Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

33. Phẩm "Ngoại Đạo"

15/08/202009:44(Xem: 9224)
33. Phẩm "Ngoại Đạo"

 TỔNG LUẬN
 KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

2.33. Phẩm Ngoại Đạo



PHẨM "NGOẠI ĐẠO"

Phần giữa quyển 429, Hội thứ II, ĐBN.

(Tương đương với Đoạn bốn, phẩm "So Lường Công Đức",

phần cuối của Q. 105 đến Q. 106, Hội thứ I, ĐBN)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Quảng Thiện Duyên
Lồng nhạc: Quảng Thiện Hùng Jordan Le

Gợi ý:

Phẩm “Ngoại Đạo”của Hội thứ II, ĐBN cũng giống như phẩm có tên là “Phạm Chí” của Kinh MHBNBLMĐ, nói về uy lực của Bát nhã Ba la mật. Phẩm này không nói về giáo lý chỉ nói về sự kiện, ngắn gọn, dễ hiểu, nên ai cũng có thể thọ trì.

 

Tóm lược:

 

Khi ấy, có rất nhiều ngoại đạo Phạm chí, muốn tìm lỗi Phật, đi đến chỗ Phật. Khi ấy Thiên Đế Thích thấy liền nghĩ: Bọn ngoại đạo Phạm chí này đến pháp hội rình tìm chỗ dở Phật, đâu phải chuyện lành? Ta nên tụng niệm Bát nhã Ba la mật thậm thâm đã nhiếp thọ, để khiến bọn tà kia lui về bản xứ. Nghĩ rồi liền tụng Bát nhã Ba la mật. Ngoại đạo Phạm chí từ xa tỏ tướng cung kính, đi quanh hữu Thế Tôn, từ cửa đến trở lại đường cũ mà quay về.

Khi ấy Xá Lợi Tử thấy việc này rồi nghĩ rằng: Bọn ngoại đạo kia vì nhân duyên gì mà vừa mới đến, lại trở về?

Bấy giờ, Phật bảo Xá Lợi Tử rằng:

- Các ngoại đạo kia đến tìm lỗi Ta, do Thiên Đế Thích tụng niệm Bát nhã Ba la mật khiến chúng lui về. Xá Lợi Tử! Ta chẳng thấy ngoại đạo Phạm chí kia có chút bạch pháp, chỉ ôm ác tâm đến tìm lỗi Ta. Xá Lợi Tử! Ta chẳng thấy có loại hữu tình thiên ma phạm, hoặc các Sa môn, Bà la môn nào trong thế gian… khi nghe thuyết Bát Nhã mà ôm ác tâm đến tìm được lỗi. Vì sao? Vì Tam thiên đại thiên thế giới đây, có bao nhiêu trời Bốn đại vương chúng, cho đến trời Sắc cứu cánh; hoặc các Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, Phật và tất cả long thần, dược xoa người phi người… đủ đại uy lực đều cùng chung thủ hộ Bát nhã Ba la mật, chẳng để bọn ác làm lưu nạn được. Vì sao? Xá Lợi Tử! Các chư thiên này đều nương uy lực Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy.

Lại nữa, Xá Lợi Tử! Mười phương thế giới như cát sông Hằng, tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, Thanh văn, Độc giác, Bồ Tát, chư thiên, long thần, dược xoa, người phi người… đều chung thủ hộ Bát nhã Ba la mật, chẳng để bọn ác làm lưu nạn được. Vì sao? Xá Lợi Tử! Chư Phật, Bồ Tát… kia đều nương uy lực Bát nhã Ba la mật mà xuất sanh vậy.

Bấy giờ ác ma lén khởi nghĩ này: Ngày nay Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác được bốn chúng vây quanh và các trời người… cõi Dục, cõi Sắc đều đồng đến nhóm hội, tuyên nói Bát nhã Ba la mật. Nhân dịp này nhất định có đại Bồ Tát sẽ được thọ ký Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ đề, ta phải đến phá hoại trí lực kia. Khởi nghĩ như vậy rồi, hóa làm bốn loại quân chủng oai hùng xông đến chỗ Phật.

Khi đó, Thiên Đế Thích thấy vậy liền nghĩ rằng: Chỉ có bọn ác ma hóa hiện làm việc này không ai khác hơn, muốn đến não (hại) Phật và làm lưu nạn Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Bốn quân chủng như thế trang bị đẹp lạ; thắng quân của Ảnh Kiện, của dòng vua Thích Ca, dòng Tiên Lật Niêm Tỳ, dòng Lực sĩ… đều chẳng bì kịp. Do đó ắt biết bọn ma hóa hiện.. Ác ma thường rình tìm chỗ dở của Phật, phá các hữu tình sở tu thắng sự, ta phải tụng niệm Bát nhã Ba la mật, khiến ác ma kia trở lui. Nghĩ rồi liền tụng Bát nhã Ba la mật. Tức thì bọn ác ma liền quay lại đường cũ mà lui về, vì bị áp lực của Bát nhã Ba la mật vậy.

Lúc đó, trong chúng hội các trời Bốn đại vương chúng cho đến trời Sắc cứu cánh, mỗi mỗi hóa làm nhiều thứ hoa trời, hương thơm, tràng hoa cùng các đồ cúng vi diệu, vui mừng thân vọt lên hư không rải trên Phật, chấp tay cung kính đồng thưa Phật rằng:

- Bạch đức Thế Tôn! Nguyện cho Bát nhã Ba la mật đây trụ mãi trong cõi châu Thiệm bộ. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật thậm thâm như thế lưu bố trong châu Thiệm bộ, phải biết nơi đây Phật bảo, Pháp bảo, Tăng bảo trụ lâu chẳng diệt. Tam thiên đại thiên thế giới đây cho đến mười phương vô lượng vô số vô biên thế giới cũng lại như vậy. Do đây, chúng đại Bồ Tát và hạnh thù thắng cũng có thể rõ biết.

Bạch Thế Tôn! Tùy các phương cõi, có các thiện nam thiện nữ đem lòng tịnh tín thọ trì Bát nhã Ba la mật thậm thâm như thế, cúng dường cung kính, tôn trọng ngợi khen, phải biết chỗ ấy có diệu quang minh trừ diệt tối tăm, sanh các thắng lợi.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích cùng các thiên chúng rằng:

- Như vậy, như các ngươi đã nói!

Lúc đó, chúng chư thiên lần nữa hóa làm các thứ hoa trời, hương thơm, tràng hoa… mà rải lên Phật, thưa lại Phật rằng:

- Nếu các thiện nam thiện nữ đối Kinh điển Bát nhã Ba la mật thậm thâm đây chăm lòng lóng nghe thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, rộng khiến lưu bố. Các thiện nam thiện nữ này, ma và ma quân chẳng làm gì được. Thiên chúng chúng con thường theo dõi ân cần bảo hộ khiến không tổn não. Vì sao? Bạch Thế Tôn! Vì các thiện nam thiện nữ này chư thiên chúng con kính thờ như Phật, hoặc tương tự Phật.

Khi ấy, Thiên Đế Thích lại thưa Phật rằng:

- Các thiện nam thiện nữ này chẳng phải trồng ít cội lành mà được việc này, tất đời trước ở vô lượng chỗ Phật chứa nhóm căn lành, phát nhiều chính nguyện, cúng dường nhiều Phật, thờ nhiều bạn lành, mới được Bát nhã Ba la mật đây, chăm lòng lóng nghe, thọ trì đọc tụng, tinh siêng tu học, suy nghĩ đúng lý, thơ tả giải nói, rộng khiến lưu bố.

Bạch Thế Tôn! Nếu các thiện nam, thiện nữ muốn được Nhất thiết trí trí phải cầu Bát Nhã. Muốn được Bát Nhã phải cầu Nhất thiết trí trí. Vì sao? Chư Phật sở đắc Nhất thiết trí trí đều từ Bát Nhã xuất sanh vậy. Tất cả Bát nhã Ba la mật đều từ Nhất thiết trí trí mà xuất sanh vậy. Vì sao? Vì Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật chẳng khác Nhất thiết trí trí. Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đây, phải biết không hai cũng không hai phần.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Như vậy! Đúng như ngươi đã nói. Vì vậy, nên công đức oai thần Bát nhã Ba la mật rất tôn, rất thắng!

 

Sơ giải:

 

Phẩm này nói về oai lực của Bát nhã Ba la mật, không ai có thể tìm chỗ dỡ để phá hoại sự tín thọ Kinh này. Thí dụ trong Kinh có kể câu chuyện là bọn Phạm chí nhiều tà kiến, lại ác tâm và kiêu mạn. Họ muốn vạch ra các lỗi lầm của Bát Nhã Ba La Mật nhằm gây phiền nhiễu, nên đi đến chỗ Phật thuyết pháp định phá hoại. Do Đế Thích và chư Thiên biết tâm niệm này, nhất tâm tụng Bát nhã Ba la mật. Bọn Phạm chí từ xa nghe oai thần Bát Nhã nên tự động rút lui.

Đại Trí Độ Luận, phẩm thứ 35, có tên là “Phạm Chí”, tập 3, quyển 58, thấy việc ấy Xá lợi Phất thầm nghĩ:

“Bát nhã Ba la mật có oai đức cứu độ chúng sanh. Như vậy, vì sao chúng Phạm Chí nghe Bát nhã Ba la mật mà lại chẳng được độ?

Phật biết rõ tâm niệm của ngài Xá Lợi Phất, nên dạy rằng: Các Phạm Chí ấy đến đây chẳng phải do thiện niệm, lại đắm chấp tà kiến và ái kiến, nên chẳng được độ vậy. Ví như người mà thọ mạng đã sắp hết, thì dù gặp được thầy hay, thuốc tốt, hoặc dù có thần lực, cũng chẳng có thể được thoát chết vậy.

Ngài Xá Lợi Phất bạch Phật rằng: Bạch Thế Tôn! Như vậy, chẳng những các Phạm Chí ấy, mà cho đến hết thảy chúng sanh nào mống ác tâm muốn phá hoại Bát nhã Ba la mật cũng chẳng tìm được chỗ tiện để gây tác hại. Vì sao? Vì chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền, chư Thiên đều xuất sanh từ Bát nhã Ba la mật. Bởi vậy nên các ác ma, các ngoại đạo muốn đến vấn nạn để phá hoại Bát nhã Ba la mật, chẳng sao thực hiện được ý đồ của họ”.

 

Nội dung của phẩm này nói đến uy lực của Bát nhã Ba la mật chỉ có thế. Phần kết luận của phẩm này đáng lưu ý với đoạn kinh như sau:

“Chư Phật sở đắc Nhất thiết trí trí đều từ Bát Nhã xuất sanh vậy. Tất cả Bát nhã Ba la mật đều từ Nhất thiết trí trí mà xuất sanh vậy. Vì sao? Vì Nhất thiết trí trí chẳng khác Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật chẳng khác Nhất thiết trí trí. Nhất thiết trí trí cùng Bát nhã Ba la mật đây, phải biết không hai cũng không hai phần.

Bấy giờ, Phật bảo Thiên Đế Thích rằng:

- Như vậy! Đúng như ngươi đã nói. Vì vậy, nên công đức oai thần Bát nhã Ba la mật rất tôn, rất thắng!

Để bình luận đoạn kinh này Đại Trí Độ Luận nói rằng:

 “Vì Bồ Tát có hành đầy đủ Bát nhã Ba la mật mới có thể thành Phật, mới được đầy đủ Nhất thiết chủng trí. Bởi vậy nên nói “phải ở nơi Bát nhã Ba la mật, mà cầu Nhất thiết chủng trí”.

Mặc khác, chư Phật và chư đại Bồ Tát được Nhất thiết chủng trí rồi, thường thuyết Bát nhã Ba la mật, thường dùng các lực phương tiện Bát nhã Ba la mật để hóa độ chúng sanh, nên cũng nói “phải ở nơi Nhất thiết chủng trí mà cầu Bát nhã Ba la mật”.

Bát nhã Ba la mật biến thành Nhất thiết chủng trí. Bát nhã Ba la mật là nhân sanh ra Nhất thiết chủng trí. Bát nhã Ba la mật là nhân, và Nhất thiết chủng trí là quả; nhân quả chẳng rời nhau, nên nói Bát nhã Ba la mật và Nhất thiết chủng trí là chẳng phải hai, chẳng phải khác”.

Tu Bát nhã Ba la mật giác ngộ thì được Nhất thiết trí trí. Không phải do Bát nhã Ba la mật hay giác ngộ mà được Nhất thiết trí trí, cũng không riêng giác ngộ hay Nhất thiết trí trí mà được Bát nhã Ba la mật. Cả ba hỗ tương sanh khởi, không do cái này mà có cái kia. Nên nói Bát nhã Ba la mật, Vô Thượng giác ngộ, Nhất thiết trí trí tuy ba mà chỉ là một!

 

---o0o---

 

 


 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/03/2021(Xem: 12136)
100 SÁCH PHẬT GIÁO DO TT THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ, BIÊN TẬP 7.A. SÁCH CỦA THÍCH NHẬT TỪ LÀM TÁC GIẢ 1. Thế giới Cực Lạc(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 142. 2. Chết đi về đâu(link is external). Sài gòn: NXB Văn Hóa Sài gòn, 2010, tr. 126. 3. Cẩm nang viết khảo luận, luận văn & luận án(link is external). Sài gòn: NXB TP. HCM. 2003, tr. 200. 4. Tìm hiểu Kinh bốn mươi hai chương(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 499. 5. Phương trời thong dong(link is external). Sài gòn: NXB Phương Đông. 2010, tr. 87. 6. Chuyển hoá cảm xúc(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại. 2010, tr. 112. 7. Hiểu thương và tuỳ hỷ(link is external). Sài gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 174. 8. Khủng hoảng tài chánh toàn cầu qua cái nhìn Phật giáo(link is external). Sài gòn: NXB Hải Phòng, 2009, tr. 152. 9. Không có kẻ thù(link is external). Sài Gòn: NXB Thời Đại, 2010, tr. 121. 10. Chuyển hóa sân hận(link is external). Sài Gòn: NXB Phương Đôn
04/03/2021(Xem: 12322)
Thời gian như đến rồi đi, như trồi rồi hụp, thiên thu bất tận, không đợi chờ ai và cũng chẳng nghĩ đến ai. Cứ thế, nó đẩy lùi mọi sự vật về quá khứ và luôn vương bắt mọi sự vật ở tương lai, mà hiện tại nó không bao giờ đứng yên một chỗ. Chuyển động. Dị thường. Thiên lưu. Thiên biến. Từ đó, con người cho nó như vô tình, như lãng quên, để rồi mất mát tất cả… Đến hôm nay, bổng nghe tiếng nói của các bạn hữu, các nhà tri thức hữu tâm, có cái nhìn đích thực rằng: “Đạo Phật và Tuổi Trẻ.” “Phật Việt Trong Lòng Tộc Việt.” “Dòng Chảy của Phật Giáo Việt Nam” hay “Khởi Đi Từ Hôm Nay.” Tiếng vang từ những lời nói ấy, đánh động nhóm người chủ trương, đặt bút viết tâm tình này.
05/01/2021(Xem: 17837)
Một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại (nhiều tập) Kính thưa chư Tôn đức Tăng Ni, Kính thưa quý thân hữu, Bắt đầu ngày 03.01.2021, trên trang facebook: Tuong Vo và trang website: chuaviettoancau.com sẽ giới thiệu một số ngôi chùa Ni Giới người Việt tại Hải ngoại. Việc giới thiệu các ngôi chùa Ni Giới tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Nga và Ấn Độ sẽ không theo bất cứ thứ tự nào: 2 ngày 1 chùa. Ngôi chùa Ni Giới ở đây được hiểu là ngôi chùa hiện nay do một vị Ni (Ni trưởng, Ni sư, Sư cô) quản lý (trụ trì, giám tự …). Chúng con chỉ giới thiệu những ngôi chùa mà chúng con có duyên lành đến viếng thăm và chụp ảnh từ năm 2007 đến nay, nên có một số hình ảnh, thông tin chưa được cập nhật. Nếu có những thông tin sai sót, cần sửa hoặc bổ sung, xin quý Chùa, quý thân hữu hoan hỷ liên lạc qua messenger: Tuong Vo hoặc email: [email protected]. Xin chân thành cảm ơn. Về bài viết giới thiệu chùa, chúng con sử dụng thông tin ghi chép trực tiếp lúc viếng chùa; tư liệu từ bộ sác
17/11/2020(Xem: 7995)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
05/11/2020(Xem: 10548)
Bắt đầu năm 1989, theo học lớp Cử nhân Văn Khoa của Trường Đại Học Tổng Hợp (nay là trường Đại Học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn tại đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1, TP.HCM, Việt Nam), tôi thích trầm tư đắm mình trong những giây phút tuyệt vời ở góc chùa hoặc thư viện của trường để mặc cho chữ nghĩa danh ngôn bất hủ dẫn dắt mình trong vẻ đẹp của nhân cách hướng thượng.
04/11/2020(Xem: 8198)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
11/10/2020(Xem: 14917)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
02/10/2020(Xem: 7869)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TỰ VẤN, BÁT NHÃ, HỒI HƯỚNG (thơ Xuyên Trà), trang 8 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ MÙA ĐÃ VÀO THU (thơ Mặc Phương Tử), trang 11 ¨ NHỚ ƠN NHỊ VỊ HÒA THƯỢNG... (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ THỜI QUỶ MỘNG (thơ Nguyễn thị Khánh Minh), trang 15 ¨ THƯ KHÁNH TUẾ (Tỳ kheo Thích Tuệ Sỹ), trang 16
15/09/2020(Xem: 12889)
Tranh Minh Họa Kinh Phổ Môn Nghĩa Kinh Dịch: HT. Thích Trí Tịnh Tranh minh họa: Sư Cô Thích Nữ Huyền Linh
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]