Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy trở về với truyền thống

10/04/201313:32(Xem: 3448)
Hãy trở về với truyền thống

Hãy trở về với truyền thống
Thích Đồng Bổn

--oOo--

Nhân một buổi nói chuyện nơi quá đường trường hạ, được nghe Hòa thượng Thiền chủ nhấn mạnh vấn đề “hình thái An cư truyền thống khác với An cư tại chỗ” là thế nào? Cũng từ đấy, trong ý nghĩ người viết nảy sinh tư duy : nên chăng chúng ta cần xác định lại các hình thức an cư sẵn có theo qui định của Giáo hội và những hình thức phát sinh từ thực tiển sinh hoạt thời đại, hay đã có từ truyền thống xa xưa của Tổ Tổ tương truyền.

Ở đây, trọng tâm là hai chữ “truyền thống”, nghĩa là mục đích bài viết này chung qui muốn khôi phục, tìm lại cái gì hay đẹp đã từng “bị” mai một, và với xu thế phát triển dựa trên qui luật “phủ định của phủ định”, chúng ta có thể gặp lại hình bóng quá khứ nơi những hình thái mới. Với nỗi niềm tư duy ấy, người viết xin được lạm bàn trong lĩnh vực An cư.

Từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam được thành lập năm 1981 và nội qui ban Tăng sự được ban hành. Theo định chế hành chính, có hai thể loại an cư được công nhận : An cư tập trung và An cư tại chỗ. Và thế là các điểm an cư của Sơn môn, Hệ phái, Tổ đình từ trước nếu không được phép tập trung thu nhận Tăng Ni về kiết hạ, thì đều được coi là An cư tại chỗ, dù vẫn phải xin phép để được cấp giấy chứng nhận an cư !

Đã 20 năm trôi qua, mọi việc ở đời, ở đạo cũng đều biến thiên theo qui luật. Ở đời thì trào lưu về nguồn tìm lại bản sắc truyền thống của văn hóa phong tục ; ở đạo thì phát triển dần đi đến ổn định và trào lưu tìm lại giá trị nội tại của bản chất Phật giáo, thông qua Sơn môn, Tổ đình, Hệ phái. Từ đó, An cư kiết hạ đã hình thành rõ nét hơn dưới ba loại hình cụ thể :

1.-An cư tập trung (Tác pháp an cư)

2.-An cư truyền thống (Tác pháp an cư)

3.-An cư tại chỗ (Đối thú và tâm niệm an cư)

1.- An cư tập trung

Do Giáo hội đứng ra tổ chức ở một điểm trụ xứ nào đó, sinh hoạt theo nghi thức thống nhất, mang tính hành chính, chủ yếu là các khóa học giáo lý, bồi dưỡng kiến thức các mặt. Mục đích khóa hạ thiên về phổ biến đường lối của Giáo hội, tuyển chọn nhân tài hay thực tập diễn giảng . . . an cư tập trung còn có các tên gọi khác là Trường hạ phổ thông, Trường hạ điểm, Trường hạ Giáo hội, Tỉnh, Thành hội . . .

1.- An cư truyền thống

Theo thông lệ vốn có ở các chốn Tổ đình, Sơn môn, Pháp phái, Hệ phái . . . Hàng năm, cứ đến hẹn lại lên, hàng Tăng lữ khắp nơi lại tìm về các chốn Tổ cùng an cư theo truyền thống đặc thù của trụ xứ ấy. Ở thành phố chúng ta có những Trường hạ như thế như : Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang, Quảng Hương Già Lam, Linh Sơn, Kỳ Viên, Tịnh xá Trung Tâm, Xá Lợi, Giác Lâm, Viên Giác . . .

Đó lànhững trụ xứ có khóa hạ truyền thống theo nghi thức, lễ nhạc, nội qui, thời khóa chuyên biệt, có sự chọn lựa thành phần an cư cho phù hợp điều kiện mỗi nơi. Nhờ có sắc thái riêng biệt của từng Tổ đình, nên hành giả an cư có thể mỗi năm kiết hạ ở mỗi nơi khác nhau để học tập về truyền thống đặc thù đó.

Hạ truyền thống còn một điểm ưu việt nữa, là nắm giữ lại tư cách đạo đức của từng thành viên về an cư, để sang năm tới có quyền nhận hoặc không đối với thành viên cũ.

3.- An cư tại chỗ

Theo luật nghĩa là “Tâm niệm an cư” và “Đối thú an cư”, tức là tự mình không đến được đạo tràng để cùng chúng Tăng hòa chúng an cư, vì những lý do : ở nơi xa cách Tăng đoàn, bận duyên sự, nhất Tăng nhất tự v.v. . . còn “Đối thú an cư” nghĩa là ở trong trụ xứ chỉ có 3 vị Tỳ kheo trở xuống, chưa đủ túc số thành Tăng để làm “Tác pháp an cư”.

Thời nay, việc an cư tại chỗ ít nhiều bị hiểu sai, lạm dụng, trở thành biến tướng, đó là dấu hiệu suy đồi của Tăng đoàn. Điển hình là việc “Tòng hạ”, một hình thái mà trong Luật không có, tạo thành sự giải đãi cho Tăng Ni ngại đi an cư cực kho, mà chỉ viện lý do nhất Tăng nhất tự, đi học, bận làm việc . . . để không cần đến nhập chúng tu học, chỉ an cư tại chỗ cũng được công nhận tuổi hạ, được chứng thực an cư, chỉ cần đến tòng hạ, nghe pháp ở các trường hạ cũng tự cho mình là an cư thực sự, cũng đầy đủ hạ lạp như ai ! một kiểu an cư hợp thức hóa !

Ở miền Bắc, nhiều nơi là “nhất Tăng đa tự” chứ không phải chỉ “nhất Tăng nhất tự”. Thế mà đến khi mùa hạ về, họ vẫn khăn gói về các chốn tòng lâm nhập chúng, phó thác chùa cảnh cho tín đồ trông nom. Và đã thành lệ, nếu chư Sư không đi an cư thì là chuyện rất lạ với họ, và sẽ mất ngay sự tín nhiệm của tín đồ. Đến mùa an cư, hầu hết các chùa cảnh miền Bắc không nơi nào có Sư, vì việc tu học – tuổi hạ là điều lớn nhất với người tu sĩ để dẫn dắt tín đồ.

Còn như chúng ta, ở thành phố lớn miền Nam đầy đủ các duyên này thì sao? Bậc thức giả tự hiểu lấy !

Trở lại vấn đề an cư truyền thống đã và đang được phục hồi để lập lại giềng mối đạo đức xứng đáng của một hạ lạp trọn vẹn, đúng nghĩa, có chất lượng, nối truyền được ý chỉ Môn phong, Tổ phái cho đời sau còn biết đến.

Thế nhưng, không phải ý hướng này ai cũng chấp nhận. Có nhiều lý do để họ phản kháng, một bộ phận thiên về quản lý hình thức, thì họ không muốn quyền lực bấy lâu nay bị phân tán, sợ không còn chủ động được các trường hạ ở các Sơn môn. Một bộ phận Tăng Ni quen với sự dễ dãi từ trước đến giờ của các khóa hạ tập trung phổ thông, hay tòng hạ, an cư tại chỗ, ngại trở về các khóa hạ Sơn môn truyền thống, vì qui tắc và nghi thức ở đấy nghiêm mật, sợ thua sút sự tinh tấn có thừa của chúng Tăng đồng môn.

“Cái gì của Céasar hãy trả lại Céasar”, trào lưu xã hội cũng đang hô hào tìm về cội nguồn truyền thống, thế thì tại sao ta không dám nghĩ và nhìn thấy thực trạng vấn đề, dám làm cái điều phải làm để không hỗ thẹn với liệt Tổ tiền nhân ?

Mùa hạ năm 2000
Thích Đồng Bổn


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 5459)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7564)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 7747)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 5819)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 7754)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 5324)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 5160)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
29/11/2019(Xem: 6384)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 7324)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 5622)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]