Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phụ Lục 2: Tiểu Truyện Ngài Thật Hiền (1685- 1734)

08/08/201115:34(Xem: 9257)
4. Phụ Lục 2: Tiểu Truyện Ngài Thật Hiền (1685- 1734)

KHUYÊN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM VĂN
Đại Sư Thật Hiền soạn
Việt dịch: Thích Trí Quang

PHỤ LỤC 2: TIỂU TRUYỆN NGÀI THẬT HIỀN (1685- 1734)

Đại sư húy Thật Hiền, tự Tư Tề, hiệu Tỉnh Am, con nhà họ Thời, đất Thường Thục. Vốn dòng Nho giáo. Sinh ra (1685) là đã không ăn mặn, tóc chởm là có chí xuất trần. Cha mất sớm. Mẹ là Trương Thị, biết Đại sư có túc căn nên cho làm con Phật. Lên 7, lạy Ngài Dung Tuyển ở Am Thanh Lương làm Bổn sư. Thông minh dị thường, Kinh điển qua mắt là nhớ kỹ. Năm 15 tuổi thế phát, thông suốt cả sách vở thế gian, lại hay thơ và giỏi cách viết. Tiền bối có nhiều người kết giao làm bạn, nhưng không khoảnh khắc nào Đại sư không nhớ sinh tử là đại sự. Tính chí hiếu. Mẹ mất, quỳ trước Phật tụng Kinh báo ân đến 7 thất. Hằng năm gặp ngày Vu lan lại thiết cúng.

Một hôm đến Chùa Phổ Nhân, thấy một vị Tăng ngã xuống đất, Đại sư thấm thía cái lẽ vô thường nên càng tinh tiến. Năm 24, thọ cụ túc giới tại Chiêu Khánh, nghiêm tập Giới luật, không rời y bát, ngày ăn một bữa, thường không ngủ nghỉ.

Năm Canh Dần (1710) y chỉ Cừ Thành Pháp sư nghe giảng Pháp Hoa, yết kiến Thiệu Đàm Pháp sư học tập Duy Thức, Lăng Nghiêm, Chỉ Quán. Nghiên cứu ngày đêm, chưa hết 3 Hạ mà tôn chỉ của Quán và Thừa, học thuyết về Tánh và Tướng thông suốt tất cả. Thiệu Đàm Pháp sư liền thọ ký làm thế hệ thứ bốn của Ngài Linh Phong thuộc Thiên Thai chính tôn.

Năm Giáp Ngọ (1714) yết kiến Linh Thứu Hòa thượng tại Sùng Phước, tham Thiền với công án “ai niệm Phật.” Tham cứu nghiêm mật, đến nỗi tháng tư năm ấy đã hoảng nhiên đốn ngộ “ta tỉnh mộng rồi.”

Từ đó ứng cơ vô ngại, biện tài vô cùng. Linh Thứu Hòa thượng muốn phú y bát cho, Đại sư từ mà đi, cấm túc ở Chùa Chân Tịch, ngày đọc Tam Tạng Kinh điển, đêm niệm danh hiệu Di Đà. Ba năm hết kỳ hạn, chúng trong Chùa thỉnh giảng Pháp Hoa, Đại sư giảng như sông tuôn suối trào.

Đầu xuân năm Mậu Tuất (1718) Đại sư ở Chùa Long Hưng thuộc Hàng châu, Thiệu Đàm Pháp sư bảo giảng Kinh, Luật thay cho mình và ca tụng hết sức.

Mùa xuân năm Kỷ Hợi (1719) đến Tứ Minh, núi A Dục, chiêm bái Xá Lợi, trước sau đốt năm ngón tay cúng dường Phật. Mỗi năm đến ngày Phật Niết bàn, Đại sư giảng hai Kinh Di Giáo và Di Đà, khai thị cái nghĩa tâm này là Phật. Mười năm như vậy, pháp hóa khắp cả mọi nơi. Đại sư lại nhận lời thỉnh mời của các Thiền tịch Vĩnh Phước, Phổ Khánh và Hải Vân. Đến đâu thì sinh hoạt ở đó mới, qui cũ ở đó nghiêm.

Nhưng không bao lâu, Đại sư lại thoái ẩn ở Chùa Tiên Lâm thuộc Hàng Châu, không ra khỏi cửa, nỗ lực tu tập Tịnh độ. Mùa Đông năm Kỷ Dậu (1729) Tăng đồ tín đồ Hàng Châu thỉnh Ngài chủ trì Chùa Phạn Thiên, núi Phụng Sơn. Đại sư liền tuyệt hết mọi việc, chỉ nêu Tịnh độ, hạn định trường kỳ, nghiêm lập qui ước, suốt ngày đêm dục nhau nỗ lực, nên ai cũng cho Đại sư là Ngài Vĩnh Minh tái sinh.

Trước sau Đại sư làm chủ các Chùa hơn mười năm, đệ tử đếm vài trăm. Ai học thi văn thì Đại sư thống trách, “mạng người chỉ trong hơi thở ra vào, đâu có rảnh mà học tập văn tự thế gian; sơ sẩy một chút là đã qua kiếp khác, muốn được giải thoát là vô cùng khó khăn.”

Năm Quí Sửu (1733) ngày Phật thành đạo Đại sư bảo đệ tử, 14 tháng 4 sang năm ta đi luôn rồi đó. Từ đó Đại sư đóng cửa niệm Phật, tự hạn mười vạn tiếng trong mỗi ngày đêm.

Qua năm Giáp Dần (1734) mồng hai tháng tư, Đại sư mở cửa, ngày 12 bảo đại chúng: 10 ngày trước đây ta thấy Tây phương Tam Thánh, nay lại thấy nữa thì ta sẽ sinh Tịnh độ. Rồi dặn dò công việc tự viện, từ biệt và khuyến khích mọi người, và bảo: ngày mười bốn tôi nhất định vãng sanh, vậy các người tập hợp niệm Phật giúp tôi. Ngày 13 bỏ ăn uống, khép mắt ngôi yên. Canh năm tắm rửa, thay đồ, quay mặt về hướng Tây mà ngồi. Giờ Tỵ mọi người vân tập, gạt lệ, lạy mà thưa, xin Đại sư ở lại hóa độ cho người. Đại sư lại mở mắt, bảo ta đi là trở lại liền; sanh tử là việc lớn, ai nấy hãy tự tịnh tâm mà niệm Phật. Nói rồi, chấp tay niệm danh hiệu của Phật mà tịch. Giây lát, chỉ lỗ mũi hơi xóp, còn nhan sắc tươi mãi, khi liệm cũng không biến. Linh cốt của Đại sư ban đầu để ở Tháp xây phía Tây đồi Phất thủy của sông Cầm Xuyên, Càn Long thứ 7 (1742) rằm tháng hai, ngày Phật Niết bàn, lại dời về Tháp mới, xây ở phía hữu Chùa A Dục. Tháp cũ thì tàng y bát của Đại sư.

Đại sư sinh ngày 8 tháng 8 năm Khang Hy 24 (1685), 49 tuổi, trong đó có 25 tuổi hạ.

Tác phẩm gồm có:

- Tịnh độ thi 108 bài,

- Chú Tây phương phát nguyện văn,

- Tục vãng sinh truyện,

- Đông hải ngược giải,

- Xá Lợi sám và Niết bàn sám, tất cả đều lưu hành nhân gian.

Đồng học là Luật nhiên, thuật vào ngày trùng dương năm Ất Sửu (1745)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/10/2019(Xem: 7793)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6955)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 7576)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 11386)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4670)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4643)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
26/07/2018(Xem: 6757)
Vô chùa gặp Phật muốn tu Về nhà bận bịu công phu lỡ làng. Thế nên hãy đến Đạo Tràng “Đức Chúng Như Hải” nhịp nhàng tiến tu. Đời người như lá mùa thu Sống theo Phật pháp, buông thư nhẹ nhàng.
24/07/2018(Xem: 6399)
Sinh ra ở cõi đời này, dù được sống trong vui vẻ hạnh phúc nhiều như thế nào đi nữa, thì cũng sẽ có lúc chúng ta cảm thấy cuộc sống thật là vô vị, bởi những chuyện không vừa ý cứ dồn vập đổ tới khiến chúng ta vô cùng chán nãn. Những lúc như thế chúng ta thường hay oán Trời trách đất, hay oán hận những người xung quanh đã gây bao nhiêu điều phiền muộn đau khổ cho chúng ta. Chúng ta trách tại sao trước mắt chúng ta có những người quá hạnh phúc, không phải lo toan điều gì, mới sanh ra đời đã được ở trong cảnh giàu sang nhung lụa, lớn lên lập gia đình cũng được sống trong cảnh sung sướng, lên xe xuống ngựa, kẻ hầu người hạ. Riêng chúng ta thì đầu tắt mặt tối, cực khổ vô cùng mà cơm không đủ no, áo không đủ mặc.
08/07/2018(Xem: 6705)
Chương trình Tu Bát Quan Trai: Chủ Nhật, 8-7-2018 - 08.30am -09.15-10.30am : Truyền giới Bát Quan Trai - 09-10.30am: Pháp thoại (TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng) -11.am: Cúng Ngọ và tiến bạt chư Hương Linh ký tự (Lễ Cầu siêu Chung Thất cho Cụ Bà Phật tử Diệu Đức Hàng Đáng) - 12.00 : Cúng Quá Đường và Kinh hành niệm Phật - 13.00 : Chỉ tịnh - 14.00pm-15.pm: Thọ trì Đại Bi Sám Pháp (SC TN Nguyên Tâm) - 15.00pm-16.30pm : Pháp Thoại (HT Thích Tịnh Minh) - 05.pm: Xả giới và hoàn mãn (TT Viện Chủ Thích Tâm Phương)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]