con chúng con,
cùng với pháp giới
hết thảy chúng sinh,
bao nhiêu vọng nghiệp
nơi thân miệng ý
hết còn sức lực
gây nhân quả khổ,
ở trong đời ác
gặp ma hóa Phật,
sống trong lục đạo
Cực lạc hiện tiền.
Lại nguyện cùng nhau
đời đời kiếp kiếp
kết thành từ bi
bồ đề quyến thuộc.

Tự qui y Phật, xin nguyện chúng sinh thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sinh thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sinh thống lý đại chúng, hết thảy không ngại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2013(Xem: 5234)
Đức Phật hỏi các vị Sa Môn (śramaṇa): “Cha mẹ sinh con thì người mẹ mang thai mười tháng, thân bị bệnh nặng. Đến ngày sinh thì người mẹ gặp nguy cấp, người cha sợ hãi, tình cảnh ấy thật khó nói. Sau khi sinh xong thì mẹ nằm chỗ ẩm ướt nhường lại chỗ khô ráo cho con, tinh thành cho đến máu huyết hoá làm sữa. Ngày ngày lau xoa tắm gội, chuẩn bị quần áo, dạy bảo con trẻ, tặng lễ vật cho thầy bạn, dâng cống quân vương với bậc trưởng thượng…
11/04/2013(Xem: 5996)
Pháp Thoại: Vô Thường, bài giảng của HT Thích Trí Hoằng
11/04/2013(Xem: 4602)
Thời-Không là từ viết tắt của Thời gian và Không gian. Trong đời thường, chúng ta cảm nhận thời gian là một dòng chảy, trôi liên tục không ngừng nghỉ, từ quá khứ qua hiện tại rồi tới tương lai. Thời gian làm thay đổi sự vật, chẳng hạn một đứa trẻ sơ sinh, rồi một tháng tuổi, một năm tuổi, thời ấu thơ, thời thiếu niên, thời trưởng thành, thời trung niên, rồi thời tuổi già.
11/04/2013(Xem: 4936)
Washington DC , USA- Vào ngày 7/9, Đức Dalai Latma đã đến nơi dạy truyền Kalachakra để chuẩn bị nghi lễ. Sau đó, Ngài đến phía tây đồi Capitol gần tòa Bạch Ốc để nói chuyện với công chúng về hòa bình thế giới.
11/04/2013(Xem: 4142)
Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào Tình Mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào… Giữa khuya, bỗng vang lên giọng hát trầm bỗng, sâu lắng, ngọt ngào của ca sĩ Hương Lan từ ngôi nhà kế bên, vọng vào chốn thiền môn tĩnh lặng như xoáy vào tim, con giật mình tỉnh giấc, bàng hoàng nhớ Mẹ da diết. Nỗi nhớ làm con hạnh phúc, khiến con nhận ra cái tình mẫu tử thiêng liêng vẫn tồn tại giữa Mẹ, giữa con, vậy mà cả một thời gian dài, cả một đoạn đường đời nó đã bị những oán giận,....
11/04/2013(Xem: 3535)
Tôi ngồi ẩn mình dưới tàng cây rậm rạp sau sân chùa, tránh cái nắng oi ả của mùa hè. Hôm nay ngày thường, mọi người đi làm cả, cảnh chùa im lặng một cách trang nghiêm. Nhân tiện có công việc đi ngang qua chùa, tôi tạt vào viếng cốt và thắp cho ông bác một nén hương để tưởng nhớ đến bác mình.
11/04/2013(Xem: 5376)
Trưa nay tôi về chùa dự Lễ Vía Quán Thế Âm.Trước khi vào lễ, một người bạn đạo chào tôi nơi hành lang của thiền đường và chị đã nói thế nầy:" Chào chị Chúc Hân, chị khỏe không? Lúc này sao ít thấy chị về chùa? Sắp đến Vu Lan rồi, chị nhớ về chùa dự lễ nhé! Tôi nhớ bài Bông Hồng của chị viết về bác gái. Mấy năm rồi há? Về chùa, chúng tôi sẽ cài lên áo lam của chị một bông Hồng trắng".
11/04/2013(Xem: 4229)
Bạn có từng nghĩ rằng một ngày nào đó những người thương của bạn sẽ không còn sống bên bạn nữa không. Chúng ta không một ai có thể biết chắc được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Thậm chí chúng ta cũng không thể biết chắc được điều gì sẽ xảy ra vào một giờ sắp tới đối với những người thân của chúng ta, hay thậm chí đối với bản thân mình.
11/04/2013(Xem: 4880)
Kinh Vu Lan (Ullambana Sutra), một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệt là giá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo. Vì thế, kinh Vu Lan đã chinh phục lòng người, in đậm trong tâm trí, thấm sâu vào máu thịt của tất cả những người con Phật.
11/04/2013(Xem: 5680)
Hiếu hạnh, chuẩn mực của đạo đức từ bao đời vẫn luôn tồn tại trong tư duy của nhân loại, là nền tảng căn bản của luân lý xã hội. Dù cho anh thuộc sắc tộc nào, dù cho chị theo tôn giáo nào, dù cho em là ai, thì hạnh hiếu vẫn luôn là đích đến của tiến trình hoàn thiện nhân cách, nó được xem là 'gốc của đạo đức, gốc của lòng nhân ái'. Đạo Phật, con đường hướng đến giác ngộ giải thoát, vẫn luôn lấy hiếu hạnh làm đầu – "đạo Phật là đạo hiếu, hạnh Phật là hạnh hiếu'.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]