Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Điểm Sách: “Chánh Niệm trong đời thường”

31/07/202120:00(Xem: 6847)
Điểm Sách: “Chánh Niệm trong đời thường”
Chánh Niệm Trong Đời Thường_Bìa sách
         Điểm Sách: “Chánh Niệm trong đời thường”
    Thích Như Điển
 

Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.

 

Tựa đề của sách chọn ra từ một bài viết của Tiểu Lục Thần Phong. Trong sách có cả bài viết của tôi về Giáo Dục ngày nay, và hầu hết tất cả những bài viết trong tập sách nầy đều xoay quanh vào chủ đề là Chánh Niệm. Do vậy chúng ta cũng không phải khó khăn lắm để đi tìm hiểu về nội dung của sách, mà nhiều tác giả đã đóng góp bài vở để hình thành một tác phẩm giá trị, có liên quan đến Thiền Học và thực hành Chánh Niệm trong đời thường của chúng ta đang sinh sống. Những bài tiếng Anh của TT Từ Lực, TT Minh Thiện, cũng như bài của Ni Sư Thuần Tuệ cùng bài của các Đh: Tâm Thường Định, Nguyễn Thúy Loan, Chân Tâm Hiền, Tiểu Lục Thần Phong là những bài rất đặc biệt. Một số bài tiếng Anh trong nầy là những bài được thuyết trình trước nhiều cử tọa Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ được sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc. Nên các diễn giả đã tập trung tất cả những gì thuộc về ứng dụng hơi thở, lòng từ bi cũng như lợi tha để cho các em có một khái niệm thực tiễn khi sống trong xã hội Tây phương ngày nay, vật chất thì quá dư thừa, trong khi tâm linh lại trống vắng. Những bài thuyết trình nầy cũng có thể là những bài mẫu để các anh chị em Huynh trưởng mang về trình bày lại cho những Đoàn sinh của mình trong các Gia Đình Phật Tử, đặc biệt là những nước xử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính. Đây là những phần ứng dụng rất hữu ích kể cả cho người lớn trong khi làm việc ở công sở, khi ở nhà, tiếp xúc xã hội, ở trường học v.v… Nếu chúng ta đi sâu vào nội dung của những bài bằng tiếng Anh nầy, chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó.

 

Có nhiều bài tiếng Việt cũng được dịch ra tiếng Anh rất trôi chảy và giới trẻ sau khi đọc tiếng Anh rồi, các em có thể sẽ tìm đến tiếng Việt để đọc. Vì tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ mà các em không thông thạo, hay khi nói bị ngập ngừng, ngượng ngạo làm cho người lớn khen chê đủ điều, cho nên các em ngại. Có thể trong âm thầm đâu đó, các em sẽ tìm đọc và sẽ hiểu tiếng Việt giống như các em hiểu bài thuyết trình bằng tiếng Anh. Như vậy cả hai hay nhiều phương diện khác nữa đều có lợi. Bởi vì giáo dục hay dạy học là dạy những gì người đối diện cần hiểu, chứ không phải dạy cho người khác điều mình hiểu và bắt người khác phải hiểu như mình. Cách dạy ngày xưa và ngày nay khác nhau nhiều lắm. Nếu ai đã có lần đứng trước bảng đen thì việc nầy chắc không khó chấp nhận lắm, khi người nghe đều là những người cần đến sự chia sẻ đời sống thực tế của chính mình. Trong Đạo Phật có cả Pháp Học lẫn Pháp Hành và trong học đường cũng vậy. Nếu chỉ có nói, mà không ngồi xuống để đếm từng hơi thở để thực tập Thiền thì khó mà tiếp thu được. Tuy không được đem niềm tin tôn giáo vào trường học của chính phủ để dạy, nhưng Chánh Niệm vẫn là một danh từ, một khái niệm thực tập sự yên tĩnh cho nội tâm, mà Thiền Sư Nhất Hạnh đã rất thành công khi hướng dẫn người Tây phương trở về với nền Đạo Học Đông Phương, bằng con đường chuyển hóa nầy. Bây giờ và ở đây là Thiền, nhưng không cần phải gọi rõ như thế, người ta thay bằng từ Chánh Niệm cũng rất tương xứng với mục đích mà người hướng dẫn muốn mang đến cho mọi người.

 

Nếu ai đó có hỏi tôi rằng: Trong tất cả những bài tiếng Việt, Thầy thích bài nào nhất? Tôi sẽ trả lời ngay rằng: có hai bài. Bài thứ nhất của Tác giả Thiện Quả Đào Văn Bình viết về Chánh Niệm trong cuộc sống ở trang 189. Ông đưa ra 10 luận cứ mà chúng ta thường mắc phải như: hung ác, bạo động; tham lam, gian trá; ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa; ghen tuông đố kỵ; thích khoe khoang của cải nhà cửa; thích nói xấu người khác; thích loan truyền tin xấu ác; hay tự ái; sân hận; phạm vào những giới sát đạo dâm một cách rất dễ dàng. Rồi từ đó Ông nêu ra những ví dụ điển hình của 10 việc trên cũng như giải pháp đối trị bằng liệu pháp Chánh Niệm trong cuộc sống. Rất đặc biệt và với bất cứ ai cũng có thể ứng dụng những bài học nầy trong đời thường của chúng ta, và nếu chúng ta biết Chánh Niệm trong mọi hành vi, cử chỉ thì cuộc sống của chúng ta sẽ thăng hoa một cách dễ dàng và sẽ sống đúng với giá trị của sự sống.

Bài thứ hai là bài: Lực của thói quen và cách đối trị của Tác giả Chân Hiền Tâm cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh đều rất xuất sắc. Có thể bà là một nhà giáo, rất hiểu tâm lý để dạy cho con trẻ, nhất là con trẻ Việt Nam sinh ra tại các xứ Âu Mỹ ngày nay hay ngay cả Việt Nam trong hiện tại. Những câu chuyện được dẫn chứng bởi những cậu quý tử con nhà giàu có, bị sa đọa vào bài bạc, hút xách. Chính tác giả đã dùng những liệu pháp của Thiền Học về Chỉ và Quán để thực tập cho chính mình, rồi từ đó đem ra chuyển hóa những người ở gần gũi mình nhất. Kết quả thật bất ngờ là thành công như ý. Nếu người Mẹ nào khi nuôi con cũng biết lắng nghe con mình ở mọi giai đoạn trong cuộc sống thì không đến nỗi phải tất bật khi con của mình lớn khôn và không thành đạt như ý của Cha Mẹ mong muốn. Cũng may là chính Cha và Mẹ chứ không phải ai khác, người đã biết tìm hiểu sâu và rất thực tế với giáo lý của nhà Phật, đặc biệt là Thiền để ứng dụng cho bản thân mình cũng như hướng dẫn cho con cái của mình, nên mới có được kết quả tốt đẹp như vậy.

 

Mỗi người đọc sách sẽ có nhiều cảm nhận khác nhau, không ai giống ai hết, nhưng tựu chung sách ấy phải mang đến một ích lợi cộng đồng, giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng thể về Chánh Niệm, về Phật Giáo và phải ứng dụng như thế nào vào trong môi trường của chúng ta đang sống, thì quyển sách nầy đã đáp ứng được nhu cầu đó. Tôi mong rằng những bậc làm Cha Mẹ, những anh chị Huynh trưởng và ngay cả các Đoàn sinh của các Gia Đình Phật Tử cũng nên tìm quyển sách nầy để đọc, ít ra cũng giúp cho mọi người một cái nhìn trung thực về giáo lý của Đạo Phật đã, đang và sẽ có mặt tại học đường, tại những cơ sở liên quan về vấn đề giáo dục, chứ chẳng phải nhất thiết là bị trói buộc dưới cái nhìn ở phạm trù Tôn Giáo Học.

 

Tôi mong có nhiều tác phẩm hữu ích như vậy tiếp tục được ra đời để giúp cho người người bớt khổ đau khi chúng ta đang sống, đang học hành và đang làm việc trong một xã hội vật chất vốn có nhiều quyến rũ như thế nầy.

 

 

Viết xong vào ngày 28 tháng 7 năm 2021 tại thư phòng của Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc nhân ngày vía của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (19.6.Tân Sửu).




facebook-1

***
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2021(Xem: 13439)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 6703)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 6224)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 8137)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5771)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5962)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
07/04/2020(Xem: 13362)
Thi thoảng, ta hay suy nghĩ về cái chết và sự mong manh của đời người như một người vừa trái qua một cơn thập tử nhất sinh. Những suy nghĩ đó sẽ tiếp thêm cho ta sức mạnh để dám bứt mình khói những điều phù phiếm. Nếu chỉ còn một ngày để sống, liệu ta có còn bon chen hối hả giành giật với đời, với người? Liệu ta có còn tỏ ra trì trệ, lười biếng, hời hợt với bản thân?
04/04/2020(Xem: 6021)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt. Nhưng với người theo tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng của chúng ta, những giờ phút yên lặng rất cần cho đời sống tâm linh trước những tiếng ồn của cuộc sống.
01/04/2020(Xem: 5292)
Truyện ngắn "Trong cốp xe" của TK Vĩnh Hữu được đăng trên Thư Viện Hoa Sen vào ngày 16/02/2020, có đoạn: ... "Anh chú tâm niệm Phật, đúng ra là niệm Chuẩn Đề đà-la-ni, chỉ để thêm đạo lực, thêm ý chí mà vượt qua thời khắc khó khăn thử thách, quên đi mệt nhọc thân xác..." Tác giả chỉ nhắc qua việc "niệm chú" thật ngắn, không diễn bày hay kể lể gì thêm, lướt qua thật nhanh để trở về với mạch truyện. Chắc rất ít người lưu tâm để ý đến chi tiết vô cùng huyền diệu này, vì đang bị cuốn hút theo dòng trôi của câu chuyện "hết xăng, dắt xe đi bộ".
30/03/2020(Xem: 5278)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]