Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hỏi Đáp Về Phương Pháp Sám Hối Trong Đạo Phật

15/01/201922:07(Xem: 4689)
Hỏi Đáp Về Phương Pháp Sám Hối Trong Đạo Phật
samhoi1_tlieunguyen

Hỏi Đáp Về Phương Pháp Sám Hối Trong Đạo Phật 
 Thích Liễu Nguyên    


Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách?

Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai. 

Nếu vì không biết mà tái phạm thì cần phải sám hối đúng pháp. Việc sám hối đúng pháp như trong bài Kinh Tàm và Quý Đức Phật đã dạy rất rõ. Đây cũng là bài kinh Đức Phật dạy về sám hối đúng Pháp, ý nghĩa Tàm Quý là thấy rõ lỗi lầm, xấu hổ ăn năn quay đầu sám hối và nguyện từ bỏ việc xấu ác không bao giờ tái phạm vào nữa. Như vậy, trong lời dạy nầy cần làm đó là nhận ra được các việc làm sai lầm tội lỗi mà sám hối. Việc thứ hai quan trọng hơn đó là nguyện từ bỏ các việc ác mà không bao giờ tái phạm vào nữa. 

Đức Phật cũng thuyết bài Kinh tương đương là bài Kinh Về Ba Hạng Người. Hạng người thứ nhất là hạng người đi từ chổ sáng tới chổ sáng, tức chỉ cho các bậc trí tuệ như Đức Phật hay những vị Bồ Tát đã giác ngộ vạn pháp, hiểu rõ luật nhân quả ...  từ khi sinh ra đời cho đến khi nhập Niết Bàn không bao giờ phạm vào các tội lỗi. 

Hạng người thứ hai là hạng người đi từ chổ tối đến chổ sáng là hạng người  phạm vào tội lỗi mà biết ăn năn sám hối nhờ gặp được và tin vào Phật Pháp, tin vào nhân quả nghiệp báo mà nguyện từ hết bỏ các việc ác,  không bao giờ tái phạm, đây cũng là hạng người Trí Tuệ được Đức Phật tán thán ca ngợi. 

Điển hình nhất cho hạng người nầy là có tướng cướp Vô Não, vì yêu thích học thần thông mà nghe lời người thầy ngoại đạo để đi chặt 100 ngón tay để đổi lấy thần thông. Vì còn thiếu mấy ngón tay nữa nên về định chặt tay của mẹ mình, cũng may nhờ Đức Phật đến hoá độ kịp thời nên Vô Não nhận rõ ra đó là lỗi lầm, liền buông dao quỳ sám hối trước Đức Phật và Mẹ. Đức  Phật dạy Vô Não hãy từ  bỏ luôn con dao trong tâm: tức  là tham, sân, si trong tâm mới được an tịnh mãi mãi. Vô Não đã vâng theo lời dạy của Đức Phật, lập tức đã từ bỏ Tham, Sân, Si nên đắc quả A La Hán, từ đây không bao giờ trở lại làm ác nữa, từ đó luôn được an lạc giải thoát. Tuy dư nghiệp quả khổ xưa kia Ngài đã tạo ra giờ có gánh chịu nhưng vì tâm ngài hết oán thù sân hận nên Ngài đã hỷ xả tất cả trong nhẹ nhàng cho dù bị người ta có mắng chửi, đánh đập.

Hạng người thứ hai nầy có rất nhiều người, nhiều hành giả đã chứng thánh quả giải thoát luân hồi. Trong khi ấy chúng ta thì tuy có sám hối về bao lỗi lầm như vì tâm vẫn còn vô minh tham sân si mà đã tạo ra tội lỗi từ bao đời kiếp trước. Tuy có sám hối nhưng sự sám hối của chúng ta chưa thật đầy đủ nghĩa là gốc tham sân si vẫn còn nên lại tái phạm để rồi cứ luân hồi khổ mãi trong vòng luân hồi lục đạo, khi có tí Phước thì sinh làm tiên làm người, khi hết phước, lại nhiều tội lỗi thì đoạ làm súc sanh trâu, ngựa ... Thậm chí là đoạ vào địa ngục với bao khổ hải. phải nhờ Đức Bồ Tát Địa Tạng, Bồ Tát Quán Thế Âm ... từ bi dẫn đường chỉ lối về đường chánh để đầu thai đi lên. Như vậy chúng ta phần lớn cũng được xếp vào hạng người thứ hai nầy nhưng chưa trọn vẹn. 

Hạng người thứ ba là hạng người đi từ chổ tối đến chổ tối tức hạng không tin Phật Pháp, không tin nhân quả nghiệp báo nên tạo ra bao việc xấu ác, tội lỗi mà không biết đó là việc ác mà cứ cho rằng việc đó là đúng nên muôn đời cứ trôi lăn trong tam đồ ác đạo, địa ngục ngạ quỷ súc sanh chịu bao tội khổ vô cùng.

samhoi2_tlieunguyen


Vậy sám hối có hết nghiệp xấu không? 

Sám hối đúng pháp sẽ hết nghiệp nhân xấu và sẽ làm tiêu và nhẹ nghiệp quả xấu rất nhiều. Nghĩa là khi nhận rõ được các lỗi lầm đã tạo ra nhờ trí tuệ Phật pháp soi rọi mà nguyện từ bỏ việc ác mãi mãi  thì từ đây tội lỗi không còn bị chồng chất lên nữa và những tội lỗi xưa nhờ đó mà nó được nhẹ bớt, cũng như bạn ăn một nắm muối thì thấy mặn chát khó ăn, nhưng khi bỏ nắm muối vào 10 lít nước uống từ từ vài ngày thì bạn sẽ không cảm thấy mặn chát nữa. Nếu như ai gặp thắng duyên mà sám hối từ bỏ được gốc rễ tham, sân, si thì mãi mãi sẽ không còn khổ đau, các nghiệp xấu chỉ là cái quả dư nghiệp như một cơn gió thổi qua nhanh mà không trở lại nữa.

Sám hối như thế nào mới đúng pháp để hết tội lỗi?

Con đường để sám hối đúng pháp là con đường Tu Tập Tứ Diệu Đế để biết rằng vạn pháp là vô thường, duyên sanh vô ngã. Từ đây sanh ra trí tuệ hoàn toàn tin sâu Phật pháp, tin nhân quả mà không bao giờ làm việc ác nữa. Những việc xấu ác xưa kia nhờ xấu hổ xám hối mà chúng nhanh tiêu trừ. Quan trọng là tinh tấn tu Tứ Diệu Đế viên mãn thì chứng thánh quả A La Hán, thoát khỏi được mọi khổ đau trong luân hồi lục đạo. Lại phát nguyện tu hành lục độ ba la mật để cứu độ chúng sanh thì Phước báu vô lượng, mau thành Phật quả.

Sám hối là một pháp môn tu tập là đại nguyện thứ tư: Tứ giả sám hối nghiệp chướng của Bồ Tát Phổ Hiền để Ngài hướng dẫn hết thảy Bồ Tát và chúng sanh cùng tu tập.

Quý hành giả muốn học cách sám hối đúng pháp thì chư Phật, Bồ Tát Tổ Sư đã dạy rất rõ trong nhiều Kinh Luật Luận hay các bài sám tụng như:

1. Kinh Tàm Quý

2. Kinh Đức Phật Thuyết Về Ba Hạng Người

3. Kinh Mười Thiện Giới

4. Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát

5. Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện

6. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai

7. Kinh Hồng Danh Sám Hối

Về các kinh văn sám hối như:

1. Lương Hoàng Sám

2. Thủy Sám Pháp Văn

3. Sám Quy Mạng Thập Phương ...

Đó là một số kinh và sám văn điển hình về Sám Hối mà Đức Phật, Chư Bồ Tát Tổ Sư đã chỉ dạy. Rất mong quý hành giả đọc tụng qua ít nhất một lần để nhờ vào ánh sáng Phật pháp mà biết được tội lỗi của mình mà biết cách sám hối và tu tập để luôn được an lạc giải thoát.

Bài viết này chỉ để trả lời vắn tắt về Phương Pháp Sám Hối Đúng Pháp, còn chổ nào thiếu sót, rất mong quý hành giả hoan hỷ góp ý bổ sung cho được đầy đủ.

Tội từ tâm khởi đem tâm sám

Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu

Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không 

Thế mới thật là chơn sám hối.

Đệ tử chúng con từ vô lượng kiếp đến nay vì do vô thỉ tham, sân, si từ thân miệng ý phát sinh ra bao nhiêu tội lỗi, hôm nay chí thành cầu ai sám hối.

Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần) 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 8959)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6807)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7698)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2697)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3804)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5274)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3005)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3149)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10548)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
28/11/2010(Xem: 17642)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]