Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cảm ơn đau khổ.

10/04/201314:06(Xem: 5482)
Cảm ơn đau khổ.

CẢM ƠN ĐAU KHỔ

Viên Thắng

Nếu không có khổ đau

Biết đâu là hạnh phúc

Nhờ mê muội hôm nào

Ta tìm về tỉnh thức.

Giông bão đời người chẳng chừa bất cứ ai, những nỗi đau hiển hiện trong đôi mắt, hay trên làn môi có thấm vào đâu so với nỗi đau chúng ta giấu kín tận đáy lòng. Trước nỗi đau khổ cùng tột ấy, tâm chúng ta chợt bừng sáng, trí chúng ta hoát nhiên đại ngộ tìm được niềm an lạc tràn ngập trong tâm hồn mà trong kinh đức Phật dạy: “Phiền não tức Bồ-đề”.

Con người sinh ra hiện hữu trên cuộc đời này có hàng nghìn, hàng vạn nỗi đau khổ khác nhau, nhưng chung quy không ngoài hai thứ:

1. Đau khổ tinh thần: Do hoàn cảnh bên ngoài tác động như làm ăn thất bại, người khác ganh tỵ quấy nhiễu, chồng ngoại tình, con bất hiếu ăn chơi trác táng, nghiệm xì ke hút chích; hay thiên tai bão lụt, động đất, sóng thần v.v…làm cho tinh thần người ta bất an, lo lắng sợ hãi đêm ngày.

2. Đau khổ thân thể: Bị bệnh tật hành hạ giày vò, bị người thù ghét đánh trọng thương, hay bị tai nạn v.v…khiến cho thân thể đau đớn ăn không ngon, ngủ không yên giấc.

Tất cả những nỗi đau khổ ở cõi Ta-bà này ai cũng nếm trải qua. Nếu chúng ta không hiểu Phật pháp, không biết tu tập thì than thân trách phận; có người tìm đến cái chết; có người tìm cách báo thù kẻ đã gây ra đau khổ cho mình v.v…Nhưng chúng ta càng oán hận vết thương lòng càng sâu, nào có ích gì?

Còn chúng ta biết tu học, có thực hành theo lời đức Phật dạy làm chất liệu trong cuộc sống, hiểu rõ nhân quả báo ứng, chỉ tự trách mình nên biết chuyển hóa nỗi đau khổ thành giải thoát an lạc ngay trong cuộc sống, mà đức Phật đã thuyết giảng suốt 49 năm hành đạo. Lúc này, chúng ta như đóa hoa sen thơm ngát vươn lên từ bùn lầy nước đọng, nở hoa tô thắm giữa cuộc đời.

Chính nhờ trải nghiệm nhiều nỗi đau trong cuộc sống nên chúng ta dễ cảm thông những nỗi đau bất hạnh của người khác. Bởi vì, cuộc đời này “sống trong cảnh mới hiểu được người trong cảnh”. Khi ai đó gặp nỗi buồn không biết bày tỏ với ai, chúng ta dễ đặt mình trong hoàn cảnh của họ để sẻ chia, để an ủi vỗ về, giúp họ đứng lên sau lần sắp gục ngã.

Nếu như cuộc đời chúng ta mãi sống trong cảnh bình yên, luôn được mọi người tâng bốc, bợ đỡ thì chúng ta vẫn mãi mãi là một phàm phu tục tử, tham đắm trong hư ảo danh lợi, trôi lăn trong sinh tử, bị phiền não trần lao trói buộc thì làm sao thấy được bộ mặt thật của mình?

Vì thế, chúng ta hãy cảm ơn đau khổ, nhờ đau khổ mà tâm của chúng ta rộng mở nhiều hơn, biết quan tâm chia sẻ đến những mảnh đời bất hạnh, và có cơ hội để chúng ta tu tập hạnh nhẫn nhục. Đau khổ là con đường mà ai cũng phải trải qua, chỉ có khác nhau giữa kẻ mê và người ngộ. Mê thì trầm luân sanh tử, ngộ thì thấy được Niết-bàn giải thoát an lạc.

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 3950)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 18950)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 9655)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 4271)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4946)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
25/12/2011(Xem: 19508)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
26/11/2011(Xem: 7104)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
16/11/2011(Xem: 3857)
Chúng tôi đến Tu Viện Bích Nham - BLUE CLIFF MONASTERY, vào buổi xế chiều. Gió se lạnh cho tôi cảm giác mùa Thu đang có mặt. Tu viện nằm ngay trên con đường - số 3 Mindfulness Road. PINE BUSH. NY 12566. Hiện diện trước mắt tôi không phải là một tu viện Phật Giáo như tôi nghĩ, mà thơ mộng như một khách sạn, một resort nghỉ mát thì đúng hơn. Tăng thân Làng Mai đã mua lại khách sạn này khỏang 4 năm rồi. Nó được xây dựng 50 năm về truớc trong vùng đồi núi cách xa New York gần 2 giờ chạy xe.
26/10/2011(Xem: 2908)
Nếu bạn để ý thì bạn sẽ thấy phần đông những người mà ta gọi là hành giả, luôn luôn hành trì và làm những điều thiện hạnh vào những ngày đặc biệt. Tôi cũng thế, không ngoại lệ. Chúng ta nói rằng hiệu quả của thiện hạnh trong những ngày đại cát tường được nhân lên hàng trăm lần, hàng ngàn lần hay hàng triệu lần, nếu chúng ta hành trì pháp tu này hay pháp tu kia trong ngày này hoặc ngày nọ. Tôi không nói rằng điều này không đúng. Có một số ngày trong năm có nhiều năng lượng tích cực hơn và có những ngày có những loại năng lượng khác nhau.
17/10/2011(Xem: 5956)
Chúng ta sống, quay cuồng trong cuộc đời, cuối đời còn muốn kéo dài tuổi thọ. Nhưng có khi nào chúng ta dừng lại , suy nghĩ, bình tỉnh lại để tự hỏi mình sống để làm gì ? Ý nghĩa cuộc đời là gì ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]