Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8. Phẩm Phật đạo

13/12/201004:51(Xem: 6837)
8. Phẩm Phật đạo

 

Phật Lịch 2514
KINH DUY-MA-CẬT

Đời Diêu Tần, ngài Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
vưng chiếu dịch ra chữ Trung Hoa
Dịch giả: Thích Huệ Hưng
Dương Lịch 1970

VIII PHẨM PHẬT ĐẠO(1)

Bấy giờ Ngài văn Thù Sư Lợi hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Bồ Tát thế nào là thông đạt Phật đạo ?
- Bồ Tát thật hành phi đạo(2) (trái đạo) là thông đạt Phật đạo.
- Lại hỏi : Thế nào là Bồ Tát thật hành Phi đạo ?
- Nếu Bồ Tát gây năm tội vô gián(3) mà không buồn giận, đến ở trong địa ngục mà không có tội cấu; đến trong loài súc sanh mà không có những lỗi vô minh kiêu mạn; đến trong ngạ quỉ mà vẫn đầy đủ công đức; đến cảnh Sắc và Vô Sắc giới mà không cho là thù thắng; hiện làm tham dục mà không nhiễm đắm; hiện làm giận dữ mà đối với chúng sanh không có ngại gì; hiện cách ngu si mà dùng trí tuệ điều phục tâm mình; hiện làm hạnh tham lam bỏn sẻn mà bỏ tất cả của cải, không tiếc thân mạng; hiện phá giới cấm mà ở trong tịnh giới, đến như tội bé nhỏ cũng hết lòng sợ sệt; hiện làm giận dũi mà thường từ bi, nhẫn nhục; hiện làm lười biếng mà siêng tu các công đức; hiện làm loạn ý mà thường niệm định; hiện làm ngu si mà thông đạt trí tuệ thế gian và xuất thế gian; hiện làm dua dối mà phương tiện thuận theo nghĩa các kinh; hiện làm kiêu mạn mà đối với chúng sanh mình cũng như cầu, đò(4); hiện làm tất cả phiền não mà lòng thường thanh tịnh; hiện vào trong chúng ma mà thuận theo trí tuệ của Phật, không theo đạo giáo khác; hiện làm hàng Thanh Văn mà nói các pháp chưa từng nghe cho chúng sanh; hiện vào hàng Bích Chi Phật mà thành tựu lòng đại bi, giáo hóa chúng sanh; hiện vào hạng nghèo nàn mà có tay đầy đủ của công đức; hiện vào hạng tàn tật mà đủ tướng tốt để trang nghiêm thân mình; hiện vào hạng hèn hạ mà sanh trong giòng giống Phật, đầy đủ các công đức; hiện vào hạng người ốm yếu xấu xa mà được thân Na-la-diên (kim cang), tất cả chúng sanh đều muốn xem; hiện vào hạng già bịnh mà đoạn hẳn gốc bịnh, không còn sợ chết; hiện làm hạng giàu có mà xem là vô thường, không có tham đắm; hiện có thê thiếp, thế nữ mà tránh xa bùn lầy ngũ dục; hiện nơi hạng đần độn mà thành tựu biện tài, vẫn giữ tổng trì; hiện vào tà tế(5) mà dùng chánh tế độ chúng sanh; hiện vào khắp các đạo, để đoạn dứt nhơn duyên; hiện vào Niết bàn mà không bỏ sanh tử. Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ? Nếu Bồ Tát làm được những việc trái đạo như thế, đấy là thông suốt Phật đạo.

Bấy giờ, ông Duy Ma Cật hỏi Ngài Văn Thù Sư Lợi rằng :
- Thế nào là hột giống Như Lai ?
Ngài Văn Thù Sư Lợi nói :
- Có thân là hột giống; vô minh có ái là giống; tham, sân, si là giống; 4 món điên đảo(6) là giống; 5 món che ngăn là giống; 6 nhập là giống ; 7 chỗ thức(7) là giống; 8 pháp tà(8) là giống; 9 món não(9) là giống; 10 điều bất thiện là giống; nói tóm lại 62 món tà kiến và tất cả phiền não đều là giống Phật cả.

Ông Duy Ma Cật hỏi :
- Tại sao thế ?
- Nếu người thấy vô vi mà vào chánh vị (Niết bàn) thời không thể còn phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác nữa. Ví như chỗ gò cao không thể sinh hoa sen, mà nơi bùn lầy thấp ướt mới có hoa sen. Như thế, người thấy vô vi, vào chánh vị không còn sanh trong Phật pháp được, mà ở trong bùn lầy phiền não mới có chúng sinh nghĩ đến Phật pháp mà thôi. Lại như gieo hột giống trên hư không thì không sinh được, ở đất phân bùn mới tốt tươi được. Như thế, người đã vào vô vi chánh vị không sanh được trong Phật pháp, kẻ khởi ngã kiến như núi Tu Di còn có Thể phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác mà sinh trong Phật pháp. Cho nên phải biết tất cả phiền não là giống Như Lai. Ví như không xuống bể cả, không thể đặng bảo châu vô giá, cũng như không vào biển cả phiền não thời làm sao mà có ngọc báu “nhứt thiết trí”.

Lúc bấy giờ Ngài Đại Ca Diếp khen rằng :
- Hay thay ! Hay thay ! Ngài Văn Thù Sư Lợi, lời nói thích quá. Thật đúng như lời Ngài nói những bọn trần lao là giống Như Lai. Hôm nay, chúng tôi không còn kham phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đến như người đủ 5 tội vô gián còn có thể phát ý mong sanh trong Phật pháp, mà nay chúng tôi hoàn toàn không phát được. Ví như những người 5 căn(10) đã hư, đối với 5 món dục lạc chẳng còn cảm xúc. Cũng như hàng Thanh Văn đã đoạn hết kiết sử, ở trong Phật pháp không còn có lợi ích gì mấy, bởi không còn có chí nguyện.

Thưa Ngài Văn Thù Sư Lợi ! Vì thế nên phàm phu ở trong Phật pháp còn có ảnh hưởng, mà hàng Thanh Văn thời không. Vì sao ? Vì phàm phu nghe Phật nói pháp khởi được đạo tâm vô thượng, chẳng đoạn Tam bảo, còn chính như Thanh Văn trọn đời nghe Phật pháp : 10 lực, 4 món vô úy v.v. . . mà hoàn toàn cũng không phát được đạo tâm vô thượng.

Trong chúng hội có Bồ Tát tên Phổ Hiện Sắc Thân hỏi ông Duy Ma Cật rằng :
- Cư sĩ ! Cha mẹ , vợ con, thân bằng quyến thuộc, những người tri thức là ai ? Tôi tớ, trai bạn, voi ngựa, xe cộ ở đâu ?

Ông Duy Ma Cật dùng bài kệ đáp rằng :

Trí độ(11) mẹ Bồ Tát,
Phương tiện ấy là cha,
Đạo sư tất cả chúng,
Đều do đấy sanh ra.
Pháp hỷ(12) Chính là vợ,
Tâm từ bi là gái,
Tâm thành thực là trai,
Rốt ráo vắng lặng : nhà.
Trần lao(13) là đệ tử,
Tùy ý mà sai sử,
Đạo phẩm (14) vốn bạn lành .
Do đấy thành chánh giác.
Các độ(15) là pháp lữ,
Tứ nhiếp là kỹ nữ.
Ca ngâm tụng lời pháp,
Lấy đó làm âm nhạc,
Vườn tược ấy tổng trì(16),
Cây rừng, pháp vô lậu,
Hoa, giác ý(17) sạch mầu,
Trái, giải thoát trí tuệ.
Bát giải (thoát)(18) là ao tắm,
Nước định lặng trong đầy,
Rải bảy thứ tịnh hoa(19),
Để tắm người không nhơ.
Ngũ thông (20), voi, ngựa chạy,
Đại thừa là xe cộ,
Cầm cương là nhất tâm,
Dạo chơi đường bát chánh(21).
Tướng đủ nghiêm mặt mày,
Các tốt trau hình dáng,
Hổ thẹn làm thượng phục(22),
Thâm tâm làm tràng hoa.
Giàu có bảy của báu(23)
Dạy bảo để thêm lợi,
Như lời nói tu hành,
Hồi hướng làm lợi lớn.
Tứ thiền làm giường ghế,
Từ tịnh mạng sanh ra,
Học rộng thêm trí tuệ,
Đó là tiếng tự giác.
Món ăn : pháp cam lồ,
Nước uống : vị giải thoát,
Tắm rửa sạch tịnh tâm,
Hương thoa là giới phẩm.
Trừ dẹp giặc phiền não,
Mạnh mẽ không ai hơn,
Hàng phục bốn thứ ma(24)
Phướng tốt dựng đạo tràng.
Tuy biết không sanh diệt,
Vì dạy chúng, có sanh,
Khắp hiện vào các cõi,
Như mặt nhựt, đều thấy.
Cúng dường khắp mười phương,
Không lường ức Như Lai,
Chư Phật và thân mình,
Không có tưởng phân biệt.
Dầu biết các cõi Phật,
Với chúng sanh đều không,
Mà thường tu Tịnh độ,
Dạy dỗ cho quần sanh.
Bao nhiêu loài hữu tình,
Oai nghi cùng hình, tiếng,
Bồ Tát lực, vô úy,
Đồng thời đều khắp hiện.
Rõ biết các việc ma,
Mà hiện theo hạnh nó.
Dùng trí phương tiện khéo,
Tùy ý đều hay hiện,
Hoặc hiện già, bịnh, chết,
Thành tựu cho chúng sanh.
Rõ biết như huyễn hóa,
Thông suốt không ngăn ngại.
Hoặc hiện kiếp cháy tan,
Đại địa đều trống rỗng,
Những người có tưởng “thường”,
Soi thấy rõ vô thường.
Vô số ức chúng sanh,
Đều đến thỉnh Bồ Tát,
Đồng thời đến nhà kia,
Dạy cho về Phật đạo.
Kinh sách, cấm, chú thuật.
Các nghề nghiệp khéo léo,
Đều hiện làm việc ấy,
Lợi ích cho quần sanh.
Các đạo pháp thế gian,
Nương đấy mà xuất gia,
Để giải mê cho người,
Mà chẳng đọa tà kiến
Làm Nhựt, Nguyệt thiên tử,
Làm Phạm Vương, chủ, chúa,
Hoặc khi làm đất nước,
Hoặc lại làm gió lửa.
Vào kiếp có tật dịch,
Hiện làm các cây thuốc,
Nếu người nào uống đến,
Các bịnh ác tiêu trừ.
Vào kiếp có đói khát,
Hiện làm đồ uống ăn,
Trước là cứu đói khát,
Sau giảng dạy chính pháp.
Vào kiếp có đao binh,
Duyên khởi lòng từ bi,
Giáo hóa cho chúng sanh,
Tâm đừng còn tranh đấu.
Nếu có chiến trận lớn,
Làm cho sức ngang nhau,
Bồ Tát hiện oai thể,
Hàng phục để yên hòa.
Trong tất cả cõi nước,
Chỗ nào có địa ngục,
Đi ngay đến nơi đấy,
Cứu vớt người khổ não.
Trong tất cả cõi nước,
Súc sanh ăn lẫn nhau,
Đều hiện sanh ra nó,
Làm cho được lợi ích.
Thị hiện trong ngũ dục,
Lại cũng hiện tu thiền,
Để tâm ma rối loạn,
Không thừa dịp hại đặng.
Hoa sen sanh trong lửa,
Thật đáng gọi ít có,
Cõi Dục mà tu thiền,
Ít có cũng như thế.
Hoặc hiện làm dâm nữ,
Dắt dẫn kẻ háo sắc,
Trước lấy dục dụ người,
Sau khiến vào trí Phật.
Hoặc làm chủ trong ấp,
Hoặc làm thầy khách buôn,
Quốc sư và Đại thần,
Để lợi ích chúng sanh.
Các chỗ có kẻ nghèo,
Hiện làm kho vô tận,
Nhân đó khuyến dạy người,
Cho phát tâm vô thượng.
Kẻ kiêu căng ngã mạn,
Hiện làm những lực sĩ,
Tiêu phục lòng cống cao,
Quay về đạo Vô thượng.
Những người hay sợ sệt,
Đến nơi để an ủi,
Trước thí pháp “không sợ”,
Sau dạy phát đạo tâm.
Hoặc hiện lìa dâm dục,
Làm vị tiên ngũ thông,
Chỉ dạy cho chúng sanh,
Để được giới, nhẫn, từ.
Thấy người cần hầu hạ,
Hiện làm kẻ tôi tớ,
Vừa đẹp ý người kia,
Vừa phát được đạo tâm.
Tùy theo việc cần dùng,
Mà vào trong Phật đạo,
Dùng sức phương tiện khéo,
Đều giúp cho đầy đủ.
Đạo pháp nhiều không lường,
Việc làm không bờ mé,
Trí tuệ không hạng lượng,
Độ thoát vô số chúng.
Dầu cho tất cả Phật,
Trong vô số ức kiếp,
Khen ngợi công đức kia,
Cũng không thể hết được.
Ai nghe pháp như thế,
Chẳng phát tâm Bồ Đề,
Trừ những người bất tiếu,
Ngu si không trí tuệ.

Chú thích của phẩm VIII

1. Phật đạo : Tiếng Phạn là Phật đà Bồ đề, nghĩa là đạo giác ngộ như thật. Lại chỉ tất cả cáe điều phước huệ thanh tịnh thuần thiện của Phật đã thành tựu viên mãn, đều gọi là Phật đạo.

2. Phi đạo : Chẳng phải Phật đạo, nghĩa là những phiền não tạp nhiễm, tập nghiệp của tất cả chúng sanh trong ba cõi, ba đời và đạo pháp của Nhị thừa đều chẳng phải Phật đạo. Nhưng nếu thông đạt Phật đạo thì phi đạo toàn là Phật đạo. Tỷ như thật hành các việc trong đời, mà không sa mắc vào đời, cho đến thật hành hiện nhập Niết Bàn của Nhị thừa, mà chẳng dứt sự sanh tử, độ sanh. Đó là ở nơi phi đạo mà tự tại siêu xuất phi đạo, nên tức nơi phi đạo mà thông đạt Phật đạo.

3. Năm tội vô gián : 1) Giết cha, 2) Giết mẹ, 3) Giết A La Hán, 4) Phá hòa hiệp của chúng Tăng, 5) Làm cho thân Phật ra máu. Người tạo ra năm tội này, phải đọa vào đia ngục Vô gián (A tỳ), chịu các sự khổ bức, không khi nào hở dứt, nên gọi là Vô gián.

4. Như cầu, đò : ý nói rất khiêm nhượng hạ mình, nghĩa là dù bị ngườl đời lấn lướt khinh khi, nhưng vẫn nhẫn chịu không khinh mạn lại, cũng như cầu đò cứ chịu họ dày đạp qua lại.

5. Tà tế, Chánh tế : Ngoại đạo gọi là tà tế, ví như chỗ hiểm nạn dối gạt người. Phật đạo gọi là chánh tế, ví như chỗ bến đò có thể đưa người qua được.

6. Bốn món điên đảo :
1) Sự vật trong thế gian là vô thường mà chấp là thường,
2) Ngũ dục lạc, không phải vui mà chấp là vui,
3) Thân này không phải ta mà chấp là ta,
4) Thân này nhơ nhớp mà chấp là sạch.
Đây là 4 món chấp của phàm phu.

7. Bảy chỗ thức :
1) Sơ thiền,
2) Nhị thiền,
3) Tam thiền,
4) Tứ thiền.
5) Vô biên xứ thiền,
6) Thức biên xứ thiền,
7) Vô sở hữu xứ thiền,
là bảy cảnh giới không có thống khổ bức não, thần thức được an trú. Trừ cõi Vô tưởng và cõi Phi phi tưởng không kể, là vì cõi này tâm tưởng quá vi tế, muội lược, tư niệm không rõ ràng.

8. Tám pháp tà : Đã giải ở phẩm III số 14.

9. Chín món não :
Về quá khứ ai quấy nhiễu mình, quấy nhiễu thân thích mình, thì sanh não, ai khen ngợi kẻ oán của mình, mình cũng sanh não. Quá khứ như thế thì hiện tại và vị lai cũng thế, nên gọi là chín chỗ não.

10. Năm căn : Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.

11. Trí độ :
Một độ trong 6 độ, nghĩa là trí tuệ viên mãn hay vượt qua biển sanh tử đến bờ Niết bàn rốt ráo.

12. Pháp hỷ : Nghe pháp lãnh hội được, sanh lòng vui mừng gọi là pháp hỷ.

13. Trần lao : Trần là nhiễm ô, nghĩa là các thứ tà kiến phiền não hay làm nhiễm ô chơn tánh. Lao là nhọc nhằn, nghĩa là các tà kiến phiền não làm cho chúng sanh trôi lăn mệt nhọc trong đường sanh tử.

14. Đạo phẩm : Tức phương pháp giúp người tu hành, thành tựu đạo quả Bồ đề, như 37 phẩm trợ đạo v v

15. Các độ : 6 độ, 10 độ.

16. Tổng trì : Gồm nhiếp các pháp.

17. Giác ý : ý niệm giác sát cho tâm điều hòa thích trung, không cao không thấp, không phóng tán, không hôn trầm.

18. Bát giải : Tức Bát giải thoát đã giải ở phẩm III số 14.

19. Bảy thứ tịnh hoa :
1) Giới tịnh : động tác của thân, khẩu ý thanh tịnh;
2) Tâm tịnh : tâm thanh tịnh không còn nhiễm trước;
3) Kiến tịnh : thấy được chơn tánh các pháp không còn khởi vọng chấp;
4) Độ nghi tịnh : Hiểu biết thấu đáo không còn ngờ vực;
5) Phân biệt đạo tịnh : Phân biệt rõ ràng tà đạo, chánh đạo;
6) Hành đoạn tri kiến tịnh : Tri kiến thật, hành thiện pháp, các ác pháp bị đoạn trừ, được thanh tịnh sáng suốt;
7) Niết Bàn tịnh : Chứng được Niết Bàn xa lìa mọi cấu nhiễm.

20. Ngũ thông : Lục thông trừ Lậu tận thông. Đã giải nơi phẩm II số 24.

21. Bát chánh : Giải ở phẩm II số 26 trong mục 37 phẩm trợ đạo phần sau.

22. Thượng phục : Đồ y phục quí đẹp. Đoạn này, ý nól lấy sự hổ thẹn để ngăn ngừa lỗi quấy, cũng như đồ y phục che được gió lạnh vậy.

23. Bảy của báu :
1) Tín, 2) Giới, 3) Văn, 4)Xả, 5)Tuệ, 6) Tàm, 7) Quý.
Do tin pháp lành nên mới giữ giới. Do giữ giới thì ngăn được các việc ác, việc ác đã dứt, việc lành mới tinh tấn làm thêm. Nhưng tinh tấn làm việc lành cốt do sự học rộng nghe nhiều. Có nghe nhiều đạo pháp, thì tâm niệm mới xả bỏ không còn chấp trước: Do xả bỏ nên trí tuệ phát sanh. Còn tàm và quý cũng như hai người phụ lực để thành tựu 5 pháp trên.
24. Bốn thứ ma :
1) Phiền não ma : tham. sân, si v .v. . . hay làm não hại thân tâm.
2) Ấm ma : sắc, thọ, tưởng, hành, thức, 5 ấm đó thường sanh các thứ khổ não.
3) Tử ma : chết hay đoạn tuyệt mạng căn của người.
4) Thiên ma : Ma Vương ở trên từng trời Tha hóa tự tại thứ 6 của Dục giới, hay làm hại mất việc phúc thiện của người đời.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/08/2014(Xem: 12644)
Rất nhiều trong số những khái niệm và nhận thức của chúng ta được xây dựng dựa trên những định kiến và quy ước. Những gì được cho là tốt, xấu, hay, dở... ở một nơi này lại rất có thể sẽ không được đánh giá tương tự như thế ở một nơi khác. Đơn giản chỉ là vì những định kiến và quy ước khác nhau. Những phong bao đỏ lì xì trong dịp Tết chẳng hạn, rất quen thuộc ở một số nước Á Đông, nhưng lại có thể là xa lạ đối với đa số các nước Âu Mỹ. Ngược lại, hai người bạn lâu ngày gặp nhau ôm hôn trên đường phố để tỏ tình thân ái là việc rất bình thường trong xã hội Âu Mỹ, nhưng có thể mọi người đều sẽ lấy làm lạ nếu điều đó lại xảy ra trên một đường phố ở Á Đông...
17/08/2014(Xem: 16527)
Trong khoảng vài thập niên vừa qua, sự bùng nổ các phương tiện thông tin trên toàn thế giới, và nhất là trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam ta, đã mang đến những thuận lợi lớn lao thúc đẩy sự tiến bộ vượt bực trong hầu hết các lãnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ, giáo dục... Nhưng bên cạnh đó, môi trường phát triển mới cũng đặt ra không ít những khó khăn thách thức, những ưu tư lo ngại về sự phát triển tinh thần của thế hệ trẻ trong tương lai.
17/08/2014(Xem: 12705)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả, và nghĩ đến điều gì cũng thấy như mình đã hiểu biết rất nhiều hơn. Ô hay, mình đã lớn!
17/08/2014(Xem: 28423)
Ngài Nam Tuyền nói: “Tâm bình thường là đạo.” Chư vị Tổ sư dùng đến vô số phương tiện cũng không ngoài việc dẫn dắt người học đạt đến tâm bình thường này. Vì thế, thiền không phải là một lãnh vực siêu nhiên vượt ngoài phạm trù ý thức thông thường như nhiều người lầm tưởng, mà trái lại chính là sự soi rọi, chiếu sáng những trạng thái tâm thức hết sức bình thường mà mỗi người chúng ta đều đã và đang trải qua trong cuộc sống thường ngày.
17/08/2014(Xem: 27233)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
17/08/2014(Xem: 13800)
Thời gian làm việc của chúng ta bao giờ cũng chiếm một tỷ lệ khá lớn trong cuộc sống hằng ngày, cho dù là ta đang giữ bất cứ vị trí nào trong xã hội. Vì thế, qua công việc chúng ta không chỉ nhận được những giá trị vật chất bằng vào sức lao động của bản thân, mà còn có cả những giá trị tinh thần trong cuộc sống...
15/08/2014(Xem: 10730)
Bộ Tỳ Ni Nhựt Dụng Thiết Yếu nầy, do Hòa Thượng Kiến Lão dựa theo Tâm Đại Từ Bi của Đức Phật, Ngài rút ra từ phẩm Tịnh Hạnh trong kinh HOA NGHIÊM, trong MẬT BỘ và trong các Kinh Luật, viết thành 53 bài kệ với 38 câu thần chú, rồi sắp xếp theo hệ thống, hợp thành một quyển. Lời văn dón gọn dễ nhớ, rất tiện cho kẻ sơ cơ nhập Đạo, làm khuôn thước cho thân tâm. Trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của người tu, không vượt ra ngoài giới luật, khiến cho hành giả suốt ngày đêm 24 giờ, tất cả đều nằm trong khuôn khổ thánh thiện. Đây chính là thềm thang tiến tu Đạo nghiệp, là cửa ngỏ đi vào cảnh giới Phật Đà. Người tu hành quan trọng nhất là Điều Phục Vọng Tâm và An Trụ Chơn Tâm, vì tâm chính là chủ của thân, thân chỉ là dụng của tâm. Do đo,ù muốn An Trụ Chơn Tâm, muốn hiển lộ Tánh Giác thì phải thân đâu tâm đó, cần phải làm gì biết nấy, để khỏi chạy theo vọng niệm.
22/07/2014(Xem: 32287)
Ngôi tu viện Phật giáo vùng Tây Bắc của tiểu bang Victoria được Thượng tọa Thích Tâm Phương khai sơn từ năm 1990. Ban đầu tu viện tọa lạc ở vùng Broadmeadows. Đến năm 1995, tu viện vận động mua lại ngôi trường tiểu học Fawkner cũ có diện tích 8.000 m2 và xây dựng thành ngôi phạm vũ trang nghiêm mang tên Bồ tát Thích Quảng Đức từ năm 1997 đến năm 2003. Công trình xây dựng do kiến trúc sư Nguyễn Kiển Thành thiết kế, kiến lập theo kiểu chữ “Công” mang dáng dấp kiến trúc cổ kính Á Đông. Đại lễ khánh thành được tu viện tổ chức trọng thể vào các ngày 10, 11 và 12-10-2003. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm thờ tôn tượng đồng đức Phật Thích Ca thiền định. Tượng cao 2,50m, nặng khoảng 1,5 tấn. Phía trước và hai bên, tu viện đặt thờ nhiều tượng Phật, Bồ tát, Hộ Pháp Già Lam. Đến năm 2008, tu viện xây Tăng xá và Bảo tháp Tứ Ân. Bảo tháp 4 tầng, cao 14m, rộng 5m, trên nóc tôn trí tượng đức Phật A Di Đà cao 1,2m. Trong bảo tháp tôn thờ Xá Lợi Phật, tượng chư Phật, Bồ tát và linh cốt của Phật tử q
21/03/2014(Xem: 25564)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
27/10/2013(Xem: 13563)
¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ DÒNG SUỐI TỪ (thơ Hạnh Cơ), trang 7 ¨ CẦU NGUYỆN CAO ĐĂNG PHẬT QUỐC (HĐGP & HĐĐH GHPGVNTNHK), trang 8 ¨ THÔNG TƯ VỀ LỄ TƯỞNG NIỆM ĐLHT THÍCH CHÍ TÍN (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 9 ¨ SƠ LƯỢC TIỂU SỬ TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH CHÍ TÍN (Môn đồ pháp quyến),trang 10 ¨ NHỚ LẠI ÂN XƯA (Nguyên Siêu),trang 11 ¨ DUYÊN LÀNH HỌC PHẬT (ĐLHT. Thích Thắng Hoan), trang 12 ¨ HỌC PHẬT (HT Thích Tín Nghĩa), trang 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]