Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kiến Pháp Tràng ư xứ xứ

16/01/202115:04(Xem: 8231)
Kiến Pháp Tràng ư xứ xứ
chua vien minh-thuy sy

Kiến Pháp Tràng ư xứ xứ

Bài viết: HT Thích Như Điển
Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh

Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước



Vào mỗi thời tụng Kinh Lăng Nghiêm của mỗi buổi sáng tại các chùa ở trong cũng như ngoài nước Việt Nam, chư Tăng Ni thường hay trì tụng bài Sám Quy Mạng với âm Hán Việt. Đôi khi tụng bài tiếng Việt của Thiền Sư Nhất Hạnh dịch, hay bài dịch ra Việt ngữ hoàn toàn của Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, trong đó có câu là:”Kiến Pháp tràng ư xứ xứ, phá nghi võng ư trùng trùng. Hàng phục chúng ma, thiệu long Tam Bảo….”mà Thiền Sư Nhất Hạnh dịch là: Pháp Tràng dựng khắp nơi nơi, lưới nghi phá hết trong ngoài sạch không. Tà ma hàng phục đến cùng, truyền đăng Phật Pháp nối dòng vô chung…” Còn Ni Trưởng Trí Hải dịch là:” Khai đàn tràng hiển chơn phá vọng, dẹp tan muôn trùng sóng hoài nghi. Quần ma úy phục theo về. Ba ngôi báu thịnh như kỳ Tượng Sơ…”. Đây là một bài sám rất hay thâm trầm, ý vị mà người xuất gia nào cũng không phải là không có cơ duyên để trì tụng đến.

Năm 2021 Thượng Tọa Thích Như Tú đương kim Trụ Trì chùa Viên Minh tại Nebikon Thụy Sĩ cùng chư Phật Tử tại đó dự định làm lễ khánh thành ngôi chùa đã được tân trang xong và mong tôi có một bài viết đóng góp về việc trọng đại nầy; nên hôm nay tôi sẽ viết vài điều mà tôi đã biết sau hơn 30 năm có duyên với Phật Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ. Phải nói rằng đất nước Thụy Sĩ là một Thiên Đàng nơi hạ giới rất đúng nghĩa. Vì lẽ giữa dân chúng và chính quyền luôn luôn hòa hợp với nhau; nghĩa là bất cứ vấn đề gì của Quốc Gia, chính quyền Thụy Sĩ cũng đều trưng cầu ý kiến của dân. Ví dụ như chính phủ muốn làm một xa lộ xuyên qua núi nào đó. Thế là trưng cầu ý kiến của dân. Một người ngoại quốc nhập tịch Thụy Sĩ, phải được sự đồng ý của tất cả những người trong làng…..và còn không biết bao nhiêu là việc tương tự Dân Chủ như thế nữa đã đương và sẽ xảy ra với quê hương Thụy Sĩ đầy t mộng nhưng cũng không kém những việc nhiêu khê như vậy.

Từ đó việc xây dựng một ngôi chùa ở Thụy Sĩ không phải là việc dễ dàng để làm nơi nương tựa tâm linh cho người con Phật khi sống xa quê hương như người Phật Tử Việt Nam của chúng ta ngày nay. Ai cũng biết rằng: an cư rồi mới lạc nghiệp; nhưng dẫu cho có ở yên với đời sống cá nhân; nhưng Đoàn Thể và Tổ Chức Tôn Giáo thì phải có những điều lệ khác nữa. Ví dụ như không được tụ tập đông người; không làm ồn hàng xóm vào ngày chủ nhật v.v…trong khi đó Việt Nam chúng ta mỗi khi gặp nhau là tay bắt mặt mừng, nói chuyện lớn tiếng tỉnh bơ, xem như không có người nào bên cạnh cả. Ngày chủ nhật là ngày nghỉ của Tây Phương, còn chùa chiền Việt Nam chúng ta từ sáng sớm đến chiều tối ngày chủ nhật đều có nhiều tiếng động lớn từ mõ, chuông, tiếng tụng Kinh hay tiếng nói chuyện. Do vậy mà đi tìm một nơi để làm chùa được ở Thụy Sĩ không phải là vấn đề dễ dàng so với những nơi khác tại Âu Châu nầy.

Cách đây chừng hơn 25 năm Chùa Phật Tổ Thích Ca mua lại một ngôi nhà cũ để làm chùa tại Emmenbrecke. Chùa có 4 tầng, biệt lập; nhưng quá cũ kỹ cũng như không có phòng ốc lớn để làm Chánh Điện. Quý Phật Tử đã cải gia vi tự, biến từng trên cùng rộng ra để thờ Phật, thờ linh và có chỗ ngồi tụng Kinh đủ cho chừng 30 Phật Tử. Trong khi đó Quý Phật Tử cũng đã dự định đi tìm một cơ sở khả dĩ hơn để tạo thành một mái chùa Việt Nam thật s tại xứ người. Có lẽ thời gian ít nhất là 2 năm mới tìm ra cơ sở trong hiện tại. Điều thuận duyên là Phật Tử tại Emmenbruecke và Luzern thuở đó đã bảo lãnh được Thượng Tọa Thích Như Tú vừa xong văn bằng Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ, qua đây làm lãnh đạo tinh thần và Trụ Trì ngôi chùa Phật Tổ Thích Ca thuở ấy.

Đến khi tìm ra được một nhà hàng cũ tại vùng Nebikon thì Thầy Trụ Trì muốn đổi lại tên là chùa Viên Minh khi Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và tôi có cơ duyên sang đó hoằng pháp. Chùa nầy cũng thuộc loại cải”nhà hàng làm chùa”; nhưng có rất nhiều điều thuận lợi. Đó là việc di chuyển bằng xe lửa rất gần, chỉ cần đi bộ độ chừng 3 phút là tới nhà gare rồi. Vùng nầy thuộc vùng kỹ nghệ; nên hãng xưởng nghỉ vào dịp cuối tuần, chúng ta có thể mượn thêm bãi đậu xe để đậu khi chùa có lễ lớn. Nguyên thủy là một nhà hàng; nên có độ 36 bãi đậu xe chung quanh và là nơi sinh hoạt công cộng đã được công nhận từ lâu rồi; nên khi nơi đây biến thành ngôi chùa thì người địa phương cũng không có gì quan tâm đến tiếng ồn mấy. Chỉ có điều là mình mang một Tôn Giáo khác từ Á Châu đến trồng, cấy vào xã hội Tin Lành và Thiên Chúa giáo tại Tây Phương không phải là chuyện đơn thuần tí nào cả. Không biết rằng đến thế hệ thứ mấy thì mới có người Thụy Sĩ đi xuất gia; chứ thế hệ thứ nhất nhìn tới nhìn lui vẫn chưa thấy được người địa phương phát tâm dõng mãnh nầy. Hy vọng sẽ có một ngày và ngày ấy sẽ không xa….

Thầy, trò, đệ tử cùng những người quen biết thay phiên nhau vào những cuối tuần dỡ cái cũ bỏ ra, lp cái mới vào, đục đục, đẽo đẽo, cưa cưa,ráp ráp v.v… và cuối cùng đã hoàn thành từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới. Nơi nào cũng sạch sẽ gọn gàng như người Thụy Sĩ vậy. Từng dưới cùng làm phòng sinh hoạt của Gia Đình Phật Tử. Tầng một hay tầng trệt làm Chánh Điện, phòng thờ Tổ, phòng ăn, văn phòng, nhà bếp. Tng hai có thư viện, phòng nghỉ lại cho Phật Tử ở xa về hay dùng chỗ ở lại cho những vị thọ Bát Quan Trai vào cuối tuần. Tầng thứ ba dùng để làm phòng ở cho vị Trụ Trì và khách Tăng. Tầng chót cũng có thể làm chỗ sinh hoạt hay chỗ nghỉ lại cho giới trẻ. Ngần ấy phương tiện, ngần ấy điều kiện đủ để cho chùa Viên Minh hoạt động trong vòng chừng 20 năm. Nếu từ đây đến 20 năm sau nữa có nhiều Phật Tử hỗ trợ thì chắc rằng Thầy Trụ Trì sẽ phát tâm xây một ngôi chùa Việt Nam thật sự với hình ảnh có mái cong bốn góc và đầy đủ cổng tam quan thì chắc rằng đây cũng là nguyn vọng của nhiều người vậy.

Nay chùa sẽ khánh thành, có nghĩa là chùa sẽ đi vào hoạt động chính thức và hy vọng với khả năng hiện có của Thầy Trụ Trì cùng sự chung tay góp sức của các Phật Tử địa phương như lâu nay thì tôi hy vọng rằng niềm ước mơ trên sẽ trở thành sự thật, như trước đây Quý Phật Tử tại địa phương đã ước gì là có chùa và có Thầy Trụ Trì. Điều ấy nay Quý Vị đã có đủ và từ đây xây dựng thành một tổ chức Tôn Giáo quy cũ hơn để người Phật Tử Việt Nam và Phật Tử địa phương có một cái nhìn đích thực về Phật Giáo là như thế đó.

Xin nguyện cầu cho Thầy Trụ Trì cùng Quý Đạo Hữu Phật Tử tại Nebikon nói riêng và tại Thụy Sĩ nói chung được mọi điều như nguyện khi phát tâm xây dựng Đạo Tràng để cho mọi người cùng tu và cùng học.

Viết xong vào ngày 13 tháng 12 năm 2020 tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2022(Xem: 8625)
CHÁNH PHÁP Số 125, tháng 4.2022 Hình bìa của Minka2507 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 THƠ ĐỀ MÙ SƯƠNG, CHỐN ĐẤT XƯA (thơ Lý Thừa Nghiệp), trang 9
13/03/2022(Xem: 24024)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
02/03/2022(Xem: 9270)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
15/02/2022(Xem: 8397)
Với mục đích quảng bá Phật Pháp miễn phí đến những vị muốn Tu học Phật Pháp, Rèn luyện Anh ngữ, Luyện Dịch Việt-Anh hoặc Anh-Việt, (nhất là những vị đang sinh sống, hoặc sẽ đi hay đang du học, ở những quốc gia sử dụng tiếng Anh – cũng là ngôn ngữ quốc tế được sử dụng khắp thế giới). Thế Giới Phật Giáo .org đã thực hiện sách Song ngữ ANH-VIỆT Đối chiếu (từng đoạn văn Rất NGẮN để dể đối chiếu) sau đây.
10/02/2022(Xem: 7378)
Chỉ còn áng mây, trăng khuyết tịch mù, mãi thức tỉnh luân phiên hiện hữu giữa dòng đời bất tận. Nắng hay mưa, ngày hay đêm vẫn theo thời gian mà lúc ẩn lúc hiện, khiến vạn kiếp nhân sinh mãi tồn động rong chơi trong ba ngàn cõi tâm. Đời người đi qua như giấc mộng, chỉ một kiếp thở dài ngắn sẽ ngừng chuyển thức tâm, chính vì nhân duyên ấy chàng kẻ sĩ du hành vân du khắp chốn đó đây, khoác áo y pháp cà sa như chính mình gom lại những vết hằn sương ảnh trên thảm cỏ hơi sương, giữa cuộc tình nhân thế. Hẳn nhiên, chàng kẻ sĩ ngước nhìn dưới lớp mây xanh, tinh khôi chào đón ánh bình minh, để học thêm cuộc tình hương đạo, từ việc hành trì trong nguyện giới pháp tướng du tăng, mà phổ hoá nhân sinh. Chàng mở đôi mắt tuệ đến sương thi hoá vào chốn nhân gian.
09/02/2022(Xem: 23256)
Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam Sử Lược (trọn bộ hai tập, do Hòa Thượng Giới Đức biên soạn)
06/02/2022(Xem: 18974)
Bồ Tát Quán Tự Tại khi hành giải thoát trí tuệ sâu mầu, Ngài soi thấy năm uẩn đều không, độ tất cả khổ ách. Này Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Này Xá Lợi Tử! Tướng không của các pháp ấy không sinh, không diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Vì vậy, trong không: Không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có mắt cho đến không có thức; không có vô minh, cũng không có hết vô minh; cho đến không có già, không có chết; cũng không có hết già chết; không có khổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế; không có trí, cũng không có chứng đắc.
05/02/2022(Xem: 8928)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
05/02/2022(Xem: 8868)
CHÁNH PHÁP Số 121, tháng 12.2021 Hình bìa của PhotoMix (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 7 Ý THU (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ÁNH SÁNG NHƯ LAI (Nguyễn Thế Đăng), trang 10
05/02/2022(Xem: 8497)
CHÁNH PHÁP Số 123, tháng 02.2022 Hình bìa của Oldiefan (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN NHÂM DẦN 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 7 THÔNG BẠCH TẾT NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Giáo Phẩm), trang 8 THƯ CHÚC XUÂN NHÂM DẦN 2022 (Hội Đồng Điều Hành), trang 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]