Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trúc Lâm Chốn Tìm Về.

10/04/201313:07(Xem: 3485)
Trúc Lâm Chốn Tìm Về.

TRÚC LÂM CHỐN TÌM VỀ

Qua xứ người đã hơn mười năm,lần đầu tiên tôi quyết định đi xa 1 chuyến để thỏa chí nguyện tu hành,và tôi đã đặt chân đến xứ sở Canada.Một Vương quốc yên bình nhưng cũng thật kiêu sa bởi sắc màu của lá vào mỗi độ thu về.

Lần đầu tiên đến Canada, nơi chốn tôi hướng về đó là Tu viện Trúc lâm.Ngôi chùa được định vị tại thành phố Edmonton,thuộc tỉnh bang Alberta,do HT Thượng THIỆN hạ TÂM sáng lập và hiện thời Đại đức Pháp Hòa giữ vai trò Trụ trì.Thầy là đệ tử lớn của Ngài Viện chủ Trúc lâm.

Còn nhớ ngày đầu bước chân đến Tu viện vào một buổi sáng tinh mơ,chú mặt trời chỉ mới vươn mình ló dạng sau những cụm mây,và tôi đã phải đứng bên ngoài làm bạn với những hạt mưa như những giọt sương rơi lấm tấm khiến mình không ướt áo nhưng cũng dần thấm lạnh.Sau gần cả giờ đồng hồ tôi cứ đi vòng ngược xuôi quanh chùa để tìm ra điểm bấm chuông.Cái chuông cửa nhỏ như nút áo,nên tìm mãi mà không thấy (vì tôi cận thị mà)cũng nhờ vậy mà tôi có nhiều thời gian dạo quanh khuôn viên chùa,ngắm nhìn dáng vẻ kiên cố và đầy lặng lẽ của Tu viện.Ngôi Trúc lâm được dựng lên với những bờ tường bao bọc dày chắc,khuôn viên chùa là những bờ sân rộng thoáng đã được tráng phẳng để lối cho xe ra vào,vì chùa nằm ngay phố nên quanh chùa không nhiều cảnh trí thiên nhiên,đâu đó vài tàng cây rợp lá,thỉnh thoảng cất tiếng lao xao cùng với đất trời.Quanh bốn phía đều có nhà lân cận,nhưng cũng thật nhiều khoảng cách cho nhau.tuy là thế nhưng bao giờ Tu viện vẫn luôn rất gần gũi với đời sống tâm linh của bao người.Theo tôi được biết mỗi cuối tuần, những người Tây phương luôn tìm về đây để học tu giáo lý, học ngồi trong tỉnh lặng để trở về với hơi thở,tìm về với con người thật của chính mình.

Như chúng ta biết đời sống người Tây phương họ hướng nhiều về đời sống vật chất,mamg tính thực dụng nhiều hơn là đời sống nội tại,nhưng ai nói rằng họ chưa hề biết đau khổ và tuyệt vọng,chưa từng khát khao tình iêu thương của Thượng đế,của Phật trời ?? Bám víu vào mãi những nhu cầu hưởng thụ bao nhiêu,đời sống của họ càng nhiều bế tắc,không lối thoát...và theo thời gian họ dần nhận ra rằng những gì họ đang có được,bạc tiền,tình yêu,danh vọng..và những gì họ đang chạy đuổi,nắm bắt đều không đem đến cho họ niềm hạnh phúc chân thật,và vì vậy họ đã không ngại vượt qua hàng rào định kiến về chủng tộc,màu da,vượt qua những ý niệm bảo thủ về Đạo giáo,và người Tây phương đã lần lượt tìm đến với Phật giáo như một chỗ nương tựa,quay về cội nguồn sống,khai mở tánh giác vốn có nơi mỗi con người.

Thầy Trụ trì Trúc lâm là một trong những vị Tăng trẻ có thành tựu rất lớn trên bước đầu làm Phật sự, hoằng pháp lợi sanh, đây là cái nhìn của riêng mình,tôi có thể nói như vậy. Ưu điểm của Thầy là thông suốt ngoại ngữ,và điều đáng nói là sở hành,sở nguyện nơi Thầy rất nhiều thiết tha,chân thành vì Tam bảo mà phụng sự. Thời gian tuy không dài được về đây tu tập và phần nào cộng sự với Thầy trong sinh hoạt, đã cho tôi có cái nhìn khẳng định về Thầy, và tôi nghĩ không chỉ riêng mình mà có biết bao người đã cùng chung nhận định về Thầy.. Có câu " Hữu xạ tự nhiên hương",thế nên ta sẽ không lấy làm ngạc nhiên và đánh ?? tại sao thời gian chưa là bao ngồi trên bục giảng,mà tiếng tăm Thầy đã vang khắp và bao người gần xa đều đổ dồn về nơi chốn của Thầy học tu.

Thời gian đi thật nhanh,thoắt đó đã năm tháng dài tôi có mặt nơi nầy, mới ngày nào còn nhiều bở ngỡ khi về chốn lạ, nay thì nếp sống tu học, tình Thầy nghĩa bạn đã dần khắn khít thì cũng chính là lúc tôi cũng phải theo duyên tụ tán đến để rồi đi...Mãnh thời gian ngắn ngũi được trở về lại với Tăng thân,cùng Thầy và Đại chúng đi vào nề nếp sinh hoạt tu tập. Những khóa lễ công phu sớm chiều,tiếng tụng kinh được hòa điệu trầm bổng,ngân vang như trãi bày bao nguyện ước thiết sâu của những người con Phật. Những giờ cơm trong im lặng,nhẹ nhàng với niềm biết ơn sâu xa đối với cuộc đời, với bao người đã cùng dang tay góp mặt vun đắp thân mạng mình. Tôi còn nhớ có một lần trong giờ cơm quả đường,Thầy Trụ trì đã xướng lên ngũ quán với tất cả trái tim và cảm xúc tâm linh khi Thầy đọc đến :

"Thức ăn nầy là tặng phẩm của đất trời, của muôn loài với rất nhiều tình thương và sự hiểu biết.
Xin nguyện ăn cơm trong chánh niệm với lòng biết ơn, tinh chuyên tu tập..."
..... thì bổng dưng Thầy nín lặng thật lâu...A! thì ra Thầy đã khóc! Năng lượng biết ơn nơi Thầy như phủ khắp Đại chúng, khiến ai cũng trào dâng cảm xúc và rơi nước mắt theo. Không nói nhưng tất cả đều cảm nhận được giá trị thiêng liêng của những hạt cơm trắng ngần. Niềm hạnh phúc,chân lạc đã và đang có mặt ngay trong phút giây hiện tại " bây giờ và ở đây".Rồi khi bắt tay nhau đi vào công việc..Thầy trò tuy nhiều lao xao rộn ràng nhưng cũng đầy thầm lặng với những sẻ chia và đồng cảm cho nhau trong những ước nguyện nào đó của riêng mỗi người trên bước đường tu và làm Đạo.

Bao năm tha hương một mình nơi đất khách với đời sống tu hành,mọi điều phủ quanh luôn nhiều nổi chông chênh, thử thách mà không đơn giản chỉ là sự phẳng lặng như mong muốn,nhưng điều mà tôi luôn mãn ý và hạnh phúc nhất đó là thời gian được về Tu viện Trúc lâm tu tập. Tuy thời gian không là bao nhưng tôi đã học hỏi và góp nhặt được nhiều điều hay đẹp, hữu ích cho mình trong sự tu. Hòa thượng Viện chủ với đức độ, sự bình dị và tâm từ nơi Ngài luôn tỏa sáng mỗi khi Ngài hiện diện. Hòa Thượng có nụ cười dung dị và đặc biệt Hòa thượng ngâm thơ rất ư là hay. Mỗi khi Ngài cất tiếng xướng ngâm, tôi thấy được năng lượng từ bi bên trong của Ngài, phủ đầy qua từng lời thơ, câu kệ..Giọng Ngài trầm mà hùng, nhẹ mà mạnh. buồn nhưng thanh thoát, khiến người nghe phải xúc cảm và giao động tâm linh.

Nếu nơi Hòa thượng có dáng vẻ uy nghiêm, thần khí bao nhiêu thì nơi Thầy Trụ trì lại hiển lên sự nhẹ nhàng, từ tốn,điềm đạm bấy nhiêu. Ngoài tài thuyết giảng đầy lưu loát và vô ngại Thầy lại rất nhu nhuyến ứng hợp với căn tánh,tâm lý đối với người nghe. Về những ưu điểm nầy Giảng sư nào cũng đều có thừa đó mà. Điều tôi muốn nói đến đó là hạnh tu của thầy. Là một vị đương kim Trụ trì, lại là một Giảng sư vang danh khắp chốn ( điều nầy không nói quá đâu), ấy vậy mà nếu ai đó một lần ghé đén thăm Tu viện, không ít thì nhiều sẽ thấy được Thầy qua dáng dấp một vị Tăng trẻ với dung nghi hiền lành, giản dị, chân tình và nhiều linh hoạt qua những việc làm rất ư là gần gũi với bao người như uống ăn,rửa bát, chùi lau, bếp núc.

Là một vị Trụ trì có uy thế, nhưng chưa bao giờ Thầy dùng quyền lực của mình để ra lệnh, sai khiến, áp đảo Đại chúng. Hơn bao giờ hết Thầy luôn với tất cả tình thương, sự bao dung niềm hoan hỉ, thân hành mọi công việc trong Tu viện, như một tấm gương sáng cho Đại chúng nhận biết, thay vì lớn tiếng " mệnh lệnh" hoặc rầy quở.

Thời gian bên Thầy, tôi luôn có cảm nhận Thầy ứng dụng rất nhiều ứng thân đi vào trong sự tu hành. Khi đứng trên bục giảng hay khi tiến hành những khóa lễ, Thầy trở nên sáng rực và trang nghiêm lạ thường trong chiếc y vàng giải thoát. Đúng như câu nói " Đường đường Tăng tướng dung mạo khả quan", và cũng thật là đơn sơ, bình dị mỗi khi Thầy lần xuống bếp. xắn tay áo lau dọn, vén gọn lại những món ăn dang dỡ còn đang bày la liệt, ngỗn ngang trong bếp, hoặc khi những bao rác ngập đầy, thì Thầy lại nhẹ nhàng cột miệng bao lại,bê đi ra bãi rác, mà không hề bực dọc phiền hà chúng lý. Sự có mặt của thầy luôn đi kèm theo nụ cười và mỗi lần lên tiếng nói Thầy luôn pha trò, dí dỏm, nữa như vui, nữa như nhắc nhở. Nữa nhẹ nhàng, nữa như răn dạy..khiến người lớn kẻ nhỏ đều phải để tâm và nhìn lại..Thôi thì ai đó..hãy một lần ghé đến nơi nầy để đón nhận,để học hạnh của Thầy trong nhân cách sống làm người, riêng tôi luôn nghĩ mình cần phải tập sống và hành theo, nếu không thì hổ thẹn lắm đó, vì dù sao mình cũng đường đường là một Sư cô mà chứ lị..!

Tất nhiên Thầy chưa phải là Bậc Thánh tăng siêu phàm, nhưng tôi có thể khẳng định thầy là vị Tăng trẻ đầy nhiệt huyết trong lý tưởng phụng sự Đạo pháp. Một vị Thầy thật tu, thật hạnh, thật nguyện.
Bên ngoài nắng đã phủ khắp cành lá, chắp tay tôi kính cẩn
"Búp sen xin tặng người
Một vị Phật tương lai."

Tu viện trúc lâm.
Đầu thu 9.2011
Thích nữ Như Nhật

----o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 8960)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
12/01/2011(Xem: 6808)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
07/01/2011(Xem: 7700)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
30/12/2010(Xem: 2698)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
30/12/2010(Xem: 3805)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
29/12/2010(Xem: 5276)
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệ siêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thường không tồn tại lâu dài, vật lớn như sơn hà đại địa cho đến thân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.
28/12/2010(Xem: 3005)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất. Nhưng mặt khác, ta lại cảm nhận đầy lo âu tất cả những giây phút hiện tại đó tiến hành không ngừng, tiếp nối nhau rất nhanh chóng. Mọi biến cố xảy ra trong thời gian đều không thoát khỏi sự kiểm soát của thời gian. Các giây phút hiện tại nối kết thành hàng, tự động di chuyển theo một chiều mà thôi, tuy không thể chận đứng được nhưng có thể đo lường với mức độ chính xác càng ngày càng tinh vi.
26/12/2010(Xem: 3150)
Đức Phật vừa mới dạy đại chúng "Như lai thuyết, nhất thiết pháp giai thị Phật pháp- Như-lai nói, tất thảy pháp đều là Phật pháp - có nghĩa- không gì chẳng phải là Phật pháp", thì cũng chợt đó, Ngài phủ nhận tức khắc những gì Ngài vừa xác nhận, rằng "Gọi là tất thảy pháp đó, nhưng chẳng phải tất thảy pháp, chỉ tạm gọi là tất thảy pháp - Sở ngôn nhứt thiết pháp giả, tức phi nhứt thiết pháp, thị cố, danh nhứt thiết pháp".
05/12/2010(Xem: 10551)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
28/11/2010(Xem: 17645)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN, trình bày những hành động vi diệu của các vị đại sĩ. Các vị đại sĩ vì hành động như thế mà gọi là Bồ Tát, nếu chúng ta cố gắng hành động như thế cũng gọi là Bồ Tát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]