Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)

02/03/201419:13(Xem: 15002)
20. Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)


7- Hạ thứ 12 tại Veranjà, xứ Kosala (năm -578)

Nạn đói tại Veranjà[1]

Sắp đến mùa an cư thứ 12, lúc Phật thuyết pháp dưới cội cây Nimba to lớn mát mẻ, trong khu vườn của ông Naleru, tại làng Veranjà, thuộc xứ Kosala, có một thí chủ Bà-la-môn giàu có tên Agnidattà đến nghe và nêu lên các nghi vấn về Đức Phật nhờ Phật giải thích. Ông Agnidattà hỏi:

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe điều này “Sa môn Gotama không cung kính đối với các vị Bà la môn lớn tuổi, già cả, có uy tín, không đứng dậy chào hỏi, không mời ngồi; như vậy thật không thích đáng”. Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai không thấy ai trong thế gian hoặc trong các cõi trời mà Như Lai có thể bày tỏ sự cung kính, vì nếu Như Lai làm như thế thì đầu vị ấy sẽ bị vỡ tan.

Thưa ngài Gotama, tôi được nghe nói sa môn Gotama không biết về phẩm chất (arasarùpo). Có đúng như thế không ?

Này Bà la môn, các phẩm chất về sắc, về thinh, về hương, về vị, về xúc đã được Như Lai tận diệt, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama không biết thưởng thức (nibbhogo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, các sự thưởng thức về sắc, thinh, hương, vị, xúc đã được Như Lai diệt tận, không còn điều kiện sanh khởi trong tương lai. Thưởng thức là nguyên nhân sinh ái nhiễm.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về không hành động (akiriyavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về không hành động các điều ác, các điều bất thiện về thân, về lời, về ý.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama thuyết về đoạn diệt (ucchedavàdo). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về sự đoạn diệt luyến ái, sân hận, si mê, về sự đoạn diệt các pháp ác và bất thiện.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama có sự ghê tởm (jegucchì). Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai ghê tởm thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, ghê tởm sự tạo thành các pháp ác và bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người cách ly (venayiko), xa lìa, từ bỏ. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, Như Lai thuyết về pháp môn đưa đến cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với luyến ái, tham, sân, si; cách ly, xa lìa, từ bỏ đối với các pháp ác, các pháp bất thiện dưới nhiều hình thức.

Thưa ngài Gotama, tôi nghe nói sa môn Gotama là người thoát khỏi bào thai (apagabbho), không còn tái sanh nữa. Có đúng thế không ?

Này Bà la môn, chúng sanh sống trong vô minh ví như gà con đang ở trong quả trứng, bị trùm kín lại. Như Lai là người duy nhất đã phá vỡ vỏ trứng vô minh và chứng đắc quả vị Chánh Đẳng Giác vô thượng ở trên đời. Do đó Như Lai là người đứng đầu và cao cả nhất của thế gian nhờ đã nổ lực tinh tấn thành tựu Tám Thánh Đạo; ly dục ly bất thiện pháp, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ nhất, có tầm có tứ; đình chỉ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, tâm sanh hỷ lạc, chứng đạt và an trú thiền thứ hai; ly hỷ trú xả, xả niệm lạc trú, chứng đạt và an trú thiền thứ ba; xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu đã cảm thọ trước, với tâm xả niệm thanh tịnh, chứng đạt và an trú thiền thứ tư; rồi với tâm an trụ, thuần tịnh, không vọng tưởng, không phiền não, nhu thuận, dễ sử dụng, hướng tâm đến Túc Mạng minh, Thiên Nhãn minhLậu Tận minh. Như vậy Như Lai đã diệt tận vô minh và làm cho minh sanh khởi, cũng như con gà con phá vỏ trứng để thoát ra ngoài ánh sáng vậy. Như Lai tự biết việc cần làm đã làm xong, sẽ không còn tái sanh nữa.

Thưa ngài Gotama, ngài quả là bậc Thế Tôn, bậc Vô Thượng, bậc lãnh đạo sáng suốt. Con xin ngài hoan hỉ thu nhận con làm đệ tử tại gia từ nay cho đến trọn đời con, và con xin ngài và thánh chúng hãy nhập hạ năm nay tại vườn xoài nhà con, con sẽ chu cấp mọi vật dụng cần thiết.

Đức Phật chấp thuận bằng sự im lặng. Nhưng ông Agnidattà thường bận rộn với việc đi xa buôn bán, ít khi có mặt ở nhà. Trong khi đó nạn đói xảy ra tại Veranjà, ngay trong mùa an cư.

Các vị khất sĩ than thở với nhau là thức ăn xin được mỗi ngày càng lúc càng hiếm. Có nhiều thầy đi khất thực về với chiếc bình bát rỗng không. Các thầy phải ngồi chung lại chia nhau thức ăn xin được. Dân chúng cho biết năm nay ở đây mất mùa, kho lúa dự trữ của chính quyền địa phương cũng sắp cạn, nhà cầm quyền phải phát thẻ cứu trợ thực phẩm cho dân chúng. Dân chúng không đủ ăn thì làm gì có để cúng dường. Số lượng 500 vị khất sĩ nhập hạ là một số lượng quá lớn đối với số dân chúng trong làng.

Đại đức Moggallàna đề nghị nên dời về làng Uttarakuru ở miền nam để tiếp tục an cư, vì ở đó không có nạn đói. Phật bảo :

Không nên làm thế, Moggallàna. Có phải chỉ có một mình mình đói mà thôi đâu. Cả dân làng đều đói, chỉ trừ những nhà giàu. Nếu ta vì đói mà bỏ đi, không chia xẻ những khó khăn, thì làm sao thông cảm được nỗi khổ của dân chúng ở đây ? Này Moggallàna, chúng ta nên ở lại đây cho đến hết mùa an cư.

Một hôm, sau khi đi khất thực về, đại đức Ànanda vào nhà gia chủ mượn một cái cối rồi đổ lúa mạch trong bình bát ra giã đi giã lại trong cối nhiều lần rồi đổ vào một cái trẹt sàng sẩy cho sạch trấu. Xong đâu đấy đại đức lại cho lúa mạch vào bình bát và mang đến sớt vào bát của đức Thế Tôn mời ngài độ ngọ. Phật hỏi :

Này Ànanda, hôm nay thầy đi khất thực được những gì mà còn mang đến chia sẻ với Như Lai nữa vậy ?

Bạch Thế Tôn, đây là lúa mạch đã được con giã sạch trấu và sàng sẩy kỹ lưỡng nên có thể cho người dùng được.

Phật khen :

Thời buổi này mà quý thầy có được thức ăn như vầy là quý lắm rồi. Mà thầy tìm ở đâu ra vậy ?

Bạch Thế Tôn có một thương gia buôn ngựa từ xứ Uttaràpatha ở miền bắc đến, đem theo 500 con ngựa, hiện đang ở tại Veranjà. Sáng hôm nay, con đến trước nhà ông ấy để khất thực. Qua câu chuyện hỏi thăm con về giáo lý, pháp môn tu học và tình trạng của giáo đoàn tại đây, ông thương gia ấy nói với con là hôm nào không xin được thức ăn thì các vị khất sĩ có thể ghé nhà ông để nhận lãnh mỗi vị một bụm tay lúa mạch ăn cho đỡ đói. Lúa mạch này được dự trữ cho ngựa ăn, nhưng phẩm chất khá tốt, có thể giã trấu rồi sàng sẩy sạch sẻ cho người ăn rất bổ dưỡng. Nghe nói thế, con liền ngỏ ý xin thêm một phần về cho Thế Tôn.

Vậy thầy hãy báo tin này cho các vị khất sĩ biết.

Thầy Ànanda ngồi nhìn Phật bốc lúa mạch ăn một cách thản nhiên và ngon lành. Thầy bồi hồi cảm động trước một vị đế vương, một vị giáo chủ đang sống một cuộc đời vô cùng đạm bạc.

Sau buổi pháp thoại chiều hôm đó, đại đức Ànanda báo tin cho đại chúng biết lời nguyện cúng dường lúa mạch của người chủ ngựa. Thầy dặn thêm là chỉ khi nào không xin được thức ăn mới đến nhận lúa mạch vì số lượng lúa mạch cúng dường được trích ra từ các phần ăn của 500 con ngựa.

Nên ban hành giới luật lúc nào ?[2]

Một hôm, cũng tại Veranjà, sau khi xuất thiền, đại đức Sàriputta đến hầu Phật và cung kính bạch :

Bạch đức Thế Tôn, Giáo Pháp của vị Phật nào tồn tại lâu dài và Giáo Pháp nào không tồn tại lâu dài ?

Này Sàriputta, Giáo Pháp của chư Phật Vipassì (Tỳ Bà Thi), Sikhì (Thi Khí) và Vessabhù (Tỳ Xá Phù) không tồn tại lâu dài; còn Giáo Pháp của chư Phật Kakusandha (Câu Lưu Tôn), Konàgamana (Câu Na Hàm) và Kassapa (Ca Diếp) tồn tại lâu dài. Phật pháp có tồn tại lâu dài hay không là tùy theo nếp sống kỷ cương của giới xuất gia, do đó cũng tùy theo các giới luật căn bản (Pàtimokkha, Giới Bổn) được ban hành.

Bạch Thế Tôn, nếu vậy chúng con xin thỉnh cầu Thế Tôn hoan hỉ thiết chế và ban hành đầy đủ giới luật để làm mẫu mực ngàn đời cho giới xuất gia.

Chưa được đâu, Sàriputta. Giới luật không thể do một người lập ra đầy đủ trong một ngày. Hãy nhẫn nại. Chừng nào có những vụng dại lỗi lầm phát sanh trong tăng chúng, lúc ấy mới nên ban hành những biện pháp kỷ luật và thiết chế giới luật. Khi thấy các giới điều đã đầy đủ, chúng ta sẽ ban hành Giới Bổn (Pàtimokkha) và Cụ Túc Giới (Upasampada).

Mùa nhập hạ tại Veranjà là đầu đề cho lời giới thiệu 4 giới trọng Ba-la-di[3](Paràjika) trong Tạng Luật (Vinaya Pitaka).

Ngày tự tứ[4]mãn hạ đã tới. Thí chủ Agnidattà từ phương xa trở về. Nghe nói nhiều vị khất sĩ bị đói trong mùa an cư, ông ta rất lấy làm hối hận. Ông ta tổ chức một buổi trai tăng thật long trọng tại nhà, cúng dường Phật ba bộ áo cà-sa và các vị khất sĩ mỗi người một bộ. Sau buổi thuyết pháp, Phật và các vị khất sĩ từ giã ông, lên đường đi hoằng hóa tại Soreyya, Sankassa, Kannakujja, Payàga. Ngài đến Bàrànasì ở ít lâu, rồi từ đó trở về Vesàlì, ở tại tinh xá Mahàvana. Sau đó Phật lại lên đường đi đến xứ Koliya.



[1]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1, chương 1: Veranjà; Tăng Chi Bộ, chương 8 pháp, kinh 11: Veranjà; Trung Bộ 42: kinh Veranjàka; Đường Xưa Mây Trắng, trang 321-323.

[2]Xem Tạng Luật, Phân Tích Giới Tỳ Khưu 1, chương Veranjà: 7 và 8; Đường Xưa Mây Trắng, trang 324-325.

[3]Bốn giới trọng(Paràjika) là Sát, Đạo, Dâm, Vọng.

[4]Tự tứ(Pavàranà) : Vào ngày mãn hạ, mỗi vị Tỳ kheo phải phát lồ sám hối các tội mình đã phạm trong thời gian an cư để tâm được thanh tịnh và sanh vui mừng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2020(Xem: 10651)
Báo Chánh Báo số 97 (12/2019)
02/02/2020(Xem: 11469)
CHÁNH PHÁP Số 99, tháng 02.2020 Hình bìa của Donvikro (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BÁO TIN, CHÚC XUÂN (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 9 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 10 ¨ ĐẠO VÀ THƠ, THƠ VÀ XUÂN... (thơ Minh Đạo), trang 12 ¨ THÔNG TƯ: Thông tri các Phật sự quan trọng năm 2020 (GHPGVNTNHK), trang 12 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ ĐẠI HỘI KHOÁNG ĐẠI KỲ III NHIỆM KỲ IV (2020-2024) (GHPGVNTNHK), trang 14 ¨ BÓNG ĐỔ MÊNH MANG (thơ TN. Tịnh Quang), trang 16 ¨ THƠ VÀ ĐÁ, THAY LỜI TỰA (Tuệ Sỹ), trang 17 ¨ GIÁO LÝ NGHIỆP (Thích Tâm Thiện), trang 19 ¨ TAM GIỚI BẤT AN DU NHƯ HỎA TRẠCH (thơ Thích Viên Thành), trang 22 ¨ ĐẦU NĂM MỞ CỬA HẠNH PHÚC (TN. Hằng Như), trang 26 ¨ LỜI CHÚC ĐẦU NĂM 2020,... (thơ Tánh Thiện), trang 61 ¨ GIỮ TÂM NHƯ CHĂN TRÂU (Quảng Tánh), trang 31 ¨ PHÚ ÔNG CẤT LẦU – Câu Chuyện Dưới Cờ (Thị Nguyên Nguyễn Đình Khôi), trang 32 ¨ HỘI AN NAM PHẬT HỌC
13/01/2020(Xem: 3947)
Hai Thế Hệ Một Niềm Tin_Thích Từ Lực
03/01/2020(Xem: 7640)
Báo Chánh Pháp (số đặc biệt Xuân Canh Tý 2020): Sương mai mù mịt xóm nhỏ. Những hàng cây như yên lặng nín thở để đón nhận làn sương lạnh cuối đông. Lá cây ướt đẫm, tưởng chừng vừa được tắm dưới mưa. Long lanh nước đọng trên đầu những ngọn cỏ. Con quạ rủ lông trên nhánh cây phong. Có một nỗi buồn nào đó, một nỗi buồn rất cô liêu, lan nhẹ vào hồn khi không gian lắng xuống, tịch mịch.
23/12/2019(Xem: 23265)
Viên Giác phát hành mỗi 2 tháng vào những tháng chẵn. Nhằm mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Đức Quốc trên mọi mặt. Viên Giác bảo tồn và phát huy truyền thống Văn Hóa Phật Giáo và Dân Tộc Việt bên cạnh những sinh hoạt Tôn Giáo, Xã Hội hoàn toàn không có tính cách thương mại, tuy nhiên mọi ủng hộ qua hình thức cúng dường. Viên Giác xin chân thành cảm tạ. Ủng hộ hiện kim cho Viên Giác. Quý vị sẽ nhận được biên nhận theo sự yêu cầu để làm đơn xin quân bình thuế lương bổng hoặc lợi tức hằng năm. Những tư tưởng của tác giả được đăng và trích đăng trên báo Viên Giác không nhất thiết là lập trường của tờ báo và Ban Biên Tập. Tác giả chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung bài viết của mình.
22/12/2019(Xem: 7273)
Tuyển Tập của HT. Thích Đồng Bổn
17/12/2019(Xem: 8780)
"Pháp và Luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào bất kỳ điều gì khác", là di huấn vàng ngọc của Thích Tôn trước khi nhập vô dư niết bàn, nhất là cho chúng sanh trong thời mạt pháp như ngày nay. Những lời dạy của Ngài được kết tập và lưu trữ trong các tàng kinh kệ nguyên thủy (Pali) và Đại Thừa (Hán Tạng), và được dịch ra nhiều văn tự khác nhau, là chỗ quay về nương tựa đáng tín cậy (pháp bảo tối thượng) để chúng ta tiếp cận, thọ trì với ý tư duy và rồi ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn.
14/12/2019(Xem: 9004)
Ngài Pháp Sư Tịnh Không (sách pdf) Thích Đồng Bổn biên soạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567