Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Hãy tự giải thoát khỏi cả sự đối trị

12/01/201103:15(Xem: 4442)
4. Hãy tự giải thoát khỏi cả sự đối trị

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none

ĐIỂM HAI
SỰ THỰC HÀNH CHÍNH YẾU LÀ TU HÀNH BỒ ĐỀ TÂM

BỒ ĐỀ TÂM TỐI HẬU VÀ TƯƠNG ĐỐI

 

4
Hãy tự giải thoát khỏi cả sự đối trị

Nhìn vào tâm thức nền tảng, chúng ta bắt đầu phát triển một sự méo mó của lý luận. Chúng ta nói “Tốt lắm, nếu không có cái gì có gốc rễ, tại sao phải phiền nhiễu ? Rốt ráo cần gì phải làm chuyện này ? Tại sao chúng ta không chỉ tin rằng không có gốc rễ, nền tảng nào đằng sau mọi sự ?” Tới điểm này, câu châm ngôn tiếp theo “Hãy tự giải thoát ngay cả với cái đối trị” là rất lợi lạc. Cái đối trị là sự chứng ngộ rằng những tư tưởng chợt có chợt không của chúng ta thì không có nguồn gốc. Sự chứng ngộ đó giúp đỡ nhiều ; nó trở thành một cái đối trị hay một đề nghị lợi lạc. Nhưng chúng ta cần vượt khỏi cái đối trị ấy. Chúng ta không nên chấp vào cái tạm-gọi-là-như-thế của nó, sự ngây thơ của nó.

Ý niệm đối trị là mọi sự là trống không, thế nên bạn chẳng có gì để phải quan tâm cả. Bạn có một thoáng thấy bất chợt trong tâm thức bạn rằng chẳng có gì hiện hữu. Và bởi vì bản chất của kinh nghiệm tánh Không này, dù cho cái gì lớn hay nhỏ xảy đến, thật sự chẳng có gì quan hệ lắm. Nó giống như một trò cười dội lại trong đó mọi sự chỉ là những tiếng vọng. Chẳng có gì quan trọng lắm, thế nên để mặc kệ nó. Tất cả là tánh Không, thì ai lo lắng ? Bạn có thể giết người, bạn có thể thiền định, bạn có thể hoàn thiện nghệ thuật, bạn có thể làm mọi thứ – mọi sự đều là thiền định, dầu bạn làm cái gì. Nhưng có một cái gì rất lừa dối trong đó so với con đường toàn diện. Sự bám chấp vào tánh Không kiểu này là một diễn dịch sai lầm, gọi là “thuốc độc của tánh Không”.

Một số người nói rằng họ không cần ngồi và thiền định, vì họ luôn luôn “thấu hiểu”. Nhưng điều ấy rất lừa dối. Tôi đã cố gắng rất nhiều để tranh đấu với những người như vậy. Tôi không bao giờ tin họ hoàn toàn – trừ phi họ thực sự ngồi và thiền định. Bạn không thể chẻ sợi tóc làm tư bằng cách nói rằng bạn có thể đi câu cá ở trên núi mà vẫn thiền định đâu đâu ; bạn có thể lái xe vừa thiền định ; bạn có thể rửa chén mà cứ thiền định đâu đâu. Đó có thể là một cách thức đích thực để làm, nhưng nó vẫn còn rất đáng ngờ.

Những đối trị còn là ý niệm nào đó rằng chúng ta có thể làm cái chúng ta muốn và bao giờ chúng ta còn tham thiền, thì mọi sự đều tốt. Bản văn nói phải tự giải thoát khỏi cái đối trị, cái có vẻ là cái đối trị. Chúng ta có thể xem việc đi coi phim mỗi phút, mỗi ngày, mỗi chiều như là sự thiền định của chúng ta, hay xem tivi hay chăn ngựa, cho chó ăn, đi dạo trong rừng. Có vô số khả năng như thế trong truyền thống Tây phương.

Toàn bộ vấn đề của câu châm ngôn này là những đối trị bất kỳ loại nào cao hay thấp, hay những trị liệu nghề nghiệp thuộc bất kỳ loại nào, đều không được xem là những việc thích hợp để làm. Chúng ta không đặc biệt chỉ tìm sự giác ngộ hay kinh nghiệm đơn giản của sự tĩnh lặng – chúng ta đang cố gắng vượt qua sự tự lừa gạt của chúng ta.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/03/2020(Xem: 5293)
Thái độ của chúng ta đóng một vai trò quan trọng trong đời sống và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Bởi vì, cuộc sống của chúng ta được định hình bởi suy nghĩ, Đức Phật dạy rằng: Suy nghĩ kiến tạo nên đời sống, làm chủ khổ vui ở đời. Vậy thì, muốn làm chủ cuộc đời, làm chủ số phận, ta phải hết sức cẩn trọng với những ý nghĩ của mình, luôn quan sát và làm chủ chúng.
29/03/2020(Xem: 7373)
Kinh Pháp Cú nói đến “Luật Nhân Quả”. “Nhân” nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. “Quả” là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
20/03/2020(Xem: 7611)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
20/02/2020(Xem: 5740)
Kinh Viên Giác là kinh đại thừa đốn giáo được chư Tổ cho rằng đó là “Con mắt của 12 bộ kinh”. “Con mắt” ở đây theo thiển ý có nghĩa là Viên Giác soi sáng nghĩa lý, là điểm tựa, là ngọn hải đăng cho các bộ kinh để đi đúng “chánh pháp nhãn tạng”, không lạc vào đường tà và tu thành Phật. Khi nghe kinh này, đại chúng kể cả chư Phật và chư Bồ Tát đều phải vào chánh định/tam muội, không bình thường như những pháp hội khác.
18/02/2020(Xem: 7584)
Đạo Phật là đạo đối trị với vô minh tức là đối trị với kẻ ngu si, dại khờ, nên Kinh Pháp Cú dành trọn một phẩm để đề cập đến hạng người này. Truyện tích kể rằng một cô gái rất đẹp và hiền thục, con một thương gia giàu có. Nước da cô như màu hoa sen xanh biếc nên cô có tên là Liên Hoa Sắc. Đến tuổi cập kê có quá nhiều vương tôn công tử đến xin hỏi cưới cô. Cô không ưng ai cả. Xuất gia làm ni cô, tinh tấn tu hành trong một căn lều giữa rừng. Một ngày cô ra khỏi rừng đi vào thành phố khất thực. Một kẻ bất lương vốn là con người cậu của ni cô, đem lòng yêu cô từ khi cô chưa đi tu, hắn lén vào rừng trốn dưới gầm giường. Khi cô trở về hắn hãm hiếp cô. Ngay sau đó khi hắn rời khỏi lều thời mặt đất nứt ra và tên gian ác bị đọa vào địa ngục.
13/01/2020(Xem: 5215)
Một chiều, dừng chân bên bờ suối, lữ khách chợt cảm nhận dường như nơi đây đã từng qua. Có phải hàng cây phong này, từng khẳng khiu trơ trụi lá mùa thu trước, đã thầm lặng gửi thông điệp cho nhân gian bằng tinh thần tự tin, không than khóc, dũng mãnh đứng chờ mùa đông lạnh lẽo tuyết băng, chắc chắn không xót thương những gì yếu đuối!
10/12/2019(Xem: 5146)
Tiết mùa đông bất ngờ về sớm khiến những nhành mai đang ra lá, chưa kịp nhận biết, vội nép vào nhau, thương cảm nhìn những đóa hồng tỷ muội run rẩy, mới nở đêm qua. Dọc theo bức tường ngoài hàng hiên, những khóm trúc nhẹ nhàng lay động, trấn an bụi hoa ngâu với những đóa nhỏ li ti, rằng mặt trời đang lên, chúng ta vẫn đồng hành dù ta xanh hay vàng, dù em tươi hay héo, chỉ là ngoại hình luân chuyển mà thôi!
29/11/2019(Xem: 6348)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 7054)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 5581)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]