- Thư Ngỏ
- Nội Dung
- I. Phần thứ I Tổng luận ( Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
- II. Phần thứ II Tổng luận:
- III. Phần Thứ III: Tánh Không Bát Nhã
- Tán thán công đức quý Phật tử đã đóng góp (đợt 2) tịnh tài để ấn tống Tổng Luận Đại Bát Nhã 🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼
- Hình ảnh tạ lễ công đức phiên dịch Kinh Bát Nhã của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm và chúc mừng Lão Cư Sĩ Thiện Bửu (80 tuổi ở San Jose, California, Hoa Kỳ) đã hoàn thành luận bản chiết giải bộ Kinh khổng lồ này sau 10 năm ròng rã
- Link thỉnh sách Tổng Luận Đại Bát Nhã qua Amazon
- Tập 01_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 1) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 02_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 2) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 03_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 3) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 04_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 4) do Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 05_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 5) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 06_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 6) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 07_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 7) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
- Tập 08_Tổng Luận Đại Bát Nhã (tập 8) do Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm dịch và Cư Sĩ Thiện Bửu chiết giải
TỔNG LUẬN
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT
Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu
Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022
HỘI THỨ IX.
Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le
(bố cục)
9. Hội thứ IX: “Năng Đoạn Kim Cương” phần, 1 quyển. Tương đương với Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật Đa (Phạm:Vajracchedikàprajĩàpàramità) tiếng Phạm. Nội dung đức Phật nói về việc phát tâm hướng tới Bồ Tát thừa, tu hành theo Bát Nhã và phương pháp nhiếp phục tâm cho tôn giả Thiện Hiện (Tu Bồ Đề) nghe. Các Kinh: Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật 1 quyển do các Ngài: Cưu ma La thập đời Diêu Tần, Bồ đề Lưu chi đời Nguyên Ngụy và Ngài Chân Đế đời Trần dịch, Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật 1 quyển, do Ngài Cấp Đa dịch vào đời Tùy và Kinh Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa 1 quyển, do Ngài Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường v.v... đều là đồng bản của hội này. Pháp Uyển Châu lâm và Khai Nguyên Thích Giáo lục nói bản tiếng Phạm của hội này có 300 kệ tụng.
---o0o---
“KIM CƯƠNG NĂNG ĐOẠN” PHẦN hay
KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT.
(Quyển 577, Hội thứ IX, ĐBN)
Dẫn nhập:
Như trên có sơ thuật trong phần bố cục của Kinh ĐBN, tức trước và sau Ngài Huyền Trang tổng cộng có năm Bản Kinh Kim Cương xuất hiện đồng với Hội thứ IX này. Đó là:
1. Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Ngài Cưu Ma La Thập (Kumàrajiva) dịch tại chùa Thảo Đường tại Trường An, đầu thế kỷ thứ V, tức năm 402 Tây lịch, thuộc đời Diêu Tần, ghi trong Đại tạng Kinh mang số 0235;
2. Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci) dịch, vào đời Nguyên Ngụy, đầu thế kỷ VI, tức vào khoảng 508 Tây lịch, Đại tạng Kinh, mang số 0235a và số 0236b;
3. Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Ngài Ba La Mật Đà (Paramàrtha), người Tàu gọi là Chân Đế dịch vào đời Trần, khoảng giữa thế kỷ thứ VI, Đại tạng Kinh mang số 0237;
4. Kinh Kim Cương Năng Đoạn Bát Nhã Ba La Mật, 1 quyển, do Ngài Đạt Ma Cấp Đa (Dharmagupta) dịch vào đời Tùy, khoảng cuối thế kỷ thứ VI hay đầu thế kỷ thứ VII, Đại tạng Kinh mang số 0238;
5. Kinh Phật Thuyết Năng Đoạn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật Đa, 1 quyển, do Ngài Nghĩa Tịnh đi Ấn Độ mang bản chữ Phạn về và dịch vào đời Đường, đầu thế kỷ thứ VIII, sau Ngài Huyền Trang, Đại tạng Kinh mang số 0239.
Như chúng tôi lưu ý trong bố cục của Kinh Đại Bát Nhã, do Ngài Huyền Trang dịch vào đời Đường, khoảng giữa thế kỷ thứ VII: Trong 600 quyển của Kinh ĐBN thì chỉ có 481 quyển ở các Hội thứ 1, 3, 5, 11, 12, 13, 14, 15 và 16 (9 Hội) là do chính nhóm của Ngài Huyền Trang dịch, 119 quyển còn lại thuộc các hội thứ: 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10 (7 hội) đã có các vị đi trước dịch rồi và nhóm của Ngài Huyền Trang chỉ sao lại thôi. Hội thứ IX, chỉ có 1 quyển lấy tên là “Kim Cương Năng Đoạn” phần được nhóm của Ngài Huyền Trang sao lại ở Q.577, ĐBN.
“Kim Cương Năng Đoạn” phần, nguyên tác văn từ thông suốt từ trên xuống dưới một mạch, không có phân đoạn. Về sau, Thái Tử Chiêu Minh chia kinh này làm 32 đoạn và đặt tên cho mỗi đoạn riêng rẽ để tiện việc kiến giải và tu học. Các nhà kiến giải sau này rất tán dương lối phân đoạn và cách định danh các phân đoạn này và ghi lại trong các tác phẩm của họ hoặc thêm bớt chút đỉnh. Tiếc thay con người tài hoa nhưng bạc mệnh, Thái tử hưởng thọ chỉ có 31 tuổi đời.
Cũng nên nói trước, đây là một quyển kinh đặc biệt trong số 600 quyển ĐBN. Đặc biệt vì chỉ một quyển kinh nhỏ mà có thể diễn đạt đầy đủ về danh, thể, tông, tướng, dụng cũng như hầu hết giáo lý của Hệ Bát Nhã:
1. Danh: Kim Cương là dụ, Bát Nhã Ba La Mật là pháp. Đây lấy thí dụ và pháp để lập danh;
2. Thể: Lấy kim cương để thí dụ về văn tự và quán chiếu Bát Nhã của kinh này. Chính vì kim cương là một khoáng chất cứng rắn có thể chặt đứt phiền não, sanh thật tướng. Ba chữ này là thể chủ yếu của Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật;
3. Tông: Tôn chỉ duy nhất của kinh này ở hai chữ vô trụ, tức quán, giải, hành, môn của kinh này đều nằm hết trong hai chữ đó;
4. Tướng: Phật thuyết kinh này vì muốn khai ngộ Như Lai trí tuệ giác tánh của chúng sanh vốn sẵn có, nhưng vì chúng sanh “hợp trần nên bội giác” mà kinh này là vô lượng thậm thâm pháp bảo để duy trì Phật chủng, truyền thụ tâm ấn. Chỉ riêng điểm này cũng đủ chứng tỏ Kinh này giáo phán cực viên cực đốn. Vậy, có thể nói kinh này lấy Đại thừa Viên và Đốn làm giáo tướng. Hết thảy các giáo nghĩa: Tạng, thông, biệt, viên, tiểu, thỉ, chung, đốn đều nhất loạt nhiếp hết;
5. Dụng: Là công dụng. Tu mà có tôn chỉ đàng hoàn tất sẽ đem lại diệu dụng. Diệu dụng không có chi khác là đoạn trừ chấp trước hư vọng. Kinh từ đầu tới cuối phá chấp triệt để cốt bứng gốc rễ của phiền não và sở tri để chúng sanh được an vui tự tại.
---o0o---
Gợi ý:
Để chiết giải Hội này chúng tôi chia Kinh làm hai phần chính:
- Phần thứ I: Trình bày chính văn của Kinh, tức viết lại toàn bộ chánh văn “Kinh Cương Năng Đoạn Phần”. Nhưng chúng tôi chia Kinh làm nhiều phân đoạn và mỗi phân đoạn đặt tên riêng tùy theo nội dung của từng giáo lý như công việc của Thái tử Chiêu Minh đã làm; và
- Phần thứ II: Chiết giải từng phân đoạn từ đầu cho đến hết quyển 577 để Quý vị độc giả dễ theo dõi, dễ nắm các giáo lý Phật thuyết trong toàn thể Hội này.