Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Peter Kedge, một thương gia Phật tử người Anh

10/04/201313:14(Xem: 3021)
Peter Kedge, một thương gia Phật tử người Anh

Peter Kedge, một thương gia Phật tử người Anh
với công hạnh hộ trì Chánh Pháp

Thích Nguyên Tạng


Cư sĩ Peter Kedge, 47 tuổi, một kỹ sư người Anh, đã trải qua mười sáu năm trong ngành kinh doanh. Hiện nay ông là Tổng giám đốc điều hành một công ty đa quốc gia ở Hồng Kông, một công việc mà ông bắt đầu với hai bàn tay không từ năm 1980. Đến nay, ông đã cúng dường nhiều triệu đô la cho các chương trình phát triển Phật Giáo ở Phương Tây như nhà xuất bản Wisdom ở Hoa Kỳ; Cơ Sở Lưu Trữ Tài Liệu Giáo Lý ở Canada; xây dựng những trung tâm Phật Giáo mới ở Châu Âu và Châu Mỹ.... Sư cô Robina Courtin (người Mỹ, PV Tạp chí MANDALA) đã viếng thăm Peter ở Hồng Kông để thực hiện bài viết này.

peter

Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đạo hữu Peter

Đối với Peter thì không có sự mâu thuẫn giữa Phật Giáo với việc kiếm tiền. Mười sáu năm qua ông đã cố gắng kinh doanh ở đất Hồng Kông, một trong những thị trường cạnh tranh nhất trên thế giới và dường như ông đã thành công.

Ngồi trong một căn phòng lớn bao quanh bởi các tủ tài liệu và một dàn máy điện toán, thuộc cơ sở lưu trữ tài liệu Wisdom, một trong nhiều chương trình phát triển của tổ chức FPMT (Foundation for the preservation of the Mahayana Tradition, tạm dịch: Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa) mà Peter đang tài trợ. Rõ ràng ông không sử dụng số tiền mình kiếm được cho mục đích trang trí nội thất. Ông phác họa cho tôi cái triết lý của mình:

"Tiền là sức mạnh và bạn đang làm việc với nó trong công việc như bạn làm việc với một sức mạnh tích cực trong suốt cuộc đời của bạn. Trong khuôn khổ đạo đức và giúp đỡ người khác, bạn nên cố gắng tận dụng mọi cơ hội để phát triển, bảo vệ, sử dụng và gia tăng sức mạnh tích cực này. Tiền cũng giống như một loại nghiệp tích cực" ông nói tiếp "nó là nhân tố chính để tạo phước qua bố thí và cúng dường".

Ông Peter và Nicole (vợ của ông) cùng sống trong một căn hộ hai tầng nhìn ra biển Nam Hải trên bán đảo Hồng Kông. "Một số người nghĩ rằng thương mại và Phật pháp là hai phạm trù riêng biệt", ông tiếp tục "Tôi không đồng ý. Ngay cả làm việc trong một môi trường thương mại quốc tế, tôi chưa bao giờ thấy cần thiết để làm tổn hại đến chế độ ăn chay và không uống rượu của tôi".

Con đường đưa Peter đến với đạo Phật bắt đầu từ năm 1972. Ông rời hãng xe hơi Roll Royce ở Anh quốc, nơi ông làm việc như một kỹ sư tốt nghiệp với người bạn thân Harvey Horrocks, cả hai cùng đi du lịch khắp nơi cùng hai người khác, cuối cùng họ đến Nepal ở Ấn Độ.

Ông nhớ lại lần đầu tiên cố gắng tập ngồi thiền trong một khách sạn ở Solu Khumbu, Nepal. "Tôi có trong tay quyển "Be Here Now" của Ram Dass, chỉ dẫn phương pháp tọa thiền, nền tôi cứ theo đó mà thực tập". Hai tuần sau, mùa xuân năm 1973, Peter cùng với 17 người khác tham gia một khóa tu thứ hai do thượng tọa Zopa Rinpoche hướng dẫn, được tổ chức ở tu viện Kopan, thuộc thủ phủ Kathmandu, nước Nepal. Đây cũng dịp đầu tiên ông gặp được Thượng tọa Yeshe và quy y với Ngài (một pháp sư Tây Tạng nổi tiếng, người có công truyền bá Phật Giáo Tây Tạng ở khắp Phương Tây, ngài đã viên tịch tại Hoa Kỳ năm 1984 và năm 1985 tái sanh trở lại ở Tây Ban Nha, hiện nay đã 11 tuổi, đang tu học tại Phật Học Viện Sera, miền Nam, Ấn Độ).

Kế đó, Peter ở lại tu viện Kopan để thay thế cho sư cô Max Mathews một nữ tu ngưòi Mỹ, đi Ấn Độ để điều hành Trung Tâm Phật Giáo (TTPG) Tushita trong vòng một năm. Peter phải làm hết mọi việc. Ông kể lại: "Tôi chưa bao giờ làm việc cực nhọc. Nhưng lúc ấy, lúc ấy tôi làm đủ các thứ như nấu cơm, xách nước, lau chùa, đi chợ, công phu.... mọi việc đều hoàn thành tốt đẹp".

Và hiện nay vẫn vậy. Cuộc đời của Peter luôn cống hiến cho công việc. Cái gì đã thúc đẩy ông làm việc như thế? Phải chăng một chứng minh từ lúc khởi đầu là lời phát nguyện ủng hộ các nhà tu hành?

Ông nói về điều đó: "Tôi đã có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi mà tôi từng hỏi các Thầy về cuộc đời và mục đích của nó. Lời dạy của các ngài thật vô cùng quý báu cho cuộc đời nếu nhiều người nghe thấy. Tôi rất hạnh phúc để được ủng hộ cho các Ngài trong công cuộc truyền bá Chánh Pháp, đặc biệt là thế giới Phương Tây".

Cuối năm 1974, ông trở lại Anh quốc, và cùng với cư sĩ Harvey (hiện là Chủ bút tạp chí Mandala ở Hoa Kỳ) tổ chức chuyến hoằng pháp Châu Âu đầu tiên của Thượng tọa (TT) Yeshe và TT Zopa, và tìm một nơi thích hợp để xây dựng một TTPG ở Anh quốc.

Cuối năm 1975, sau khi Peter trở lại Nepal, TT Yeshe đã triệu tập phiên họp đầu tiên để Thành Lập Hội FPMT. Sau đó không lâu tổ chức này được hình thành và văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ (hiện nay, Hội có khoảng 100 chi nhánh ở khắp thế giới).

Trong những năm 1976 đến 1979 là thời gian Peter theo hầu TT Yeshe và TT Zopa đi hoằng pháp khắp thế giới như là một thị giả của hai Ngài. Công việc này giúp ông nhận thức rõ ràng về vai trò hộ pháp của ông về sau này. Trong thời điểm này, TTPG Manjushri ở Anh quốc đang xây dựng nhưng không phát triển được bao nhiêu, vì thiếu tài chính.

Peter cười và nhớ lại lời yêu cầu của TT Yeshe trong một lần thầy trò tâm sự "Ông phải kiếm một triệu đô la. Lần ấy tôi tưởng là Ngài nói đùa". Ông nói tiếp "Việc mở rộng vành đai hoằng pháp và xây dựng những TTPG mới luôn tùy thuộc vào sự quyên góp. Tôi thường theo dõi việc Sư cô Max bảo trợ tài chính cho tu viện Kopan với số tiền lương hàng tháng mà cô nhận được từ một ngôi trường của Liên Hiệp Quốc tại Nepal. Tôi muốn làm một điều gì đó tương tự".

Chính vì thế mà ông bước vào lĩnh vực thương mại. Bản thân ông không có tiền. Ông đến gặp TT Yeshe để xin lời khuyên. TT Yeshe đã cho phép ông sử dụng ngân quỹ của Tu viện Kopan_ lúc đó ông là thủ quỹ của Tu viện, để làm vốn kinh doanh.

Tại sao Peter quyết định bắt đầu sự nghiệp kinh doanh ở Hồng Kông? "Vì nó gần với Nepal và Ấn Độ. Singapore rất tốt, nhưng tôi chọn Hồng Kông, vì nó nhộn nhịp hơn, và dường như nó là một thị trường có tiềm năng phát triển. Tôi dọn đến đây vào tháng 3 năm 1980". Sau đó ông tiến hành đăng ký mở công ty và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới: xuất khẩu hoa nhân tạo.

"Tôi muốn kinh doanh với các TTPG, giúp họ kiếm tiền, nhưng không thành công. Sau đó là hàng điện tử và đồng hồ, nhưng cũng không xong. Năm 1982 Tôi nghĩ công ty cần phải tiếp tục hoạt động và phải chuyển lĩnh vực buôn bán khác".

Mark và Stephen Freman, hai anh em người Hồng Kông, có mặt trong thời điểm này. Họ quy y Tam Bảo ở Úc. Stephen từng làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, mua bán vật liệu ở Trung Đông. Mark thì xuất sắc trong công tác tiếp thị. Cả hai người giúp công ty của Peter hướng tới một lĩnh vực buôn bán mới. Đó là cung cấp thiết bị kho hàng, siêu thị và phụ tùng xe hơi.

Hai năm đầu công ty gặp nhiều khó khăn. Nhưng Peter có nguyên tắc riêng và sự kiên nhẫn. Ông nổi tiếng nhờ vào đức tính này "Làm việc trong môi trường kin doanh này, áp lực rất lớn. Sức ép cạnh tranh rất ác liệt. Tốc độ làm việc là chính. Đôi khi chúng tôi phải lên kế hoạch hoạt động cho công ty trước cả một năm, ngày nào việc đó. Bạn không thể rời mắt khỏi công việc dù trong chỉ một phút. Nếu lơ đễnh, bạn có thể sẽ mất hàng ngàn đô la trong một ngày". Nhưng lạ lùng thay, chính sức ép đó đã giúp cho Peter tiến đến thành công.

Những năm cuối thập niên 80, công ty phát triển với thu nhập bình quân hàng năm là năm triệu đô la. Số tiền này được chia làm hai phần. Một phần thiết kế và cung cấp thiết bị tại Hồng Kông, và một phần khác thì đảm nhận thiết kế và cung cấp thiết bị cho khách hàng ở Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Đài Loan, Phillippine ...

Nhưng vì Trung Quốc đang trong thời kỳ mở cửa, Peter nhìn thấy công ty của ông phải có một vài sự thay đổi. Ông giải thích "Không sớm thì muộn những thiết bị lắp ráp kho hàng sẽ được sản xuất ngay tại Trung Quốc do vậy tôi muốn mình đi trước một bước. Chúng tôi cần phải hợp tác với một nhà sản xuất".

Sau bốn năm tìm kiếm môt đối tác thích hợp. Năm 1994, Peter đã ký hợp đồng với một công ty cung cấp thiết bị kho hàng lớn nhất thế giới. Hiện nay, ông là nhà thiết kế hàng đầu và người cung cấp thiết bị kho hàng lớn nhất Hồng Kông.

Peter vẫn tiếp tục công việc của mình tại công ty này, hiện nay ông đảm nhận vị trí Tổng giám đốc và điều hành các công ty đa quốc gia thuộc mạn Bắc Châu Á. Đây là điều mong muốn của TT Yeshe, người khuyến khích các đệ tử nghĩ đến cái to lớn, chắc chắn, rồi theo đó mà thực hiện thì sẽ có kết quả.

Còn công việc Phật sự và tu hành của ông như thế nào? "Các năm đầu, chúng tôi có cung thỉnh TT Yeshe và TT Zopa đến dạy thiền ở đây, và chẳng bao lâu chúng tôi có một nhóm qua những người bạn của Mark và Stephen. Họ họp mặt ngay tại nhà của chúng tôi để thiền định, ăn cơm chay và nghe Pháp".

Nhóm Phật tử này sinh hoạt tại nhà của Peter trong sáu năm. Sau đó họ thành lập một TTPG có tên là Cham Tse Ling, tọa lạc ở Cửu Long, Hồng Kông. Dù bận rộn công việc kinh doanh, nhưng Peter vẫn có một thời khóa tu học mỗi ngày và ông còn phụ trách một lớp Anh văn Phật pháp vào cuối tuần ở Trung Tâm Cham Tsi Ling.

Từ năm 1985 đến nay, Peter đã tài trợ và theo dõi chương trình in ấn tất cả các kinh sách Phật Giáo Tây Tạng, trong đó đặc biệt là toàn bộ các sách do TT Yeshe và TT Zopa biên soạn hay phiên dịch. Ông rất quan tâm đến công việc này. Một trong những chương trình do ông tài trợ là giúp nhà xuất bản Wisdom (do TT Yeshe sáng lập tại bang Massachusetts, Hoa Kỳ) in ấn và phổ biến tài liệu giáo lý Phật Đà. Đến nay đã có trên 40.000 trang (80 megabytes) giáo lý của hai TT Yeshe và TT Zopa được chép vào đĩa vi tính và 2000 băng video và cassette và 2000 băng khác đang thực hiện. Cư sĩ Anila Ann McNeil đang làm việc này tại Canada.

"Mục đích của tôi là muốn có được những tài liệu giáo lý trên mạng Internet mà các TTPG trên khắp thế giới dễ dàng tìm thấy khi cần thiết. Mặt khác cũng giúp cho nhà xuất bản Wisdom có được một thư mục đầy đủ về kinh sách Phật Giáo khi họ cần in ấn để phổ biến".

Một trong những dự án gần với tấm lòng của Peter là lo việc đào tạo và giáo dục cho chú Osel Rinpoche, hóa thân vị thầy Bồn sư của mình (TT Yeshe). Hiện nay chú đã được mười tuổi và đang học tại Phật học viện Sera, miền Nam Ấn Độ. Ông vẫn thường ghé thăm Osel. Chuyến viếng thăm gần đây nhất ông có mang cho Osel một máy vi tính.

Ông cũng đang tài trợ cho cư sĩ Adele Hulse, một nhà báo người Úc thành viên của FPMT tìm kiếm tài liệu và viết về cuộc đời và sự nghiệp của TT Yeshe, một công việc đã mất bốn năm.

Rõ ràng Peter đang thành tựu hơn những gì ông đã từng hứa hẹn với Thầy của mình vào mười lăm năm trước đây ủng hộ tài chính cho tiến trình hoằng pháp của Ngài. Ông đang đảm bảo và làm lớn mạnh "di sản" do người thầy của mình để lại - hàng ngàn tín đồ người Tây Phương và hàng trăm TTPG ở khắp các châu lục. Thật vậy, ông vẫn tiếp tục theo đuổi mục tiêu của mình: "đóng góp một phần khiêm tốn vào tiến trình phát triển Phật Giáo trong thời hiện đại"

Theo Tạp chí MANDALA, tháng 5&6/1995

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4355)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta.
08/04/2013(Xem: 2225)
Trong quyển Nhập Bồ Tát hạnh có nói: “Muốn diệt trừ vô lượng khổ đau trong ba cỏi, và trừ những nỗi bất an cho hữu tình, muốn hưởng được trăm thứ khoái lạc, thì đừng bao giờ xả bỏ Tâm Bồ Đề. Những hữu tình đang bị trói buộc trong ngục sinh tử mà phát Tâm Bồ Đề chốc lác cũng được gọi là con của Phật, đáng được trời người kính lễ.
08/04/2013(Xem: 10978)
Hằng năm, vào tháng 4 là con lại hân hoan náo nức chờ ngày kỹ niệm Phật giáng thế. Con mong chóng đến ngày Phật đản để tưởng niệm Đức Thế Tôn–vị Thầy của tất cả chúng sinh biết mến mùi Đạo pháp–vị cha lành của tất cả chúng sanh còn đắm chìm trong sinh tử.
08/04/2013(Xem: 3573)
Phật Giáo thực hành tại nhiều nước Á Ðông dưới nhiều hình thức, mỗi hình thức tùy thuộc vào những người gia nhập phải hay không phải...
27/03/2013(Xem: 17459)
Bộ Luận Đại Trí Độ do Ngài Bồ Tát Long Thọ tạo tác, nhằm tuyên bày giáo nghĩa thậm thâm vi diệu của Pháp Đại Thừa Bát Nhã Ba La Mật. Bộ Luận Đại Trí Độ này được Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập phiên dịch từ chữ Phạn ra chữ Hán. Trong thời gian phiên dịch, Ngài đã nhóm họp 500 vị Thiện hữu tri thức, cấm túc tại Tiêu Diêu Viên Đường ở Lâm Giang, nghiên cứu huyền chương, khảo chánh và lược dịch từ 1000 quyển, cô đọng thành 100 quyển. Bộ Luận Đại Trí Độ tiếng Việt gồm 5 tập, mỗi tập 20 quyển là bản dịch từ chũ Hán của Sư Bà Thích Nữ Diệu Không. Sau gần 5 năm làm việc liên tục mới phiên dịch hoàn tất từ Hán Văn ra Việt Văn với sự trợ giúp nhuận bút và biên tập của Pháp Sư Thích Thiện Trí (Giáo Sư của Giảng Sư Cao cấp PGVN & Học viện PGVN) và Cư Sĩ Tâm Viên Lê Văn Lâm.
08/11/2012(Xem: 8811)
Cách đây ít lâu - chính xác là ngày 14 tháng 9 - một bài viết được đăng lên trang Phật giáo Thư viện Hoa sen có nhan đề “Kinh Vu Lan Bồn thực hay giả?”của tác giả Đáo Bỉ Ngạn. Ngay hôm sau đó, bài viết này cũng xuất hiện trên trang Văn hóa Phật giáo và gợi lên một loạt những tranh biện kéo dài đến hơn một tháng sau. Ý kiến cuối cùng được đăng bên dưới bài viết này là vào ngày 20 tháng 10.
10/05/2012(Xem: 3705)
Người đời khi đã phát nguyện quy y Tam Bảo là họ đã an trú trong ngôi nhà Như Lai, vì đó là ngôi nhà an vui vĩnh viễn nhất. Chánh pháp Như Lai là hào quang chân lý, giúp cho chúng sanh phân định được đâu là tính chất mê muội, luân hồi và đâu là giác ngộ, giải thoát. Chánh pháp Như Lai còn soi sáng cho chúng sanh phá tan màn vô minh điên đảo để dứt trừ mọi sai lầm đau khổ.
05/01/2012(Xem: 4254)
Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con đường đạo đức nhân bản và thiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồng và tôn giáo, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích, mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúc và giải thoát ngay trong cuộc đời này. Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.
25/12/2011(Xem: 17410)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
26/11/2011(Xem: 4579)
Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567