Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vua là Phật, Phật là vua

08/08/202015:10(Xem: 6704)
Vua là Phật, Phật là vua
Vua là Phật, Phật là vua
HT. Thích Như Điển

Vua Là Phật, Phật Là Vua - bìa

pdf-icon
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.

Có thể nêu một ít trường hợp vượt thoát hy hữu như Thái Tử Tất-đạt-đa (Siddhattha), vua A-dục (Ấn Độ), Pháp sư Huyền Trang (Trung Hoa) thời cổ đại; vua Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông (Việt Nam) thời Trung hưng, Đức Đạt Lai Lạt Ma 14 (Tây Tạng) thời hiện đại, và còn nhiều nữa… những bậc Đạo sư, Bồ Tát, Thánh nhân làm bật lên sức sống hào hùng bằng tâm từ bi và tuệ giác của họ, làm nơi nương tựa vững chắc cho chúng ta.

Sách chuyển tải qua 4 chương: về công chúa Thuận Thiên, 3 vua nhà Trần: Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông mà cả 3 ông đều có nhân duyên sâu dày với Phật pháp lâu đời. Nhưng ít người biết đến Trần Thái Tông và Thánh Tông mà chỉ biết Trần Nhân Tông nhiều hơn. Vì lẽ, đời có muôn mặt: gian tà, trung - nịnh, phò tá - phản trắc, phế lập, phe phái, yêu ghét, thân thù… thì cho dù có trong ngôi vị Hoàng hậu, Quân vương đi chăng nữa thì cũng không thoát khỏi vòng hệ lụy trầm luân của nhân thế.

Nhưng rất may mắn, nước Đại Việt của chúng ta có những vị anh hùng kiệt xuất vừa làm Tướng, làm Tăng và làm Phật như các vua đời nhà Trần, quả thật trong lịch sử chưa thấy tái hiện lại lần thứ hai. Đó là duyên khởi tác phẩm: “Vua là Phật, Phật là Vua” của Hòa Thượng Thích Như Điển.

Tác giả, Hòa Thượng Thích Như Điển là nhà tu Phật Giáo đồng chơn xuất gia từ năm 15 tuổi (1964), đã đầu tư năng khiếu và tuệ giác của mình để xây dựng và phát triển Phật Giáo Việt Nam tại Đức và Hải Ngoại nói chung. Tác giả tin tưởng và giao cho tôi có lời giới thiệu sách, tôi dành ra 10 tiếng đọc xong tác phẩm mới lạ này. Nói mới vì tác giả vừa mới viết xong, và lạ vì tựa đề sách dễ gây sự chú ý cho người đọc muốn biết nội dung ra sao.

Duyên Phật Pháp phải nói là trùng trùng vô tận, quý hồ là chúng ta có biết trân quý, có nắm rõ mục đích tu hành là giác ngộ thành Phật. Noi theo dấu chân Phật - Thầy - Tổ, người xuất gia mà sự nghiệp chỉ có trí tuệ với ba tấm y và một bình bát, như qua bài kệ tán dương:

Nhất bát thiên gia phạn
Cô thân vạn lý du
Kỳ vi sanh tử sự
Giáo hóa độ xuân thu.

Nghĩa là:

Một mình dạo khắp Ta Bà
Ôm bình bát pháp mọi nhà xin ăn
Chỉ vì sanh tử đảo điên
Xuân thu giáo hóa gieo duyên độ đời.

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/10/2013(Xem: 13652)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
27/08/2013(Xem: 13923)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
14/08/2013(Xem: 33229)
Muốn ngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được. Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi.
29/07/2013(Xem: 21602)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
17/07/2013(Xem: 15547)
Đọc hết 93 trang của Phúc trình A/5630, lại được xác nhận bởi Kết luận của Biên bản Buổi họp thứ 1280 của Đại Hội đồng LHQ, rồi sau đó được Giáo sư Roger Stenson Clark tham chiếu trong tác phẩm A United Nations High Commissioner For Human Rights của ông, ta có thể khẳng định rằng Phúc trình A/5630 không hề kết luận rằng chính phủ Diệm "không có đàn áp tôn giáo" như cái thế lực đã thù nghịch với Phật giáo từ thời Cố đạo Alexandre de Rhodes gọi Phật Thích Ca bằng “thằng” trong Phép Giảng Tám Ngày, tìm cách xuyên tạc tài liệu để mạo hóa lịch sử từ mấy năm nay.
13/07/2013(Xem: 9895)
Kỷ Yếu Trường Hạ Minh Quang 2013
03/07/2013(Xem: 11835)
Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp. Có thể nói, Giới pháp là kim chỉ nam, là những nguyên tắc sinh động để hướng dẫn đời sống của Tăng sĩ từ tục đến chân, từ phàm đến Thánh, từ cõi mê mờ đến chân trời giác ngộ.
29/06/2013(Xem: 18359)
1963 – 2013! Năm mươi năm đã trôi qua… Một nửa thế kỷ là khoảng thời gian đủ dài để có thể soát xét và suy nghiệm xem từ biến cố đó ta rút ra được những bài học lịch sử gì.
29/06/2013(Xem: 18318)
Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”.
29/06/2013(Xem: 20958)
Đạo Phật chỉ xem hành động là có, còn tất cả đều không. Chống, là chống hành động, không chống con người. Cho nên sự chống đối ấy, từ đầu, mang tính văn hóa, đạo đức, chứ không phải chính trị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]