Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương thức thực hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra)

25/07/201208:57(Xem: 13198)
Phương thức thực hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra)
bo_tat_hanh
TỊCH THIÊN (Sàntideva)
PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH HẠNH BỒ TÁT
(Bodhicharyàvatàra)
Chuyển tiếng Việt: Thích Giác Nguyên

LỜI TỰA

Phương Thức Thực Hành Hạnh Bồ Tát (Bodhicharyàvatàra) là Thi phẩm bằng tiếng Phạn của Tôn giả Tịch Thiên (Sàntideva) khi ngài tu học ở Học viện Phật giáo Nalandà, Ấn độ vào thế kỷ thứ bảy Tây lịch. Đây cũng là tác phẩm Tạng ngữ vô cùng quan trọng, áp dụng vào chương trình học tập cho các tu sĩ Tây Tạng.

Tôn giả cảm nghĩ oai đức của chư Phật và Bồ tát ra đời vì mục đích tối thượng: Cứu khổ ban vui, lợi ích cho chúng sanh ở ngàn phương muôn thuở. Muốn được như vậy, người tu không gì hơn phải thực hành sáu độ, hoặc mười pháp Ba la mật của Bồ tát. Mà Tôn giả là một vị đã tu mật hạnh và thực chứng thánh quả Bồ tát.

Qua mười phẩm thi kệ gồm 912 đoạn, Tôn giả Tịch Thiên đã dùng Tuệ quán dẫn dụ từ thô đến tế, từ căn bản nhập môn đến thực hành hạnh Bồ tát rốt ráo viên mãn. Tôn giả phủ bác các lập luận trường phái trong và ngoài đạo Phật, bằng phương pháp Trung quán Tánh không. Ngài hùng biện ở mọi khái niệm tư duy về Ngã, Ngã sỡ, về Tâm, Ý, Thức, khiến con người không còn chỗ để bám víu nương tựa. Nhờ đó dứt trừ vọng tưởng, dễ tiến đến triệt ngộ giải thoát.

Tôi có xem qua hai bản dịch tiếng Việt, một của Ni sư Trí Hải theo thể văn xuôi (1998), gồm 913 đoạn và một của Thượng tọa Nhựt Chiếu dịch theo văn vần song thất lục bát (1999), gồm 914 đoạn hiện lưu hành. Cũng như tham chiếu bản Hán văn của Trần Ngọc Giao, tôi cảm thấy tự đáy lòng mình dâng lên niềm rung động khó tả. Bất giác tôi rơi nước mắt, quì lạy giữa hư không. Tưởng như có Tôn giả Tịch Thiên hiện ra trước mặt cảm hóa, khai tâm cho tôi lần bước trên con đường tìm về chân lý giác ngộ giải thoát, mà từ bấy lâu tôi chưa được hạnh duyên gần gũi các bậc minh sư chỉ giáo.

Tôi phát ngưỡng nương vào hai bản Việt văn này để tâm dịch lại cho phù hợp theo bản chữ Hán của dịch giả Trần Ngọc Giao. Qua mỗi câu đoạn, kệ thơ ngũ ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn tứ cú, bát cú đều khớp với bản chữ Hán ấy. Mong rằng không xa Thánh ý của Tôn giả Tịch Thiên. Nếu có phạm những lỗi lầm thích đáng, cúi xin Tôn giả Từ bi hỷ xả và các bậc cao minh, thiện hữu tri thức rộng lòng bổ chính cho.

Thành kính sám hối và bái tạ.

Sài gòn, trng đông KMão, 1999.

Tỳ khưu Thích Giác Nguyên.

Cẩn bút

Xem nội dung; Phiên bản PDF: PHƯƠNG THỨC THỰC HÀNH HẠNH BỒ TÁTTịch Thiên (Santideva) Chuyển tiếng Việt: Thích Giác Nguyên

Sách Liên quan:
NHẬP BỒ TÁT HẠNH Tịch Thiên (Shantideva)- Hoa dịch: Trần Ngọc Giao - Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải
BỒ TÁT HẠNH Santideva (Tịch Thiên)- Thích Trí Siêu dịch
BỒ TÁT HẠNH TRONG KINH VIÊN GIÁCThích Nguyên Tịnh

NHẬP HẠNH BỒ TÁTSàntideva (Tôn giả Tịch Thiên) - Việt dịch: Nguyên Hiển

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 15562)
Thiền uyển tập anh, sao dùng nghĩa đó? Xin thưa, dùng sự anh tú của nó làm nghĩa vậy. Sao thế? Người theo Thiền tôn cố nhiên là nhiều, nhưng kẻ biết lẽ huyền thật ra lại hiếm: chính như một con phụng giữa bầy gà, một cây lan trong đám cỏ. Nếu chẳng phải phú bẩm anh dị, tri kiến siêu quần, làm sao thấu được ý chí huyền vi, để có thể làm lãnh tụ cho kẻ hậu học và mô thức cho người đời sau?
09/04/2013(Xem: 6903)
Đạo Phật có một kho tàng kinh-điển phong phú hơn hết thảy các tôn giáo triết học khác. Nội một Đại-Tạng-Kinh gồm gần mười ngàn pho cũng đủ làm cho những học-giả kiên-chí nhất phải lắc đầu e ngại. Huống nữa còn biết bao nhiêu sách vở cận đại trên thế giới, trước tác, giải thích, bình luận về giáo lý đạo Phật!
08/04/2013(Xem: 6328)
Tiếp theo hai tập, Nhận thức và Không tánh (2001) và Tánh khởi và Duyên khởi (2003), sách Nhân quả đồng thời lần này thu góp bài học Phật luận cứu các vấn đề Tồn tại và Thời gian,Ngôn ngữ, Giáo nghĩa,và Giải hành liên qua đến nguyên lý Duyên khởi mà Bồ tát Long Thọ nêu lên trong bài tụng tán khởi của Trung Luận, bản tiếng Phạn.Các vấn đề này được tiếp cận từ hai phía, bản thể luận và triết học ngôn ngữ, và được trình bày trong ba Phần: (1) Vô thường, Duyên khởi, và Không tánh, (2) Phân biệt, Ngôn ngữ, và Tu chứng, (3) Tín, Giải,Hành,Chứng trong Hoa nghiêm.
08/04/2013(Xem: 13620)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 22353)
Con người là sinh vật quan trọng nhất – Đức Phật từ con người mà thành Phật – vì nó có những đặt tính ưu việt hơn tất cả những loài vật khác; nhưng Phật Giáo lại không cho con người là độc tôn, vì còn có những chúng sanh hữu tình và vô tình khác. Hai loại này ở trong một thể thống nhất giữa thế giới và nhân sinh. Vì thế, không có con người là kẻ thù của con người, cho đến loài vật, cây cỏ cũng vậy.
08/04/2013(Xem: 5648)
Giải thích tổng quát về Kinh Hoa Nghiêm theo hệ Kinh tạng Đại Thừa: Đức Phật ra đời vì “hạnh phúc an lạc của chư Thiên và loài người” như lời Ngài đã từng tuyên bố. Thế nên sự sống mà Đức Phật ra đời thật vô cùng quan trọng, đó là chân lý, là Pháp âm được vang lên khắp vũ trụ sơn hà. “Pháp âm bất tuyệt” tất cả tiếng chim hót, dế ngân, sóng vỗ, thảo mộc, khai hoa, thông reo suối chảy, đến tiếng đá rơi ... đều là pháp, không nơi đâu không phải là pháp.
08/04/2013(Xem: 17503)
Ðể có thể nhận diện được tổng thể hệ thống loại hình sám văn, đó là cách phân loại theo nhóm đề tài và ý nghĩa. Tuy nhiên, vì sám văn có quá nhiều chủ đề, tùy theo lĩnh vực mà sử dụng riêng khác, nên rất phong phú đa dạng. Ðể nắm được tổng thể bố cục của cách phân loại nầy, chúng tôi xin khái lược về các cách phân loại có liên hệ trực tiếp. Qua đó, chúng ta có cơ sở để nhận diện được toàn hệ thống phân loại.
08/04/2013(Xem: 13187)
Xin quí vị bấm vào xem PDF
08/04/2013(Xem: 25059)
Phật Pháp hằng còn mãi ở thế gian là nhờ sự hoằng truyền sâu rộng trong quần chúng. Thiếu sự hoằng truyền, Phật pháp phải bị mờ và có thể đi lần đến chỗ tiêu diệt. Trong công đức hoằng truyền ấy, phiên dịch là một phần rất quan trọng.
08/04/2013(Xem: 6357)
SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG (Marga-satya): Sự thật thứ tư là con đường trực tiếp đưa đến sự giải thoát chấm dứt khổ đau. Sự thật này là tác nhân giải thoát hiện tại đưa đến chấm dứt quả khổ gần hay xa trong . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]