Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Phẩm "Chẳng Nghĩ Bàn" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

04/07/202008:49(Xem: 7903)
42. Phẩm "Chẳng Nghĩ Bàn" (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Cư Sĩ Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)

 

TỔNG LUẬN 

KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT

 Biên soạn: Cư Sĩ Thiện Bửu

Trang Nhà Quảng Đức bắt đầu online tháng 4/2022

***

 

Phẩm Chẳng Nghĩ Bàn_photo

  

PHẨM "CHẲNG NGHĨ BÀN"

 

Phần sau quyển 308 đến phần đầu quyển 310, Hội thứ I, ĐBN.

(Phẩm nầy tương đương với phẩm “Thành Biện” quyển thứ 17, MHBNBLM)



Biên soạn: Lão Cư sĩ Thiện Bửu
Diễn đọc: Cư sĩ Quảng Tịnh

Lồng nhạc: Cư sĩ Quảng Phước





 

Tóm lược:

 

Bát nhã Ba la mật thậm thậm vì việc lớn mà xuất hiện ở đời; Bát Nhã vì việc chẳng thể nghĩ bàn mà xuất hiện ở đời; Bát Nhã vì việc chẳng thể xưng lường mà xuất hiện ở đời; Bát Nhã vì việc không có hạn lượng mà xuất hiện ở đời, Bát Nhã vì việc không gì sánh bằng mà xuất hiện ở đời.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác, lấy việc cứu độ khắp tất cả hữu tình không ngưng nghỉ làm việc lớn nầy mà xuất hiện ở đời.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên pháp tánh, Nhất thiết trí tánh đều là việc chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không có hạn lượng, không có gì sánh bằng mà xuất hiện trên đời.

Chẳng phải chỉ có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên tánh, Nhất thiết trí tánh chẳng thể nghĩ bàn được, chẳng thể xưng lường được, không hạn lượng, không gì sánh bằng mà Sắc cũng chẳng nghĩ bàn, chẳng xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Thọ tưởng hành thức cũng chẳng nghĩ bàn được, chẳng xưng lường được, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Mười hai xứ, mười tám giới, và tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Ở trong chơn pháp tánh, tâm và tâm sở chẳng thể nắm bắt được.

Tánh sắc chẳng thể thi thiết(1), chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Tánh thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể thi thiết, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Tánh 12 xứ, tánh 18 giới và tánh của tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, 18 pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao cũng chẳng thể thi thiết, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng.

Duyên cớ gì mà nói tánh sắc chẳng thể thi thiết, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Tánh thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể thi thiết, chẳng thể nghĩ bàn, v.v...? Duyên cớ gì mà nói tánh 12 xứ, 18 giới và tất cả pháp Phật cũng như thế?

tánh của sắc, vì tánh của thọ tưởng hành thức, vì tánh của tất cả pháp Phật chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, xưng lường, hạn lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng.

Duyên cớ gì mà nói tánh sắc, tánh thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, xưng lường, hạn lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng? Duyên cớ gì mà nói tánh mười hai xứ, mười tám giới, tứ thiền, tứ định v.v… nói chung là các pháp Phật chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, xưng lường, hạn lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng được?

tánh sắc chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng. Vì không có tự tánh, nên tánh sắc chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, xưng lường, hạn lượng, bình đẳng chẳng bình đẳng. Tự tánh thọ tưởng hành thức cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, hạn lượng v.v... Vì không có tự tánh, nên tánh thọ tưởng hành thức chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, hạn lượng v.v... Tự tánh 12 xứ, 18 giới và tất cả pháp Phật chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, chẳng có hạn lượng v.v... Vì không có tự tánh, nên tánh 12 xứ, 18 giới và tất cả pháp chẳng thể thi thiết, nghĩ bàn, xưng lường v.v... cũng lại như thế.

Phật hỏi Tu Bồ đề:

- Này Thiện Hiện! Theo ý ông, trong cái chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng, không có tự tánh của sắc, sắc có thể nắm bắt được chăng? Trong cái chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng, không có tự tánh của thọ tưởng hành thức, thọ tưởng hành thức có thể nắm bắt được chăng? Trong cái chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng, không có tự tánh của mười hai xứ, mười tám giới và tất cả pháp Phật từ tứ thiền, tứ vô lượng, tứ định vô sắc, mười tám pháp bất cộng, Nhất thiết trí… cho đến quả vị Giác ngộ tối cao thì tất cả pháp ấy có thể nắm bắt được chăng?

Thiện Hiện đáp: Bạch Thế Tôn! Không!

Phật dạy: Thiện Hiện! Đúng vậy! Do nhân duyên này, nên nói tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng.

Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng nên Phật pháp, Như Lai pháp, tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp của tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, vì dứt nghị luận. Chẳng thể xưng lường, vì dứt xưng lường. Không hạn lượng, vì dứt so lường. Không gì sánh bằng, vì dứt so sánh hơn thua vậy. Do nhân duyên nầy nên nói tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, vì vượt quá luận bàn vậy. Chẳng thể xưng lường, vì vượt quá xưng lường vậy. Không hạn lượng, vì vượt quá hạn lượng vậy. Không gì sánh bằng, vì vượt quá so sánh hơn thua vậy. Do nhân duyên nầy nên nói tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì so sánh được.

Chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng là chỉ có trên phương diện ngôn thuyết. Tất cả đều giống như hư không. Vì hư không chẳng thể so sánh, xưng tán được: Chẳng thể nghĩ bàn là chẳng thể nghĩ bàn như hư không; chẳng thể xưng lường là chẳng thể xưng lường như hư không; không hạn lượng là không có giới hạn như hư không; không gì sánh bằng là không có gì có thể so sánh với hư không.

Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp; Thanh văn, Độc giác, thế gian, trời, người, A tu la thảy đều chẳng thể nghĩ bàn, xưng lường, hạn lượng, so sánh. Do nhân duyên nầy nên nói tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, chẳng khá xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng.

Khi đức Phật nói pháp chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng như thế, trong hội chúng có năm trăm Bí sô chẳng còn các lậu hoặc(2), tâm được giải thoát; lại có hai ngàn Bí sô ni cũng chẳng còn mắc các lậu hoặc, tâm được giải thoát; lại có sáu vạn nam cư sĩ, đối với các pháp xa lìa trần cấu(3), phát sanh pháp nhãn thanh tịnh; lại có ba vạn bảy ngàn nữ cư sĩ, đối với các pháp cũng lìa trần cấu, phát sanh pháp nhãn thanh tịnh; lại có hai vạn đại Bồ Tát chứng đắc Vô sanh pháp nhẫn, được thọ ký thành Phật ở trong Hiền kiếp.

 

Thích nghĩa:

(1). Thi thiết: 1- Phương pháp hoặc hệ thống được thiết lập tạm thời, đồng nghĩa với an lập: Trình bày, đưa ra các pháp môn khác nhau, như Kinh, Luận, Thiền và tham công án; 2- Giả định, giả lập; 3- Lập ra một điều gì đó không có thực trong thực tế (s: prajñapti, prajñapta, upacāra, vijñapti). (Từ điển Phật học Anh Hán Việt, C. Muller soạn - Thích Nhuận Châu Việt dịch). Từ này cũng được giải thích rồi.

(2). Lậu hoặc: Lậu có nghĩa là thấm ra, nhỏ ra, rỉ ra; Hoặc có nghĩa là mê mờ đối với chân lý. Lậu hoặc nói chung là những mê lầm, những phiền não phát sanh từ hai loại: 1- Những mê lầm thuộc về lý gọi chung là kiến hoặc như thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến v.v…; 2- Những mê lầm về sự gọi chung là tư hoặc là những phiền não ăn sâu gốc rễ từ vô thỉ như tham sân si… Những mê lầm đó như những thứ dơ bẩn, bất tịnh rỉ ra từ cơ thể. Thích nghĩa rồi.

(3). Trần cấu: Trần là bụi, cấu là dơ bẩn. Trần cấu là những ô nhiễm như bụi trần làm ô uế thân tâm.

 

Lược giải:

 

Tới đây, vì không thấy tánh của sắc, không thấy tánh 12 xứ, 18 giới cho đến không thấy tánh của tất cả pháp Phật. Chỗ không thấy không phải là không thấy gì, mà chỗ không thấy đưa đến tự nhiên trí, vô phân biệt trí, vô sanh trí, vô ngại trí. Trí đó không biết mà không có gì chẳng biết, nó tịch mà chiếu, chiếu mà tịch, thông hóa tất cả pháp như hư không, nên nói không thể nghĩ bàn. Kinh bảo:

“Tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác có bao Phật pháp, Như Lai pháp, Tự nhiên pháp, Nhất thiết trí pháp đều chẳng thể nghĩ bàn, vì vượt quá luận bàn vậy. Chẳng thể xưng lường, vì vượt quá xưng lường vậy. Không hạn lượng, vì vượt quá hạn lượng vậy. Không gì sánh bằng, vì vượt quá so sánh hơn thua vậy. Do nhân duyên nầy nên nói tất cả pháp cũng chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì so sánh được.

Chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, không hạn lượng, không gì sánh bằng là chỉ có trên phương diện ngôn thuyết. Tất cả đều giống như hư không. Vì hư không chẳng thể so sánh, xưng tán được: Chẳng thể nghĩ bàn là chẳng thể nghĩ bàn như hư không; chẳng thể xưng lường là chẳng thể xưng lường như hư không; không hạn lượng là không có giới hạn như hư không; không gì sánh bằng là không có gì có thể so sánh với hư không”.

Toàn bộ 600 quyển Đại Bát Nhã tuyên thuyết về Trí này. Nó là Nhất thiết trí trí, là Bát Nhã Trí, trí rốt ráo viên mãn của chư Phật. Khi Giác ngộ trở thành Chánh Đẳng Vô Thượng Bồ đề thì chư Phật thành tựu trí này. Trí nầy cũng gọi là “Tri Kiến Phật”, là Phật, là Chơn như, Phật tánh, Như Lai tánh, tự nhiên pháp tánh, Nhất thiết trí tánh. Vì cứu độ khắp tất cả hữu tình không ngừng nghỉ là việc lớn mà chư Phật xuất hiện ở đời. Kinh Pháp Hoa cũng nói: “Vì khai thị ngộ nhập Tri Kiến Phật này là một sự nhân duyên lớn mà chư Phật hiện ra đời”.

Tất cả chúng sanh đều có trí này, nhưng bị vọng tình nghiệt ngã, mê muội che mờ căn tánh nên không thể hiện được. Để chỉ bày cho chúng sanh được ngộ nhập “tri kiến” này nên chư Phật mới xuất hiện thế gian. Vì vậy, Bát Nhã Trí hay Tri Kiến Phật mới được coi là Ba la mật lớn, là Ba la mật thậm thâm, là Ba la mật chẳng thể nghĩ bàn, là Ba la mật chẳng thể xưng lường, là Ba la mật không có hạn lượng, là Ba la mật không gì sánh bằng. Ai tin cần tu học Bát nhã Ba la mật và tất cả các thiện pháp thì được trí này. Nên có thể chóng thoát sanh tử, chứng đắc Niết bàn, mau được quả vị Giác ngộ tối cao.

Phẩm “Biện Sự” tiếp theo sẽ giải thích thêm nhân duyên cũng như sự thành tựu trí này./.

 

---o0o---

 


 

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2020(Xem: 10697)
Báo Chánh Báo số 97 (12/2019)
02/02/2020(Xem: 11621)
CHÁNH PHÁP Số 99, tháng 02.2020 Hình bìa của Donvikro (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO TIN, CHÚC XUÂN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ ĐẠO VÀ THƠ, THƠ VÀ XUÂN... (thơ Minh Đạo), trang 12 ¨ THÔNG TƯ: Thông tri các Phật sự quan trọng năm 2020 (GHPGVNTNHK), trang 12 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ III NHIỆM KỲ IV (2020-2024) (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ BÓNG ĐỔ MÊNH MANG (thơ TN. Tịnh Quang), trang 16 ¨ THƠ VÀ ĐÁ, THAY LỜI TỰA (Tuệ Sỹ), trang 17 ¨ GIÁO LÝ NGHIỆP (Thích Tâm Thiện), trang 19 ¨ TAM GIỚI BẤT AN DU NHƯ HỎA TRẠCH (thơ Thích Viên Thành), trang 22 ¨ ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚC (TN. Hằng Như), trang 26 ¨ LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2020,... (thơ Tánh Thiện), trang 61 ¨ GIỮ TÂM NHƯ CHĂN TRÂU (Quảng Tánh), trang 31 ¨ PHÚ ÔNG CẤT LẦU – Câu Chuyện Dưới Cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi), trang 32 ¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC
13/01/2020(Xem: 3964)
Hai Thế Hệ Một Niềm Tin_Thích Từ Lực
03/01/2020(Xem: 7670)
Báo Chánh Pháp (số đặc biệt Xuân Canh Tý 2020): Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới mưa. Long lanh nước đọng trên đầu những ngọn cỏ. Con quạ rủ lông trên nhánh cây phong. Có một nỗi buồn nào đó, một nỗi buồn rất cô liêu, lan nhẹ vào hồn khi không gian lắng xuống, tịch mịch.
23/12/2019(Xem: 23341)
Viên Giác phát hành mỗi 2 tháng vào những tháng chẵn. Nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức Quốc trên mọi mặt. Viên Giác bảo tồn và phát huy truyền thống Văn Hóa Phật Giáo và Dân Tộc Việt bên cạnh những sinh hoạt Tôn Giáo, Xã Hội hoàn toàn không có tính cách thương mại, tuy nhiên mọi ủng hộ qua hình thức cúng dường. Viên Giác xin chân thành cảm tạ. Ủng hộ hiện kim cho Viên Giác. Quý vị sẽ nhận được biên nhận theo sự yêu cầu để làm đơn xin quân bình thuế lương bổng hoặc lợi tức hằng năm. Những tư tưởng của tác giả được đăng và trích đăng trên báo Viên Giác không nhất thiết là lập trường của tờ báo và Ban Biên Tập. Tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài viết của mình.
22/12/2019(Xem: 7307)
Tuyển Tập của HT. Thích Đồng Bổn
17/12/2019(Xem: 8817)
"Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kỳ điều gì khác", là di huấn vàng ngọc của Thích Tôn trước khi nhập vô dư niết bàn, nhất là cho chúng sanh trong thời mạt pháp như ngày nay. Những lời dạy của Ngài được kết tập và lưu trữ trong các tàng kinh kệ nguyên thủy (Pali) và Đại Thừa (Hán Tạng), và được dịch ra nhiều văn tự khác nhau, là chỗ quay về nương tựa đáng tín cậy (pháp bảo tối thượng) để chúng ta tiếp cận, thọ trì với ý tư duy và rồi ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn.
14/12/2019(Xem: 9042)
Ngài Pháp Sư Tịnh Không (sách pdf) Thích Đồng Bổn biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567