Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu quyển sách”Trái đất và sự sống”của Đạo Hữu Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

21/02/202115:20(Xem: 9973)
Giới thiệu quyển sách”Trái đất và sự sống”của Đạo Hữu Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Giới thiệu quyển sách
”Trái đất và sự sống”
của Đạo Hữu Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ

Thích Như Điển

 

Tôi được Tác Giả ký tặng cho quyển sách nầy vào ngày 2 tháng 9 năm 2019, gửi đi từ miền Santee thuộc Tiểu Bang California, Hoa Kỳ và độ chừng 3 tuần lễ sau thì ở Đức tôi đã nhận được. Lần đầu khi nhận sách, đọc chỉ được vài ba chục trang lại ngưng, vì có những việc khác phải làm và hôm nay ngày 21 tháng 1 năm 2020 nhằm ngày 27 tháng chạp năm Kỷ Hợi tôi đã đọc xong quyển sách dày 300 trang nầy của Tác Giả đã gửi tặng. Xin niệm ân Tác Giả Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ về việc nầy.

Người khác tặng sách cho mình, mà không đọc; chứng tỏ rằng mình lười; hoặc giả không quý sách vở. Để thể hiện việc nầy hằng ngày tôi vẫn đọc Kinh, sách, báo chí v.v… có khi đọc một ngày 200 trang Đại Tạng Kinh bằng chữ Việt. Có những quyển sách 120 trang tôi chỉ đọc trong vài giờ và cũng có nhiều quyển Kinh, sách đọc hoài nhưng chẳng hết, vì nhiều lý do khác nhau. Dầu cho bận rộn đến đâu, nếu ai đó nhờ tôi viết lời giới thiệu thì điều quan trọng là phải đọc hết sách ấy rồi mới viết; chứ không vì bận rộn và chỉ xem qua tựa đề hay mục lục của sách mà vội viết lời giới thiệu liền. Sách nầy do Tác Giả tự xuất bản năm 2019 và nay muốn tái bản tại Việt Nam; nên tôi xin có vài lời trang trọng để giới thiệu về tác phẩm nầy.

Thật ra tiêu đề nầy không phải là mới; nhưng Tác Giả đã đi sâu vào bốn vấn nạn muôn đời của nhân loại là: Con người từ đâu sanh ra? Con người từ đâu đến? Sanh ra để làm gì? Và Chết, sẽ đi về đâu? Tác Giả đã cố công diễn giải bằng nhiều cách khác nhau qua khoa học thực nghiệm, qua kinh điển, qua lời Phật dạy trong các Kinh văn như Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, truyện cổ Phật Giáo v.v… để chứng minh là con người không phải do một đấng tạo hóa nào sinh ra cả, mà là do những Ụ tế bào tác thành chúng sanh từ loài nhỏ nhất cho đến loài lớn nhất. Từ những chúng sanh ở ba đường ác và những chúng sanh ở các cõi thiện lương; nhưng điều quan trọng là do A Lợi Gia Thức gá vào chúng sanh đó. Từ đó một con người, con vật, một chư thiên mới hình thành. Nếu chỉ có tinh cha huyết mẹ không, thì không thể thành một chúng sanh hữu tình được. Theo trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy rằng: Chúng sanh nào tình nhiều tưởng ít, khi thác sanh, thần thức sẽ dễ bị rơi vào cõi thấp hơn cõi người. Nếu chúng sanh nào có thức nhiều tình ít thì khi thác sanh, chúng sanh ấy sẽ dễ sanh về cõi chư Thiên và nếu chúng sanh nào vừa tình vừa thức ngang nhau thì khi thác sanh sẽ trở lại làm người.

Nhưng con ngươi từ đâu sanh ra hay từ đâu tới? là một câu hỏi quá lớn mà lâu nay các nhà Tôn Giáo Học, các khoa học gia, các học giả cố gắng giải thích; tựu trung chưa lột tả hết được những lời luận giải như của Tác Giả Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ ở trong sách nầy. Do vậy Quý Vị cần nên đọc kỹ và đọc nhiều lần mới thẩm thấu hết được ý nghĩa thâm sâu về thai tạng giới của Phật Giáo về tư tưởng tam thiên đại thiên thế giới nầy mà theo Tác Giả, Nasa của Hoa Kỳ cho đến năm 2019 vừa qua các Khoa Học Gia đã tìm ra được 1.300 thế giới lớn nhỏ khác nhau ở ngoài quả địa cầu mà chúng ta đang sinh sống . Đó là một minh chứng cho thấy rằng: Đức Phật sau khi chứng ngộ đã dùng ba minh(Thiên nhãn minh, lậu tận minh và túc mệnh minh)để quan sát thế giới; nên mới nói ra thuyết trùng trùng duyên khởi như vậy. Sau nầy nhà Bác Học Albert Einstein, người Đức gốc Do Thái ở vào cuối thế kỷ thứ 20, Ông đã được thế giới 7 tỷ người vinh danh là cha đẻ của thuyết tương đối và Ông Einstein cũng đã phát biểu rằng: Phật Giáo không cần thẩm định lại giá trị khoa học của mình nữa, vì tất cả những gì Đức Phật dạy, đều vượt lên khỏi sự chứng minh của khoa học rồi. Hay nhà Bác Học Steven Hawking người Anh, chứng minh về thời gian không có bắt đầu và không có cái cuối cùng. Như vậy đâu có khác gì lời Phật dạy là mấy, cách đây hơn 2.600 năm về trước?

Trong sách, Ông cũng đã chứng minh là theo tài liệu của www.Sinhhoc101112.com.VN thì loài người đã xuất hiện vào thời gian cách đây 1,8-65 triệu năm một cách tổng thể gồm ba giống người: Homo Habilis, Homo Erectus và Homo Sapien. Hai giống người trước không còn tồn tại nữa. Chỉ còn giống Homo Sapien thì còn tồn tại khá đông và từ giống nầy nam nữ loài người Homo Sapien kết hôn với nhau để sinh con bằng thai cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên theo Phật Giáo, nhất là trong Luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới thì Đức Phật dạy rằng: loài người từ cõi trời Quang Âm Thiên đến trái đất nầy từ trong vô lượng kiếp, mà cõi nầy thuộc cõi trời thứ 3 thuộc cõi Thiền thứ hai của Sắc Giới. Các vị ở đây có thân hình toàn là ánh sáng và sống trong trạng thái hỷ lạc , đã giáng thần xuống cõi Ta Bà để làm người. Tuy nhiên Tác Giả còn chứng minh thêm về những chúng sanh khác từ các cõi Dục, Sắc và Vô Sắc cũng như các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cũng tái sanh vào cõi người; nên mới có hình người mà tâm thú và cũng có những người có thân người mà tâm Bồ Tát, tâm Phật v.v….

Đây là một đề tài vô cùng tận, không nói hết bằng lời hay không đọc hết bằng kinh sách, mà mỗi người nên dụng công theo pháp hành như Thiền Định, niệm Phật, trì chú v.v… thì chúng ta mới thẩm thấu hết được những thế giới hải mà Đức Phật đã dạy cũng như Tác Giả Đức Hạnh Lê Bảo Kỳ mong muốn mang đến những thành quả nhất định như thế cho chúng ta.

Vậy bất kể là Tăng, Ni hay tín đồ Phật Giáo và ngay cả những Tín Đồ của các Tôn Giáo khác đi nữa cũng như các khoa học gia, nhà tâm lý, Bác học, Bác sĩ, sinh viên v.v… ai ai cũng có thể tìm đến tác phẩm nầy để đọc và nghiên cứu sưu tầm. Thật là lợi ích vô cùng. Do vậy tôi xin tán thán Tác Giả đã dày công nghiên cứu qua cái nhìn Phật Học và Khoa Học của mình cũng như mong độc giả hãy cố tìm đến quyển sách giá trị nầy để xem và để hiểu đúng với lời Phật dạy vậy.

Viết xong vào lúc 17 giờ ngày 21 tháng 1 năm 2020 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.











Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 12569)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
17/08/2014(Xem: 16415)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12603)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28275)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27052)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13718)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10705)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32078)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
21/03/2014(Xem: 25332)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13530)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]