Hình Ảnh Sinh Hoạt Mười Năm PGVN Tại Tây Đức
HT Thích Như Điển
Lời đầu sách
Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức cho đến năm nay (1988) đã trải qua 10 năm hoạt động trong các lãnh vực Tôn Giáo, Văn Hóa và Xã Hội cho người Việt Nam cũng như người Đức; nên muốn ghi lại những sinh hoạt này và đã sắp xếp thành một quyển sách với nhan đề là "Hình ảnh 10 năm sinh hoạt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức".
Quyển sách mà quý vị đang cầm trên tay nó được cưu mang trong nhiều năm tháng, kể từ ngày Niệm Phật Đường Viên Giác được thành lập đầu tiên tại Tây Đức vào ngày 2 tháng 4 năm 1978 và cho đến nay, trải qua 10 năm sinh hoạt Phật Giáo Việt Nam đã có thêm nhiều Chùa và Niệm Phật Đường cũng như các Chi Hội Phật Tử địa phương khắp nơi trên nước Đức.
Sự có mặt của Phật Giáo Việt Nam tại Tây Đức rất cần thiết cho những người Phật Tử Việt Nam tỵ nạn. Vì ngoài đời sống vật chất hằng ngày mà chúng ta phải cần đến, còn một phạm vi không kém phần quan trọng nữa là đời sống tâm linh. Đó là Phật Giáo. Khi người Việt Nam ra đi khỏi nước để tỵ nạn cộng sản và tìm 2 chữ Tự Do, họ chẳng mang được gì ngoài thân xác họ và một niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh tâm linh của mình, mà sức mạnh đó, nếu không có Tôn Giáo thì sẽ không thành công được. Khi đến những đất nước tự do, người Phật Tử sau khi đã ổn định đời sống của mình, họ đều nghĩ đến Tôn Giáo của họ. Vì thế sự hiện diện của Phật Giáo để đáp ứng những nhu cầu tâm linh cho đồng bào như cúng giỗ, đám ma, làm tuần, đám cưới, học hỏi giáo lý, tu học Phật pháp, giúp nhau khi đau ốm, thăm viếng nhau khi hữu sự và chỉ bảo nhau những gì cần thiết trong cuộc sống tại xứ người, lại trở nên một điều rất cần thiết và quan trọng.
Hình ảnh của chư Tăng và chư Ni hướng dẫn các khóa học giáo lý, hay các buổi lễ công cộng quả thật rất cần thiết và khung cảnh chùa chiền tôn nghiêm thanh tịnh cũng làm cho họ ấm lòng khi nhớ nghĩ về quê hương.
Quyển sách này được thành hình và đến tay quý vị là nhờ sự giúp đỡ tài chánh của Bộ Nội Vụ Cộng Hòa Liên Bang Tây Đức cũng như sự khuyến khích của nhiều Phật Tử hữu tâm. Phần tiếng Việt và tiếng Đức của các Chùa cũng như Niệm Phật Đường và các Chi Hội tại các nơi trên xứ Đức là do các địa phương ấy tự lo liệu. Riêng phần tiếng Đức của phần đầu cũng như ghi chú dưới các hình ảnh sinh hoạt là do sự cộng tác dịch thuật của chú Thiện Tín, Thị Chơn và Thiện Pháp. Nơi đây chúng tôi xin thành thật cảm ơn sự tài trợ của Bộ Nội Vu Liên Bang và những vị cộng tác trên, nếu không có sự giúp đỡ ấy, chắc rằng quyển sách này khó thành tựu và ra mắt với các độc giả được.
Khi đọc tác phẩm này, nếu có cần gì bổ túc thêm; kính xin quý vị cho biết tôn ý và xin cảm ơn tất cả quý vị.
Viết xong ngày 30 tháng 07 năm 1986 Phật Lịch năm 2532 – Viên Giác Tự Mùa An Cư năm Mậu Thìn
Tác giả cẩn chí.
MỤC LỤC
Trang
Lời đầu sách................................................................................... 1
HỆ THỐNG TỔ CHỨC PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TÂY ĐỨC 3
MƯỜI NĂM PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TÂY ĐỨC............... 11
BẢO QUANG NI TỰ VÀ CHI HỘI PHẬT TỬ
VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI HAMBURG........................................ 29
CÂU CHUYỆN MƯỜI NĂM HỘI PHẬT TỬ............................... 31
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI BERLIN.............. 35
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI BREMEN............ 52
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI FRANKFURT..... 55
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI FREIBURG......... 57
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI HANNOVER
VÀ VÙNG PHỤ CẬN.................................................................. 59
NIỆM PHẬT ĐƯỜNG TÂM GIÁC VÀ CHI HỘI PHẬT TỬ
VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI MÜNCHEN........................................ 61
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI MÜNSTER......... 67
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI NORDDEICH
VÀ GIA ĐÌNH PHẬT TỬ MINH HẢI.......................................... 69
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN
3 VÙNG NÜRNBERG-FÜRTH-ERLANGEN.............................. 71
CHI HỘI PHẬT TỬ VIỆT NAM TỴ NẠN TẠI WIESBADEN..... 75
Hình Ảnh Sinh Hoạt 10 Năm PGVN Tại Tây Đức