Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hút Thuốc, Uống Bia, Uống Rượu Thuốc Có Vi Phạm Giới Luật?

24/06/201819:51(Xem: 5227)
Hút Thuốc, Uống Bia, Uống Rượu Thuốc Có Vi Phạm Giới Luật?

Hut thuoc
HÚT THUỐC, UỐNG BIA, UỐNG RƯỢU THUỐC CÓ VI PHẠM GIỚI LUẬT?

Quang Minh
Chúng ta ở trên chùa thì ít hoặc không thấy, nhưng ra ngoài xã hội, trong sinh hoạt hằng ngày của phật tử đã không ít lần thấy người tu đạo hút thuốc hay uống bia, có phật tử vì muốn chữa bệnh hay tăng cường sức khỏe thì uống rượu thuốc. Như vậy có đúng, có trái với chánh pháp, có vi phạm với giới luật đề ra? 

Như chúng ta đã biết, đạo Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm. Mà thời Đức Phật chế định giới luật thì lúc đó chưa có thuốc lá, bia, các chất gây nghiện như ma túy... Vì thời trước chỉ có rượu mà rượu đem đến cho người uống trạng thái bất ổn định về tâm lý nếu sử dụng nhiều, và nó có tác dụng gây nghiện vì uống nhiều thì quen mùi quen hơi men. Thiếu nó cảm giác bức rứt khó chịu trong lòng. Và uống rượu thì rượu vào lời ra, gây bao tội lỗi do không khống chế được tâm lý, cảm xúc do bị rượu tác động làm ảnh hưởng đến thần kinh, nghĩ suy, tư duy, hiểu biết. Đã không ít vụ án xảy ra cũng do rượu gây nên, mời rượu không đáp lại cũng bị đánh, uống say quậy phá đánh người vô can, gây tai nạn giao thông... Biết được tác hại của rượu nên Đức Phật đã chế định cho hàng phật tử không được uống rượu. Nhưng quy chế về giới luật thì tùy thời mỗi khác. Và mục đích của giới luật là hạn chế sự bám chấp phụ thuộc vào những gì bất lợi cho thân tâm người hành đạo và ảnh hưởng tới môi trường sự sống sinh hoạt xung quanh.  

Uống rượu thì đã là vi phạm giới luật, nhưng uống rượu thuốc thì sao? Nói sai cũng có khi sai mà nói đúng có khi đúng. Sai là khi lấy cớ chữa bệnh, vì sức khỏe mà tự cho mình có quyền uống nên cứ uống cho thỏa, cho sướng, cho nhiều. Đó là sai trong tư tưởng ý nghĩ suy, và làm vậy là vi phạm giới luật. Còn đúng là khi uống chỉ vì uống để trị bệnh, uống cho có sức khỏe thì được uống chứ không sai. Vì tuy là uống rượu nhưng là vì mục đích trị bệnh nên có khác. 

Còn về hút thuốc thì đó là sử dụng chất kích thích, và nó là chất gây nghiện mà tác hại là ảnh hưởng tới phổi. Mà hệ quả không những chỉ ảnh hưởng tới mình mà còn ảnh hưởng người xung quanh, nhất là phụ nữ và trẻ nhỏ. Như vậy, hút thuốc lá cũng là đang tạo nghiệp, gây hại cho người khác thông qua khói thuốc lá thải ra mà người khác hít phải, còn tạo nghiệp thêm nữa là gây sự khó chịu của người xung quanh và đã là tạo nghiệp ắt vi phạm giới luật. Mà nếu chưa bỏ được thuốc lá thì hút thuốc nên hạn chế và khi hút tránh xa chỗ đông người, tới chỗ ít người mà hút tránh ảnh hưởng người xung quanh. Và nên quyết tâm từ bỏ thuốc lá, vì đó là thói quen xấu. 

Còn về bia thì lại có phần khác, nói là nước giải khát thì uống cho đỡ khát, kích tiêu hóa, kích thích ăn uống, làm dịu thành ruột, tốt cho dạ dày. Và tắm bia lại là làm đẹp da, hồng hào nhuận khí. Vậy dùng ít với mức độ vừa phải thì bia lại tốt cho người sử dụng. Nhưng nếu dùng nhiều thì gây nghiện, uống quá đà thì say sưa chè chén, mê mờ tâm trí, rối loạn thân tâm. Có khi ly bia dùng để giao lưu kết tình bằng hữu, đồng chí, đồng nghiệp mà có khi ly bia là kết oán, kết thù, đâm chém, giết nhau vì say sưa mà nó đem lại. Mà bia cũng như rượu, đều thuộc chất gây nghiện, nên hạn chế sử dụng hay tránh sử dụng  chứ đừng để mình bị nó sai sử, chi phối khi không có. 

Vậy giới dùng để hạn chế những hành vi tạo tác, tạo nghiệp. Thông qua sự giữ giới, người phật tử càng ngày hoàn thiện bản thân trên bước đường tu hành. Và việc đúng sai, phải trái, vi phạm hay không vi phạm giới luật tùy vào tâm khởi ý tạo tác mà ra. Nên người phật tử hãy luôn chánh tâm, an trú trong chánh niệm, biết được việc gì nên hay không nên mà từ đó nếu thấy sai thì từ bỏ thay đổi, nếu thấy không ảnh hưởng thì vẫn có thể tiếp tục và quan trọng là những gì có ích cho vấn đề tu tập thì phát huy, mà hại cho sự tu hành thì loại trừ. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 385)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1323)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5210)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 18014)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10224)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4746)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5268)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5365)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5084)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5222)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567