Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập

12/01/201103:04(Xem: 3948)
Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
none
none

Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập

Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày. Trong bài giảng về chủ đề này, Trungpa Rinpoche đã sử dụng lời bình giảng của Jamgošn Kongtrušl Vĩ Đại làm một quy chiếu chính yếu, tiếng Tây Tạng có tựa là Changchup Shunglam (Con đường Căn bản đến Giác Ngộ). Nó bao gồm toàn bộ những giáo lý chính yếu của Phật giáo Tây Tạng mà Ngài Jamgošn Kongtrušl đã sưu tập, có tên là Năm Kho Tàng. (Bổn sư của Trungpa Rinpoche, Jamgošn Kongtrušl xứ Sechen, là một hóa thân của vị đạo sư lãnh đạo trong thế kỷ mười chín này.)

Bảy điểm tu tâm là của đại đạo sư Phật giáo Ấn Độ Atisha Dipankara Shrijnana, ngài sinh từ dòng dõi vương giả ở Bengal năm 982. Như vậy, danh sách những châm ngôn để tu tâm do Chekawa sưu tập thường được xem là những Châm Ngôn Atisha. Từ bỏ đời sống cung điện khi còn thiếu niên, Atisha nghiên cứu và thực hành kịch liệt ở Ấn Độ và về sau ở Sumatra, với vị thầy chánh của ngài là Dharmakirti (cũng được biết đến với tên là Serlingpa ở Tây Tạng), từ vị thầy này ngài đã nhận những giáo huấn về Bồ đề tâm và tu tâm. Ngay khi về Ấn Độ, ngài bắt đầu kết tập lại những giáo lý một thời đã mất này và nhận một chỗ dạy tại Vikramashila, một đại học viện Phật giáo nổi tiếng. Được mời đến Tây Tạng để truyền những giáo lý về tu tâm, ngài dạy ở đó trong khoảng mười ba năm, cho đến khi chết vào khoảng năm 1054. Ngài đã truyền phần cốt lõi của trí huệ này cho đệ tử Tây Tạng thân thiết nhất là Dromtošnpa, người sáng lập dòng Kadam của Phật giáo Tây Tạng.(1)

Trong một thời gian, những châm ngôn của Atisha được giữ bí mật và chỉ được truyền cho những đệ tử thân thiết. Vị đầu tiên viết chúng ra là đạo sư Kadampa Langri Thangpa (1054-1123). Chúng càng được biết rộng rãi hơn sau khi được Geshe Chekawa Yeshe Dorje (1101-1173) tổng kết trong Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm. Geshe Chekawa đã gặp nhiều người bị bệnh cùi trên đường giảng dạy giáo lý và dạy họ về tu tâm. Một số người bệnh cùi nhờ đó đã được lành bệnh. Những giáo lý của ngài vì vậy đôi khi được người Tây Tạng xem như là “pháp cho bệnh cùi”. Khi Chekawa nhận thấy rằng thậm chí những giáo lý này đã làm lợi lạc cho người em ngỗ nghịch và không thèm quan tâm gì đến Pháp của ngài, ngài quyết định nên phổ biến chúng rộng rãi. Như thế những giáo lý tu tâm của Atisha hiện giờ được thực hành trong mọi dòng chánh của Phật giáo Tây Tạng, và đã trải qua nhiều thế kỷ.(2)

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm là một danh sách gồm năm mươi chín châm ngôn, chúng tạo thành một giáo huấn tổng kết cốt lõi về cái thấy (tri kiến) và sự áp dụng thực tiễn của Phật giáo Đại thừa. Sự học hỏi và thực hành những châm ngôn này là một đường lối rất thực tiễn và cụ thể để lật ngược sự chấp ngã của chúng ta và để trau dồi từ và bi. Chúng cung cấp một phương pháp tu hành tâm thức của chúng ta qua thực hành thiền định chính thức và vừa sử dụng những biến cố của cuộc đời thường ngày như là phương tiện để giác ngộ.

Cuốn sách này không căn cứ chỉ trên một hội thuyết pháp, như nhiều cuốn sách khác trong Tủ Sách Biển Pháp, mà hơn nữa là một kết tập nhiều lời dạy và nhận xét được ban cho trong nhiều năm. Ngài Vidyadhara(3) trình bày đầu tiên những giáo lý đại thừa của những châm ngôn Kadampa vào năm 1975, vào khóa Vajradhatu(4) thứ ba hàng năm, một trong những chương trình dạy nâng cao gồm mười ba khóa, mỗi khóa ba tháng từ năm 1973 đến 1986. Trong những khóa sau đó ngài giảng giải tỷ mỷ thêm về lý thuyết và thực hành của tu tâm.

Tu tâm, hay thực hành châm ngôn, có hai phương diện : thiền định và thực hành sau thiền định. Ở Tây Tạng, thực hành thiền định gọi là tonglen, hay cho và nhận, và được đặt nền trên câu châm ngôn thứ bảy : “Cho và nhận cần được thực hành lần lượt. Hai cái này cần cỡi trên hơi thở.” Trungpa Rinpoche giới thiệu thực hành thiền định chính thức về tonglen cho các học trò vào Khóa năm 1979, và ngài khuyến khích họ thể hiện tonglen vào thực hành thiền định hàng ngày. Ngài cũng khuyến khích họ làm việc với thực hành sau thiền định, nối kết mọi mặt của đời sống họ với kỷ luật thiền định qua sự áp dụng những châm ngôn.

Khi làm việc với các học trò của mình, Trungpa Rinpoche nhấn mạnh lớn lao vào sự thực hành thiền định không hình tướng, sự khai triển chánh niệm và tỉnh giác như là nền tảng. Ban đầu ngài chỉ truyền thực hành tonglen cho những học trò đã thực hành lâu, đã có những kinh nghiệm rộng lớn trong ngồi thiền và trong nghiên cứu những giáo lý Phật giáo. Khi sự nghiên cứu và thực hành tu tâm được trình bày trong một bối cảnh như thế, sự nguy hiểm của việc giải thích những giáo lý này trong một kiểu cách luân lý hay quan niệm được giảm thiểu.

Về sau sự thực hành tonglen bắt đầu được giới thiệu cho những học trò trong dịp nhận lời thệ nguyện Bồ tát, một lời tuyên bố chính thức nguyện vọng của họ là hồi hướng cuộc đời họ cho sự lợi lạc của những người khác. Ngoài ra, thực hành tonglen còn được giới thiệu trong nhiều bối cảnh khác. Viện Naropa ở Boulder, Colorado, một đại học lấy cảm hứng từ Phật giáo, đem tu hành tonglen vào chương trình tâm lý học trị liệu của mình. Sự tu hành này cũng được dạy như một phương diện của những đối thoại Phật giáo và Thiên Chúa giáo ở viện Naropa. Những người tham dự trong một tháng thiền định kịch liệt, gọi là dathuns theo Tây Tạng, được đều đặn giới thiệu vào thực hành tonglen, và nếu họ muốn tu hành kịch liệt hơn nữa, họ có thể tham dự vào các dathuns tonglen đặc biệt. Tonglen được bao hàm trong một thực hành hàng tháng cho người bệnh cũng như trong những lễ giỗ ở khóa Vajradhatu.

Qua sự thực hành châm ngôn, chúng ta bắt đầu thấu hiểu rằng khuynh hướng thói quen của chúng ta, dù trong những cử chỉ nhỏ nhất của chúng ta, là một biểu hiện của sự quy ngã. Khuynh hướng này hoàn toàn đào hào cố thủ và tác động lên toàn bộ hoạt động của chúng ta, thậm chí trong cái được gọi là thái độ nhân đức của chúng ta. Sự thực hành tonglen là một cuộc lật đổ trực tiếp khuôn khổ thói quen này và được đặt nền trên sự thực hành đặt những người khác trước và hơn bản thân mình. Bắt đầu với những bạn hữu của chúng ta, và rồi mở rộng ra đến những người ta biết, và cuối cùng đến những kẻ thù của chúng ta, chúng ta mở rộng trường tỉnh giác của chúng ta để chấp nhận những người khác và làm lợi lạc cho họ. Chúng ta làm điều này không phải vì chúng ta là những người tử đạo hay muốn áp bức triệt tiêu sự tự quan tâm của chúng ta, mà bởi vì chúng ta bắt đầu biết chấp nhận chính mình và thế giới của mình. Thực hành châm ngôn mở ra một trường bao la hơn của sự dịu dàng (lòng từ) và sức mạnh, đến nỗi những hoạt động của chúng ta được đặt nền trên sự hân thưởng, cảm kích hơn là cái vòng quay lẩn quẩn của hy vọng và sợ hãi.

Tiến đến chạm mặt với sự tương phản căn cơ nhất của lòng vị tha và lòng quy ngã đòi hỏi sự can đảm và thách thức đáng kể. Nó giành lại quyền hạn cho trái tim của con đường tâm linh và không cho phép có chỗ cho dù một thất vọng nhỏ nhất hay thụt lui. Nó là một sự thực hành rất căn cơ, rất thực chất.

Tonglen là một cách đặc biệt mạnh mẽ để đối xử với đau đớn và mất mát. Về bệnh tật hay cái chết – của chính chúng ta hay của người khác – tonglen giúp cho chúng ta vượt thắng sự chiến đấu với chúng và sự từ khước những kinh nghiệm như vậy và tương quan với chúng một cách đơn giản và trực tiếp hơn.

Thực hành chính thức của tonglen, giống như thực hành chánh niệm-tỉnh giác, làm việc với trung gian là hơi thở. Để bắt đầu, trước tiên điều cốt yếu là tự đặt nền móng cho mình bằng phương tiện tu hành chánh niệm và tỉnh giác. Đó là nền tảng trên đó tonglen được y cứ. Bản thân thực hành tonglen có ba giai đoạn. Để bắt đầu, bạn ngơi nghỉ tâm thức bạn một chút, một vài giây, trong một trạng thái rỗng rang. Giai đoạn này là một cái gì thình lình và có một phẩm tính “chớp sáng” trên sự yên tĩnh và sáng tỏ căn bản. Tiếp theo, bạn làm việc với nội dung cơ cấu. Bạn thở vào một cảm giác hơi nóng, tối tăm và nặng nề, một cảm thức của chứng lo sợ trong một nơi bị đóng kín và bạn thở ra một cảm giác mát mẻ, sáng sủa và nhẹ nhàng – một cảm thức tươi mát, mới mẻ. Bạn cảm thấy những phẩm tính này đi vào và đi ra, qua tất cả lỗ chân lông của bạn. Đã thiết lập cảm giác tổng quát hay âm điệu của tonglen, bạn bắt đầu làm việc với những nội dung của tâm thức. Bất cứ cái gì khởi lên trong kinh nghiệm của bạn, bạn chỉ đơn giản thở vào cái không thích thú và thở ra cái làm bạn rất thích thú. Khởi từ kinh nghiệm trực tiếp của bạn, bạn mở rộng để bao trùm những người chung quanh bạn và những chúng sanh khác đang khổ đau cùng cách như bạn. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy bất lực, thiếu sót, bạn bắt đầu hít nó vào và thở ra cảm thức năng lực, sung mãn của riêng bạn. Rồi bạn mở rộng sự thực hành, mở rộng nó vượt khỏi những quan tâm cá nhân của bạn để tiếp hợp với sự buồn khổ của những cảm giác này trong những người xung quanh bạn và khắp cả thế gian. Phẩm tính chủ yếu của thực hành này là sự mở rộng, làm rỗng rang lòng bạn – toàn tâm nhận vào và toàn tâm cho ra. Trong tonglen không có cái gì bị từ chối, bác bỏ : bất cứ cái gì khởi sanh đều là nhiên liệu hơn nữa cho thực hành.

Trungpa Rinpoche nhấn mạnh sự quan trọng của truyền thống truyền miệng, trong đó những thực hành được trao truyền một cách cá nhân và trực tiếp từ thầy qua trò. Theo cách đó những học trò tham dự trực tiếp vào một truyền thống trí huệ bất đoạn, trở ngược lại qua nhiều thế hệ đến thời kỳ của đức Phật. Phẩm tính sống thực, thiết yếu của thực hành được trao truyền là một cá nhân con người và không thể sở đắc chỉ qua sách vở. Bởi thế, có đòi hỏi rằng trước khi dấn thân vào sự thực hành chính thức việc cho và nhận, nếu có thể, người ta cần gặp một hành giả có kinh nghiệm để bàn luận về việc thực hành và nhận giáo huấn chính thức.

Thực hành sau thiền định được đặt nền trên sự nhớ lại một cách tự nhiên những châm ngôn thích hợp trong sự dày đặc của đời sống hàng ngày. Hơn là cố gắng kiểm soát nghiêm ngặt hay có chủ tâm để lái những hành động của bạn cho phù hợp với những châm ngôn, tính cách nhắc nhở tự nhiên được gợi lên qua sự học hỏi những ẩn dụ truyền thống này. Nếu bạn học hỏi bảy điểm tu tâm này và nhớ những châm ngôn, bạn sẽ thấy rằng chúng khởi lên không cố gắng trong tâm bạn vào những thời gian rỗi rãi nhất. Chúng có một phẩm tính ám ảnh, và trong sự hồi tưởng lại, chúng có thể dẫn bạn từ từ đến một thấu hiểu càng lúc càng tinh tế hơn về bản tánh của lòng bi.

Những châm ngôn có một cách liên tục xoay trở lại với chính chúng nó, đến độ mọi ý đồ nương dựa trên những câu nói ấy như là những nạng chống để nâng đỡ cho bạn một quan điểm đặc thù về đạo đức phải bị tiêu hao. Sự tiếp cận theo lối đạo đức ở đây là một trong những chướng ngại của cái thấy giới hạn cần phải xóa bỏ, của sợ hãi và chấp ngã, để cho những hành động của người ta không bị đè nặng bởi sự tự quan tâm, bởi những phóng chiếu và mong chờ. Những châm ngôn nghĩa là để “được thực hành”. Tức là chúng cần được nghiên cứu và ghi nhớ. Đồng thời, chúng cần được “thả cho đi”. Chúng chỉ là những dụng cụ thuộc ý niệm để chỉ ra sự chứng ngộ không có ý niệm.

Như thông thường trong những giáo lý Phật giáo, có một yếu tố vui đùa và khôi hài trong cách mà một châm ngôn thường phá đi cái trước nó và nhờ đó mở rộng cái thấy của người ta. Chúng tạo thành một cái vòng càng ngày càng mở rộng trong đó không có cái gì bị loại trừ. Bất cứ cái gì khởi lên hay được kinh nghiệm trong tâm thức được thả cho đi vào không gian bao la hơn của tỉnh giác mà chính sự thực hành châm ngôn làm phát sanh. Đây là sự mở rộng rỗng rang của tâm thức, nó trở thành nền tảng cho sự trau dồi lòng bi.

Cái nhìn về đạo đức được trình bày qua những châm ngôn phái Kadam thì tương tự với những dòng nổi tiếng của Shakespeare, “Phẩm tính của lòng thương xót không gắng gượng ráng sức, nó rơi xuống như cơn mưa dịu dàng từ trên thiên đường.” Không có quan niệm đạo đức là một bãi chiến trường trong đó chúng ta gạt đi cái xấu và chiến đấu cho cái đúng. Hình ảnh truyền thống Phật giáo về lòng bi là mặt trời, nó chiếu soi rộng lượng và bình đẳng trên tất cả. Chính bản tánh của mặt trời chiếu soi ; không có chiến đấu gì cả. Cũng thế, lòng bi là một hoạt động tự nhiên của con người, một khi những tấm màn và những che chướng sự biểu lộ của nó được dẹp trừ.

Ngài Vidyadhara khuyến khích những học trò của mình hãy đem tonglen vào sự thực hành thiền định hàng ngày và nhớ những châm ngôn. Ngài có những câu châm ngôn cho cá nhân được viết rất đẹp và đóng khung treo lên ở những khóa Vajradhatu. Bạn không bao giờ biết khi nào bạn đi ngang qua một câu nào đó. Chẳng hạn, bạn có thể tìm thấy “Hãy biết ơn mọi người” treo trên vách bếp, hay “Hãy hướng mọi trách cứ về phần mình” treo trên một thân cây. Những châm ngôn để mà tham thiền – từng cái một. Vì lý do đó ngài Vidyadhara khuyến khích những học trò dùng những tấm cạc in châm ngôn như là những nhắc nhở và khêu gợi hàng ngày.

Trong tính cách trần thế và đơn giản của chúng, mong rằng những giáo lý này gây hứng khởi cho chúng ta để trau dồi từ và bi và không phải để mất niềm tin vào chính chúng ta hay những người khác. Nguyện chúng khơi gợi sự không sợ hãi trong việc hàng phục sự bám chặt dai dẳng của cái ngã. Nguyện chúng làm cho chúng ta có thể đem những nguyện vọng sâu sắc nhất của chúng ta vào thực hành để lợi lạc cho tất cả chúng sanh trên con đường Thức Tỉnh.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/11/2019(Xem: 5630)
DẪN NHẬP Phật giáo có hai hệ là Theravada và Phát-Triển. Hệ Theravada quan niệm quả vị cao nhất mà hành giả có thể đạt được là quả vị A-La-Hán. Vì thế đường tu quan trọng của họ là A-La-Hán đạo. Khi đạt được quả vị này thì các ngài nhập Niết-Bàn. Khi còn thân, thì gọi là Hữu-Dư-Y-Niết-Bàn. Trong thời gian này các ngài đi giáo hoá chúng sanh. Khi bỏ thân, thì nhập Vô-Dư-Y-Niết-Bàn không tái sanh nữa.
07/10/2019(Xem: 5214)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 4157)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
05/10/2019(Xem: 5921)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/06/2019(Xem: 6380)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
06/05/2019(Xem: 5721)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
24/02/2019(Xem: 8126)
Pancariyavaḍḍhi - Năm pháp tăng thịnh cao quí: 1. Saddhā - Đức tin, là niềm tin chân chánh với Tam bảo Phật Pháp Tăng, nhân quả nghiệp báo,... ta nên làm cho tăng trưởng thường xuyên. 2. Sīla - Giới hạnh, là đạo đức nền tảng của hàng phật tử, ta nên an trú vào sự thanh tịnh giới hằng ngày. 3. Suta - Đa văn, là sự học hỏi nghiên cứu trau giồi và phát huy kiến thức mà ta tích luỹ trở nên phong phú. 4. Cāga - Xả thí, là sự rộng lượng phóng khoáng với tâm hồn bao dung cởi mở hay giúp đở những hoàn cảnh khó khăn; là sự dứt bỏ lòng bỏn xẻn, keo kiệt, ích kỷ để mọi người hoan hỷ gần gũi thân thiện. 5. Paññā - Trí tuệ, là sự hiểu biết nhận thức đúng đắn về lý Tứ thánh đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên,... mà ta nên trau dồi thường xuyên.
15/01/2019(Xem: 4186)
Bạch Thầy Sám Hối là gì và sám hối có tiêu hết tội khổ không và sám hối như thế nào mới đúng cách? Đáp: Sám hối là biết xấu hổ, hối cải những tội lội của mình sau khi biết việc đó là sai lầm tội lỗi. Việc nhận ra các việc làm sai lầm tội lỗi đó là nhờ vào Trí Tuệ trong mỗi chúng ta. Nhưng nếu như chúng ta chưa đạt được Trí Tuệ như chư Phật hay Bồ Tát để biết được việc nào là đúng việc nào là sai lầm tội lỗi thì cần phải nhờ đến Phật Pháp soi rọi, đối chiếu các việc làm đó với lời dạy của Đức Phật mà đặc biệt là so sánh với 5 Tịnh Giới, 10 Thiện Giới. Nếu thấy phù hợp thì đó là việc làm thiện đưa đến Phước báu trong tương lai, nếu trái ngược thì biết đó là việc làm sai lầm tội lỗi đưa đến quả xấu trong tương lai.
07/09/2018(Xem: 4311)
Tất cả chúng sinh, đặc biệt là con người, có trí phân biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, tốt và xấu, điều gì có hại và có lợi. Vì có khả năng nhận thức và phân biệt các loại cảm giác khác nhau nên chúng ta đều giống nhau, vì chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567