Phật Lịch: 2569 - Tây Lịch: 2025
Việt Lịch: 4904; Nông Lịch: Ất Tỵ
Việt dịch: Thích Thiện Trang
Tu Viện Quảng Đức
Ấn Tống 2025
LỜI NÓI ĐẦU
Một pháp Tịnh tông dễ hành nhưng khó tin, [nếu] chẳng tìm tòi tra cứu biển giáo pháp, [thì] chẳng thấy được bến bờ. Tuy rằng Kinh Hoa Nghiêm dùng Mười đại Nguyện vương để quy về [Cực Lạc], ngài Thiên Thân dùng Ngũ Niệm pháp làm cửa [vãng sanh Cực Lạc] nhưng người học cạn trong thời Mạt pháp, chưa dễ nhanh chóng vào được. Chắc chắn phải kĩ càng đọc Đại Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ) mới có thể đại khái sáng tỏ cương yếu. Song với người tu Tịnh nghiệp thời nay, thường đại khái chỉ trì Tiểu Bổn (Kinh A Mi Đà), đối với Tiểu Bổn, chỉ trì bản dịch thời Tần, còn người có thể trì bản dịch thời Đường mà lại tụng Đại Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ) thì cực kỳ không dễ thấy. Điều này bởi vì người hô hào tự nhận tu tập Tịnh Độ thì đông, nhưng người đầy đủ tin sâu nguyện thiết thì ít. Tín nguyện chưa sâu, mà muốn được thọ dụng chân thật, thì không phải cũng là [rất] khó ư? Vào năm Canh Thìn (1940), [tôi] phát nguyện trong lúc bị bệnh, kính cẩn hội tập kinh văn, phù hợp với ý của chư tổ, làm thành một bản thời khoá đơn giản, giúp cho người sơ cơ, rút gọn cảm ứng tự tha (mình và chư Phật Bồ tát …) với trong khoảng ba nghiệp (thân-khẩu-ý), bao gồm tán thán quán tưởng – phát nguyện – hồi hướng với trong khoảng một lễ (một lạy), [nhờ thế mà] Vọng tưởng không dễ gì khởi chen vào được, nên Chánh niệm tự nhiên được hiện tiền, cần thời gian thì ít, nhưng thu được hiệu quả rất nhiều. Vì thế từ khi ấn hành đến nay, đã qua bốn lần xuất bản, [người] tiếp nhận hành trì đạt được lợi ích, trước sau [ai nấy] cùng mong mỏi, ít tốn thời gian đỡ hao sức lực, người thực hành [đều] khen là tiện lợi. Nếu như có thể theo văn mà vận dụng tâm, lâu quen [trở thành] thuần thục, thì đối với lý của Tánh tu bất nhị, cảnh trí nhất như, không cần đợi đến nghiên cứu tìm tòi, [cũng] tự sanh tín giải (lòng tin hiểu). Lại thêm đọc học Đại Kinh (Kinh Vô Lượng Thọ), thì đối với Pháp môn Tịnh Độ, [sẽ] giống như thuyền đi thuận theo dòng nước, căng
buồm thẳng đến bến bờ. Nhưng mỗi điều cũng liên quan đến Kinh văn Pháp ngữ, tuyệt đối chớ có tuỳ tiện nói ra, [để mà] trở thành khinh mạn.
Cốt phải thành kính tôn trọng, như ở bên cạnh quang minh từ bi của chư Phật, thì mới hợp với ý chỉ Tứ tu Ngũ niệm của Bồ-tát Thiên Thân, chính mình có thể đạt được lợi ích âm thầm ở trong sự tự thay đổi sâu kín. Nếu mà không thích sự giản lược [của bản này], thì [cũng] có bản Đại Kinh Ngũ Niệm Nghi, sắp ra bản thảo, để thỉnh [ý kiến] đóng góp các nơi. [Dự định sẽ] phổ biến đúng lúc trùng hợp với thời gian viên mãn của Pháp hội Cầu Nguyện. [Tôi] miễn cưỡng thuận theo sự thỉnh mời của [chư vị] thiện tín đồng tu, mà lược viết vài lời [này], dùng để ghi lại duyên khởi như thế.
Tịnh tông Học nhân Vận Thành Hạ Liên Cư ghi ở căn phòng của Hoan Hỉ Niệm Phật Trai tại Yên Kinh.