Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ cưới tại Chùa.

10/04/201313:25(Xem: 4241)
Lễ cưới tại Chùa.

Lễ Cưới tại Chùa

DiệuNgọc
---o0o---

Chị thương,

Ðược thơ chị, thấy chị lo lắng nhiều về đám cưới của cháu, em thương chị quá... Em muốn viết hồi âm cho chị liền nhưng em không làm sao viết được, chắc chị cũng biết là em bận lo cho cái đám cưới của cháu mà (!) Bây giờ thì đã xong rồi nên mới ngồi viết cho chị đây, em tin là chị sẽ ngạc nhiên....

Có hai đứa con mà đây là lần đầu tiên tổ chức đám cưới cho con, nói thiệt chị nghe chị đừng cười là em không biết bắt đầu từ chỗ nào và phải làm những gì... Nhưng cũng may, nhờ có người bạn đã làm suôi rồi nên họ biết phải làm sao và họ bày vẽ cho em từng chút cho nên mọi chuyện đi qua một cách tốt đẹp, em mừng quá...

Sở dĩ em nói vậy là vì từ hồi nhỏ chị em mình thường nghe người ta nói là suôi gia hay bắt lỗi bắt phải nhau lắm làm em cũng... ớn.. ớn... Nhưng thôi, chuyện đám cưới em sẽ kể rõ hơn sau đây. Bây giờ em muốn nhắc lại một chút kỷ niệm của hai chị em mình hồi đó...

Chị có biết không, trước ngày đám cưới của cháu độ hai tháng em tình cờ gặp lại chị Lan Hương là bạn của chị hồi trước ở Nha Trang mà chị có rũ em đi nhà thờ dự lễ cưới của chị ấy và anh chàng "Khiêm cổ cò" đó chị có nhớ không? Anh chàng đẹp trai, đâu có cao gì lắm mà tụi mình đặt cho cái tên "Khiêm cổ cò", thật là không nên... nhưng anh ấy lại vui chớ không giận...

Chính vì gặp lại chị lan Hương nên em nhớ lại lúc đi dự đám cưới chị ấy ở nhà thờ hai chị em mình cứ thắc mắc là.... Sao bên đạo Thiên Chúa họ làm lễ cưới ở nhà thờ có ông cha đọc kinh làm lễ coi trang trọng quá... Nhứt là lúc cô dâu chú rễ trao nhẫn cưới cho nhau và ông cha tuyên bố hai người đã là vợ chồng... Còn bên Phật giáo của mình thì lúc đó hai chị em mình chưa nghe thấy có ai làm lễ cưới ở chùa...?

Bây giờ gặp chị Lan Hương làm em nhớ lại chuyện cũ và em tự nghĩ: Hay là mình cũng tổ chức đám cưới cho con tại chùa?

Em đã đem ý đó bàn lại với cả nhà thì ai chũng đồng ý, nhứt là con em lại là một đoàn viên trong gia đình Phật tử ở đây cho nên nó đồng ý cả hai tay. Hơn nữa ngày cưới lại nhằm vào ngày rằm cho nên cả nhà đi đến quyết định là: Tổ chức lễ cưới tại chùa. Ngoài buổi tiệc tiếp tân tại nhà hàng vào buổi tối sẽ có một bửa tiệc chay thếch đãi thân hữu tại chùa vào buổi trưa....

Sau khi thỉnh ý và được Thầy trụ trì chấp thuận em lại... hơi lo lo.... Vì trước nay em chưa thấy có ai tổ chức đám cưới tại chùa và tiệc cưới lại là tiệc chay... Chỉ có một điều khích lệ đáng nói là các bạn bè của em ở đây phần đông là những người vì đi chùa mà quen nhau cho nên khi em hỏi ý kiến vài người thì người ta rất vui... và họ trông tới ngày đó xem sự thể ra sao, vì mấy người đó họ cũng nói, đám cưới ở nhà thờ do mấy ông cha làm lễ thì họ có biết nhưng đám cưới tại chùa do Thầy làm chủ lễ và đãi tiệc chay tại chùa thì họ chưa từng nghe.....

Chị thương,

Chị có biết không (?) sau đó cả nhà tất bậc vì có đủ thứ phải lo... Vừa lo sắp xếp cho việc tiếp tân buổi tối ở nhà hàng, vừa lo sắp xếp bữa cơm chay tại chùa vào buổi trưa... Phải nói là gia đình em mang ơn những người bạn đạo trong chùa và các em trong gia đình Phật tử thật nhiều. Nếu không có những người đó giúp đở tận tình từ các việc trang trí lều trại cho đến sắp xếp bàn ghế, tiếp tân... thì không biết phải làm sao.... Cũng may là ở chùa Thầy có sẵn một cái lều rất to, dựng lên có thể chứa vài ba trăm chỗ ngồi, đủ cho số khách mời... Sau này khi chùa xây cất xong còn rộng rãi hơn nhiều...

Chị ạ, em nghe người ta nói phàm làm việc gì cũng cần bà yếu tố là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"... Ðịa lợi và nhân hòa thì đã có được rồi chỉ còn yếu tố "thiên thời"... Em chỉ sợ nhè... ngay bữa đó mà trời mưa thì thật khổ, nhứt là trời Melbourne ưa có những cơn mưa bất chợt... Tuy có lều trại thật rộng rãi nhưng nếu mưa xuống thì chắc chắn sẽ mất vui nhiều... Nhưng thật may...

Buổi sáng hôm đó trời đẹp, đầy nắng ấm...

Sau khi họ đàn trai tới nhà, một buổi lễ tạ ơn ông bà tổ tiên, mà người ta gọi là "lễ gia tiên", diễn ra hết sức đơn giản nhưng không kém phần long trọng trước bàn thờ ông bà... Sau đó hai họ đưa nhau đi đến chùa...

Vào sân chùa hai họ chia nhau sắp thành hai hàng dài.... Cô dâu chú rễ đi trước, cả hai đều mặc quốc phục cổ truyền của Việt Nam. Cô dâu áo dài vàng có thêu long phụng, khăn xếp màu vàng đi bên cạnh chú rễ áo thụn xanh khăn xếp màu xanh... phía sau là những phụ dâu và phụ rễ cũng thướt tha trong y phục cổ truyền bưng những mâm và quả đựng bánh trái để dâng cúng Phật... Tiếp theo đó là hai họ nhà trai và nhà gái mà phần lớn đều diện áo dài, mỗi người một vẽ trông thật đẹp...

Chánh điện chùa hôm nay được trang hoàng thật đẹp, thật rực rỡ nhờ có chưn bày nhiều lẵng hoa tươi do những bàn tay khéo léo của các em trong gia đình Phật tử.

Sau khi tất cả đã vào chánh điện, chia nhau chỗ ngồi đúng theo qui cách "nam tả nữ hữu", họ đàn trai ngồi bên trái, họ đàn gái ngồi bên phải, ngồi trên những cái bồ đoàn to mà hàng ngày Phật tử dùng để ngồi tụng kinh... Khi mọi người đã vào vị trí thì một chú Sa Di đưa cô dâu và chú rễ đi thỉnh các thầy quan lâm chánh điện để tiến hành hôn lễ. Sở dĩ em nói "các Thầy" là vì ngoài Thầy trụ trì chùa còn có một Thầy khác từ xa nhưng vì con em hàng tuần đi sinh hoạt với gia đình Phật tử rất gần gũi với Thầy nên Thầy đã không ngại đường xa đến để cùng Thầy trụ trì chứng minh lễ thành hôn của hai đứa....

Một Sư Cô cầm khánh đi trước, kế đến là chú Sa Di bưng khai hương đăng, phía sau là hai Thầy, sau nữa là các Sư Cô, cô dâu chú rễ đi sau cùng... Khi họ vừa đến cửa chánh điện thì mọi người đồng loạt đứng dậy chấp tay nghinh tiếp. Tất cả diễn ra trong một bầu không khí thật trang nghiêm đầy đạo vị... (Sau đám cưới có ít nhứt hai người cũng là Phật tử nói với em: "Con tôi sau này có lẽ cũng tổ chức đám cưới ở chùa giống như vậy").

Khi đã vào vị trí, Thầy mời mọi người an tọa và buổi lễ bắt đầu bằng lễ lên đèn và dâng hương cúng Phật rồi tất cả tụng một thời kinh ngắn và sau đó hai Thầy thay nhau giảng một thời pháp....

Nghe lời Thầy giảng, mở đầu bằng câu: " Thầy thay mặt cho chư Tăng để nhắc nhở cho cô dâu chú rễ phải biết làm theo bổn phận như trong kinh Phật dạy...."em mới biết được rằng cách đây trên hai ngàn năm Phật đã có những lời dạy thiết thực cho chúng ta về cuộc sống vợ chồng mà ngay trong thời hiện tại những lời dạy đó vẫn còn giá trị áp dụng.... Ðó là những lời dặn dò của bậc cha hiền mong cho con có một đời sống lứa đôi thật hạnh phúc và cái hạnh phúc đó là một thứ hạnh phúc vững bền.... Muốn được vậy thì vợ và chồng phải hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình... Phải tương kính nhau thì mới mong có thuận hòa.... Có thuận hòa thì mới mong đạt được hạnh phúc.... Không những vợ chồng tương kính nhau mà cũng phải tương kinh cha mẹ và gia đình của cả hai bên.... Vợ phải biết kính trọng cha mẹ chồng và coi gia đình chồng như gia đình mình... Chồng phải coi cha mẹ vợ như là cha mẹ ruột của mình, kính trọng gia đình bên vợ như gia đình của chính mình....

Chị thương,

Thầy giảng nhiều lắm và em để ý thấy không riêng gì cô dâu và chú rễ mà mọi người đều lắng nghe và rất nhiều người đã lộ vẽ xúc động.... Nhứt là lúc Thầy mời cô dâu và chú rễ quỳ lên để đọc theo Thầy năm lời nguyện, sau mỗi lời nguyện là một lạy để cầu xin Phật từ bi gia hộ....

Tiếp theo là lễ đeo nhẫn, Thầy giảng về ý nghĩa của chiếc nhẫn mà đại ý là: Chiếc nhẫn là biểu tượng của sự nhẫn nhịn (chớ không phải nhẫn nhục) để nhắc nhở hai vợ chồng chẳng những phải biết thương yêu nhau mà còn phải tương kính nhau từ lời nói đến hành động, nhường nhịn nhau để cho hạnh phúc được vững bền... Chú rễ và cô dâu xá nhau một xá để nói lên sự tương kính nhau trong tình thần bình đẳng trước khi đeo nhẫn cho nhau.... Sau đó, chú rễ và cô dâu ký tên vào tờ hôn thú trước sự chứng kiến của hai Thầy, quan khách và bà con hai họ.....

Buổi lễ trong chánh điện kéo dài khoảng một tiếng đồng hồ và được chấm dứt sau phần phát biểu những lời cảm tạ của gia đình hai họ và phần chụp hình lưu niệm.

Buổi lễ trong chánh điện vừa xong thì việc sắp xếp, chưn dọn các bàn tiệc ngoài lều cũng đã sẵn sàng. Khách sẽ được mời ngồi vào nhũng bàn tròn rộng có phủ mặt bàn màu trắng rất sang trọng không thua nhà hàng, giữa mỗi bàn đều có một bình hoa nhỏ chưn bày rất khéo léo... Các Thầy và các sư cô được xếp ngồi ở một bàn riêng... Thức ăn chay còn nóng hổi được bưng ra từng bàn một mà sau đó ai cũng khen đồ ăn chay nấu rất ngon (nếu họ biết người nấu đã từng nấu cho nhà hàng chay thì họ sẽ không ngạc nhiên) .... Tất cả mọi người đều vui, đó cũng là điều mà em ao ước....

Chị thương,

Thú thật với chị là sau khi cả nhà quyết định tổ chức đám cưới tại chùa em lo ghê lắm... vì em nghĩ rằng từ trước nay, ít nhứt là ở đây, chưa có ai làm như vậy, bây giờ em là người đầu tiên đề xướng ra... Em phải cố tưởng tượng ra em sẽ phải làm gì... làm gì... Em chỉ sợ mình làm lần đầu tiên mà lại tổ chức lượm thượm quá thì coi như thất bại... rồi sau ai dám làm theo...? Ðã vậy mà em còn lo xa hơn nữa là... nếu chẳng may tổ chức không thành công mỹ mãn như ý nguyện đây rồi người ta lại chê cười chùa hay là chê Phật giáo của mình thì em không đành lòng... Nói đúng ra, em cũng có hơi ỷ lại vào con em, em nghĩ nó là đoàn viên trong gia đình Phật tử ở đây đã lâu, nó đã từng tham dự các buổi sinh hoạt trại với mấy em thì chắc nó sẽ có cách không để cho không khí bị tẻ nhạt...

Quả thật vậy, trong lúc khách đang dùng cơm, thì có ba con lân, một con lớn, hai con nhỏ khua chiêng, đánh trống được "ông địa" dẫn vào đi từng bàn để chào mừng quan khách làm cho không khí bữa tiệc càng tưng bừng như ngày lễ hội... Ai nấy cũng vỗ tay tán thưởng... ... Ðó là ba con lân trong đoàn lân của gia đình Phật tử thường đi múa gây quỹ vào dịp Tết mỗi năm.

Chị thương,

Vậy là buổi lễ đã thành công hơn sự mong cầu của em, em hy vọng rằng sau này sẽ còn nhiều đám cưới được tổ chức ở chùa nữa... Ở đây, các Thầy trụ trì ở các chùa được chính phủ ủy nhiệm đại diện cho chính phủ để chứng hôn thú. Tức là tờ hôn thú do các Thầy chứng vẫn có đầy đủ giá trị về mặt pháp lý. Bên đạo Thiên chúa họ làm lễ cưới ở nhà thờ còn mình đã là Phật tử tại sao mình không tổ chức lễ cưới ở chùa?

Viết tới đây em lại nhớ lời chị Lan Hương nói với hai chị em mình khi chị ấy bỏ đạo thờ ông bà theo đạo Chúa vì anh Khiêm là người theo đạo Thiên chúa. Chị ấy nói rằng "Ðạo nào cũng đạo mà... đạo nào cũng khuyên mình làm lành lánh dữ, chỉ cần mình ăn hiền ở lành, không hại ai là đủ rồi...." Em bây giờ đầu đã hai thứ tóc, may mắn có cơ hội đi chùa, có đọc kinh sách và nghe băng giảng về Phật pháp em mới hiểu được rằng lời chị Lan Hương nói đúng mà lại không đúng... Ðúng là đúng theo "Ðạo lý làm người" nhưng không đúng nếu nói về Phật pháp... Ðành rằng Ðức Phật cũng dạy người ta như vậy nhưng cái mục đích rốt ráo của đạo Phật nằm trong ý nghĩa của hai chữ "GIẢI THOÁT": Giải thoát khỏi những ưu bi khổ não trong kiếp sống bây giờ và giải thoát khỏi luân hồi sau khi nhắm mắt... Chớ dạo Phật không phải đơn giản như lời chị Lan Hương nói.

Chị thương, tổ chức lễ cưới ở chùa thành công mỹ mãn em mừng quá nên viết kể cho chị nghe liền và em biết chị sẽ rất ngạc nhiên và thích thú, đứng không?... Thôi thì em tạm ngưng ở đây, cho em gởi lời thăm các cháu, nếu có gì vui nữa em sẽ kể chị nghe.

Em của chị,

Diệu Ngọc

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 8976)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6838)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7735)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2701)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3809)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5295)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3009)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3157)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10594)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
28/11/2010(Xem: 17663)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]