Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 2: Căng Thẳng Là Nguồn Gốc Của Bệnh Trong Thân Và Tâm

11/02/201105:50(Xem: 2554)
Chương 2: Căng Thẳng Là Nguồn Gốc Của Bệnh Trong Thân Và Tâm

HẠNH PHÚC KỲ DIỆU
Thích Phụng Sơn

Chương 2

CĂNG THẲNG LÀ NGUỒN GỐC CỦA BỆNH TRONG THÂN VÀ TÂM

Trong quyển Người Chữa Trị Bên Trong, The Healer Within, tác giả nhấn mạnh đến khả năng gây bệnh tật cũng như chữa trị bệnh tật nơi mỗi chúng ta. Nói khác đi, yếu tố tinh thần đóng một vai trò rất quan trọng vì đó là một năng lực kỳ diệu mà ta ít biết đến. Tác giả nói về bác sĩ Ishigami sau mười năm nghiên cứu về bệnh lao đã tìm thấy sự liên hệ giữa đời sống bệnh nhân và chứng bệnh này. Ông ta thấy có những trường hợp bệnh phát triển hay giảm bớt đúng theo dự đoán. Tuy nhiên, có những trường hợp mà bệnh biến chứng bất thường, vượt ra ngoài mọi điều dự liệu. Những trường hợp này, người bị bệnh càng lúc càng trở nặng thêm hoặc một người đang mạnh khỏe bỗng nhiên bị bệnh một cách kỳ lạ.

Bác sĩ Ishigami cho biết chính đời sống tình cảm của con người đóng góp rất nhiều. Khi liệt kê các yếu tố liên quan đến bệnh tật ông ta thấy như sau:

· Thất bại trong việc kinh doanh

· Gia đình không hòa hợp,

· Ghen tương, giận hờn,

· Những người thần kinh hay căng thẳng.

Những người nói trên được xem là bệnh sẽ gia tăng. Còn những trường hợp bệnh nhân phục hồi dù bị đau nặng là những người có tinh thần tích cực và không lo âu.

Sau một thời gian dài nghiên cứu các bệnh nhân bị lao phổi, bác sĩ Tohru Ishigami nhận xét:

“Có những trường hợp bệnh đang thuyên giảm thì một điều không may xảy đến làm cho thay đổi trạng thái bệnh tật. Những bệnh nhân lao phổi ở ngoài thời kỳ thứ hai bề ngoài có thể tỏ ra mạnh khỏe khi chăm sóc mẹ, vợ, con hay thân nhân bị bệnh lao. Nhưng nếu người thân họ chết thì sự tuyệt vọng nơi họ sẽ kéo theo một triệu chứng bệnh trầm trọng... Những bệnh nhân đó có thể chết.”

Từ đó, bác sĩ Tohru Ishigami viết một bài về Sự Ảnh Hưởng Của Tâm Đối Với Sự Lành Bệnh Lao Phổi. Bài nói trên được đăng trên tạp chí nghiên cứu bệnh lao ở Hoa Kỳ The American Review of Tuberculosis: 1919. Biến cố này rất quan trọng vì đây là một chuyên gia về bệnh lao viết về tâm thần ảnh hưởng đến sự chữa trị bệnh tật chứ không phải một chuyên viên tâm lý viết về vấn đề vốn rất mới mẻ này vào thời đó. Điều nói trên đã được một y sĩ nổi tiếng Anh Quốc William Osler phát biểu trước đây: “Sự chữa trị bệnh lao tùy thuộc nhiều vào những gì trong đầu bệnh nhân hơn là những gì trong ngực của họ.”

Từ đó người ta đã khám phá nhiều loại bệnh do tâm sinh, psychosomatic hay là tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe của thể chất và ngược lại, thể chất cũng ảnh hưởng đến tinh thần. Các chuyên gia đã liệt kê bảy chứng bệnh sau đây do tâm sinh:

· Loét bao tử.

· Huyết áp cao,

· Chứng cường giáp: Tuyến giáp trạng gia tăng quá nhiều hoạt động (hyperthroidism), thường phối hợp với bệnh bứu cổ,

· Chứng phong thấp,

· Viêm ruột kết loét: Chứng sưng ruột già có tính cách mãn tính và tiêu ra máu (ulcerative colitis)

· Viêm da thần kinh: Bệnh da nổi ban, ngứa cổ và da dày xếp nếp ở khủy tay, khủy chân hay đầu gối (neurodermatitis).

· Bệnh suyễn.

Người ta cho rằng bản danh sách nói trên quá ngắn vì hầu như đa số các chứng bệnh đều do tâm sinh.

Bệnh do tâm sinh không có nghĩa là tinh thần là nguyên nhân duy nhất mà bệnh tật là kết quả. Nơi đây họ muốn nhấn mạnh đến một tình trạng có nhiều yếu tố có sẵn liên hệ, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau như yếu tố di truyền, cơ thể mạnh yếu, tâm thần thích nghi với các áp lực của đời sống có dễ dàng hay không, v.v... làm cho bệnh tật phát sinh. Đạo Phật gọi đó là duyên hợp, những yếu tố thuận tiện kết hợp với nhau để phát sinh ra một tình trạng, hay biểu lộ, bày tỏ ra một trạng thái mà chúng ta có thể nhận biết hay quan sát được.

Sự Căng Thẳng

Khi nói bệnh do tâm sinh chúng ta nói đến một áp lực, một sự căng thẳng phát sinh khi tinh thần hay cơ thể phải thích nghi với một sự kiện nào đó. Các tác giả của quyển sách nêu trên đã viện dẫn lời giải thích của bác sĩ Robert Rose, chuyên viên nghiên cứu về sự căng thẳng như sau:

Căng thẳng là một sự thúc bách (như làm cho xong một công việc vào kỳ hạn ấn định) và phản ứng tạo nên sau đó (như đau loét bao tử hay nhức đầu) là một bệnh tật. Vậy sự thúc bách là nguyên do tạo căng thẳng và sự phản ứng của cơ thể là sự căng thẳng đưa đến bệnh tật.

Trong quyển Người Chữa Trị Bên Trong cũng nói đến một cuộc nghiên cứu đặc biệt. Vào thập niên 1960, chuyên viên tâm lý Peter Bourne thực hiện cuộc nghiên cứu mức độ căng thẳng của 12 binh sĩ thuộc nhóm đặc nhiệm ở biên giới Việt Nam và Cao Miên. Ông ta đo mức độ của chất 17-hydroxycorticosteroid (17-OHCS) là một chất hóa học tiết ra từ nan thượng thận trong thời gian người ta bị căng thẳng.

Các binh sĩ này đều là những lính chuyên nghiệp, được huấn luyện kỹ càng và có kinh nghiệm tác chiến. Mỗi người phụ trách một phần vụ chuyên môn như tháo gỡ mìn, y tế, viễn thông, v.v... và họ phối hợp với nhau rất là chặt chẽ. Họ được tin đồn của họ sẽ bị tấn công khoảng từ 18 đến 22 tháng năm, có lẽ vào ngày 19. Tất cả đều hoạt động ráo riết để chuẩn bị cho ngày chiến đấu đó.

Bourne nhận thấy có sự khác biệt về mức độ căng thẳng giữa nhóm binh sĩ và sĩ quan. Binh sĩ tuân lệnh cấp trên chuẩn bị chiến đấu bằng cách kiểm soát tuyến phòng vệ, đặt các vũ khí vào các vị trí ấn định, đặt trạm y tế cấp cứu. Những hoạt động đó làm cho họ điều hòa được sự căng thẳng khi trận chiến đến gần. Còn những sĩ quan thì khác hẳn. Họ càng lúc càng lo cho binh sĩ dưới quyền, phải quyết định từng mỗi giờ cho thích nghi với tình thế và đồng thời gạt bỏ những lệnh từ bộ chỉ huy cách xa 40 dặm đề nghị những điều không thiết thực vì không hiểu tình thế địa phương.

Suốt thời gian mà thời điểm cuộc chiến sắp diễn ra mức độ căng thẳng của các sĩ quan được ghi nhận là gia tăng, còn nhóm binh sĩ thì ngược lại giảm xuống trừ nhân viên vô tuyến vì anh ta phải luôn luôn ở cạnh viên sĩ quan chỉ huy do đó anh ta bị ảnh hưởng không khí căng thẳng khi viên sĩ quan này phải có những quyết định ra lệnh cho thuộc cấp.

Từ đó các chuyên viên nghiên cứu đã biết rõ thêm về những yếu tố liên hệ đến sự đề kháng chống lại bệnh tật: hoàn cảnh sinh sống, những gì liên hệ đến bên ngoài hay bên trong của cá nhân, những tác động tạo ra những phản ứng trong các hoàn cảnh riêng biệt, và cuối cùng là sự tạo ra bệnh tật. Các chuyên viên y tế nghĩ đến những gì xảy ra trong thân thể và não bộ khi có sự căng thẳng xảy ra: những chuyển đổi về yếu tố thần kinh và chất hóa học. Nói khác đi, yếu tố duyên hợp của nhiều thứ có mặt bên trong lẫn bên ngoài.

Sự Căng Thẳng Và Bệnh Tật

Số người bị bệnh trong cộng đồng tỵ nạn thường rất nhiều. Họ đã phải bỏ lại nhiều người thân ở quê nhà, phải thích nghi với lối sống mới cùng hoàn cảnh họ chưa quen thuộc. Những điều ấy tạo ra sự căng thẳng nơi họ.

Các nhà tâm lý học đã khảo sát sự căng thẳng này thấy rằng sự căng thẳng nơi con người không phải là một loại cảm xúc như vui hay buồn mà là một phản ứng của thân thể khi ta bó buộc phải làm một điều gì đó. Một em bé dự kỳ thi cuối năm, một người thương gia điền thuế lợi tức để gởi đi trước ngày 15 tháng tư, một binh sĩ chuẩn bị cho một cuộc tấn công, v.v...

Theo bác sĩ Hans Selve cơ thể phản ứng theo một nguyên tắc gọi là Hội Chứng Thích Nghi Tổng Quát (General Adaptation Syndrom) gồm ba giai đoạn như sau:

1. Phản ứng báo động (Alarm reaction): Cơ thể tạo ra sự báo động khi chúng ta phải đối phó với một vấn đề gì quan trọng. Các chất kích thích tố gia tăng trong máu (như chất adrenal cortial hormone) kèm theo với phản ứng nhức đầu, ăn mất ngon và mệt mỏi. Cha mẹ thường thấy trạng thái này nơi con cái khi các em sắp sửa có kỳ thi quan trọng.

2. Giai đoạn đối kháng (stage of resistance): Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài thì cơ thể sẽ phản ứng chống lại, chấm dứt các triệu chứng gây ra bởi giai đoạn một nói trên. Cơ thể trở lại trạng thái bình thường và sức khoẻ có thể gia tăng. Nếu nguyên nhân làm căng thẳng không còn nữa như kỳ thi qua đi, địch quân bao vây căn cứ rút lui hay những sự đe dọa khác chấm dứt. Nếu những nguyên nhân có tính cách đe dọa vẫn kéo dài thì phản ứng đối kháng nơi chúng ta yếu dần và cơ thể chúng ta bị kiệt sức.

3. Giai đoạn kiệt sức (stage of exhaustion): Đây là lúc mà cơ thể bị mòn mỏi, nhiều triệu chứng của giai đoạn một, giai đoạn báo động, lại xuất hiện. Nếu tình trạng này kéo dài thì chúng ta sẽ bị bệnh tật và có thể đưa đến cái chết.

Nguyên Nhân Và Mức Độ Căng Thẳng

Các nhà tâm lý học đã tìm thấy nguyên nhân sự căng thẳng đó phát xuất từ sự thay đổi, sự không tiên liệu, không kiểm soát được các biến cố xảy ra trong đời sống cùng những sự xung đột nội tâm của chúng ta. Điều ấy đạo Phật gọi là tính cách vô thường, sự chuyển biến hay đổi thay của vạn pháp, của mọi hiện tượng từ thể chất đến tinh thần. Những biến cố bất ngờ như có thân nhân qua đời, mất việc làm, thay đổi chỗ ở hay mượn tiền đều tạo ra sự căng thẳng. Sự căng thẳng ấy có thể quan sát và đo lường được theo những biến cố khác nhau.

Hai chuyên gia về tâm thần Holmes và Rahe đã thiết lập một bảng kê khai mức độ các loại căng thẳng nơi con người khi có những biến cố xảy ra như sau:

Các Biến Cố Xảy Ra và Trị Số Mức Độ Căng Thẳng Trong Đời Sống (với điểm cao nhất là 100 điểm)

Vợ hay chồng qua đời

100

Ly dị

73

Ly thân

65

Bị tù

63

Có thân nhân qua đời

53

Bị thương hay bệnh

50

Bị mất việc làm

47

Vợ chồng tái hòa hợp

45

Về hưu

45

Sự sa sút sức khỏe của người thân trong nhà

44

Có sự khó khăn về sinh lý

39

Có thêm người trong gia đình

39

Điều chỉnh lại cơ sở thương mại

39

Có sự thay đổi về tình trạng tài chánh

38

Một người bạn thân qua đời

37

Đổi ngành làm việc (trong cùng một sở)

36

Thay đổi số lượng tranh luận giữa vợ chồng

35

Tiền nợ nhà trên 10,000 một năm

31

Ký giấy vay nợ

30

Thay đổi trách nhiệm ở sở làm

29

Con cái rời gia đình

29

Đạt được sự thành công ưu hạng

28

Vợ bắt đầu đi làm hay nghỉ việc

26

Học sinh bắt đầu đi học hay đến kỳ hè

26

Thay đổi cách sống

25

Duyệt xét lại những thói quen

24

Khó khăn với người chủ

23

Thay đổi giờ hay điều kiện làm việc

20

Thay đổi chỗ ở

20

Thay đổi sinh hoạt ở trường học

20

Thay đổi cách giải trí

19

Thay đổi sinh hoạt tôn giáo

19

Thay đổi sinh hoạt xã hội

18

Vay nợ dưới 10,000

17

Thay đổi thói quen ngủ nghỉ

16

Thay đổi số lượng gặp gỡ trong gia đình

15

Thay đổi cách ăn uống

15

Nghỉ hè

13

Nghỉ giáng sinh

12

Bị phạt vi phạm luật vi cảnh (như lái xe vượt đèn đỏ)

11

Tóm lại, bất cứ một biến cố gì, một sự thay đổi nào buồn hay vui đều tạo ra một sự căng thẳng nhiều hay ít. Hai chuyên viên tâm lý Holmes và Rahe nhận thấy nếu tổng số điểm căng thẳng nơi một người cao hơn 300 điểm trong một năm thì người đó sẽ bị bệnh vì cơ thể không chịu nổi áp lực quá nhiều đó.

Nếu nhìn vào bảng kê khai nói trên, chúng ta thấy phản ứng của người tị nạn ở Hoa Kỳ có thể khác biệt như thân nhân qua đời, bị mất sở làm, ly dị, người thân bị ốm thì mức độ căng thẳng có thể cao hơn người Hoa Kỳ. Trái lại các vấn đề như có thêm người trong gia đình, có thai, v.v... mức độ căng thẳng có thể ít hơn. Đạo Phật đề cao trí tuệ, sự hiểu biết chân thật, do đó chúng ta tìm hiểu thêm về những lời Phật dạy cùng những gì đang xảy ra quanh ta để thấy rõ sự mầu nhiệm của đạo Phật trong việc chỉ dẫn cho chúng ta thực hành đời sống an vui và hạnh phúc thật sự.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2024(Xem: 351)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 1321)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 5207)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
09/06/2021(Xem: 18000)
LUẬN VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận Tập Bộ Toàn. Thứ tự Kinh văn số 1648. Hán văn từ trang 399 đến trang 461 gồm có 12 quyển. - Ngài A La Hán Ưu Ba Đề Sa (Uptissa) còn gọi là Đại Quang tạo luận nầy và vào đời nhà Lương được Ngài Tam Tạng Tăng Già Bà La (Samghaphala) nước Phù Nam dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán. - Sa Môn Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, dịch từ chữ Hán sang tiếng Việt tại Tu Viện Đa Bảo, Úc Đại Lợi nhân lần nhập thất thứ ba tại đây. Bắt đầu dịch luận nầy vào ngày 10 tháng 12 năm 2005.
07/06/2021(Xem: 10220)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
26/11/2020(Xem: 4743)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
04/07/2020(Xem: 5267)
Ngày xưa chúng đệ tử của Đức Phật có nhiều hạng người khác nhau. Tùy theo căn cơ của mỗi người, Đức Phật áp dụng phương pháp giáo hóa khác nhau. Pháp thực hành ban đầu có khác, nhưng tất cả đều nhắm đến mục tiêu cuối cùng. Đó là giúp cho mỗi hành giả thân tâm được thanh tịnh. Nhờ tâm thanh tịnh nên dễ dàng phát sanh trí huệ, đi đến chỗ hoàn toàn giải thoát giác ngộ. Vì thế, Giáo pháp của Đức Phật nhìn chung có nhiều pháp môn, nhưng xem xét kỷ lại thì không ra ngoài ba yếu tố căn bản là “Giới, Định, Huệ”. Giới-Định-Huệ là ba môn học của Phật giáo, trong kinh gọi là “tam vô lậu học” tức ba môn học giúp hành giả vượt thoát sự trói buộc của mọi phiền não, lậu hoặc, đạt được trạng thái tâm thuần tịnh, trong sáng, định tỉnh, tự do, tự tại… Từ đó đưa đến giác ngộ, chứng nhập quả vị giải thoát hoàn toàn.
02/05/2020(Xem: 5360)
Chỉ khi nào một tổ chức xã hội mà các hội đồng thường xuyên tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc trong niệm đoàn kết, gặp gỡ trong sự hài hòa và tôn trọng lẫn nhau, họ sẽ được cường thịnh, không bị suy giảm. Khi nào một xã hội biết gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bởi dân phong quốc tục, truyền thống lâu đời của trí tuệ và tôn vinh những bậc trưởng lão, họ có thể sẽ thịnh vượng và không suy tàn.
17/04/2020(Xem: 5080)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5219)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567