Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giáo Khoa Phật Học (PDF)

20/02/201302:17(Xem: 9785)
Giáo Khoa Phật Học (PDF)
GIÁO KHOA PHẬT HỌC (3 tập)

Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ
Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc

(Sơ Cấp Phật Học Giáo Bản – nguyên tác Hán ngữ của cư sĩ Phương Luân, Đài-loan)
Cư sĩ Hạnh Cơ dịch, chú thích bổ túc, đánh máy, và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo
Hòa thượng Thích Đỗng Minh chứng nghĩa
Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam in lần thứ nhất tại Việt-nam, năm 2002
(lưu hành nội bộ),
Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam in lần thứ nhì tại California, Hoa-kì, năm 2002
Giáo Khoa Phật Học - Cấp Một


giao-khoa-phat-hoc

LỜI GIỚI THIỆU

Đạo Phật có mặt trên đất nước Việt-nam đã 20 thế kỉ. Quốc văn của Việt-nam với Hán văn của Trung-quốc lúc bấy giờ, có thể nói là cùng đúc chung một lò. Từ xưa đến nay, tất cả các sách giáo khoa Phật học tại Việt-nam đều dùng Hán hệ làm chủ yếu.

Trước đây khoảng 5 năm, Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh ở Đài-loan có tặng cho tôi một bộ sách giáo khoa Phật học bằng Hán văn, mang tên là “Phật Học Giáo Bản”, gồm 3 quyển, dành cho 3 trình độ: sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Bộ sách do cư sĩ Phương Luân (người Đài-loan) soạn. Tôi đọc thấy hay. Phương pháp soạn sách có khoa học. Tôi gợi ý với ông Hạnh Cơ (là sư đệ và là học trò của tôi hiện ở
Gia-nã-đại) nên dịch bộ sách ấy ra Việt ngữ, và soạn thêm một vài phần bổ túc, để làm thành một bộ sách giáo khoa Phật học thích ứng với tăng ni sinh Việt-nam. Cư sĩ Hạnh Cơ đã tán đồng ý kiến của tôi, và hoan hỉ nhận trách nhiệm thực hiện Phật sự này.

Nay, quyển Một (Sơ cấp) của bộ sách ấy đã hoàn thành, có tên là “Giáo Khoa Phật Học - cấp một”. Sách được làm thành hai bản: một bản dành cho giáo thọ, và một bản dành cho học chúng. Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh phát tâm ấn hành để phổ biến cho tăng ni sinh trong nước cũng như ngoài nước.

Tôi trân trọng tán thán công đức của Hòa thượng Tịnh Hạnh cùng hai cư sĩ Hạnh Cơ và Tịnh Kiên; đồng thời xin giới thiệu bộ sách Giáo Khoa Phật Học này đến quí vị giáo thọ và tăng ni sinh quốc nội cũng như quốc ngoại.

Tì kheo THÍCH ĐỖNG MINH
(nguyên Vụ Trưởng Vụ Phật Học Viện,
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất)
Nha-trang, Việt-nam,
ngày Trưởng-tịnh có trăng,
tháng Mười Một năm Canh Thìn,
Phật lịch 2544 (2000)

Xem bản PDF [Tập 1] [Tập 2] [Tập 3]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2013(Xem: 10924)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan nhận được tin buồn: Thân phục của Sư cô là cụ Ông Cư Sĩ Quảng Pháp, thế danh Nguyễn Đình, sinh năm Ất Hợi 1935.
29/03/2013(Xem: 7322)
Phó Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã viên tịch vào lúc 06 giờ 20 sáng 5-12-2012 tại Chùa Pháp Luân, thành phố Houston, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ.
29/03/2013(Xem: 13161)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạtmọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ ThíchCa Mâu Ni sáng lập. Với giòng thời gian biến chuyển; từ khi đạo Phật truyền bá trên trái đất, theo lẻ tuần hoàn, tất nhiên không thể tránh khỏi hưng… suy... Do đó, ta có thể căn cứ trên quan điểm lịch sử để nhậnxét: về mặt hình thức (dĩ nhiên) đạo Phật chịu ảnh hưởng hoàn cảnh ở những nơi mà đạo Phật đã truyền vào
29/03/2013(Xem: 10610)
Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]