Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật Vãng Sanh.

10/04/201313:15(Xem: 3970)
Niệm Phật Vãng Sanh.

Niệm Phật vãng sanh



---o0o---

Học Phật, nếu thấu rõ đường đi, thấy rõ kết quả thì mình vui nhiều lắm. Còn nếu mờ mịt thì sống thấy khổ, tu hành cũng dễ chao đảo, dễ mất niềm tin, mất nguồn vui. Vãng sanh là sống mà đi vãng sanh, vui vẻ cho mình, vui vẻ lớn lao cho gia đình. Bác Dư Thị Ky, người Việt gốc Hoa, người thấp hơi tròn, ít nói và hiền lành, sinh năm Ất Hợi, thọ 68 tuổi, trước đây gia đình ở tại thị xã Cần Thơ, bán tạp hóa. Gia đình được qua Ðức quốc năm 1985, di cư qua Úc 1988.

Năm 2001, bác Ky đã quy y Tam Bảo và được ngài Tịnh Không cho pháp danh là Diệu Âm. Bắt đầu từ đó bác niệm Phật, kết quả đã được vãng sanh vào ngày mồng 05 tháng11 năm Nhâm Ngọ tức là ngày 08/12/2002 tại Sydney, sau khi thiêu nhục thân để lại tất cả 38 viên xá lợi, hiện số xá lợi này đang được người con của bác tên là Ðường Tấn Hải và gia đình đem đến đạo tràng Tịnh Tông Học Hội Úc Châu tại Brisbane. Hiện nay đạo tràng đang mở khóa kiết thất niệm Phật 10 tuần nên họ đề nghị giữ số xá lợi này 100 ngày để hồi hướng công đức cho Bác, đồng thời cũng để cho mọi người chiêm ngưỡng rồi hoàn trả lại cho gia đình sau. Thật quả là một chuyện may mắn lại gặp chuyện may mắn hơn.

Bác Ky tên thật là Dư Tú Chi, nhưng có lẽ do sự phát âm của người Tiều cho nên sau khi chuyển dịch qua tiếng Việt ghi vào giấy tờ thành ra là Dư Thị Ky. Nhiều Phật tử đồng tu tại Niệm Phật đường Tịnh Tông học hội đã gặp gia đình bác Ky hai lần trong những khóa niệm Phật thất trước, lần thứ nhất khoảng tháng 12 năm 2001, lần thứ hai vào tháng 10 năm 2002. Bác tới đạo tràng này niệm Phật khoảng hai tuần rồi về lại Sydney. Ðúng ra bác ở lại cho đến hết khóa niệm Phật, nhưng vì chồng của bác là bác Ðường Thọ Liệt bị cảm ho hơi nhiều nên không thể ở lại lâu hơn. Lần này bác tới đạo tràng niệm Phật cũng là lần cuối cùng bác đến đạo tràng. Từ lúc bác khởi sự niệm Phật cho đến ngày vãng sanh đâu khoảng hơn một năm. Sau khi trở về lại Sydney, bác bị bệnh phải vào bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra bác bị bệnh ung thư gan đã tới thời kỳ cuối không còn chữa được nữa. Năm ngày trước khi bác mất, gia đình xin đem về nhà để tự lo liệu.

Việc vãng sanh của bác nhiều may mắn! Có tướng lành đã hiện ra như:

1) An lành ra đi với bệnh ung thư. Nên biết rằng, với bệnh ung thư gan, người chết phải trải qua những cơn đau dữ tợn, bác sĩ đã báo trước những hiện tượng này sẽ xảy ra cho gia đình chuẩn bị tinh thần và gởi rất nhiều thuốc vừa uống vừa chích để dùng ngăn bớt cơn đau cho bác khi lâm chung, nhưng tất cả thuốc giảm đau đều không cần sử dụng đến. Bác đã an nhiên vãng sanh.

2) Phút lâm chung có hương thơm. (Nhiều người nghe được hương thơm phát ra ba lần: một là lúc lâm chung, lần thứ hai vào khoảng trưa tức là sau khi lâm chung cỡ 8 tiếng, lần thứ ba vào lúc nhân viên nhà quàng tới làm việc).

3) Sau khi lâm chung những chai nước nấu chín để trong tủ lạnh tự nhiên có vị ngọt như có pha thêm đường.

4) Hơn 18 tiếng đồng hồ sau khi tắt thở, thân xác mềm mại, hoàn toàn không cứng. Người ta đặt hai tay bác chéo trước bụng để bồng xác lên thì hai tay cứ rơi xuống đu đưa như người đang ngủ. Sự việc này làm cho người thợ liệm vô cùng ngạc nhiên và phát biểu rằng, “30 năm làm trong nghề, đây là lần đầu tiên tôi gặp chuyện lạ lùng như thế này”.

5) Năm ngày sau, trước khi chuyển đi thiêu, người ta mở quan tài cho người nhà nhìn mặt lần cuối, thì thân xác vẫn còn mềm. Có một người đem phúng điếu những miếng vàng dát mỏng, có viết sáu chữ Hán “Nam Mô A Di Ðà Phật”, người ta mở miệng bác ra đặt vào một cách dễ dàng. (Ðây không phải là lễ tiết, chỉ vì người ta phúng điếu nên đặt vào miệng cho gọn mà thôi).

6) Khi thiêu xác, thu nhặt được 38 hạt xá lợi.

7) Sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật bằng vàng rất mảnh, khi thiêu xong, người ta nhặt lại được 3 chữ không tiêu mất.

8) Ðôi bông tai bằng vàng giả, có hai hột giả, sau khi thiêu đôi hột vẫn còn nguyên vẹn và trở nên óng ánh như kim cương. Thật là lạ!

Trong kinh A Di Ðà có câu: “ Bất thiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc sanh bỉ quốc”. Tạm dịch là: “ Chẳng phải chỉ có chút ít thiện căn phước đức nhân duyênmà được sanh về nước Ta”. Nghĩalà “Người mà được vãng sanh ở thế giới Tây phương cực lạc là người có thiện căn rất lớn, đầy đủ phước đức và có nhiều nhân duyên lành”.

Thế nào là Thiện căn? Phải chăng người này nhiều đời kiếp đã gieo trồng “mười điều thiện” (không giết hại chúng sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không dùng thức ăn uống kích thích, không nói lưỡiđôi chiều, không nói lời hung ác, không tham lam, không nóng giận, không si mê) và đời này cũng tiếp tục sống như vậy.

Thế nào là đầy đủ phước đức? Trong kinh Kim Cang có nói đến hai loại Phước đức, một là phước đức hữulậu nghĩa là phước báu của trời và người. Người mà có phước đức hữu lậu thì quả báo sẽ là giầu sang phú quý, bổng lộc, quyền tước vân vân. Nhưng những người này nếu không hồi hướng phước báo của mình để được sanh sang về thế giới cực lạc, mà chỉ lo hưởng thụ những vật chất thế gian. Khi phước hết thì theo việc làm lành hay dữcủa người đó làm mà chịu quả báo ở đời sau. Còn phước đức vô lậu là thuộc về Phước đức tánh sẽ đạt đến quả vị rốt ráo tròn đầy nghĩa là thành Phật.

Muốn có phước đức không có cách chi khác hơn là tu mười điều lành ( thập thiện ), làm theo sáu phương pháp giải thoát ( lục độ ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, trí tuệ, thiền định). Nhưng khi thực hành các pháp tu trên mà còn chấp Ta (chấp Thân và Tâm này là của mình) – Người (chấp hoàn cảnh chung quanh và thế giới) - chúng sanh ( chúng duyên hòahợp sanh - thuộc về chiều ngang của không gian), thọ giả (thuộc về thời gian sự tồn tại) thì đây sẽ có kết quả chỉ là phước báo của trời - người mà thôi. Ngược lại, nghĩa là không chấp trước những thứ trên vừa nêu đó là phước báo vô lậu nghĩa là quả giải thoát. ( Bồ tát mà còn chấp tướng ta, tướng người, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, đây không phải là Bồ tát. Kinh Kim Cang)

Thế nào là nhiều Nhân duyên lành? Nếu sanh ra làm người mà ở những nơi không có Phật pháp, không gặp thiện tri thức chỉ dạy, không có thuận duyên như gia đình hòathuận, anh em bà bạn không chống đối người đó tu hành (ví dụ có người muốn ăn chay mà bị gia đình, anh em , bạn bè cản trở thì đó không phải là nhiều nhân duyên tốt). Ðiều quan trọng sau cùng là lúc lâm chung (gần chết) có thiện tri thức khai thị, có bạn đồng tu hộ niệm giúp cho người đó tâm trí sáng suốt nắm chặt câu Phật hiệu mà vãng sanh. Hòa Thượng Thích Phước Huệ có kể một câu chuyện có thật nhân khi gia đình anh Ðường Tấn Hải đến thưa thỉnh Ngài đến làm lễ nhậpliệm. Ngài kể rằng lúc còn ở Việt Nam. Có một đám tang mà thân nhân đi mời quý Thầy khắp nơi mà không mời được vị nào hết, thậm chí mời ông Thầy cúng cũng không có”ù. Do đây mới biết rằng có được thiện tri thức khai thị và trợ niệm, hộ niệm lúc lâm chung là việc phúc đức nhân duyên chứ không phải cầu mà được.

Trường hợp bác Dư thị Ky thật là đầy đủ thiện căn phước đức nhân duyên. Sau ngày bác Ky vãng sanh nhiều đồng tu niệm Phật đến thăm gia đình Bác, ai nấy đều trầm trồ khen ngợi về gia đình của Bác. Hơn bốn mươi năm qua gia đình bác sống vô cùng đạođức. Bác trai có kể lại rằng: “Cách đây 40 năm, lúc đó mới có đứa con đầu lòng, đi chùa ở bảy núi (Thất sơn) gặp được một vị Thầy chỉ dạy như vầy: “Ðời người chỉ là cõi tạm. Vợ chồng chỉ nên kiếm đủ sống qua ngày, còn lại là giúp đỡ mọi người và bố thí”. Kể từ thời gian đó đến nay hơn 40 năm như một ngày gia đình Bác là gương mẫu cho nếp sống đạo đức và hiền lương. Trước ngày bác Ky vãng sanh khoảng 2 tuần, gia đình Thiện Kiến-Diệu Hà có Phật sự tại tại Sydney. Có ghé thăm gia đình bác, lúc đó bịnh tình của bác khá nặng. Bác vẫn ra tiếp khách, sau đó còn nhờ Diệu Hà cầm 200 đô la đem về Tinh Tông Học Hội cúng dường Tam Bảo. Bác chẳng nghĩ đến thân thể đau ốm của Bác mà lại luông nhớ tưởng đến Tam bảo và hộ trì tam bảo. Ðây chính là hạt nhân Tâm bồ đề của người niệm Phật thì qủa của nó chắc chắn là Thành Phật. Ðây goị là Thâm tín nhân - quả.

Gia đình Bác gồm 7 người con, 3 trai - 4 gái và 7 người dâu - rể, cùng với 6 người cháu nội - ngoại, cả thảy là 22 người. Ðây là đại gia đình trên thuận dưới hòa yêu thương đùm bọc sống với nhau. Có người quen biết gia đình Bác khá lâu nói rằng: “Cứ tìm cả Sydney cũng không thấy đâu ra cảnh gia đình vợ chồng hòa thuận, con - dâu - rể, anh - chị - em sống như gia đình này”. Do đó, khi Bác Ky đã có phước đức (gia đình hiếu thảo, hạnh phúc là phước đức lớn), được người con trai là anh Ðương Tấn Hải tha thiết khuyên ba má tin tưởng Phật A Di Ðà, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương cực lạc lẽ nào Phật A Di Ðà và chư Thánh chúng không ra nghinh tiếp như Ngài đã phát 48 đại nguyện.

Tuy nhiên, chuyện của bác Dư Thị Ky cũng là một điển hình tốt cho việc đới nghiệp vãng sanh. Bởi vì, không ai mà không có tội lỗi, mỗi khi khởi tâm động niệm đều là lỗi lầm. Vì thế, ngườitu tịnh nghiệp niệm Phật A Di Ðà được vãng sanh là do một phần nỗ lực tu trì của người đó. Một phần là lực gia trì của Phật A Di Ðà. Trong sự cảm ứng của Phật lực gia trì có Hiển Cảm Hiển Ứng, Hiển Cảm Minh Ứng, Minh Cảm Hiển Ứng, Minh Cảm Minh Ứng. “Cảm” là cảm cầu, cảm cơ, là sự cầu nguyện của người muốn được vãng sanh. “Ứng” là ứng hiện, gia trì, nhiếp thọ của Phật. “Hiển” là rõ ràng, “Minh” là âm thầm không rõ ràng. “Hiển Cảm” là chân thành niệm Phật tín hạnh nguyện đầy đủ, “Hiển Ứng” là Phật lực gia trì một cách rõ rệt. Ví dụ, sự vãng sanh của bác Dư Thị Ky có chỗ hiển, có chỗ minh. Về hiển cảm thì quá rõ ràng, như bác quyết tâm niệm Phật cầu xin vãng sanh, cả gia đình của bác: chồng, con, dâu, rể, bạn đạo đồng tu niệm Phật, quý Thầy _ Cô ... đều quyết lòng hộ niệm cho bác.

Theo sự kể lại của chồng bác là ông Ðường Thọ Liệt và con là anh Ðường Tấn Hải thì trước giờ lâm chung nếu có người nào nói chuyện ngoài đời thì bác đều gạt bỏ: “Chuyện này tôi không cần, hãy niệm Phật đi...”, hoặc có người nói chuyện về Phật pháp, bác cũng gạt luôn: “Chuyện này tôi biết rồi, hãy niệm Phật đi...”. Một người bệnh nặng, cận kề tới giờ lâm chung mà còn khuyên được người khác “...hãy niệm Phật đi...” đâu phải là chuyện dễ.

Khi Thầy Thích Phước Viên đến khai thị, thì bác vui vẻmĩm cười lần chuỗi niệm Phật. Lác sau bác yếu dần tay không còn lần chuỗi được nữa, xâu chuỗi rớt xuống giường, nhưng ngón tay của bác vẫn động đậy như đang lần chuỗi. Lúc đó Thầy Thích Phước Quảng khai thị cho bác và bảo bác: “ Nếu không đủ hơi niệm ra tiếng thì cứ niệm trong tâm cũng được”. Bác tỏ dấu hoan hỷ vâng lời Thầy. Sau đó bác bình thản ra đi trong tiếng niệm Phật, không có một dấu hiệu tỏ ra đau đớn hay nuối tiếc. Quý Thầy - Cô, Phật tử và gia đình tiếp tục niệm Phật suốt 18 giờ sau đó trước khi gia đình báo cho nhân viên tẩnliệm đến đưa xác bác Ky ra nhà quàng. Khi đó người của bác vẫn tươi nhuận và mềm mại. Ðây là hiển hiện sự tha thiết nguyện cầu vãng sanh của bác.

Vừa lo hậu sự xong thì gia đình chỉ để lại một vài người ở lại nhà hương khói và tụng kinh A Di Ðà, kinh Vô lượng thọ (Bản việt dịch của Cư Sĩ Tâm Tịnh), còn chồng con bay về Tịnh Tông Học Hội để niệm Phật hồi hướng công đức. Tất cả những việc làm này rất thành tâm, đây gọi là “Hiển Cảm” hoặc là “Hiển cơ ”.

Người có lòng thành hiển cảm thì rất dễ có hiển ứng. “Hiển Ứng” là sự hiển hiện cứu độ của Phật Bồ Tát. Ví dụ: khi bác Ky lâm chung mùi hương bay ra, thân thể mềm mại suốt mười mấy tiếng đồng hồ, đến nỗinăm ngày sau vẫn còn mềm mại, nước uống trong nhà tự nhiên đổi vị ngọt ngào, đức cháu gái 14 tuổi phát hiện nước trong các chai nước nấu chín để trong tủ lạnh, uống chai nào cũng thấy ngọt như là đã bỏ thêm đường vào nước v.v...

Còn “Minh Ứng” có thể là chỉ cho sự không bị quằn quại đau đớn với bệnh ung thư, được người tới hộ niệm suốt 14 tiếng đồng hồ trước khi bác vãng sanh và 18 tiếng đồng hồ sau khi vãng sanh, không có oan gia tới phá đám, lưu lại xá lợi, con cháu vui vẻ, gia đình hân hoan không bi lụy, bà con dòng họ trở nên tin tưởng Phật pháp và cùng nhau đông đảo thọ trì tam quy.

Có một chuyện khá đặc biệt có thể chỉ cho sự “minh ứng” là, theo thầy Thiện Huệ và một số người dự đám tang kể lại rằng, tại hội trường nhà quàng, trước khi hỏa thiêu thông thường thì người ta đọc điếu văn, chia buồn, phân ưu, v.v... còn đám tang này thì đã biến hội trường nhà quàng thành “Niệm Phật Ðường”. Người ta không cần đến những hình thức cầu kỳ, khách sáo, những câu điếu tang lấy lệ...

Thầy Thích Thiện Huệ nói: “Khoảng 60 người sắp hàng kinh hành niệm Phật vang vang trong suốt gần bốn ngày liền kể từ ngày thứ Tư đến 12 giờ trưa ngày thứ Bảy, mỗi ngày từ 8.30 giờ sáng đến 9 giờ đêm, hơn 10 tiếng đồng hồ chung quanh quan tài, những ngườiđến thăm viếng cũng tham gia đoàn người kinh hành niệm Phật, Buổi lễ nhập liệm có Hoà Thượng Thích Phước Huệ và hơn 10 Tăng Ni và rất đông Phật tự đến tụng kinh và niệm Phật”. Sự việc này đã làm cho nhân viên nhà quàng và nhiều người ngoại quốc đang dự ở mấy đám tang khác phải cảm động. Rõ ràng lòng thành tất ứng vậy. (việc chôn cất, tẩn liệm ở Úc châu có công ty chuyên làm việc này, chứ không phải làm tại nhà như ở Việt Nam).

Cũng nên nhắc lạirằng bác Ky từ bệnh viện về vào ngày thứ Tư, bác rất vui vẻ nói chuyện và ăn uống với con cháu như là bác không hề có dấu hiệu đau đớn của người bị ung thư gan sắp chết. Ðến ngày thứ Năm thì bác thấy mệt và từ chối không nhận thuốc men và ăn uống. Bác nói: “Sao các con cứ cho Mẹ uống thuốc hoài vậy. Lo niệm Phật cho Mẹ đi”. Anh Ðường Tấn Hải tụng kinh Vô lượng tho (bản Việt dịch của Cư sĩ Tâm Tịnh), bác nghe xong bác nói: “Mẹ nghe tụng kinh thấy hay quá mẹ cảm động đến rơi lệ”.

Ðến trưa ngày thứ Sáu thì bác tỏ dấu hiệu khá mệt, không nói năng và chỉ lần chuỗi niệm Phật thôi. Anh Hải liền điện thoạibáo tin cho quý bác, anh chị trong ban Hộ niệm của nhóm tu niệm Phật tại Sydney và thỉnh mời quý Thầy Thích Phước Viên, Thầy Thích Phước Quảng, Cô Thích nữ Phước Hoàn, Cô Thích nữ Phước Hạnh vân vân... đến nhà trợ niệm. Cứ khoảng 40 phút niệm Phật, thì quý Thầy Cô khai thị cho Bác Ky. Lúc thấy bác không còn niệm ra tiếng thì quý Thầy Cô mời gia đình và thân nhân ra phòng khách có bàn thờ Phật tụng kinh, không cho người nhà ở gần bác, sợ vào lúc đó bác khởi lên ý niệm quyến luyến. Chỉ có quý Thầy Cô và ban hộ niệm của nhóm niệm Phật ở trong phòng với bác như các bác Diệu Phước và Phước Thưởng, anh chị Chúc AÂm (Triều) Giác Ðức, Chúc Cẩm, Minh Hòa - Tâm Phúc, Mỹõ Phước ( Ngân), Khưu Ðức Ngân, Diệu Ngọc, bác Diệu Thuận, Nguyên Vân Thiện Lạc vân vân thì đến buổi sáng thứ Bảy...

Ðến khoảng 4 giờ sáng ngày thứ Bảy bác ra đi. Thật ra, không ai biết rõ giờ nào bác vãng sanh vì bác ra đi quá nhẹ nhàng đến nỗi, anh Minh Hòa thử dùng giấy mỏng đưa lại gần mủi của bác cũng không thấy động đậy, chỉ đoán lúc bác vãng sanh là 4 giờ sáng vì lúc đó hai mắt của bác nhắm lại.

Vào lúc 11 giờ khuya ngày thứ Sáu có chị Chúc Cẩm gọiđiện thoại cho anh Thiện Kiến và chị Diệu Hà báo tin về tình trạng của bác Ky. Nhờ thông báo cho Thầy Thiện Huệ và quý Phật tử niệm Phật tại Bribane biết để hộ niệm cho bác đồng thời báo cho quý vị trong ban Cán sự Ðạo của tràng Tịnh Tông Học Hội Úc Châu. Ðể quý vị đó viết bài vị cho bác Ky, đặt lên bàn thờ và anh Minh Hòa cũng điện thoại đến chị Diệu Hà để hỏi về việc xử dụng chiếc mền “Quang Minh”. Sáng hôm sau Bác Thanh Trí có đến nhà dịch lời hướng dẫn về chi tiết xữ dụng mền Quang Minh. Vào ngày chủ Nhật Thầy Thiện Huệ và anh Thiện Kiến từ Brisbane, và cô Hương (bạn gái của anh Hải ở Melborne) cũng đến nhà bác Ðường Thọ Liệt để hộ niệm cho bác Ky.

Giữa trưa ngày thứ Bảy (sau đúng một tuần lễ kể từ lúc bác Ky vãng sanh) nhục thân của bác Ky đựợc hỏa thiêu tới thứ Hai tuần kế thì đến nhà thiêu lấy tro cốt. Lúc lấy tro cốt có sự hiện diện của quý Thầy Thiện Huệ, Thầy Phước Sanh, Cô Phước Hoàn, Cô Phước Hạnh, anh Minh Hòa và gia đình. Quý vị đó đã thu lượm được 38 viên Xá Lợi nhiều màu sáng đẹp.

Sau khi lo hậu sự xong, chồng, con và người dâu tương lai của bác bay xuống Brisbane để dự khóa tu. Thông thường họ phải ở nhà làm tuần 49 ngày, nhưng ở đây, mọi người đều nghĩ rằng niệm Phật hồi hướng công đức thiết thực hơn, cho nên con mới có dịp tiếp xúc được họ trong khung cảnh... “niềm vui còn hiện trên nét mặt...”. Thực sự đây là niềm vui! Một đám tang khác với nhiều đám tang bình thường: không có tiếng khóc, không có nét buồn, không có nỗi bi thương, mà tất cả đều hoan hỷ. Anh Ðường Tấn Hải tâm sự, “...em vui lắm, má em vãng sanh được là nguồn vui lớn nhất của gia đình em và của chính em. Em hoàn toàn không thấy buồn mà còn rất là vui mừng. Người chị của em, tên là Ðường Yến Kiều, là người yếu đuối nhất, dễ khóc nhất, nhưng nhìn thấy cảnh tượng linh hiển đó chị cũng vui, đã thật sự tin tưởng và quyết tâm niệm Phật...”.

Trong tuần thất 49 ngày của bác Ky tổ chức tại chùa Phước Huệ đạo tràng, có quý vị đại diện Tịnh Tông học hội TạiSydney như vợ chồng ông Wong và vợ chồng ông James, Thầy Thiện Huệ và Phật tử từ Brisbane cũng đến tham dự. Gia đình bác Ðường Thọ Liệt tổ chức cúng dường trai tăng tại chùa và phóng sanh. Cả gia đình Bác Ðường Thọ Liệt trai giới mỗi ngày 5 thời tụng kinh A Di Ðà và kinh hành niệm Phật tại nhà suốt mấy tháng liền. Tất cả con, dâu, rễ, cháu nội ngoaị đều tham dự. Trong khi niệm Phật có nhiều lần cảm ứng như ngữi thấy mùi hương thơm.

Có một cô gái trẻ, 25 tuổi, tên là Khưu Ðức Ngân, một trong những người hộ niệm, cô ta theo mẹ xuống đạo tràng kiết thất niệm Phật, có một vị đồng tu hỏi:

-Nguyên nhân nào mà cháu lại tới đây dự khóa tu vậy?

-Cháu thấy niệm Phật linh quá chú ạ, cho nên cháu xin theo mẹ về đây niệm Phật”.

Niệm Phật linh quá! Một cô gaíù từ nhỏ đến giờ không biết niệm Phật nay cũng phát tâm niệm Phật. Bác Ðường Thọ Liệt, 78 tuổi, chồng của bác Ky, khi chứng kiến hiện tượng vãng sanh của vợ, bác đã hạ quyết tâm niệm Phật, quyết lòng buông xả để cầu nguyện được vãng sanh. Ðầu tháng 1 năm 2003. Pháp sư Tịnh Không tới Sydney, anh Hải đã gọi tất cả người nhà, bà con trong gia đình gồm 20 người, đều đến xin quy y Tam Bảo, và cũng được Hòa Thượng cho chung một pháp danh: DIỆU AÂM. Phải chăng, một người vãng sanh là tự nhiên cứu độ được rất nhiều người khác vậy!... (nhứt nhơn chứng đắc cữu huyền thăng)

Bác Dư Thị Ky thật là người có phước đức nhân duyên, thời gian dự Phật thất không nhiều, thế mà kết quả tốt đẹp thật quá bất ngờ! Bác Ky hiền lành chẳng biết gì nhiều về Phật pháp, chỉ biết nghe lời khuyên của con cái mà niệm Phật một thời gian quá ngắn đã đương nhiên hưởng được một đại phúc báu. Cái đại phúc báu này phần căn bản là do bác niệm Phật chí thành và tâm tánh hiền lương đôn hậu thật thà dể chịu, ai làm sao cũng được, khi dự Phật thất mỗi khi về phòng nghĩ ai nấy còn trò chuyện riêng bác đặt lưng xuống giường là ngũ ngon lành, lúc vào niệm Phật đường thì nghiêm chỉnh kinh hành niệm Phật. Ðiều quan trọng chính yếu là do công đức của gia đình hộ niệm, nhất là anh Ðường Tấn Hỷ, Ðường Tấn Phát, Ðường Tấn Hải, (nhờ Hải ghi thêm những anh chị em của Hải vào chở này)những người con còn trẻ mà hiếu nghĩa, tin Phật, quyết lòng bảo vệ mẹ mình cho đến ngày vãng sanh Tây Phương. Chính nhờ chính mình niệm Phật và nhờ quý Thầy Cô và quý đồng tu hộ niệm mà bác Ky đã hưởng được sự đại lợi phước báu vãng sanh cực lạc quốc, nơi thượng thiện nhân câu hội và chư thánh chúng là bạn đồng tu trong ánh từ quang của Ðức từ Phụ A Di Ðà Phật cho nên một đời viên mãn đạo quả.

Gần đây lại thêm một bác niệm Phật vãng sanh, bác này tên là Vương Thị Hưu, người Việt Nam gốc Hoa. Bác Hưu định cư ở Canada, bác chưa về đạo tràng niệm Phật. Nhưng mấy tháng trước con gái của bác, pháp danh là Minh Ðạo, tới đây nhập khóa tu 10 tuần rồi trở về Canada vào tháng 11/2002. Con gái của bác về nhà liền hướng dẫn cho mẹ niệm Phật và được vãng sanh. Cô Minh Ðạo điện thoại qua báo tin các đồng tu tại đạo tràng hay rằng: “Mẹ em vừa vãng sanh rồi, đã an nhiên niệm đến phút giây cuối cùng rồi mỉm cười ra đi, xin nhờ các anh chị để giùm bài vị lên bàn thờ Hội Tịnh Tông...”.

Cho nên chính mình chí thành niệm Phật và sự hộ niệm của đồng tu thật vô cùng quan trọng. Những người lớn tuổi mới bắt tu hành, không đủ điều kiện niệm Phật đến nhất tâm, nếu sơ ý không lo chuẩn bị sự hộ niệm lúc lâm chung khó có thể tránh khỏi những trở ngại bất ngờ vào giờ phút chót. Nên nhớ, giải thoát hay đọa lạc xảy ra trong tích tắc, họa hay phước chênh nhau từng ly. Hai tiếng “vãng sanh” nói ra thì đơn giản, nhưng giá trị của nó phải trả bằng hàng triệu kiếp, vô lượng kiếp tu hành, chứ không phải tầm thường. Nó quý báu không có gì sánh được đâu. Cho nên, người niệm Phật nhất định phải chú ý đến chuyện này, phải tự tạo môi trường thích hợp để niệm Phật, phải chuẩn bị lực lượng hộ niệm cho mình ngay từ bây giờ, đừng nên chần chơø. Thường ở nhà riêng niệm Phật hay bị giãi đãi, cho nên nếu có thể, nên lập thành nhóm, hoặc mở Phật Ðường nhỏ để hội tụ nhau niệm Phật, vì nhờ lực của số đông mà bảo vệ và khuyến tấn lẫn nhau.

Riêng con cái trong gia đình hãy một lòng hiếu hạnh, phải hạ quyết tâm bảo vệ người thân. Như anh Ðường Tấn Hải là cái gương đại hiếu rất đáng khen ngợi, anh đã quyết tâm hộ niệm và đã cứu độ được người mẹ của mình. Trên đời này không có sự hiếu hạnh nào lớn hơn việc này đâu. Con cái, nếu thật sự có hiếu, nhất định phải thực hiện chuyện này cho kỳ được, không thể từ khước, không thể nại hà khó khăn. Người tin Phật phải làm đã đành, người không có lòng tin vào Phật pháp, nhưng chắc chắn chính họ không biết lý đạo nào để theo, thì khi biết có đường cứu cha mẹ cũng phải làm theo Phật để cứu cha mẹ trước, rồi mọi chuyện khác tính sau.

Lấy đạo nghĩa “hiếu dưỡng phụ mẫu” làm trọng, nhất định phải cẩn thận chu toàn phận làm con chứ không thể hồ đồ, tự cao ngã mạn, vô ý làm những điều bất cẩn mà trở thành kẻ đại nghịch bất hiếu. Tội đại nghịch bất hiếu nặng lắm, muôn đời muôn kiếp không rửa sạch đâu. Rõ ràng việc vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới là sự thật. Từng tháng, từng năm, đều có người niệm Phật vãng sanh về Tây Phương. Nguyện cầu sao cái đại phúc báu này xảy ra trước mắt những người Việt ở quê nhà để có dịp cứu độ được vô số chúng sanh còn đang triền miên chạy theo con đường sai lạc, để chịu khổ đau bất tận.

Ðã mang thân xác ngũ ấm thì sanh lão bệnh tử làm sao chẳng phải bước qua. Thực tế mà nói, bệnh hoạn có nhiều bệnh bác sĩ chữa được, có nhiều bệnh bác sĩ đành bó tay. Những bệnh do trái gió, trở trời, thân thể bất hòa... thì thuốc men có thể điều phục được. Còn những bệnh không tìm ra nguyên nhân, hoặc những bệnh nan y thì bác sĩ chịu thua, không có thuốc thang nào trị được cả. Ðây có thể gọi là những bệnh nghiệp chướng. Có người nói, “Tại sao mình tu hành cũng khá, niệm Phật cũng nhiều, mà nghiệp chướng vẫn bám theo quấy nhiễu? Biết bao giờ mới hết nghiệp đây?...”.

Theo pháp Phật mà nói, đã mang cái thân sanh vào cái thế giới Ta-bà này đều là do nghiệp duyên qủa báo dẫn đến. Nghiệp duyên này phức tạp lắm, không đơn giản đâu. Có nghiệp chướng thì có nghiệp báo, bệnh hoạn là do quả báo của nghiệp chướng mà ra. Trong vô lượng kiếp đến nay chúng ta thường xuyên tạo nghiệp, cho nên nghiệp chướng của chúng ta lớn lắm. Không những thế, càng ngày nghiệp chướng càng nặng, đời này nặng hơn đời trước, đời sau sẽ nặng hơn đời này, chính vì thế mà ta bị kẹt mãi trong vòng luân hồi sanh tử để trả nợ. Cho nên, muốn chấm dứt luân hồi thì ta phải chấm dứt tạo thêm nghiệp. Chấm dứt bằng cách nào? Hễ “Mê”â thì tạo nghiệp, “Giác” thì đoạn nghiệp. Làm ác là “Mê”, làm thiện là “Giác”. Căn bản của Phật giáo là “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Không làm những điều ác, phải làm những điều thiện lành, đó chính là đoạn nghiệp, là giác ngộ vậy.

Tuy nhiên, “Giác” còn có cái cao hơn gọi là “Chánh Giác”. Cao hơn Chánh Giác còn có “Chánh Ðẳng Chánh Giác”. Chánh Ðẳng Chánh Giác lại còn thấp hơn “Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”. Mỗi bậc đã cao, lại còn có bậc cao hơn. Người tu hành đạt được một phẩm hạnh đã quý, nhưng vẫn còn có những phẩm hạnh cao quý viên mãn hơn. Cho nên, muốn thành đạt đạo quả phải rất chú ý là mình đang tu ở cấp nào, cái chứng đắc cuối cùng là gì, chứ không phải tu là thành Phật được đâu. Trong việc hành trì, hoặc là phải biết sâu vào lý đạo để tu, nếu không hiểu nhiều về lý đạo thì nên chân thành Tin Vâng Kính thiện tri thức, không nên tự ý làm bừa được. Trong đó, việc tự mình tìm hiểu cho thấu suốt lý đạo thì bấp bênh lắm, chưa chắc những cái mình hiểu đã đúng chân tướng sự thật. Hãy khiêm nhường, thấy mình còn non kém mà tin tưởng vâng theo thiện tri thức chân chính có lẽ dễ dàng hơn. Những người được cái may mắn gặp được HT Tịnh Không, lời pháp của ngài như nước cam lồ khai trí huệ. Nên nhiều người một lòng tin tưởng, y theo đường lối của ngài tu hành, có lẽ như vậy mà tiết kiệm vài ba đại A tăng kỳ kiếp cũng nên...

Giác ngộ làm thiện lành là căn bản của sự tu hành, đây là phương tiện khởi đầu dẫn dắt một chúng sanh đang mê muội vào đường đạo đức. Trong xã hội mạt pháp loạn ly này, người “Giác” được là quý, nhưng một khi hiểu thấu đạo lý thì phải biết đó là căn bản, chứ chưa phải là đủ, đừng nên dừng chân ở đó. Trong kinh Phật nói rằng, người nào còn tham phước báu nhân thiên thì không có quả báo giải thoát. Giác ngộ làm lành lánh dữ thì tốt hơn là mê muội làm ác, nhưng vẫn còn trong lục đạo. Làm thiện nhiều được hưởng phước ở tam thiện đạo, chưa vượt qua khỏi tam giới. Chánh Giác mới có thể vượt qua tam giới. Chánh Giác đạt đến bốn hàng thánh A la hán, không còn sanh tử nữa, được chứng vào Niết Bàn tịch tĩnh. Ðây là những pháp môn của Phật để lại cho các vị muốn tự tu tự chứng trong những giáo tông nguyên thủy, nói chung gọi là Phật giáo tiểu thừa. Vì tự lực chứng đắc cho nên nó đòi hỏi công phu rất nhiều mới mong thành đạo nghiệp.

Chánh Giác là Tự Giác, tự giác ngộ cho mình. Còn “Chánh Ðẳng Chánh Giác” là phẩm hạnh của chư vị Bồ Tát. Bồ Tát là dịch âm tiếng Phạn. “Bồ” là “Bồ Ðề” nghĩa là giác ngộ; “Tát” là “Tát Ðõa” là hữu tình. “Bồ Tát” là bậc “Ðại giác hữu tình”, có “Tự Giác”, có “Giác Tha”, của bậc Ðại Thừa Phật giáo. Bồ Tát có Bồ Tát tại gia và Bồ Tát xuất gia. “Chánh Ðẳng Chánh Giác” cao hơn Chánh Giác, bao gồm 52 hai phẩm vị Bồ Tát, từ thập Tín, thập Trụ, thập Hạnh, thập Hồi Hướng, thập Ðịa, Ðẳng Giác Bồ Tát và Diệu Giác Bồ Tát (Phật).

Ðó là 52 đẳng cấp từ Sơ Tín vị Bồ Tát đến thành Phật. Người tại gia hay xuất gia đều có thể tu theo đại thừa Phật pháp, và đều có thể viên thành Phật đạo. Ðây là con đường dành cho các vị thượng căn thượng trí, các vị Bồ Tát tu hành. Phật dạy nhất thiết duy tâm tạo, tâm cầu phước báu thì lạc vào nhân thiên lục đạo, tâm cầu A la hán thì chứng quả A la hán, tu hạnh Bồ Tát thì thành Bồ Tát. Tuy nhiên, đã là pháp môn tự lực thì Phật chỉ có thể chỉ đường, còn tự mình phải thắp đuốc đi lấy, bao nhiêu A tăng kỳ thời gian tự lo sắp xếp. Pháp giới sâu rộng, pháp môn vô lượng vô biên, thời gian vô cùng vô tận, không thể trong một kiếp này mà có thể thành tựu những cảnh giới đó đâu!

Ấy thế, một người vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Ðà bảo đảm một đời thành bậc bất thối chuyển, gọi là A Duy Việt Trí Bồi Tát, năng lực tương đương với hàng Bồ Tát thất Ðịa trở lên. Bất thối chuyển có nghĩa là khi chứng đắc một phẩm vị rồi từ đó cứ tiếp tục tăng trưởng cho đến quả vị Phật chứ không bị sụt xuống, chính vì thế mà thời gian thành Phật nhanh. Còn thối chuyển là hễ tinh tấn tu hành thì được tăng lên, không tinh tấn thì bị rớt xuống phẩm thấp hơn. Chính vì bị thối chuyển mà thời gian tu hành bị kéo dài, tiến tiến thối thối vô lượng kiếp... Cho nên sự vãng sanh Tây Phương thật là một điều không thể nghĩ bàn. 48 lời nguyện của Ngài nói rõ ràng, Ngài thề rằng nếu Ngài không thực hiện được chuyện này Ngài không thành Phật. Nay Ngài đã thành Phật 10 kiếp rồi, cho nên tất cả lời nguyện đều đã trở thành sự thực.

Trong kinh A Di Ðà, Phật dạy rằng, một người niệm Phật từ một ngày đến bảy ngày, nhứt tâm bất loạn thì được. Nhiều người có đọc kinh, nghiên cứu giáo lý, họ lo lắng rằng cảnh giới “Nhất tâm bất loạn” khó quá! Ðúng vậy, không dễ gì đạt đến cảnh giới này đâu. Nhưng thực tế, vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, đúng như kinh Phật nói, thì nhiều người đã thực hiện được rồi, trước kia và hiện giờ đều có, tương lai cũng sẽ có. Như vậy thì chắc chắn phải có cái nguyên nhân của nó. HT Tịnh Không giảng, danh từ “Nhất tâm bất loạn” là ý nghĩa trong kinh “Phật thuyết A Di Ðà” do ngài Cưu Ma La Thập dịch ra, hàm nghĩa chỉ cho sự gia trì của Phật A Di Ðà khi lâm chung, đưa cảnh giới “Niệm Phật Thành Thục” lên thành “Nhất tâm bất loạn”.

Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy chỉ cần “Nhất Tâm Chuyên Niệm”, nghĩa là một đường chuyên tâm niệm Phật, thì niệm được 10 niệm trước khi lâm chung là được vãng sanh. Niệm 10 câu Phật hiệu ai mà niệm mà không được. Nhưng thật đáng tiếc, người ta không chịu tin, không thèm niệm. Như vậy, không được vãng sanh là vì người ta không chịu niệm, không tập niệm, cứ để cái tâm chạy theo chuyện thế gian vô thường, lo tham sân si, cống cao đố kỵ... cho nên sau cùng phải chấp nhận lăn lộn khóc than trong ba đường ác hiểm. Ðó là tại vì chúng sanh thiếu phước, hoặc vì ngu si, vì cuồng vọng, để bị chịu thua thiệt mà thôi.

Niệm Phật là tu thành phẩm vị “Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”, là tu thành Phật. Niệm Phật thành Phật. Nhân Phật thì quả Phật, nhân quả tương ưng. Các vị cổ đức thường nói, đây là pháp môn phương tiện trong phương tiện, viên đốn trong viên đốn, đại thừa trong đại thừa... Nói gọn lại, là pháp “Nhất thừa”, vượt ra khỏi sự đối đãi giữa tiểu thừa và đại thừa. Một pháp môn phổ độ tất cả chúng sanh, thượng trung hạ đều có phần, phàm Thánh đều bình đẳng thành Phật. Thật là một pháp môn rất khó tin, không thể lý luận được! Phật nói, chúng sanh không thể hiểu nổi đã đành, chư vị Bồ Tát cũng phải lấy lòng tin để đi, chứ không thể luận giải. Chỉ có Phật với Phật mới hiểu được cái bí mật trong câu “Nam Mô A Di Ðà Phật” mà thôi. Cho nên chư Tổ dạy, người nào tin tưởng vững chắc, y giáo tu hành, người đó thành công. Không tin tưởng nhất định không có phần.

Trở lại chuyện thọ bệnh, Phật dạy rằng, cái quả báo được thân thể khỏe mạnh trường thọ là do cái nhân bố thí vô úy. “Vô”â là không; “Úy” là khủng bố, sợ hãi, uy hiếp, chỉ chung cho tất cả những hành động não hại gây đau thương cho chúng sanh. Nói cách khác, “Vô Úy” là không não hại chúng sanh, là tâm từ bi hỷ xả. Bố thí vô úy là giúp đỡ, an ủi, thương yêu, chúng sanh. Nên nhớ, chúng sanh là muôn loài chứ không phải chỉ có loài người. Những người trong đời này thường đau yếu, tất cả đều do bởi trong quá khứ, hoặc đời này hoặc kiếp trước, mình có não hại chúng sanh, như bắn chim, bắt cá, giết gà, giết kiến, v.v... thậm chí có khi còn giết người nữa là khác, ví dụ như nghiệp lính chẳng hạn, v.v... Quả báo của sự giết hại chúng sanh đã cấy vào thân thể thành bệnh hoạn, đau ốm. Nghiệp sát nhẹ thì mang những bệnh thông thường, nghiệp sát nặng thì chịu những chứng bệnh nan y, suốt đời đau đớn, thọ mạng ngắn ngủi. Ðây chỉ là định luật nhân quả báo ứng, chúng ta nên tự nhiên nhận lãnh. Không những thế, hãy vui vẻ trả nợ để nghiệp chướng mau chóng tiêu trừ, cho báo thân này chung cuộc nhẹ nhàng thoát ly.

Bệnh chủ yếu do nghiệp sát mà thành. Cho nên, muốn khỏi thọ bệnh chúng ta phải chấm dứt sát sanh và lo hoàn trả nợ cũ. Chấm dứt sát sanh là tự mình không giết hại sanh vật, không xúi người khác giết, không vui mừng khi thấy người khác giết, đừng để một con vật nào vì mình mà mất mạng. Hoàn trả nợ cũ là sám hối nghiệp chướng, tu hành tạo công đức hồi hướng cho oan gia trái chủ. Trong tất cả ác nghiệp, thì nghiệp sát sanh rất nặng. Hầu hết giới cấm của Phật, đều đem giới sát sanh lên hàng đầu. Tất cả oan gia trái chủ, oán thân thù nghịch trong đời đều là quả báo của việc sát sanh hại mạng. Những thứ này làm trở ngại con đường tu hành, trở ngại con đường thoát ly, phá hoại thân tâm bất an, lôi kéo mình vào tam ác đạo. Nặng hơn nữa, nghiệp sát là mầm mống của oán thù truyền kiếp, gây nên chiến tranh tương tàn khốc liệt. (Có câu thơ rằng: Muốn biết vì sao có chiến tranh, hảy nghe lò thit lúc nữa đêm)

Cho nên làm lành, lánh ác, là điều kiện căn bản nhất của người tu hành. Làm lành để tăng trưởng phước đức, chuyển hóa nghiệp báo. Có thể ví dụ thân nghiệp của chúng ta giống như một cái cân, trên đó có hai cái đĩa, một đĩa là phước, một đĩa là nghiệp. Phước là phước báu, công đức. Nghiệp là nghiệp chướng, tội lỗi. Hễ phước và nghiệp cân bằng thì thân thể bình thường, phước nặng hơn nghiệp thì thân thể kiên khang, khỏe mạnh. Nghiệp nặng hơn phước thì ta bị bệnh hoạn đau ốm. Làm việc thiện lành, ăn ở nhân hậu, là làm cho cán cân nặng về phước, nhẹ về nghiệp, thân thể sẽ kiên khang, tâm thần an lạc. Làm ác nhiều thì cán cân nặng về nghiệp, nhẹ về phước thì thân thể bệnh hoạn, tâm thần âu lo, phiền muộn. Một người hiểu thấu đạo lý này thì dại gì gây nên tội ác cho suốt đời bất an, đời đời kiếp tiếp tục chịu khổ.

Một điều cần nói nữa là sự chi phối của định luật tự nhiên. Tự nhiên nghĩa là sống hợp theo điều kiện thực tế để được điều hòa. Người có nỗi khổ thì tự nhiên họ phải khổ để cho hết khổ, thân thể có bệnh thì họ phải chịu bệnh để cho hết bệnh. Ví dụ như khi bị nhiễm trùng thì cơ thể tự nhiên bị phát nóng, lạnh... để tiêu diệt vi trùng cho ta hết bệnh. Nói rộng ra, khi ta gặp điều không vừa ý, bệnh hoạn, tai họa, phiền não... chính là những phản ứng tự nhiên để cho ta tiêu nghiệp chướng đó. Cho nên, muốn tiêu nghiệp chướng có hai cách:

Một laø, bị bệnh hoạn, bị tai ương, bị chửi, bị mắng, bị oan ức... cho nhiều để nghiệp chướng được tiêu trừ.

Hai là, làm việc thiện cho nhiều, tích công lũy đức cho nhiều, ăn ở hiền lành... để cho đĩa cân phước đức phải nặng lên.

Trong hai cách chuyển nghiệp, thì làm thiện lành, tích công lũy đức để hóa giải khổ nạn có phần tốt hơn, tích cực hơn. Trong phép làm thiện thì tu hành, niệm Phật, là đại thiện trong các pháp làm thiện, tránh được nhiều khổ đau, sau cùng được giải thoát rốt ráo trong một đời.

Còn chờ cho bệnh hoạn, tai ương, khổ lụy... để trả nghiệp thì nghiệp chướng cũng sẽ giảm, nhưng chắc chắn phải khổ đau hơn, phiền toái hơn nhiều, có khi tiêu đời luôn. Cho nên đây chỉ là việc chẳng trốn được mà thôi. Nhưng khổ nỗi, khi chúng ta biết quay đầu tu hành thì đã tạo ra quá nhiều nghiệp chướng rồi, những nợ nần trong quá khứ ta cũng phải trả thôi. Vì vậy, khi tu hành mà còn thấy bệnh hoạn, xin các đồng tu hãy vui vẻ chấp nhận cái nhân quả này, đừng sợ, vì biết chắc rằng nghiệp chướng của mình đang tiêu mòn từng ngày. Ðiều đặc biệt, người chí thành niệm Phật cầu sanh Tịnh Ðộ, thì dù nghiệp chướng có tiêu hết hay không, cuối cùng vẫn được giảithoát. Ðây chính là nhờ lực gia trì của đức Phật A Di Ðà mà được đới nghiệp vãng sanh Tây Phương Cực Lạc, thành bậc Bất Thối.

Làm thiện để trở thành người thiện, khác với sự làm thiện để cầu phước. Làm thiện để cầu phước lộc là thiện trong ác, còn chân thành thương người, thương chúng sanh mà làm thiện thì đây là chân thiện. Cho nên phải chú ý phân biệt cho rõ sự việc này, đừng nên lầm lẫn. Tất cả đều do cái tâm quyết định. Làm điều tốt để cầu hưởng danh vọng, tiền tài, chức quyền, v.v... thì đây không phải là thiện mà vì cái tâm hẹp hòi vị kỷ, sẽ bị cái nạn tam thế oán. Phật dạy, còn có cái tâm ái ngã, vị kỷ, thì không thể vãng sanh. Ví dụ, tất cả những người đang có quyền, có thế, giàu có trong đời này là nhờ đời trước họ tu rất nhiều, nhưng vì cái tâm tham cầu danh văn lợi dưỡng cho nên tất cả công đức đã chuyển thành phước báu, thành ông giám đốc, thủ trưởng, tỷ phú, v.v...

Có được quyền lực, phước báu rồi thì mặc sức tung hoành tạo nghiệp, cống cao, ngã mạn, không chịu tu... Cho nên một ngàn người hưởng phước trong đời này ta tìm không ra được một vài người tương lai sẽ thoát nạn. Phật nói đây là tam thế oán, mình đã hiểu quá nhiều về đường này rồi thì nhất định đừng theo con đường đó. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi những người tốt lành bậc nhất mới được hội tụ, nếu mình ăn ở không hiền lành, không thiện lương thì không đủ tiêu chuẩn vãng sanh. Tính tình trước nay nhân hậu, thiện lương, đây là cái nhân rất hợp để được vãng sanh. Về phước báu hữu lậu thì ngay trong đời này đã có hiện báo tốt. Ðây là quả báo của sự thiện lành. Có phước báu cần phải tu phước báu, hãy mở tâm lượng ra thương người, giúp đỡ tha nhân. Thật thà làm những việc này, nhất định không thèm cầu mong một sự trả ơn, không thèm buồn khi làm ơn mà bị trả oán, không thèm than thở khi bị hiểu lầm, v.v... Hãy buông bỏ tất cả những thứ phiền lụy tầm thường này đi.

Có câu thơ rằng:

“ Yếu vô phiền não, yếu vô sầu,

Bổn phận tùy duyên mạc cưỡng cầu,

Vô ích ngữ ngôn hựu khai khẩu,

Vô can kỷ sự thiểu đương đầu.”

Nghĩa là, cái điều chính yếu là không để bị phiền não, không buồn sầu. Bổn phận giúp được ai thì giúp, tùy theo duyên, không cần gượng ép. Nếu khuyên người ta không nghe thì tự mình lo tu hành, không nên nói nữa làm chi cho rắc rối. Những chuyện xảy ra chung quanh không liên can tới mình thì tránh xa, đừng xen vào làm chi.

Quyết định như vậy, không lay chuyển. Ngày ngày cố công niệm Phật, tha thiết cầu nguyện vãng sanh. Cứ thế mà đi, chắc chắn được vãng sanh.

Tu pháp niệm Phật để vãng sanh rất dễ, dễ khi mình biết buông xả. Nhưng coi chừng cũng rất khó, khó vì chấp chặt không chịu buông xả. Chấp chặt là sao? Ví dụ: quyến luyến cái nhà, hễ rời đi thì nhớ; quyến luyến con cái, hễ xa thì thương; tham lam tiền bạc, hễ bỏ ra một đồng cũng tiếc; ham thích danh tiếng, thèm được vỗ tay cho nở mặt; tự tư ích kỷ, đố kỵ ganh tỵ, v.v... nếu còn vướng những thứ này khó bề vãng sanh. Cái nhà đó chỉ là cái lều vô thường rồi đây nó phải tan rã, cái nhà thực của mình là hoa sen ở cõi Tây Phương Cực Lạc kia kìa.

Ví dụ như nhiều người lớn tuổi cứ quyến luyến cái quê Việt Nam, thì đây là chấp, cứ còn nghĩ cái xứ nghèo khó này là “Quê Cha Ðất Tổ” thì khó bề vãng sanh, nên nhớ đây chỉ là cái chỗ tạm trú chân chịu khổ, chịu nạn, chứ cái “Quê Tổ” thực sự của mình là Tây Phương Cực Lạc. Người thương nhớ con cái, không nỡ xa rời, thì đây là tình chấp thế gian, khi chết khó được siêu sanh. Thường bị, hoặc là có thể tái sanh lại kiếp người để đi làm vợ hoặc chồng của con cháu để có dịp gần gũi, âu yếm, chăm sóc nhau trong đời sau, (loạn luân!). Hoặc kém may mắn hơn, ngu si đi đầu thai thành những con vật như chó, mèo, chim... những loài bình thời con cháu mình ưa thích để được trở vào nhà cũ phục vụ cho con cháu. Như vậy vì thương nhớ con cháu thái quá mà đành mất phần vãng sanh, sơ ý còn bị rơi vào tam ác đạo.

Người “Nhìn thấu” là người hiểu rõ chân tướng sự thật của vạn pháp là:

“Nhất thiết hửu vi pháp

Như mộng huyển bào ảnh

Như lộ diệt như điện

Ưng tác như thị quán” (Kinh Kim Cang)

Tạm dịch:

“Tất cả những hiện tượng trong vũ trụ (gồm những vật hửu hình và vô hình trong vũ trụ mà đối với con mắt của loài người nhìn thấy, vì chúng ta đang đứng trên quan điểm loài người)

Tất cả những thứ đó (hửu vi pháp) chỉ như làø giấc mơ, như là món đồ của người làm ảo thuật, như là bọt nước, như là cái bóng trong gương hay như trăng đáy nước.

Như giọt sương ban mai, lại cũng như ánh điện chớp.

Người chân thật tu hành phải “nhìn thấu” như vậy”

Nhờ “nhìn thấu” như vậy. Nên hành giả niệm Phật mới có thể “buông xả” được những thứ “ngũ dục và lục trần” (Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy và Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp).

Vì thế hành giả mới không bị ràng buộc, đây mới thật sự là “tự tại”.

Nhờ được “tự tại” nên hành giả có thể sống “tùy duyên” (tùy duyên tiêu thụ nghiệp, tùy duyên mà bất biến, tâm bồ đề không thay đổi nhưng tùy theo căn cơ chúng sanh, mà hành giả vẫn có thể sống đối đãi trong cảnh thuận nghịch của thế gian, gọi là Bất biến mà tùy duyên).

Hành giả “tùy duyên” sống trong mọi hoàn cảnh sinh hoạt, môi sinh: vui buồn, đượïc mất, khen che, tốt xấu vân vân của thế gian, nhưng lòng bồ đề không đổi, hành giả luôn “niệm Phật”, luôn nhớ nghĩ đến công hạnh, công đức, hạnh nguyện, hình ảnh và tâm lượng của chư Phật. Trong Niệâm phật đường, trong công tư sở, trong hảng xưởng, trong học đường hay xã hội... người niệm Phật vẫn có thể “Niệm” thầm hay niệm ra tiếng. Chẳng bao lâu, như người ướp hương, người niệm Phật cũng như thế, “Hành giả ”û và “Phật” tự tương ưng. Bởi vì:

“Năng niệm, sở niệm tánh Không tịch

Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”

(người niệm Phật và Phật hiệu mà người niệm Phật Niệm “Tánh” của nó vốn vắng lặng.

Nhưng mà sự giao cảm và ứng hợp với chân tâm, bổn tánh thì không thể nghĩ bàn).

Trong cảnh giới như trên đã nói, hành giả sống trong thế gian, tuy nhiên, mọi việc làm thì “chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi”. Ðây là Phước Tuệ song tu, đồng thời đầy đủ Tín, hạnh, nguyện luôn kiên trì dũng mãnh trì danh hồi hướng vãng sanh cực klạc quốc. Chắc chắn chín phẩm sen vàng luôn chờ đợi người niệm Phật. Xin chư đồng tu sách tấn nhau tinh tấn Niệm Phật.

Laị nữa, Ngài Bồ Tát Long Thọ nói: “Nhất thiết Pháp Không” mà đã là “Không” thì mọi hiện tượng chỉ là tướng giả hợp “đương thể tức “không” liễu bất khả đắc”. Vì vậy quyến luyến nó làm gì!. Một lòng nguyện cầu vãng sanh cực lạc quốc. Khi giải thoát, vãng sanh về Tây Phương rồi mới có đủ năng lực trở lại cứu độ, thương yêu, bảo bọc lẫn nhau. Ở đây, muốn cứu cũng cứu không nổi, muốn giữ cũng giữ không được, mà còn bị lôi nhau xuống đọa lạc thì dại gì tự cam chịu khổ? Xin chư đạo hửu khuyến tấn lẫn nhau tu tịnh nghiệp.

Có một đoạn giảng ký, ngài Tịnh Không nói rằng, đi về các nẻo khác thì cô đơn, buồn tẻ, cực nhọc, khổ đau, tìm một người thân cũng khó. Còn vãng sanh về Tây Phương thì vui lắm, hàng ngày kẻ tới người đi tấp nập như hội. Bồ Tát các nơi tới đó tham học, ta cùng chư vị Bồ Tát ở đó đi các nơi tham quan cúng dường chư Phật. Một ngày mình phân thân thám du khắp mười phương thế giới, (chứ không phải nhỏ xíu như quả địa cầu này). Cha mẹ, thân nhân, bà con, bạn bè... trong vô lượng kiếp đến nay ngày ngày tụ họp vui vầy bên nhau. Muốn về thăm lại quê cũ này thì một tích tắc tới liền...

Ðây là sự thật. Vậy thì, xin quý đồng tu niệm Phật hãy ngày đêm tinh tấn niệm A Di Ðà Phật, tha thiết cầu xin đi về Tây Phương. Quyết lòng tin tưởng, giữ vững đường tu, thì đời này chắc chắn đắc thành đạo nghiệp. Còn gì hạnh phúc hơn, phải không quý vị!

Trong bài giảng về mười điều thiện, Pháp sư Tịnh Không nói rằng người làm thiện suốt đời nhưng không thấy kết quả gì hết, rồi đâm ra nghi ngờ lời Phật, mất niềm tin, từ đó mà tâm bị thối chuyển. Ngài nhấn mạnh, người tu hành là phải làm thiện, làm thiện phải có cái tâm chân thành để làm, phải suy nghĩ những điều nào thiện để làm, và phải thường xuyên coi thử việc mình làm có thực sự thiện chưa, có sơ hở gì không? Ngài nói, “làm thiện mà không thấy kết quả thì coi chừng trong thiện pháp, quý vị đã xen kẽ bất thiện”. Người nói thiện mà không làm thiện thì đây là hữu danh vô thực, khỏi cần bàn thêm. Còn người có tâm thiện, có nghĩ điều thiện, có làm thiện mà không chịu quan sát kỹ điều mình làm, thì coi chừng...! Như ngài nói, “ví dụ như bạn pha một ly nước cam, vô ý làm rơi chất độc vào trong đó!...”. (Cho nên muốn tu Phước cũng phải có Trí tuệ)

Con người do thiếu tu hành từ đời trước nên đời này không đủ phước báu, thiện duyên, họ thường phải gặp những hoàn cảnh khó khăn, không tự chủ được cuộc sống, khó tránh khỏi những môi trường tạo nghiệp. Chuyện này rất khó giải quyết, phải cần tu hành, làm lành làm thiện cho nhiều mới có cơ duyên chuyển đổi hoàn cảnh. Sống trong một môi trường mà con người hầu hết đều coi thường việc sát sanh hại vật, thì chuyện tạo nghiệp trở thành bình thường, chính vì thế mà họ cứ bị vướng mãi trong luân hồi đọa lạc. Thường tình người ta khuyến khích việc giết chuột, kiến, ruồi, muỗi, v.v... nay ta đem việc này ra trách thì có vẻ buồn cười!

Tuy nhiên, một khi đã biết rõ về lý nhân quả báo ứng thì chúng ta nên cố gắng tìm cách tránh. Ví dụ, quét dọn sạch sẽ để bớt ruồi, dùng đường, bột, v.v... dụ kiến ra ngoài, đóng cửa sớm để ngừa muỗi hoặc những loài phù du, v.v... nếu cố gắng ta tránh được rất nhiều nghiệp sát. Ðặc biệt hơn, khi lập hương án niệm Phật để giải nạn oan gia trái chủ cho mẹ là cầu giải tỏa nghiệp chướng do bởi sự sát sanh hại mạng mà ra, thì lại càng kiêngcữ việc sát sanh. Nếu thực tâm làm việc này thì con cái, gia đình phải biết hy sinh chút ít thói quen hay quyền lợi để đổi lấy tương lai tốt đẹp cho người thân mới đúng.

Giết hại sanh mạng tạo ra mối oán thù truyền kiếp, bình thời khi ta còn khỏe mạnh, tinh thần sung mãn, chúng không làm gì được ta, nên đành âm thầm chờ đợi gần đến ngày ta thân tàn sức kiệt mới ra tay, quyết lôi mình vào ba đường ác để trả thù. Nhưng đây là việc đã lỡ rồi, Phật dạy cho ta phương thức gỡ nạn, bằng cách ăn năn sám hối lỗi lầm, hồi hướng công đức, cho hai bên đều có lợi. Nếu lòng thành khẩn sám hối, thì việc làm này chư Phật Bồ Tát sẽ cảm ứng, oan gia trái chủ cảm thông. cho nên, đang sám hối cầu an mà sát sanh thì thật là trớ trêu. Rõ ràng, vì sơ ý mà thù kết thêm thù, oán càng thêm oán. Người tu hành hiểu đạo nhất thiết phải chú ý kiêngcữ.

Sám hối nghiệp chướng có tiêu trừ hay không là do cái tâm có chân thành sửa lỗi hay không, còn tất cả các hình thức chỉ là sự trợ duyên. Ðây là đạo lý “nhất thiết duy tâm tạo”. Bình thường con người dễ bị rơi vào, một là bướng bỉnh ngạo mạn để thọ nạn, hai là mê tín dị đoan để bị nạn. Bướng bỉnh ngạo mạn không chịu phản tỉnh lỗi lầm thì đành phải chịu nạn đã đành. Ngược lại, cũng không phải ít người thành thực tu hành nhưng thiếu sáng suốt cũng dễ bị sai lầm oan uổng. Ví dụ, có người khi lâm nạn thì quýnh cuống lên chạy đi cúng vái đủ các chùa các miễu để cầu phước, cầu may, giết hại súc vật để cúng tế thần linh cầu tai qua nạn khỏi, v.v... Thật là khổ! Sám nghiệp đâu có thể tạo thêm nghiệp bao giờ!

Sám nghiệp chủ yếu là tự mình nói lên cái lỗi của mình để sửa chứ đâu phải là sự cúng tế. Người biết tu thì cái công đức nên giữ, cái lỗi lầm xấu ác phải liệng ra ngoài. Người thường xuyên khoe cái hay của mình, dù có tu hành nhiều đi nữa thì phẩm hạnh cũng khó mà cao! Vì sao vậy? Vì cái kho tàng công đức phước báu đã mở tung ra cho thiên hạ vào lấy hết rồi, còn gì nữa đâu mà khoe! Ngài Ấn Quang Ðại Sư ,vị Tổ Sư thứ 13 của Tịnh Ðộ tông, dạy rằng lúc nào cũng tự nghĩ rằng mình còn yếu kém thì mới tu hành tốt. Nghĩ mình còn yếu kém thì dễ dàng nhận cái dỡ của mình, khen cái hay của người. Chính đây là một cách tiêu nghiệp chướng. Thế nhưng, người đời cứ thích khoe khoang cái hay của mình để chịu tiêu mòn công đức, còn điều xấu thì cứ khư khư dấu thật kỹ để tăng nghiệp chướng. Chính vì thế mà ách nạn mới khó tiêu trừ được.

Biết vậy rồi thì bắt đầu từ đây ta hãy làm ngược lại. Hẳn nhiên hơi khó, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn có nhiều cơ hội để thực tập. Ví dụ, điển hình về cuộc đời của cụ Triệu Vinh Phương, có lần cụ than với con cháu rằng: “Trong đời của ta làm ác nhiều lắm, nhất là sát hại loài cá để ăn. Có lẽ vì nghiệp báo này mà thường bị đau lưng. Các con nếu thương ta thì hãy mua cá phóng sanh cho nhiều rồi hồi hướng công đức cho ta”. Cụ Triệu Vinh Phương 94 tuổi vãng sanh để lại một ống xương biến thành tượng Phật. Cuối đời cụ hai lần được thấy Phật, biết trước ngày vãng sanh, tỉnh táo về với Phật... thì lời nói này đâu phải là sự lẩmcẩm. Cụ tự kể việc ác là sám nghiệp, mua cá phóng sanh là khuyên tu hành làm lành, hồi hướng công đức là nhắc nhở con cháu lo tròn đạo hiếu. Rõ ràng là một câu nói của bậc đã có trí huệ mà ta không hay.

Khi giảng kinh, có lần Pháp sư Tịnh Không tự nói, “...trước khi xuất gia tôi có đi săn bắn, trong ba năm sát hại nhiều sanh vật. Khi đọc được kinh Ðịa Tạng Bổn Nguyện sợ quá không dám làm nữa...”. Ðây là một việc ác, tối kỵ đối với một vị đại Hòa Thượng, thế mà ngài dám tự khai. Ðiều này đâu phải tầm thường! Kể việc “săn bắn” là sám nghiệp, “sợ quá không dám làm nữa” là ăn năn hối lỗi, “đọc kinh Phật” là gieo duyên Phật pháp. Ngài đã nêu cái gương sám hối cho chúng ta theo. Thành thực nói lên điều lầm lỗi của mình chưa chắc đã bị giảm uy tín, ngược lại nhiều khi còn tăng thêm nữa là khác!...

Cụ thể, nếu thật sự muốn sám nghiệp thì không thiếu gì cơ hội để khai. Ví dụ, gặp người khỏe ta tâm sự: “Vì anh/chị ăn ở hiền lành cho nên mới được khỏe mạnh, còn tôi có lẽ trong đời đã lỡ làm nhiều lỗi lầm cho nên bị nghiệp báo, bệnh hoạn hoài. Bây giờ biết tội rồi, chỉ còn có niệm Phật cầu xin gia trì”. Khen người chê ta, có mất mát gì đâu. Khen điều tốt của người để tăng thiện tâm cho họ, chê điều sai của ta để giải nghiệp cho mình, niệm Phật để gieo duyên lành cho chúng sanh. Một câu nói bình thường mà tạo ra biết bao nhiêu công đức. Thế mà ít ai chịu làm, thành ra đường đời vẫn lắm chông gai... Trong kinh Ðại Tập, Phật dạy, “Ðời mạt pháp vạn ức người tu, không được một người giải thoát.”. Tại sao không được giải thoát? Vì mê chấp, khăng khăng giữ lấy nghiệp chướng, lại ưa thích xả bỏ công đức cho nên giải nạn không được. Phật nói tiếp, “Chỉ nương theo pháp niệm Phật mới có thể ra khỏi được luân hồi”. Ra khỏi sanh tử luân hồi là thoát nạn. Như vậy, pháp đại thiện tối thượng để giải nạn là biết lỗi, biết sửa chữa và thành tâm niệm Phật.Ðây thực sự là sám hối nghiệp chướng vậy.

Sám hối là lợi cho mình gọi là “tự lợi”, còn “Hồi Hướng” là lợi cho người gọi là “lợi tha”. Hồi hướng là đem công đức tu hành chuyển đến chỗ nào mà mình mong muốn tặng. Ví dụ, “Hồi Hướng Bồ Ðề” là mong cho mình được ngày giác ngộ, “Hồi Hướng Thực Teá” là gởi công đức về Tây Phương Tịnh Ðộ để mình được vãng sanh, “Hồi Hướng Chúng Sanh” là bố thí công đức của mình cho tất cả chúng sanh, mong cầu cho chúng sanh cũng được lợi lạc, được vãng sanh Tịnh Ðộ. Hồi hướng cho oan gia trái chủ thuộc về sự hồi hướng chúng sanh.

Trong bài văn hồi hướng:

Nguyện đem công đức này

Trang nghiêm Phật Tịnh Ðoä.

Trên đền bốn ơn nặng.

Dưới cứu khổ tam đồ.

Nếu có kẻ thấy nghe.

Ðều phát lòng Bồ Ðề

Hết một báo thân này.

Ðồng sanh Cực Lạc Quốc.

Bài văn này đã có đầy đủ tất cả các pháp hồi hướng. Tuy nhiên, để nhắc nhở mạnh hơn, sau khi hồi hướng chung, ta có thể đọc để hồi hướng riêng như cầu siêu cho người thân, cho oan gia trái chủ, v.v... bằng cách đổi câu thứ hai (có gạch dưới), còn những câu khác giữ nguyên. Ðây là bài hồi hướng cho gọn, dễ nhớ chứ không bắt buộc, cũng có thể thành tâm tự nguyện hồi hướng theo nội dung tương tự là được.

Cũng xin nói thêm là tu hành, công đức mình nên hồi hướng đến khắp chúng sanh, hồi hướng càng rộng càng tốt, đừng nên chỉ hồi hướng riêng cho cá nhân mình. Công đức là phước vô lậu, vô hình, không thể bắt giữ. Công đức ví như ánh sáng của ngọn đèn, mình chiếm giữ riêng thì cũng bao nhiêu đó, mình chia cho nhiều người cùng hưởng thì mình cũng không mất chút nào, nhưng hồi hướng công đức đến rộng khắp chúng sanh thì tâm lượng của mình sẽ quảng đại, giải tỏa được thù oán nhiều đời nhiều kiếp. Nhờ vậy, mình được giải thoát mà oán thân trái chủ cũng được ích lợi. Khi hết báo thân này ta vãng sanh Tây Phương thì đương nhiên trở thành bất thối Bồ Tát, thần thông diệu dụng, với thiên bá ức hóa thân ta có thể phân thân đi cứu độ chúng sanh, trả nợ nghiệp chướng... là chuyện dễ dàng chứ không phải đi là quỵt nợ.

Ở đây, hàng ngày các đồng tu khắp nơi trên thế giới về đạo tràng niệm Phật, ngoài việc hồi hướng cho cửu huyền thất tổ sớm được siêu sanh, ngày nào con cũng có hồi hướng cho cha mẹ, các cô, các chú, cho tất cả bà con, cho tất cả chúng sanh. Nhiều người cũng có để tên cầu giải oan gia trái chủ cho thân nhân của họ, v.v... trong niệm Phật đường của Hội Tịnh Tông Úc châu, mong cho tất cả sớm ngày giải nạn.

Hỏi rằng liệu việc này có thực tế không? Những người được hồi hướng có có hưởng được lợi ích gì không? Thưa quý vị đồng tu chuyện này khó nói lắm, hay nói đúng ra không cần biết đến. Phật dạy phải hồi hướng công đức cho chúng sanh để cứu độ họ thì mình cứ thành tâm làm đi, còn phần người được hồi hướng có lợi ích hay không, đó là chuyện khác. Ví như một người đang ở trong một căn nhà nóng bức, công đức hồi hướng là làn gió mát thổi đến, nhưng người đó có biết mở cửa đón nhận thì được hưởng sự thanh lương, còn khư khư đóng cửa thì đó là quyền của họ.

Hãy thành tâm hồi hướng công đức cho chúng sanh, thành tâm hồi hướng công đức cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, dù còn tại tiền hay đã khuất bóng. Ðó là tâm nguyện của người tu hành. Trong chuyện vãngsanh của bác Dư Thị Ky, anh Ðường Tấn Hải thực sự là một người con gương mẫu của lòng hiếu thảo. Trước khi về lại Sydney để tổ chức thất tuần, anh ta đến nói với các đồng tu:

-Thứ bảy này tụng kinh, xin quý bác, anh chị hồi hướng thất tuần cho mẹ em nghen.

-Chắc chắn nhơ chứ.

Anh ta thành tâm làm việc này, hiếu dưỡng phụ mẫu (khi còn sống cũng như khi cha mẹ qua đời) anh không ngại khó khăn, không ngại sự cầu khẩn bất cứ ai. Mỗi ngày sau giờ niệm Phật, mọi người đều về phòng nghỉ thì riêng anh ta thường lặng trở lại niệm Phật đường một mình tiếp tục niệm Phật. Kinh hành niệm Phật phải có người đánh khánh dẫn chúng, chuyện này không phải dễ nhất là người mới tập, nhưng anh ta, dù là người mới tập, cũng xin tự nguyện dẫn khánh sáng trưa chiều tối. Anh ta nói với một vị đồng tu:

-Em muốn có thêm giờ dẫn khánh để có thêm công đức hồi hướng cho mẹ.

Nghe nói mà thương! Anh Hải đã phát tâm cúng dường khắp nơi, in kinh, sang băng... bất cứ chuyện gì cần đến anh đều hoan hỷ tham gia, mục đích là để tạo công đức hồi hướng cho mẹ. Có một bữa trưa có đồng tu vô tình mở cửa phòng của anh thì thấy anh đang ngồi xếp bằng trên giường, tay ôm hộp đựng xá lợi của mẹ và âm thầm niệm Phật. Người đó nhẹ nhàng khép cửa bước ra mà cảm động muốn rơi nước mắt.

Người con hiếu thảo là như vậy đó. Cha mẹ tại tiền thì lo bề phụng dưỡng, hướng dẫn tu hành. Mẹ lâm chung thì quyết lòng bảo vệ, chí tâm hộ niệm cho mẹ vãng sanh. Vãng sanh rồi vẫn cố gắng hết sức tạo thêm công đức hồi hướng cho mẹ để lòng mình được an lạc, thanh thản, một đời trả tròn đại hiếu làm người. Anh ta hỏi thăm từng chút, nhờ từng người, tranh thủ từng phút thời gian, đi xa hàng ngàn cây số... để làm việc thiện, âm thầm lặng lẽ tạo công đức gởi về cho mẹ. Thật là một tấm gương hiếu thảo đáng khen.

Nói tóm lại, nếu thực tâm tu hành thì nên nghe theo lời dạy của Tổ Ấn Quang, “...phải nghĩ rằng công phu tu tập của mình còn yếu...” mà cố gắng tinh tấn tu hành nhiều hơn. Phải biết nhiều đời nhiều kiếp rồi chắc chắn mình đã tạo nhiều nghiệp chướng, đời này có trả cho mấy đi nữa cũng khó mà hết. Thế thì đau bệnh chút ít có ăn nhằm gì! Hàng ngày nên nhớ phát lồ sám hối, phát nguyện tu sửa, lo tích công tồn đức hồi hướng cho chúng sanh. Một lòng tin Phật, chuyên tâm niệm A Di Ðà Phật, quyết cầu sanh Tịnh Ðộ. Giữ cái tâm này vững vàng, thì một báo thân này thôi ta được đới nghiệp vãng sanh, bất thối thành đạo Bồ Ðề.

Nam Mô A Di Ðà Phật

Ðồng danh Diệu Âm kính ghi

(Ghi theo lời kể của quý đồng tu và gia đình Bác Ðường Thọ Liệt. Brisbane ngày 9 tháng 3 năm 2003. Nhằm ngày viên mãn Phật thất 10 tuần. Ðại hồi hướng và Tam thời Hệ niệm).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/12/2010(Xem: 2805)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 8954)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
28/11/2010(Xem: 16111)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
26/10/2010(Xem: 4617)
Bìa Kỷ Yếu An Cư 2013
04/08/2010(Xem: 6340)
"Đời sống mong manh, chết là điều chắc chắn" Đó là câu châm ngôn nổi tiếng trong Phật Giáo. Biết rõ Chết mong manh và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, chúng ta không nên sợ cái chết. Nhưng tất cả chúng ta đều sợ chết vì không nghĩ về điều không tránh được. Chúng ta thích bám víu vào đời sống, vào xác thân và phát triển quá nhiều tham dục và luyến ái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567