Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Phẩm "Bất Khả Đắc"

22/08/202011:07(Xem: 9868)
42. Phẩm "Bất Khả Đắc"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***
buddha-428

PHẨM "BẤT KHẢ ĐẮC"

Phần sau quyển 437, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với Phẩm “Ba-la-mật-đa”, phần cuối quyển 296

đến phần đầu quyển 297, Hội thứ I, ĐBN)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh, Cư sĩ Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước, Cư sĩ Quảng Thiện Hùng Jordan Le

 

Gợi ý:

Phẩm “Bất Khả Đắc” của Hội thứ II, tương đương với phẩm thứ 44, “Bách Ba La Mật”, tập 4, quyển 65, Đại Trí Độ Luận. Đây là phẩm thuyết về hằng trăm Ba la mật với tánh cách kỳ diệu của nó. Nếu chúng sanh nào nhập được các Ba la mật này sẽ có đầy đủ tánh đức trí tuệ thời có thể chèo thuyền mà sang bờ kia. Đó là ý nghĩa của các Ba la mật.

 

Tóm lược:

 

Bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện lại thưa Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô biên Ba la mật(1).

Phật nói:

- Như vậy. Ví như hư không, không ngằn mé vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bình đẳng Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy. Vì tất cả pháp tánh bình đẳng vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là xa lìa Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, rốt ráo không vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là khó khuất phục Ba la mật.

Phật nói:

-Như vậy, tất cả pháp tánh bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô bỉ ngạn Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vô danh thể vậy.

 

(Thế nào gọi là vô bỉ ngạn Ba la mật? Đại Trí Độ Luận thuyết rằng:

“Đa số người xuất gia thường chấp có bờ bên này là bờ sanh tử, có bờ bên kia là Niết bàn, giữa hai bờ đó có dòng sông phiền não; do vậy mà muốn tu tập nhằm dứt trừ phiền não, rời bỏ bờ bên này, để qua được bờ bên kia.

Bồ Tát, do tu tập Bát nhã Ba la mật, biết rõ bờ bên kia cũng là hư vọng chẳng thật có, chẳng nên chấp.

Như vậy gọi là “Vô bỉ ngạn Ba la mật”).

 

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là hư không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, ví như hít vào thở ra bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất khả thuyết Ba la mật.

 

(Sao gọi là bất khả thuyết Ba la mật? Đại Trí Độ Luận thuyết rằng:

Bồ Tát biết rõ hết thảy các pháp tướng đều không tịch. Vì các pháp tướng đều không tịch, nên các giác quán đều là không. Vì các giác quán đều là không, nên các ngôn thuyết cũng là không.

Bởi vậy, khi đã vào được trong Bát nhã Ba la mật rồi, thì hết thảy các ngôn thuyết đều đoạn dứt.

Như vậy gọi là “Bất khả thuyết Ba la mật”).

 

Phật nói:

- Như vậy, vì tầm, tứ bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô danh Ba la mật.

 

(Sao gọi là vô danh Ba la mật? Đại trí Độ Luận thuyết rằng:

Danh sắc nhiếp hết thảy các pháp. Do 4 đại mà có 4 đại tạo sắc.

Do có sắc, mới có thọ, tưởng, hành và thức, nhiếp về danh. Do có danh, có sắc, mới có khởi phân biệt các pháp.

Cùng với các pháp tướng khác, Bát nhã Ba la mật tướng cũng nhiếp về danh.

Thế nhưng, ở nơi thật tướng, thì sắc chẳng ly danh, danh chẳng ly sắc, vì sắc tức là danh, danh tức là sắc vậy.

Bồ Tát, do tu tập Bát nhã Ba la mật, biết rõ Bát nhã Ba la mật tướng là bất khả tri (chẳng thể biết được); biết rõ thọ, tưởng, hành và thức đều là bất khả đắc (chẳng thể được).

Như vậy gọi là “Vô danh Ba la mật”).

 

Phật nói:

- Như vậy, vì thọ tưởng tư xúc và tác ý thảy bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô hành Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp không đến đi vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là Bất khả đoạt Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp bất khả phục vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất khả tận Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp là rốt ráo tận, chẳng phải tận vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất sanh diệt Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp không sanh diệt vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tác Ba la mật.

 

(Thế nào là vô tác Ba la mật? Đại Trí Độ Luận giải thích rằng:

“Danh từ “hữu tác” (có làm ra, có tạo ra) thường được hiểu theo hai nghĩa. Đó là:

- “Chúng sanh tác”, như là người hành bố thí, trì giới v.v...

- “Pháp tác”, như là gió thổi, nước trôi, lửa cháy v.v...

Thế nhưng, chúng sanh nhờ có tâm thức mới thấy, nghe, hay, biết các pháp, mà tâm thức thì chẳng có tác giả, nên nói “chúng sanh tác” là “vô tác”. Lại nữa, hết thảy các pháp đều đần(trì)độn, chẳng có tướng khởi, chẳng có tướng tác, nên nói “pháp tác” là vô tác. Bồ Tát, do tu tập Bát nhã Ba la mật, biết rõ “chúng sanh tác” cũng như “pháp tác” đều là vô tác cả.

Như vậy gọi là “Vô tác Ba la mật”).

 

Phật nói:

- Như vậy, vì các tác giả bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tri Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp bản tánh trì độn vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất đáo Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, bởi kẻ sanh tử bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất hoại (bất thất) Ba la mật.

 

(Tại sao gọi là bất thất Ba la mật? Đại Trí Độ Luận thuyết rằng:

Lại nữa, Bồ Tát biết rõ Bát nhã Ba la mật chính là thật tướng pháp và cũng y theo Bát nhã Ba la mật mà các pháp chẳng mất thật tướng.

Như vậy gọi là “Bất thất Ba la mật”).

 

(Từ đây cho đến hết phẩm này, Kinh nói Bát Nhã như thế là tất cả pháp mầu Phật đạo, chúng ta đã hiểu nên không cần thuyết giảng nữa).

 

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp không hoại vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã thế là như mộng Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp như mộng, bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là như vang Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì năng sở nghe nói bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là như ảnh tượng Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì các pháp đều như bóng hiện trong gương, bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là như việc biến hóa Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp như sự biến hóa bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là như thành tầm hương Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tất cả pháp như thành tầm hương bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất nhiễm tịnh Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, các duyên nhiễm tịnh bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô sở đắc không nhiễm ô Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, các pháp sở y bất khả đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô hý luận Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, phá hoại mọi hý luận vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là không khinh miệt chấp trước Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì phá hoại tất cả các việc khinh chấp vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là không động chuyển Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì trụ pháp giới vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là xa lìa nhiễm ô Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì hiểu biết tất cả pháp không hư vọng.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là vô đẳng khởi Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì đối tất cả pháp không phân biệt vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tịch tịnh Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì tướng các pháp vô sở đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tham dục Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì các việc tham dục bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô sân Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, phá hoại tất cả các việc sân hận vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô si Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì diệt các việc vô tri đen tối vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là xa lìa phiền não Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì xa lìa phân biệt.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là xa lìa hữu tình Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy! Đạt được loài hữu tình vô sở hữu.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô đoạn hoại Ba la mật.

Phật nói:

-Như vậy, vì đây năng đẳng khởi tất cả pháp vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô nhị Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì xa lìa hai bên vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là không tạp hoại Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì biết tất cả pháp chẳng lệ thuộc nhau vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là vô đắm trước Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vượt khỏi bậc Thanh văn Độc giác vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô phân biệt Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, tất cả phân biệt bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là không hạn lượng Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, ngằn mé các pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là như hư không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, đạt tất cả không ngăn ngại vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô thường Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vì năng hoại diệt hẳn tất cả pháp vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là khổ Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, năng xua đuổi hẳn tất cả pháp vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô ngã Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, không chấp trước tất cả pháp.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là Ba la mật không.

Phật nói:

- Như vậy, tất cả pháp vô sở đắc.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là nội không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, rõ thấu nội pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là ngoại không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, rõ thấu ngoại pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là nội ngoại không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, biết pháp nội ngoại pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là không không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, rõ pháp không không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là đại không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, rõ biết tất cả pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là thắng nghĩa không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, tịch diệt Niết bàn bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là hữu vi không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, các pháp vô vi bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là rốt ráo (tất cánh) không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp rốt ráo không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tế không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp vô tế không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tán vô tán không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp tán vô tán không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bổn tánh không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp hữu vi vô vi bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là tự cộng tướng không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, thấu đạt pháp xa lìa tự cộng tướng.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là nhất thiết pháp không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, biết pháp trong ngoài bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bất khả đắc không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, tánh tất cả pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tánh không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp vô tánh không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tự tánh không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp tự tánh không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tánh tự tánh không Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp vô tánh tự tánh không bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bốn niệm trụ Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, thân thọ tâm pháp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là ba mươi bảy pháp trợ đạo Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, pháp thiện bất thiện bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là không giải thoát môn Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, không, lìa hành tướng bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô tướng giải thoát môn Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, hành tướng vắng lặng bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là vô nguyện Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, hành tướng vô nguyện bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tám giải thoát Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, tánh tám giải thoát bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là chín định thứ lớp Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, tự tánh chín định thứ lớp bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bố thí Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, xan tham trong đây bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là an nhẫn Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, giận dữ trong đây bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tinh tấn Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, lười nhác trong đây bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tĩnh lự Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, loạn tâm trong đây bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát nhã Ba la mật như thế là Ba la mật Bát Nhã .

Phật nói:

- Như vậy, ác huệ trong đây bất khả đắc vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là Phật mười lực Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, đạt tất cả pháp khó khuất phục vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bốn vô sở úy Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, được đạo tướng trí không lui mất vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là bốn vô ngại giải Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, được nhất thiết trí không quái ngại vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là đại từ bi hỷ xả Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, đối các hữu tình chẳng nới bỏ vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là mười tám pháp Phật bất cộng Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, vượt pháp các Thanh văn, Độc giác vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là Như Lai Ba la mật.

- Đúng vậy! Thường như thật thuyết tất cả pháp.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là tự nhiên Ba la mật.

Phật nói:

- Như vậy, đối tất cả pháp tự tại chuyển vậy.

- Bạch Thế Tôn! Bát Nhã như thế là Chánh đẳng giác Ba la mật.

(Nói tóm lại, Bát nhã Ba la mật là tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, vì có thể bảo hộ, dạy dỗ, giáo giới cho tất cả chúng sanh được sang bờ kia hay đạt Niết bàn. Nên nói Bát nhã Ba la mật như tất cả thiện pháp hay các pháp mầu Phật đạo không khác).

Phật nói:

- Như vậy, đối tất cả pháp tất cả hành tướng năng hiện giác vậy.

 

Thích nghĩa:

(1). Ba la mật (Phạm: Pàramità, Pàli: Pàramì hoặc Pàramità) Tức là từ bờ sống chết cõi mê bên này mà đến bờ Niết bàn giải thoát bên kia. Còn gọi là Ba la mật, Ba la nhĩ đa. Dịch ý là Đáo bỉ ngạn, Độ vô cực, Độ, Sự cứu kính. Thông thường, nói về sự tu hành của Bồ Tát, đại hạnh của Bồ Tát có khả năng hoàn thành tất cả mọi việc lợi mình lợi người một cách m mãn rốt ráo, cho nên gọi là Sự cứu kính. Làm theo hạnh lớn ấy mà có thể từ bờ sống chết bên này đến được bờ Niết bàn bên kia, cho nên gọi là Đáo bỉ ngạn. Hạnh lớn ấy có khả năng cứu giúp mọi loài một cách bao la vô hạn, cho nên gọi là Độ vô cực. Tiếng Phạm: Pàramità, có các nghĩa: Đến bờ bên kia, trọn vẹn, đầy đủ; tiếng Pàli: Pàramì, thì có các nghĩa: Tối thượng, chung cực. Đối với Ba la mật, các nhà phiên dịch, giải thích, mỗi nhà có cách nói riêng. Cứ theo Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn chép, thì Ba la mật thông cả nghĩa đã đến và sẽ đến, tức là Phật đã đến bờ bên kia, còn Bồ Tát thì sẽ đến bờ bên kia. Cứ theo Nhiếp Đại Thừa Luận Thích quyển 9 (bản dịch đời Lương) chép, thì Đáo bỉ ngạn có ba nghĩa khác nhau: 1- Tùy chỗ tu hành mà đạt đến vô dư rốt ráo. 2- Vào chân như, vì chân như là cùng tột, cũng như các dòng sông đổ vào biển cả là chung cực. 3- Được quả vô đẳng, không quả nào hơn được quả này, bởi vì các pháp mà Bồ Tát tu hành, cái lý mà Bồ Tát thâm nhập và cái quả mà Bồ Tát chứng đắc, đều là rốt ráo, tròn đầy. Lại cứ theo Kinh Giải Thâm Mật quyển 4 chép, thì Ba la mật có năm nhân duyên, tức là không nhiễm trước, không luyến tiếc, không tội lỗi, không phân biệt và không quay trở lại. Cứ theo Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương quyển 4 chép, thì Ba la mật có mười bảy nghĩa, như tu tập thắng lợi, không dính dấp điều gì, không cố chấp thiên kiến, không hệ lụy v.v... Cứ theo Kinh Đại Bảo Tích quyển 53 chép, thì Ba la mật có mười hai nghĩa, chẳng hạn như biết được tất cả các pháp lành vi diệu có khả năng đến bờ bên kia, trong các pháp môn sai biệt của tạng Bồ Tát, an trụ nơi chính nghĩa v.v... Còn về thuyết bờ bên này, bờ bên kia thì giữa các sư cũng có những ý kiến khác nhau. Cứ theo Đại Thừa Nghĩa Chương quyển 12 mục lục Ba la mật chép, thì: 1- Sống chết là bờ bên này, Niết bàn rốt ráo là bờ bên kia. 2- Sống chết Niết bàn có hình tướng là bờ bên này, bình đẳng không hình tướng là bờ bên kia. Cứ theo Đại Phẩm Kinh Du Ý chép, thì: 1- Tiểu thừa là bờ này, Đại thừa là bờ kia. 2- Ma là bờ này, Phật là bờ kia. 3- Thế gian là bờ này, Niết bàn là bờ kia. Còn Thành luận sư thì bảo hữu tướng là bờ này, vô tướng là bờ kia; sống chết là bờ này, Niết bàn là bờ kia; phiền não (hoặc) là bờ này, chủng trí là bờ kia.

Theo các Kinh luận thì có sáu Ba la mật, mười Ba la mật và bốn Ba la mật khác nhau như sau:

1- Sáu Ba la mật, còn gọi là sáu độ, là thuyết của các bộ Kinh Bát Nhã ; chỉ sáu hạnh tu mà Bồ Tát Đại thừa phải thực hiện. Đó là: 1). Bố thí Ba la mật, còn gọi là Đàn-na (Phạm, Pàli: dàna) Ba la mật, có nghĩa là bố thí hết cả, không sẻn tiếc vật gì. 2). Trì giới Ba la mật, còn gọi là Thi-la (Phạm:zìla) Ba la mật, có nghĩa là giữ gìn giới luật của giáo đoàn một cách trọn vẹn. 3). Nhẫn nhục Ba la mật, còn gọi là Sằn-đề (Phạm: kwànti) Ba la mật, hàm ý là triệt để nhịn nhục. 4). Tinh tiến Ba la mật, còn gọi là Tì-lê-da (Phạm: vìrya) Ba la mật, hàm ý là cố gắng hết mức. 5). Thiền định Ba la mật, còn gọi là Thiền-na (Phạm: dhyàna) Ba la mật, có nghĩa là hoàn toàn để tâm vào một cảnh. 6). Trí tuệ Ba la mật, còn gọi là Bát Nhã (Phạm: prajĩà) Ba la mật, Tuệ Ba la mật, Minh độ, Minh độ vô cực, có nghĩa là trí tuệ tròn đầy, là trí tuệ không phân biệt, siêu việt lý tính của con người. Y vào Bát nhã Ba la mật thì có thể làm việc bố thí mà hoàn thành Bố thí Ba la mật, cho đến tu Thiền định mà hoàn thành Thiền định Ba la mật, vì thế, Bát nhã Ba la mật là gốc của năm Ba la mật kia và được mệnh danh là mẹ của chư Phật.

2- Mười Ba la mật, còn gọi là mười độ, mười thắng hạnh, là thuyết trong Kinh Kim Quang Minh Tối Thắng Vương phẩm Tối Tịnh Địa-đà-la-ni. Thêm bốn Ba la mật dưới đây vào sáu Ba la mật kể trên thì thành mười Ba la mật, đó là: 1). Phương tiện Ba la mật, còn gọi là Âu-ba-da (Phạm: Upàya) Ba la mật, chỉ các phương pháp khéo léo cứu giúp chúng sinh. 2). Nguyện Ba la mật, còn gọi là Bát-la-ni-đà-na (Phạm: Praịidhàna) Ba la mật, có nghĩa là thệ nguyện cứu giúp chúng sinh sau khi đã được trí tuệ (tức bồ-đề). 3). Lực Ba la mật, còn gọi là Ba-la (Phạm: Bala) Ba la mật, nghĩa là cái năng lực có thể phán đoán điều mình tu hành một cách hoàn toàn chính xác. 4). Trí Ba la mật, còn gọi là Nhã-na (Phạm: Jĩàna) Ba la mật, có nghĩa là thụ hưởng niềm vui Bồ đề, đồng thời, chỉ dạy chúng sinh được trí tuệ siêu việt.

3- Bốn Ba la mật, là thuyết trong các chương Điên đảo, Chân thực của Kinh Thắng man. Tức là: 1). Thường Ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để vĩnh viễn. 2). Lạc Ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để an ổn. 3). Ngã Ba la mật, nghĩa là Ba la mật có tính chủ thể triệt để. 4). Tịnh Ba la mật, nghĩa là Ba la mật triệt để thanh tịnh. Bốn Ba la mật trên đây tức là bốn đặc chất (bốn đức) thù thắng của Niết bàn.

Mật giáo, trong Kim cương giới mạn đồ la lấy Đại nhật Như Lai làm trung tâm, gọi bốn Bồ Tát đặt ở bốn phương Đông Nam Tây Bắc là bốn Ba la mật, tức Đông phương Kim cương Ba la mật, Nam phương Bảo Ba la mật, Tây phương Pháp Ba la mật, Bắc phương Nghiệp Ba la mật. Ngoài ra, trong các Kinh điển tiếng Pàli Nam truyền, như Sở-hành-tạng (Pàli: Cariyàpiỉaka), Phật-chủng-tính (Pàli: Buddhavaôsa), Pháp cú Kinh chú (Pàli: Dhammapadaỉỉhakathà) v.v..., cũng lập mười Ba la mật là: Bố thí Ba la mật, Trì giới (Pàli: sìla) Ba la mật, Xuất ly (Pàli: nekkhamma) Ba la mật, Bát Nhã (Pàli: paĩĩa) Ba la mật, Tinh tiến (Pàli: viriya) Ba la mật, Nhẫn nhục (Pàli: khanti) Ba la mật, Chân đế (Pàli: sacca) Ba la mật, Quyết ý (Pàli: adhiỉỉhàna) Ba la mật, Từ (Pàli: mettà) Ba la mật và Xả (Pàli: upekkhà) Ba la mật. - Từ điển Phật Quang.

 

Lược giải:

 

Toàn thể phẩm này nằm trong câu hỏi: Tu Bát Nhã để làm gì? Và kết quả ra sao? Câu trả lời giản dị là tu Bát Nhã để đạt huệ. Đạt huệ để làm gì? Để được giải thoát! Giải thoát đi đâu? Đi qua bờ bên kia! Vậy tu Bát Nhã là nhân (để có huệ) và giải thoát (được sang bến bờ bên kia) là quả. Muốn nhân tròn quả mãn thì phải học Bát Nhã, kết quả là chắc chắn sẽ sang được bờ kia.

Bờ bên kia là Ba la mật hay còn gọi là đáo bỉ ngạn. Vì vậy, Hội thứ I đặt tên cho phẩm này là “BA LA MẬT ĐA”, thành quả do tu hành các Ba la mật mà gặt hái được.

Nhưng muốn được kết quả tốt đẹp đó thì phải làm sao? Câu trả lời giản dị là phải có phương tiện. Nhưng đối với Bát Nhã , tất cả đều không: Nội không, ngoại không, nội ngoại không, cho đến vô pháp hữu pháp không, rốt ráo đều không (Tất cánh không). Như vậy, phương tiện cũng không, nên nói phương tiện phi phương tiện, cứu cánh phi cứu cánh. Hay nói khác tất cả đều vô sở hữu, bất khả đắc. Đó là ý nghĩa của phẩm này, nên Hội thứ II mới đặt tên là “BẤT KHẢ ĐẮC”. Và chính cái bất khả đắc cũng này cũng không nốt. Đó là “Bất khả đắc không”. Và khi hiểu ra như vậy là thấu hiểu Bát Nhã , thấu hiểu Ba la mật. Thấu hiểu nhân (Bát Nhã), thấu hiểu quả (Ba la mật) thì sang được bờ kia.

Kinh nói: Bát Nhã là Ba la mật vô biên không có ngần mé như hư không; là viễn ly vì rốt ráo không; là vô hành vì tất cả pháp không đến không đi; là Ba la mật vô tri vì các sự hiểu biết chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật chẳng sanh diệt vì tất cả pháp không sanh diệt; là không tạo tác vì không có tác giả; là Ba la mật không dời đổi vì sự sanh tử bất khả đắc; không hư mất vì tất cả pháp không biến hoại; là Ba la mật vô nhị vì xa lìa hai bên; là Ba la mật vô sở đắc, không hý luận, vô nhiễm, vô tịnh; là Ba la mật không kiêu mạn, không tham dục, không sân nhuế, không ngu si, không phiền não; là Ba la mật không đoạn, không hoại, không chấp trước, không phân biệt, không so lường, không khởi đẳng cấp; là Ba la mật bình đẳng, xa lìa nhiễm trước, vô cùng tĩnh lặng, như hư không…

Bát Nhã như vậy là Ba la mật như mộng vì tất cả pháp như chiêm bao, chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như tiếng vang vì năng, sở, văn, thuyết đều chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như ảnh tượng vì các pháp đều như ảnh trong gương, như trăng đáy nước, chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như bóng nắng, như ảo ảnh vì tất cả pháp như tướng trạng của dòng nước, chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như biến hóa vì các pháp đều như trò ảo thuật; là Ba la mật như ảo thành vì các pháp đều như hương khói. Đó là so sánh Bát nhã Ba la mật như huyễn mộng, chẳng có gì cả. Ở chỗ này, Đại Trí Độ Luận thuyết rằng:

Ngài Tu Bồ Đề tán thán Bát nhã Ba la mật đã khai thị về “pháp không” và “chúng sanh không”. Pháp cùng chúng sanh đều chẳng thật có, đều là như mộng, như hưởng, như ảnh, như diêm, như huyễn.

Phật dạy: Mộng, hưởng, ảnh, diệm, huyễn đều là bất khả đắc.

Như vậy gọi là “Mộng Ba la mật”... dẫn đến gọi là “Huyễn Ba la mật”

Bát Nhã như vậy là Ba la mật khổ, Ba la mật không, Ba la mật vô thường, Ba la mật vô ngã, Ba la mật vô tướng, vì có khả năng vĩnh viễn đoạn trừ các vọng niệm chấp trước.

Bát Nhã như vậy là thập bát pháp không Ba la mật, vì các pháp bất khả đắc. Bát Nhã như vậy là chơn như Ba la mật, là pháp giới Ba la mật, là pháp tánh Ba la mật, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định, pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới Ba la mật. Bát Nhã như vậy là bốn Thánh đế Ba la mật, là 37 pháp trợ đạo Ba la mật. Tất cả pháp như thế đều bất khả đắc.

Bát Nhã là không giải thoát môn Ba la mật, là vô tướng giải thoát môn Ba la mật, là vô nguyện giải thoát môn Ba la mật. Bát Nhã như vậy là Ba la mật tám giải thoát, là Ba la mật tám thắng xứ, là chín thứ đệ định, là mười biến xứ v.v… Bát Nhã như vậy là Ba la mật Nhất thiết trí, là Ba la mật Đạo tướng trí, là Ba la mật Nhất thiết tướng trí. Bát Nhã như vậy là Ba la mật tất cả Bồ Tát hạnh, là quả vị Giác ngộ tối cao. Bát Nhã như vậy là Ba la mật Như Lai. Bát Nhã như vậy là Ba la mật tự nhiên vì đối với tất cả pháp được tự tại. Bát Nhã như vậy là Ba la mật Chánh Đẳng Giác vì đối với tất cả pháp có khả năng giác ngộ chơn chánh bình đẳng tất cả tướng…

Nói tóm lại, tất cả pháp Phật và 10 Ba la mật là những pháp giúp chúng sanh kể cả Bồ Tát đạt đến bờ kia. Học Bát Nhã phải học tất cả các pháp có các đặc tánh như thế thì sớm được Nhất thiết trí trí, chứng Vô Thượng Chánh giác, thành thục hữu tình, thanh tịnh Phật độ và không những tự mình có thể thoát khỏi bờ sanh tử, được Niết bàn mà còn giúp kẻ khác cũng được như vậy.

Các Ba la mật như vậy quá nhiều, khó nhớ phải đọc đi đọc lại nhiều lần mới có thể nhớ, mới có thể thuộc được./.

 

---o0o---

  


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/10/2023(Xem: 23808)
Trang Nhà Quảng Đức App giúp xem được trên Iphone & Ipad Kính mời quý Phật tử vào download để xem nhanh và dễ hơn trên Iphone và Ipad của quý vị (Chân thành cảm ơn TT Tâm Hải đã giúp layout nhanh app này) Kính mời vào đây để download: https://apps.apple.com/us/app/quang-duc/id1580853777
13/07/2023(Xem: 8293)
Phật Học Danh Số Thông Dụng - Tập 2 (PDF)
13/07/2023(Xem: 5750)
Lời Đầu Sách Trước đây, chúng tôi đã cho ra đời ba tập thơ với chủ đề là Hướng Dương Thi Tập. Nói là thơ, thật ra chỉ là làm theo thể văn vần cho dễ đọc. Dựa theo những thể thơ mà các bậc tiền bối trước kia đã sáng tác. Trong ba tập thơ phần nhiều chúng tôi chỉ tóm yếu lại những gì mà Phật Tổ đã dạy trong các kinh điển và Ngữ lục. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ làm mà không có giải thích. Nay chúng tôi thể theo lời yêu cầu của một số độc giả mà giảng giải đôi điều cho dễ hiểu. Chúng tôi chỉ trích ra một số bài rải rác trong ba tập thơ để tạm nêu ra giải thích sơ yếu đó thôi. Thế nên, chúng tôi xin có vài lời thưa trước với quý độc giả, kính mong quý vị hiểu và thông cảm cho.
01/02/2023(Xem: 29694)
Tán thán công đức quý Phật tử gần xa đã cúng dường hộ trì Tam Bảo Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🌷🌸🏵️🌸🏵️ HL Cụ bà Thiện Chánh (SA): $200 Nguyên Quảng Lương Ngọc Thủy: $300 Mai Thị Cao Trâm, Olivia: $200 ( Hồi hướng cho HL Stewart. J. Hibbert) Nguyên Như, Nguyên Quảng Bình: $500 ( Hồi hướng cho Mẹ Bạch Vân Phạm Thị Doan) Hoàng Lộc, Ái Định (hồi hướng cho cụ bà Diệp Tú Liên): $400 Tâm Thư (Sydney): $200 Nguyên Quảng Hương: $200 Thiện An, Thiện Lạc (Tiệm vàng Kim Châu, SA): $500 Lâm Tuyết Mai (Nguyên Quảng Anh): $1000 Diệu Tuyết Lệ Trinh (hồi hướng cho HL Phụ Thân Trần Tiêu): $500 Bé Mattis Hugh Le-Tang (Phước Lành): $100 Steve Nguyên Thiện Bảo, Tuyết Nguyên Thiện Hạnh: $500 Khánh Vân, Khánh Linh: $100 Cụ Bà Viên Huệ (Darwin): $200 Mỹ Lệ, Hoàng Em, Thanh Phong, Thanh Vũ (Hồi hướng cho Mẹ): $5000 Quảng Trí Chánh, Quảng Tuệ Dung (Cali, USA): $200 Bảo Diệu Hạnh (hồi hướng cho em trai Dương Hồng Anh): $500 Phi Thị Lan, Trần Văn Dũng (
02/09/2022(Xem: 6465)
CHÁNH PHÁP Số 130, tháng 9 2022 Hình bìa của MoeRasmi (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 NẮNG HẠ NHÂM DẦN - 2022 (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
16/08/2022(Xem: 4047)
CHÁNH PHÁP Số 128, tháng 7 2022 Hình bìa của Nhiên An NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 MƯA ĐÁ THÁNG BA (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7
16/08/2022(Xem: 3861)
CHÁNH PHÁP Số 127, tháng 6 2022 Hình bìa của Hồ Bích Hợp NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 CHA LÀ…, NGHĨ VỀ CHA (thơ Trần Hoàng Vy), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 GIỮA ĐÔI BỜ TỈNH THỨC, CHẦM CHẬM THÔI… (thơ Tôn Nữ Mỹ Hạnh), trang 10 SEN NỞ TRONG LÒ LỬA VẪN TƯƠI (Nguyễn Thế Đăng), trang 11
11/08/2022(Xem: 5640)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
20/06/2022(Xem: 10566)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]