Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đường Không Biên Giới

08/08/202014:50(Xem: 5820)
Đường Không Biên Giới
Đường Không Biên Giới
HT. Thích Như Điển
Đường Không Biên Giới

pdf-icon Đường Không Biên Giới

amazon-icon-2Mua sách in tại Amazon

LỜI GIỚI THIỆU - Nhân lần tái bản năm 2020

Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau

(Bùi Giáng - Mưa Nguồn)

Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.

Đã có thời xa xưa người ta tin rằng trái đất này là một mặt phẳng có hình thù như chiếc đĩa ăn. Thuở ấy, lúc dừng chân đứng trước đại dương bao la, phóng tầm mắt ra xa mà không bị các vật thể như cây cối nhà cửa che khuất, người ta đã lầm tưởng rằng cái lằn gạch cuối ở phía chân trời xa là đường kết thúc của trái đất. Ấy là thời mà con người còn tin rằng trái đất đứng yên và tất cả hành tinh, kể cả mặt trời, quay chung quanh trái đất.

Nhưng không, lầm to! Trái đất này vẫn quay. Trái đất quay đều quanh mặt trời và cũng quay vòng theo chính trục của tự nó. Nghĩa là trái đất này cũng đang đi, đi liên tục không ngừng nghỉ. Tội nghiệp cho những trí tuệ lớn của nhân loại như các nhà thiên văn đã từng phải bị đày đọa, bị quản thúc, bị nhục mạ … vì họ đã dám nghĩ khác theo đúng tinh thần khoa học. Người ta còn nhớ rành rẽ chuyện bác học Galileo Galilei (1564-1642) bị Tòa án Dị giáo của La Mã dùng mọi nhục hình buộc ông phải thú nhận rằng ông đã sai lầm khi lên tiếng bênh vực cho thuyết Nhật Tâm (mặt trời đứng yên). Quá bận tâm cho gia đình có thể bị vạ lây và lo lắng cho cuộc sống của con cái, cụ già 69 tuổi ấy đành phải chịu nhục quỳ gối trước nhà thờ và cúi đầu nói: “Tôi xin từ bỏ ý nghĩ sai lầm của mình, rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ.” Nhưng lúc đứng lên ông lẩm bẩm trong miệng: “Eppur si muove!” (Dù gì thì trái đất vẫn quay.)

Sau này, có rất nhiều nhà du hành đã đi vòng quanh trái đất để chứng minh rằng trái đất này là một quả cầu. Họ có thể mang tên là Christoph Columbus, là Marco Polo, Ferdinand Magellan… hay Huyền Trang. Họ chính là những người đã dạy cho ta một bài học, cho ta biết rằng: “Đường đi không biên giới“. Không biên giới kể cả khi đã đi giáp một vòng trái đất. Không biên giới vì một lẽ rất đơn giản: “Đạo là đường, đường là đạo.”

Phàm phu thường ngày đi chỉ vì đi, vì bị cuộc đời “xô đi”. Đi cho hết khoảng đời trên cõi thế. Thức giả đi để nhìn thấy và chiêm nghiệm về nhân sinh. Đi cũng là cách để hành đạo. Đức Phật từng dạy rằng, giáo pháp của Ngài có 84.000 pháp môn, tức là 84.000 con đường. Con đường đó gọi là đạo. Đạo là những con đường.

Tác giả quyển sách này, Hòa thượng Thích Như Điển đã đi và ghi lại với một phong thái như thế. Ví dụ, một hôm tác giả lang thang ở vùng sa mạc Phi châu (Tunésie), khi đứng nhìn những bầy thú trong một buổi hoàng hôn và chiêm nghiệm:

“Trong sa mạc chỉ có một vài con lạc đà đi lững thững đó đây để tìm thức ăn vật uống, nhưng có lẽ lạc đà phải chịu đựng 5 đến 7 ngày như vậy mới có thể tìm được một cây cỏ khô hay một vài vật đã bị thiêu cháy, quả thật khổ sở vô cùng. Thế nhưng Đức Phật có dạy rằng: ‘Cái khổ của con lạc đà chở nặng trong bãi sa mạc ấy cũng chưa gọi là khổ. Chỉ có con người ngu si không trí tuệ, ấy mới thật là khổ.’ Như vậy đủ thấy sự ngu si của con người đáng sợ biết chừng nào!”

Viên Giác Tùng Thư xin trân trọng giới thiệu tác phẩm “Đường Không Biên Giới” đến bạn đọc gần xa. Bằng giọng văn kể chuyện, tác giả sẽ dẫn dắt chúng ta đi với phong thái như thế trên các nẻo đường Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi... gặp đủ các hạng người, có mặt ở nhiều lễ hội hay đạo tràng tu tập.

Trân trọng
Đức quốc - tháng 8 năm 2020
mùa đại dịch CoViD-19
Viên Giác Tùng Thư
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6893)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 6305)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
08/04/2013(Xem: 13579)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22343)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5640)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 17447)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 13177)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 25056)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6356)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
05/04/2013(Xem: 28907)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]