Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Milarepa Con Người Siêu Việt (PDF)

01/12/201410:44(Xem: 14706)
Milarepa Con Người Siêu Việt (PDF)
milarepa-01
Milarepa Con Người Siêu Việt


Nguyên tác Tây tạng: Mila Khabum - Tác giả: Rechung
Anh dịch: Lama Kazi Dawa-Samdup
Cô đọng và phóng tác: Lozang Jivaka
Việt dịch: Đỗ Đình Đồng



Ghi Chú

“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971, đã được chúng tôi xem lại và hiệu đính trong ấn bản này. Bản dịch này chúng tôi thực hiện theo nguyên văn tiếng Anh “The Life of Milarepa, Tibet’s Great Yogi” do Lobzang Jivaka cô đọng và phóng tác vào năm 1962, dựa theo bản dịch tiếng Anh, “Tibet’s Great Yogi, Milarepa,” của cố Lạt-ma Kazi Dawa-Samdup từ nguyên tác Tạng ngữ, “Mila Khabum,” và được Tiến sĩ W. Y. Evans-Wentz hiệu đính khi cho nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành lần đầu tiên vào năm 1928, tại Luân-đôn, Anh quốc. Bản văn tiếng Anh do Lobzang Jivaka phóng tác đã được J. L. Cranmer-Bying hiệu đính và cho in trong loạt sách The Wisdom of the East và nhà xuất bản Llanerch Publishers ấn hành tại Anh Quốc năm 1994.

Frederick, đầu Xuân 2014
Đỗ Đình Đồng




milarepaconnguoisieuviet_dodinhdong

“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971, đã được chúng tôi hiệu đính trong ấn bản điện tử này.
Bản dịch này chúng tôi thực hiện theo nguyên văn tiếng Anh “The Life of Milarepa, Tibet’s Great Yogi,” do Lobzang Jivaka cô đọng và phóng tác vào năm 1962, được J. L. Cranmer-Bying M.C. hiệu đính và cho in trong loạt sách The Wisdom of the East, dựa theo bản dịch tiếng Anh, “Tibet’s Great Yogi, Milarepa,” của cố Lạt-ma Kazi Dawa-Samdup từ nguyên tác Tây tạng, “Mila Khabum,” và được Tiến sĩ W. Y. Evans-Wentz hiệu đính khi cho nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành đầu tiên vào năm 1928, tại Luân-đôn, Anh quốc.

Frederick, đầu Thu 2012
Đỗ Đình Đồng


milarepa-01

LỜI NGƯỜI DỊCH

 

Tây tạng như một đóa sen đêm chỉ nở đón ánh trăng mông lung, huyền diệu và kỳ ảo của Đông phương. Vào hậu bán thế kỷ mười một, nơi xứ sở u huyền này nghe vang dậy một giọng hát vừa trầm hùng như loài sư tử, vừa thánh thót như tiếng chim Ca-lăng-tần-già, vừa rạt rào như lời cây tiếng lá, vừa cao thâm như đỉnh cao và hố thẳm. Tiếng ca này lần đầu tiên xuất hiện trên các triền núi âm u hoang vắng của dãy Hi-mã-lạp sơn và dần dần lên mãi đến tuyệt đỉnh Everest tuyết phủ tiếp giáp với mây trời vần vũ thiên thu. Tiếng hát lời ca này phát nguồn từ một giai tầng trí tuệ và nghệ thuật viên dung siêu việt của một bậc thánh tăng Bồ-tát Tây tạng với mảnh vải che thân mong manh rách rưới và chiếc tích trượng nhỏ bé nhưng rắn chắc vô biên nện vang từng tiếng rõ ràng theo nhịp chân leo lên từng phiến đá tuyết trắng ngần sau hơn mười năm tu luyện các năng lực thượng thừa và tu tập thiền định không ngừng theo các Diệu Lý của Mật-tông Phật-giáo: giọng hát của Jetsun Milarepa, Đại Hành Giả Du-già Tây Tạng.

Cuộc đời đại hiệp sĩ phi thường phi phi thường này bắt đầu từ khi lên bảy, cái tuổi thơ dại đã thực sự bước vào địa ngục trần gian này: ngục của lòng tham không đáy; ngục của lửa thù hận phụt lên vô bờ vì bị người thân cướp đoạt quyền thừa kế gia tài của dòng họ quý phái giàu sang, vì cái chết quá sớm của người cha đáng kính. Cuộc sống bị đày đọa khốn cùng của cậu bé bảy tuổi Mila Thopaga kéo dài chịu đựng cho đến năm mười lăm tuổi, cái tuổi chập chững nhưng lại quá phong trần: một người một ngựa lên đường tìm thầy học Huyền thuật để mong trả thù rửa hận cho thỏa lòng người mẹ góa yếu đuối nhưng vẫn giữ niềm kiêu hãnh vô biên. Sau khi học thành tài, Mila Thopaga đã dùng tuyệt nghệ huyền thuật của mình giết hằng ba bốn chục người có liên hệ với hai kẻ tử thù chính là ông chú và bà thím độc ác của chàng, và phá hoại rất nhiều của cải, hoa màu của những người khác...Mila Thopaga bị lương tâm cắn rứt, cõi lòng xao xuyến bất an và phát tâm tìm thầy học Đạo, khát khao giác ngộ và giải thoát đến cực độ đến nỗi phải hy sinh bất cứ thứ gì kể cả thân mạng của chính mình.

Định Mệnh của Mila Thopaga là một thứ định mệnh Đại Hạnh, nhưng quá khốc liệt khắt khe. Cuối cùng Mila Thopaga đã gặp được Đạo sư định mệnh của mình: Đại Dịch giả Marpa, tổ sư khai sáng tông phái Bkarh-gyudpa của Phật giáo Tây Tạng. Sau tám lần được bậc Đạo sư ném tận cùng đáy sâu hố thẳm tuyệt vọng, Mila Thopaga đã được thanh thần tẩy thể, gột sạch ác nghiệp và thọ lãnh tất cả những Giáo lý Tối mật của tông phái này, để rồi một mình một bóng lang thang khắp các vùng thâm sơn cùng cốc để thiền định và tu tập Giáo lý Giải thoát Vô thượng. Sau khi đã quì lạy từ giã Đạo sư với lời thệ nguyện vĩ đại là phải đạt Giác ngộ để cứu độ chúng sinh như thái tử Tất-đạt-đa trước đó khoảng mười bảy thế kỷ dưới gốc cây Bồ-đề xứ Thiên trúc: nếu Ta không đạt được giải thoát rốt ráo thì vĩnh viễn không trở lại với thế giới loài người.

Sau khoảng mười năm ẩn tu trong trong thâm sơn cùng cốc tuyết phủ giá lạnh của vùng Hy-mã-lạp sơn, với thân thể suy nhược đến cùng độ vì thiếu thức ăn và quần áo thích hợp, Milarepa đã hiến mình trọn vẹn cho Chân lý, phối hợp Nhân Tâm và Thiên Tâm, Tiểu ngã với Đại ngã thành Nhất Thể Chân Như của Bản Thể Vũ Trụ kỳ ảo, Milarepa đã đạt được Giác ngộ và Giải thoát cho chính mình để rồi cất tiếng hát phổ độ tất cả chúng sinh trong ba cõi.

Người dịch hôm nay cầu mong dư âm của lời thơ, lời hát khởi nguồn từ một Trí tuệ nhìn suốt ba nhìn thế giới này, và hình ảnh cuộc đời phi thường, phi phi thường của một Con Người đã vượt người này, đi sâu vào tận đáy lòng của mọi người trong thời Tịch dương hôm nay để khai mở một Triêu dương huy hoàng ngày mai trong lòng mỗi người và tất cả.

Sài gòn, Hè 1970

 Đỗ Đình Đồng

 



Ý kiến bạn đọc
18/05/201802:00
Khách
Sách hay quá. Cho con hỏi mua sách này ở đâu ạ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2019(Xem: 8507)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
28/10/2019(Xem: 11886)
Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Đức Phật Tâm Minh Ngô Tằng Giao
25/10/2019(Xem: 5999)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 6637)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
05/10/2019(Xem: 13151)
Xuân và Thi Ca là tập hợp của những bài pháp thoại, văn và những bài thơ cảm nhận về xuân qua nhiều thể tài văn chương khác nhau. Từ khi có đất trời là có xuân, xuân biểu hiện giữa muôn ngàn sự sống linh hoạt và sống động. Xuân là một bức tranh đời kỳ diệu; là bản trường ca vô tận, với nhiều cung bậc trầm bổng khác nhau, chuyển sức sống lên tận mạch nguồn của muôn vật và nhân sinh; xuân mở ra cho con người một bầu trời đầy trăng sao và hy vọng;
02/10/2019(Xem: 20279)
TRUNG BỘ KINH: Tóm tắt, Hướng dẫn, Tìm hiểu, Toát yếu. Xin giới thiệu đến các bạn: 1) Thích Minh Châu. Tóm tắt Kinh Trung Bộ (2010) 2) Thích Nữ Trí Hải. Toát yếu Kinh Trung Bộ (2002) 3) Thich Chơn Thiện. Tìm hiểu Trung Bộ Kinh (2017) 4) Thích Nhật Từ. Hướng dẫn đọc kinh Trung Bộ (2019)
05/06/2019(Xem: 6619)
NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ TỊNH (thơ Diêu Linh), trang 10 ¨ KỶ NIỆM PHẬT ĐẢN 2019 (ĐNT. Tín Nghĩa), trang 11 ¨ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO (thơ Tánh Thiện), trang 14 ¨ THÔNG TƯ CẦU AN CHO HT. THÍCH NGUYÊN TRÍ (Hội Đồng Điều Hành), trang 15 ¨ GIỚI LÀ BẬC THẦY CAO CẢ NHẤT (HT. Thích Thiện Siêu), trang 16
26/05/2019(Xem: 6243)
Món Quà Vu Lan (tác giả: Thích Phước Hạnh)
21/05/2019(Xem: 4635)
Thưa đại chúng, hôm nay là ngày 10 tháng 12 năm 2000, tức là ngày 15 tháng 11 năm Canh Thìn, tại Đại Hùng Bảo Điện, chùa Phước Duyên, tất cả chúng ta đều có mặt để cầu nguyện Tam Bảo chứng minh cho đời sống lứa đôi của hai Phật tử Quốc An và Ngọc Diệp. Thưa Đại Chúng, Cùng hai con quý mến!
21/05/2019(Xem: 8542)
Bạch Viên Tôn Các_Kịch thơ_Lê Thị Diệm Tần
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567