Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Năng Lực Chữa Lành Bệnh Của Tâm (sách PDF)

17/08/201421:53(Xem: 22990)
Năng Lực Chữa Lành Bệnh Của Tâm (sách PDF)

Nang Luc Chua Lanh Cua Tam
LỜI NÓI ĐẦU CỦA DANIEL GOLEMAN


 Trong những thành tựu ngày càng sâu sắc hơn của khoa học hiện đại là sự khám phá rằng thân và tâm không tách biệt và độc lập, nhưng đúng hơn là cùng một thực thể được nhìn từ hai góc độ khác nhau. Descartes đã sai lầm trong việc tách rời giữa thân và tâm. Và y học phương Tây theo sau những người đi trước, đã có sai lầm tương tự trong việc xem nhẹ ý nghĩa những trạng thái tinh thần của bệnh nhân đối với điều kiện sức khỏe của họ.

 Một dấu hiệu về mức độ của sự nối kết giữa thân và tâm, được tìm thấy trong một phân tích của hơn một trăm nhà nghiên cứu về sự nối kết giữa những cảm xúc và sức khỏe, rằng những người bị phiền não kéo dài như lo sợ hay bồn chồn, thất vọng hay bi quan, giận dữ hay thù hận – có nguy cơ chung mắc bệnh nặng gấp hai lần hơn những người bình thường trong những năm sau đó. Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trầm trọng là 60% ; những cảm xúc phiền não dai dẳng là 100%. Nếu so sánh với việc hút thuốc, những cảm xúc phiền não này làm gia tăng nguy cơ cho sức khỏe gần gấp đôi.

 Những nhà nghiên cứu trong lãnh vực khoa học mới về khoa tâm thần kinh miễn nhiễm học (Psychoneuroimmunology), khi nghiên cứu mối liên kết sinh học giữa tâm trí, não bộ và hệ thống miễn nhiễm, đã nhanh chóng lấp đầy cơ cấu thiếu sót nối kết giữa thân và tâm. Họ phát hiện trung tâm cảm xúc của não bộ không chỉ nối kết với hệ thống miễn nhiễm mà còn nối kết với hệ thống tim mạch. Khi chúng ta bị căng thẳng tâm lý trong một thời gian dài, và cơ thể bị đẩy vào tình trạng “phải đương đầu hay trốn tránh” khiến tiết ra những nội tiết tố căng thẳng làm yếu đi khả năng của hệ miễn nhiễm chống lại virus và ngăn chặn bệnh ung thư, thậm chí làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm cho cơ thể phải báo động. Kết quả cuối cùng là làm gia tăng sự dễ bị tổn hại bởi đủ loại bệnh.

 Ngược lại, một tâm thức an bình với chính nó khiến cho sức khỏe cơ thể được bảo vệ. Nguyên lý này là căn bản của y học cổ truyền Tây Tạng, một hệ thống cổ xưa không bao giờ đánh mất cái nhìn về mối liên kết trọng yếu giữa thân và tâm.

 Ngài Tulku Thondup, một vị lỗi lạc thuộc phái Nyingma của đạo Phật Tây Tạng, đã chắt lọc cho người phương Tây phần tinh chất của cách thức có được sức khỏe của nền văn hóa của ngài, không chỉ cho thân, tâm mà còn cho tâm linh nữa. Ngài làm rõ ra cả ba cái liên hệ chặt chẽ với nhau. Tới một mức độ mà chúng ta có thể “tháo lỏng được những trói buộc của kiến chấp” – nghĩa là tới mức độ chúng ta có thể buông bỏ được những mối bận tâm nhỏ hay lớn đã làm hạn chế và giới hạn tầm nhìn của chúng ta – và thay vào đó là thư giãn trong cảm thức rộng lớn hơn rỗng rang hơn của chính chúng ta và trong chỗ ở thực sự của chúng ta trong vũ trụ, tới một mức độ mà chúng ta có thể khôi phục lại sức mạnh chữa lành của tâm.

 Ngài Tulku Thondup trao cho chúng ta nhiều hơn một khuôn khổ lý thuyết để đạt được khỏe mạnh : Ngài cho chúng ta những phương pháp thực hành đã được chứng minh trong nhiều thế kỷ của đạo Phật Tây Tạng. Và khi làm việc đó, Ngài đã phác thảo một biện pháp hướng về việc làm lành không chỉ thân thể, tâm thức, tâm linh, mà còn cả tấm lòng. Như thế, con đường chữa lành này là một sự tu hành tâm linh, một con đường chuyển hóa cuộc sống thực sự của chúng ta.

 DANIEL GOLEMAN
 
LỜI CẢM TẠ

 Tôi rất biết ơn Ông Harold Talbott đã sáng suốt, chăm sóc và kiên nhẫn trong việc xuất bản quyển sách này, và cảm ơn Ông Robert Garret với sự thành thạo trong nghệ thuật xuất bản làm cho quyển sách này được phổ biến rộng rãi. Tôi cũng cảm ơn Bà Emily Hilburn Sell về việc định hình quyển sách như hiện nay với hiểu biết sâu sắc về chuyên môn và Ông Ian Baldwin đã có những đóng góp vô giá về biên tập và sự hướng dẫn thành thạo không mệt mỏi.

 Tôi cũng cảm ơn Ông Daniel Goldman đã tử tế viết tựa làm sáng tỏ cho quyển sách.

 Tôi cám ơn Lydia Segal đã giúp đỡ tôi trong nhiều giai đoạn viết và nghiên cứu, cám ơn Amy Hertz, Jonathan Miller, Brian Boland về những gợi ý giá trị, cám ơn David Dvore đã trợ giúp vi tính, cám ơn thư viện riêng của Ngài Kyabje Dodrupchen Rinpoche tại Điện Mahasiddha Nyingmapa và thư viện Lehman thuộc Đại học Columbia về nguồn tư liệu cần thiết, cám ơn Victor và Rugby Lam đã dành căn phòng ấm cúng cho tôi làm việc. (Hình tác giả chụp tại Saranath, India 1994)

 Tôi rất cám ơn Michael Baldwin đã soi sáng cho chúng tôi với sự hướng dẫn không mệt mỏi, với nguồn cảm hứng vô tận và những người bảo trợ, những thành viên Phật thừa, dưới sự tài trợ hào phóng mà tôi có cơ hội làm việc, nghiên cứu viết trong mười lăm năm sau này.

 Cuối cùng, tôi biết ơn Samuel Bercholz và văn phòng nhà xuất bản Shambala với sự quan tâm lớn lao trong việc cung cấp nguồn tài liệu hoàn hảo cho quyển sách này, trong đó có Bà Kendra Crossen đã trau chuốt quyển sách với sự biên tập tuyệt vời, khéo léo và nhiệt thành.

Nguồn thật sự và mục tiêu cuối cùng của việc đánh thức tâm linh là trong tâm chúng ta, không phải ở trong thiên nhiên. Tuy vậy, thiên nhiên có thể là một nguồn giúp đỡ rất lớn lao cho ta. Một sự thưởng thức thiên nhiên cho ta một cơ hội và lập tức trực tiếp tự thoát khỏi chính mình và những mối bận tâm. Chúng ta cần cố gắng một chút để mở rộng với thiên nhiên. Chỉ cần mở rộng mắt và những giác quan, vẻ đẹp hoàn toàn của thế giới tự nhiên có thể đem chúng ta đến gần hơn với con người thực sự của mình. Khi sự tỉnh giác rộng mở, chúng ta đang được dẫn đến thật tánh của tâm ta.

Ở Tây Tạng, lúc còn rất trẻ tôi đã bắt đầu nhận biết sức mạnh xoa dịu của thiên nhiên. Ngọn gió thổi qua và cây cối thung lũng giống như bản nhạc, những con sông có âm thanh của riêng nó. Thậm chí sự im lặng hoàn toàn dường như cũng là một loại âm nhạc. Chúng ta có thể rút toàn bộ chất bổ dưỡng và sự ấm áp từ sức mạnh oai nghiêm, hùng vĩ của những núi non, ánh sáng rộng lượng của mặt trời, mặt trăng hay sự hiện diện bao la của đại dương. Thậm chí nếu chúng ta sống ở đô thị đông đúc hay ngoại ô, thiên nhiên hiện diện trong một chiếc lá cây bên lề đường hay sự ướt át của hàng rào sau cơn mưa. Bất cứ ta ở đâu, trên tất cả là sự rộng mở của bầu trời và hư không như người mẹ luôn khoan dung.

Lẽ dĩ nhiên, chúng ta không cần so sánh thiên nhiên với bất cứ cái gì. Thiên nhiên có thể xoa dịu và sưởi ấm chúng ta, nhưng một cách rốt ráo, thiên nhiên vượt trên những ẩn dụ và khái niệm. Chúng ta dùng những ngôn từ để diễn tả nó, nhưng kinh nghiệm thuần khiết nhất về thiên nhiên chỉ là nhận biết nó đúng thật như nó đang hiện hữu. Thiên nhiên vượt thoát khỏi những giới hạn, sự phân loại, áp lực hay căng thẳng. Bằng sự tận hưởng thiên nhiên một cách rộng mở, với sự tỉnh giác đơn thuần chúng ta có thể làm mềm lỏng đi những bức tường bám chấp và phân biệt của tâm thức.

Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy cô đơn hay lẻ loi giữa thiên nhiên bao la. Điều này chỉ là “bản ngã” bé nhỏ của chúng ta tự nhắc nhở chính nó. Thay vì lo nghĩ về sự cô đơn, chúng ta có thể được êm dịu với những cảm giác của mình. Chúng ta có thể thật sự vui thích vì sự lẻ loi này. Nếu chúng ta thư giãn với sự cô đơn của mình, điều này có thể là một sự tỉnh thức. Trong nhiều cách, thiên nhiên có thể giúp chúng ta thoát khỏi sự trói buộc của bản ngã.

Theo đạo Phật, thế giới vật chất, bao gồm cả thân thể chúng ta, được tạo bởi những nguyên tố đất, nước, gió, lửa và hư không. Thiền định về những phẩm tính tốt đẹp của những nguyên tố trong thiên nhiên cho dù ở dạng cây cối, bông hoa, hoặc đại dương, đều là một loại chữa bệnh tự nhiên.

ĐẤT

Đất mẹ oai nghiêm khoan dung tất cả mọi thứ, xấu hay tốt, mạnh hay yếu... Đất đại diện cho tất cả sự thịnh vượng hay cằn cỗi. Đất an bình cho dù mặt trời chiếu sáng hay một cơn bão dữ dội, không thay đổi bởi ngày hay đêm. Nó là nền tảng vững chắc của chúng ta – nhà của chúng ta.

Với sự cẩn thận và tôn trọng, chúng ta ngồi hay nằm ngửa trên mặt đất trần trụi, cát hay đá. Hãy tiếp xúc với nó bằng tay hay chân. Cảm nhận tính chất vững chắc, mạnh mẽ và oai nghiêm. Bằng tham thiền và cảm nhận tính chất mạnh mẽ, bền vững của đất, tâm bạn tự nhiên nhận được những phẩm tính đích thực này.

Hãy tưởng tượng rằng tất cả năng lực không lành mạnh trong thân đã gây ra cho bạn những lo nghĩ, bất an và cằn cỗi sẽ được loại bỏ. Hãy trở thành một với sức mạnh vô biên của đất. Hãy cám ơn năng lực chữa bệnh này, cám ơn sự phồn thịnh và khoan dung của đất nuôi sống chúng ta.

Tập trung vào đặc tính nội tại của đất như mạnh mẽ và bền vững có lợi ích cho những người tâm thức nóng vội, mơ mộng, trôi nổi và yếu đuối hay những người thiếu cảm thức thông thường, tập trung, kỷ luật, hiểu biết thông thường hoặc thiếu phương hướng vững chắc.

NƯỚC

Hãy tham thiền về tính chất bình an, mát mẻ, sạch sẽ, tổng hợp, hài hòa của nước. Hãy thưởng thức dòng chảy của một con sông, vừa kiên định, mạnh mẽ, vừa luôn hài hòa, tổng hợp. Ở biển, hãy thưởng thức sự bao la; hãy để những giác quan của bạn thấm đầy cơn gió âm thanh khỏe khoắn và thấy những ngọn sóng không ngừng nghỉ. Hãy quan sát sự đùa giỡn của sóng, cảm nhận năng lượng, vẻ đẹp của sự đi lên, tới đỉnh và rơi xuống của nó.

Khi uống nước, hãy hoàn toàn kinh nghiệm sự hài lòng về việc dập tắt cơn khát. Khi tiếp xúc với nước, hãy cảm nhận sự tinh khiết của nó. Lúc tắm hay bơi lội, cảm nhận tính chất dịu dàng của nó. Bạn hãy tự mình cảm nhận mọi vấn đề được rửa sạch và tịnh hóa. Khi trời mưa hãy cảm thấy tính êm dịu của cơn mưa. Hãy cảm nhận cơn mưa nuôi dưỡng đời sống và tăng trưởng trong bạn.

Ngồi yên tĩnh bên mặt hồ bình lặng hay một dòng suối chảy, tâm thức bạn hoàn toàn tự nhiên lắng đọng vào sự tĩnh lặng và trong sáng. Sự thuần khiết của nước thúc đẩy sự tôn kính trong ta. Nếu bạn không thể gần được với nước, việc quán tưởng bạn đang ngồi ở trong cảnh như vậy có thể đem lại cảm giác an bình cho tâm thức.

Đối với những người không nhất quán, khó thống nhất cuộc sống, hoặc khó đưa những kế hoạch đến kết quả, có thể sẽ có ích lợi khi tham thiền về sự kiên cố, bình lặng và năng lực trôi chảy của nước – đặc tính vốn có của nước trong việc nuôi dưỡng đời sống và gắn bó sự vật với nhau.

LỬA

Lửa hủy diệt, nhưng nó cũng phát sanh. Sự ấm áp và ánh sáng cho phép đời sống phát triển, nở hoa, kết trái và trưởng thành.

Trong thiền quán, chú tâm vào đặc tính, mạnh mẽ, hùng mạnh chiếu sáng của lửa. Trong đời sống hằng ngày, hãy vui mừng vì ánh sáng, năng lượng, sự ấm áp của mặt trời tỏa khắp. Hãy tưởng tượng tất cả năng lực chết hay tiêu cực và những khó khăn trong cuộc sống được chuyển hóa hay bị đốt cháy bởi ngọn lửa chữa lành. Cảm thấy thân và tâm bạn tràn đầy sự ấm áp và năng lực chiếu sáng làm những phẩm tính tích cực của bạn được chín muồi. Hãy cảm nhận sự ấm áp và hòa nhập làm một với nó. Quán tưởng toàn thể vũ trụ tràn đầy năng lượng vô tận của lửa, và vui thích trong sức mạnh chữa lành của nó.

Thiền định về sức nóng và ấm áp nội tại của lửa là một thuận lợi đặc biệt cho những người thiếu cảm hứng và động lực để thỏa mãn những mục tiêu và hòa nhập hoàn toàn vào cuộc sống.

KHÔNG KHÍ

Không khí bao bọc nhẹ nhàng chúng ta, ban cho đời sống và hơi thở. Hãy nhận biết không khí ở tất cả biểu hiện của nó, khi bất động và khi chuyển động, những phẩm tính thay đổi. Hãy chào đón sức mạnh của những ngọn gió, như thể nó mang bạn lên bầu trời. Hãy chào đón những ngọn gió hiu hiu mơn trớn nhẹ nhàng khuôn mặt và thân thể bạn như thể nó âu yếm chạm xúc từng tế bào và bộ phận. Chú tâm trên hơi thở và nhận biết từng vận động của nó, như thể vũ trụ và bạn trở thành một trong tương tục an bình của hơi thở.

Hãy thấy và cảm nhận tính chất lạ lùng của không khí, hoàn toàn nhẹ nhàng và tỏa khắp mọi nơi. Tưởng tượng rằng với việc tiếp xúc với không khí chữa lành, tất cả năng lượng tiêu cực và những khó khăn được tan đi hay bị thổi bay ra ngoài thân và tâm không còn dấu vết. Hãy tưởng tượng bạn tràn đầy không khí nhẹ nhàng và tất cả năng lượng được tỏa khắp.

Cảm nhận sự nhẹ nhàng và vận động nội tại của không khí – trong cuộc sống hằng ngày hay trong những bài tập quán tưởng – có thể tạo cảm hứng cho những người cảm thấy nặng nề, trì độn, chậm chạp lười biếng và vô cảm. Tuy nhiên, với những ai có tâm thức nhanh nhẹn, dễ kích động, cần phải khéo léo và thăng bằng trong việc sử dụng năng lượng chữa bệnh của không khí.

HƯ KHÔNG

Bằng việc thiền định về sự rộng mở của hư không, nguyên tố duy nhất không phải vật chất, chúng ta có thể kinh nghiệm sự rộng mở rỗng rang của bản tánh mình.

Hư không thì trống không và phi vật chất. Hư không cung cấp khoảng trống cho mọi thứ, kể cả những nguyên tố vật chất khác.

Hãy nhìn ra ngoài bầu trời xanh sâu thẳm và cảm nhận tính chất không nắm bắt và phi vật chất của nó. Hãy thấy và cảm nhận phẩm tính bao la và không giới hạn, sự vô tận của bầu trời. Hãy nhận thức, trong thân thể sẽ phải chết của bạn, hư không và sự rộng mở vượt trên những chất vấn và tạo tác, thời gian hay nơi chốn. Hãy buông đi những niệm tưởng và lo nghĩ của bạn và là một với bản tánh của bầu trời. 

Chúng ta có thể cảm nhận sự an bình vĩ đại khi nhìn vào bầu trời, đặc biệt ở một nơi có tầm nhìn rộng và trong một ngày trong sáng. Nhưng bất cứ một cái nhìn thoáng qua nào trong bầu trời cũng có thể đem lại an bình cho chúng ta. Nhìn vào bầu trời đêm, nhất là khi nó trong trẻo, rõ ràng, cũng sẽ khích lệ trạng thái thiền định của tâm.

Bầu trời vô hạn có thừa chỗ cho nỗi đau khổ của ta. Hãy thực hành việc giải thoát vào trong hư không tất cả đau khổ, căng thẳng và bám chấp. Quán tưởng tất cả lo nghĩ và vọng tưởng xấu biến mất vào hư không, giống như mây hay sương mù tan đi không còn một vết tích. Thưởng thức bất cứ cảm giác thoải mái hay an bình nào đến với bạn.

CÂY CỐI

Cây cối có thể là nguồn chữa lành lớn cho tâm. Đức Phật đã chứng nghiệm sự rỗng rang toàn triệt trong lúc ngồi trú dưới gốc cây.

Thiền quán về vẻ đẹp của cây cối là cách đơn giản để nối kết ta với năng lượng chữa bệnh của thiên nhiên. Thoạt tiên, hãy xem xét những phẩm tính của một cái cây: đặc tính lạ lùng của nó, mà dưới mắt ta nó không thay đổi và không có tuổi tác ngày này qua ngày khác; nó vững mạnh trong gió, bão hay mặt trời; sự chịu đựng của nó cho cả nóng hay lạnh; vẻ đẹp của nó trong tuyết giá hay mưa; sự sống động của nó.

Tham thiền với sự hoàn toàn chú tâm của bạn vào những đám lá xanh, có thể trang điểm những bông hoa nở, búp hoa, trái, hạt hay quả chín. Bạn cũng có thể nhìn thật sát một chiếc lá hay một hạt cây, thưởng thức vẻ đẹp lạ lùng và sống động của nó trong kích cỡ rất nhỏ.

Rễ cây cắm chặt vào mặt đất. Hãy thưởng thức sự khỏe mạnh và vững chãi như ngọn núi của cây. Và cũng đánh giá cao tính mềm dẻo uyển chuyển của nó. Cành nhánh của nó di động, đung đưa cả ngày và đêm, như thể trong một lễ hội khiêu vũ tôn vinh vượt trên khái niệm hay ngôn từ. Hãy mở rộng sự tỉnh giác của bạn về sự đẹp đẽ, khỏe mạnh và gây ấn tượng mạnh của cây cối như thế nào. Điều này cho phép cảm nhận sự ấm áp và khỏe mạnh phát triển tự nhiên trong bạn.

Bạn cũng có thể thu hút năng lượng chữa bệnh từ một cái cây bằng cách ngồi yên lặng ở dưới hay bên cạnh nó, hoặc ôm quanh thân cây. Cây cối nối kết với sức mạnh của đất qua bộ rễ và những lực của vũ trụ qua cành, lá. Thân cây là một nhịp cầu sống giữa những lực mặt trời ở trên và mặt đất ở dưới. Nhánh cây vươn ra phía ngoài, biểu trưng tính chất cho và nhận của cây.

Hãy thầm bảo cây hãy cho bạn kinh nghiệm năng lực tự nhiên của nó. Sau đó, khi bạn nhẹ nhàng tiếp xúc với thân cây, hãy cảm thấy bạn đang nối kết với nguồn năng lực thiên nhiên này, và năng lực tích cực đang khởi lên trong bạn. Hãy nhận ra bất cứ năng lực chữa bệnh nào mà bạn kinh nghiệm và hãy sung sướng với bất cứ cảm nhận tích cực nào bạn có được. Hãy nghỉ ngơi với những cảm giác này, để cho tất cả ý niệm và tư duy hòa tan vào năng lực của khoảnh khắc. Đáp lại, hãy cho cây tình thương và sự cảm kích.

Bạn có thể thu hút năng lượng chữa bệnh từ tất cả tạo vật của thiên nhiên đặt căn bản trên những nguyên lý trong bài tập này. Trong sự tham thiền buông xả về thế giới, chúng ta sẽ phải phát triển một sự biết ơn thiên nhiên với tất cả sức mạnh và sự vô biên của nó mà không cố bám chấp hay nắm giữ.




403_Nang_Luc_Chua_Lanh_Cua_Tam_Tulku_Thondup
Ý kiến bạn đọc
10/01/201609:10
Khách
Các bạn tham khảo thêm tại đây: http://tinyurl.com/hatgiongnaymam-pdf
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 16533)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12722)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28446)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27249)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13804)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10733)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32317)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
21/03/2014(Xem: 25609)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13567)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
27/08/2013(Xem: 13785)
Thiền tông truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ thứ VI, do Tổ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma). Đến thế kỷ thứ VII, Thiền tông truyền sang Việt Nam, do Tổ Tỳ-ni-đa-lưu-chi (Vinitaruci). Thế là, Thiền tông có mặt ở Việt Nam sau Trung Hoa một thế kỷ. Đến thế kỷ thứ XII, Thiền tông mới truyền vào Nhật Bản. So Việt Nam với Nhật Bản, Thiền tông truyền bá ở Việt Nam trước Nhật Bản đến năm thế kỷ. Song ở Trung Hoa, Nhật Bản về sử liệu Thiền tông rất dồi dào, còn ở Việt Nam thật là nghèo nàn đáo để. Sự nghèo nàn ấy, không phải Thiền tông Việt Nam truyền bá kém cỏi hơn các nước Phật giáo bạn. Bởi vì nhìn theo dòng lịch sử, từ thế kỷ thứ VII cho đến thế kỷ thứ XIV, chúng ta thấy Thiền tông đã nắm trọn vẹn tinh thần truyền bá Phật giáo và cả văn hóa dân tộc Việt Nam. Những sách vở của người Việt Nam sáng tác hoặc ghi chép lại, không kém gì các nước Phật giáo bạn. Nào là Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ, Kế Đăng Lục, Tam Tổ T
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]