Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Nhận Biết Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Thiền Quán Ổn Định

08/01/201102:47(Xem: 4466)
5. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Nhận Biết Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm Về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của Thiền Quán Ổn Định

PADMASAMBHAVA

GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN

Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo

Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche - Phiên dịch: B. Alan Wallace
Dịch Việt: Tuệ Pháp - Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston
none
none
PHẦN HAI

GIÁO PHÁP UYÊN THÂM CỦA
GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN QUA SỰ THIỀN ĐỊNH HIỀN MINH VÀ PHẪN NỘ:
GIAI ĐOẠN HOÀN THIỆN
CÁC HƯỚNG DẪN VỀ SÁU BARDO


5

Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Nhận Biết
Những Hướng Dẫn Dựa Trên Kinh Nghiệm

Về Tiến Trình Chuyển Tiếp Của

Thiền Quán Ổn Định

Trong chủ đề chung thứ ba này, tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định – được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nhận biết,” với những hướng dẫn thiết thực có thể so sánh với một phụ nữ trẻ nhìn chăm chú vào gương và thấy rõ ràng những gì chưa thấy rõ – là chủ đề được dạy. Trước đó, sự nhận biết được chỉ ra và trình bày như “đơn giản là đây”, kết quả trong tâm kiên trì thấy rõ như trong sáng và nhận biết. Do bám chấp vào nó như điều đó bạn không thể giải thoát. Do vậy, ở đây là các hướng dẫn để nâng cao thiền quán ổn định qua việc nhận dạng sự nhận biết bằng cách thực hành đó là không bám chấp và siêu vượt lên trí năng. Duy trì sự nhận biết qua sự khảo sát cẩn thận là giải thoát, nên được gọi là “các hướng dẫn về sự giải thoát tự nhiên của nhận biết.”

Chướng ngại nền tảng để đạt giải thoát là bám chấp. Chẳng hạn, trong thực hành Hinayana, vẫn còn chấp bám vào nhân dạng cá nhân làm cản trở sự thành tựu tâm linh tỉnh thức của hành giả. Loại bám chấp giới thiệu trong giáo lý này là bám chấp vi tế vào tự thân sự nhận biết, và sự giải thoát tự nhiên của nhận biết xảy ra khi sự bám chấp này ngưng lại. Về phần phép loại suy, hãy hình dung một phụ nữ trẻ đẹp đáng yêu nhìn vào gương, tự trang điểm đẹp đẽ đẹp nhất mà cô có thể. Cô muốn người khác nghĩ cô ta rất trẻ đẹp. Nhờ nhìn vào gương cô ta có thể phát hiện bất cứ thiếu sót nào trong vẻ ngoài của cô, và sau đó có thể sửa lại chúng. Tương tự, giáo lý này trình bày cho chúng ta cách làm thế nào để nhìn vào gương của tánh giác và nhận thức những gì trước đó không thấy rõ.

Trước giai đoạn này của thực hành, vị thầy tâm linh của bạn nên chỉ ra các đặc tính quan trọng nhất của giác tánh. Nhưng sau đó chính những phẩm tính này có thể trở thành đối tượng của bám chấp vì ngay cả nếu bạn nhận ra bản tánh của sự nhận biết, bạn vẫn sẽ chấp vào nó. Bây giờ giai đoạn này của thực hành có ý định dẫn dắt bạn vượt lên bám chấp đó trong cách siêu vượt lên trí năng. Giữa các tín đồ đạo Phật, không chỉ hành giả của Hinayana chịu thua sự bám chấp. Ngay cả trong thực hành của Vajrayana, khuynh hướng bám chấp có thể bị duy trì trong nhiều cách, chẳng hạn như trong giai đoạn phát triển.

Có lần, một vị lama ở Tây Tạng với danh hiệu Kushok Abu, người mà một số người xem là một hóa thân của Ngài Khyentse Yeshe Dorje. Ngài là một đại lama với sự giác ngộ thâm sâu siêu phàm. Vị lama này bình luận rằng nếu người ta thực hành giai đoạn phát triển với sự bám chấp, hình dung chính họ như các Bổn Tôn phẫn nộ với miệng mở rộng, nhe nanh, v.v... điều này chỉ dẫn đến việc tái sanh như một quỷ vương. Tương tự, nếu thiền định về các vị hộ Pháp với bám chấp, điều đó cũng có thể dẫn đến tái sanh như ma quỷ. Vấn đề ở đây không nằm trong sự quán tưởng mà trong sự bám chấp. Giai đoạn hoàn thiện có thể hoạt động như một giải độc cho sự bám chấp có khả năng xảy ra trên giai đoạn phát triển. Trái lại, giai đoạn phát triển là sự giải độc cho tính cực đoan của đoạn kiến (chủ nghĩa hư vô), có thể xuất hiện trên giai đoạn hoàn thiện.

Tương tự, có những kỹ thuật khác nhau, có dấu hiệu và không có dấu hiệu để phát triển an định (thiền chỉ). Nhờ chuyển từ phương pháp có dấu hiệu đến không dấu hiệu, sự bám chấp được tiêu trừ. Trong tiến trình đó bạn phải chắc không kết thúc trong một loại hôn trầm, vì chẳng có bất cứ lợi ích nào. Trong mọi thực hành khác nhau này, vấn đề thiết yếu là bám chấp, là chướng ngại chính cho việc giải thoát tự nhiên của bạn. Một số trong các bạn có thể tự hỏi, “Việc khao khát giải thoát và giác ngộ có đáng giá không? Có tư tưởng vị tha, mong muốn phục vụ người khác, có tư duy bi mẫn là đáng giá không? Và có hay không việc bám chấp vào một phần của tiến trình tâm linh này?” Tôi không có bất cứ câu trả lời nào cho điều đó. Bạn nên từ từ tìm kiếm.

Nhóm từ “duy trì sự nhận biết qua việc khảo sát cẩn thận” có nghĩa duy trì nhận biết liên tục của tự thân sự nhận biết qua sự quán sát và khảo sát kỹ lưỡng. Theo trích dẫn của Ngài Dudjom Lingpa, “Đừng bao giờ để nhận biết của bạn rời khỏi không gian.” Nói khác đi, là luôn giữ sự nhận biết của bạn trong không gian phía trước. Do vậy điều này được gọi là hướng dẫn về sự giải thoát tự nhiên của nhận biết.

THIỀN ĐỊNH BÌNH ĐẲNG CỦA BA BẬC KHÔNG GIAN

Chỉ có sự nhận biết được chỉ ra như trước và biết bản tánh của bạn là chưa đủ. Như một phép loại suy, vì để cho con ngựa hoang của hành giả đi rong tự do trong nhiều năm, chủ nhân của nó không nhận ra, và một khi được người chăn gia súc chỉ ra cho họ nhận ra con ngựa của mình cũng vẫn chưa đủ. Phải dùng phương pháp để bắt giữ con ngựa hoang này, sau đó khuất phục và bắt nó làm việc. Tương tự, chỉ nhận ra tâm hoang dã này là chưa đủ. Người ta nói rằng, “Ồ, vào lúc này, khi tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định xuất hiện với tôi, quan điểm nhầm lẫn của sự sao lãng bị loại bỏ, và không dao động, không bám chấp, tôi đi vào lãnh vực thoát khỏi các cực đoan.”

Bạn có thể được vị thầy tâm linh của mình chỉ ra bản chất của tánh giác bạn như đã mô tả trước đây, nhưng chỉ được chỉ ra nó và có một số cái nhìn thoáng qua về nó là chưa đủ. Trong lịch sử của Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây, người đầu tiên nuôi dưỡng nhiều ngựa hoang của phương Tây là Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche. Không chỉ cho người ta cỏ Ngài còn cho một số trong họ thuốc lá và rượu. Khi làm vậy Ngài cũng có vẻ đi theo đường của họ. Ngài có vẻ thích thuốc lá, phụ nữ, rượu, v.v... Do làm như vậy, Ngài bộc lộ bản tánh cho chính họ, và mở ra con đường cho các đại lama khác – bao gồm Ngài Gyalwa Karmapa, Đức Dalai Lama, và nhiều vị đại lama khác – để vây bắt những con ngựa hoang ở phương Tây này. Cơ hội để tôi được giảng dạy bây giờ không phải do năng lực của tôi, mà do sự chuẩn bị đã hoàn tất của Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche và các vị đại lama khác đã giảng dạy ở phương Tây này.

Để hiểu chiến lược của Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche, hãy tưởng tượng một vùng trong đó trời mưa khác thường mà khi người ta uống nước từ cơn mưa đó sẽ trở nên điên loạn. Có một vị vua không uống nước đó, và không bị điên; nhưng bởi mọi người đều điên trong khi vị vua này thì không nên họ không nghe lời ông ta. Do ông ta trái ngược với mọi người nên họ không cảm nhận được mối liên hệ với ông ấy. Vị vua nhận ra điều này, biết rằng ông cần phải lãnh đạo họ, và cũng biết rằng ông không làm được điều ấy cho đến khi nào ông tỏ ra giống họ và tất cả đều điên. Vì vậy ông uống nước, tỏ vẻ bị điên loạn giống họ, và sau đó họ đã nghe lời ông. Họ bảo rằng, “Ồ, ông ấy cũng giống chúng ta”. Đó chính là chiến lược của Ngài Chogyam Trungpa Rinpoche; Ngài tỏ ra bị điên giống tất cả chúng ta để có thể dẫn dắt chúng ta một cách hiệu quả, và người ta sẽ nghĩ rằng, “À, ngài là một trong chúng ta. Ngài cũng giống chúng ta mà thôi!”

Giống như một cây kiếm không thể tự cắt chính nó và mắt không thể tự thấy chính nó, chúng ta không thể nhận ra bản tánh riêng mình. Tại đây trong phương Tây và ở nơi khác, các vị thầy của đạo Phật đã tham gia nhiều hoạt động đa dạng rộng rãi, một số đã gợi ra nhiều chỉ trích. Xét về một khía cạnh, nhiều phê bình đó hoàn toàn có giá trị; nhưng từ một khía cạnh khác, những người nói về lỗi của người khác, người mà phê bình, xem thường, và lăng mạ cũng có thể nói là thiển cận. Đó là, họ chỉ thấy các biểu hiện cư xử bên ngoài mà không thấy những gì đang diễn tiến bên trong. Họ không thấy nguồn xuất phát của hành động đó, và không thấy lý do bên trong của cách cư xử nên họ khinh thường. Họ không thấy loại cư xử này liên hệ ra sao với hoàn cảnh hiện nay ở phương Tây, đặc biệt là ở Mỹ. Họ cũng không có đầy đủ thấu suốt trong sự áp dụng của phương tiện và trí tuệ vào nhiệm vụ của chư Bồ Tát; vì chư Bồ Tát có thể tham gia trong các hoạt động đa dạng và rộng rãi để phục vụ chúng sanh được hiệu quả trong những hoàn cảnh khác nhau.

Kết quả cốt lõi ở đây thật sự là karma của riêng bạn, quá trình lịch sử của hành động và công đức của cá nhân bạn. Những gì bạn thấy và bạn phán đoán ra sao chủ yếu được xác định bởi các yếu tố này: karma và công đức của chính bạn. Nếu thiếu karma thanh tịnh hay công đức, bạn sẽ không thể thấy những gì đang thực sự diễn tiến, vì hậu quả lâu dài của hành động người khác có thể phát sinh khác biệt hơn những gì bạn mong đợi. Điều này giống như cố dùng tay che mặt trời; bạn chỉ có thể che chắn một khoảng không gian rất nhỏ dưới mặt trời, nhưng không thể che được tự thân mặt trời. Thậm chí dù toàn bộ thế gian hợp lại nâng cao một người thiếu karma thanh tịnh và công đức là điều không thể có. Một cách từ từ, dần dần, khi chúng ta tiến bộ trong thực hành của mình, những điều này sẽ trở nên ngày càng rõ ràng hơn. Điều duy nhất có thể làm chúng ta thoái lui là sự che ám do chính chúng ta gây ra.

Về mặt tìm kiếm lỗi lầm, đừng tìm kiếm lỗi lầm của các vị thầy trước đã viên tịch hoặc những vị mà bạn đã được rèn luyện. Nếu bạn muốn tìm lỗi của một vị thầy, tôi đề nghị bạn nên tìm nơi tôi. Với những người nhẫn tâm, bạn có thể nói về lỗi lầm của người khác và lăng mạ họ. Nếu có một ít lòng nhân từ, bạn có thể nói, “Ôi, tội nghiệp thay,” và cảm thấy một ít lòng bi cho người khác vì lỗi lầm của họ. Mặt khác, bạn có thể trau dồi kiến thanh tịnh về người khác, nhưng điều này rất khó, có lẽ quá khó nên hoàn toàn không thể bàn đến được.

Về những người tiêu tốn thời gian của họ để tìm lỗi người khác, lăng mạ, tỏ thái độ xem thường và khinh rẻ người khác thì họ là gì? Họ là chư Phật chăng? Chắc chắn là không. Họ là chư Bồ Tát chắc? Đừng hòng! Chư Phật và Bồ Tát rất bi mẫn, và các Ngài không tự cho phép lăng mạ, phỉ báng và bày tỏ sự coi thường người khác. Điều đó không thể xảy ra. Vậy những người tìm kiếm lỗi người khác thì chính họ có bị che ám không? Chắc chắn có. Và vì họ là chủ thể cho sự che ám và ảo tưởng chính họ, họ không chỉ thấy bất tịnh là bất tịnh mà còn thấy thanh tịnh là bất tịnh. Họ thấy mọi sự đều bất tịnh vì sự che ám của chính họ. Đây là do vô minh của chính họ, là sự che ám xuất hiện từ ảo tưởng. Đây là cách họ thấy thế gian và phản ứng với thế gian như vậy.

Hãy nhớ rằng chư Phật không đi lăng mạ người khác, các Ngài không phỉ báng hay khinh rẻ chúng sanh. Điều đó đơn giản không có trong bản tánh các Ngài. Bất cứ trong chúng ta khi nào trong tiến trình lăng mạ, phỉ báng hay làm bẽ mặt người khác, không quan tâm đến các phẩm tính của người khác, chính trong hành động lăng mạ người khác, bằng cách đó chúng ta bộc lộ các lỗi lầm của mình. Chính hành động lăng mạ, khinh thị, vu khống, v.v... là con đường làm bộc lộ lỗi lầm của chính chúng ta. Nếu chúng ta siết chặt một con rắn thì sự phóng chất độc của nó, bình thường bị che giấu sẽ lòi ra. Cũng giống như thế, ngay khi chúng ta thóa mạ ép buộc ai đó thì lỗi lầm của chính chúng ta sẽ bộc lộ. Là một Phật tử, việc tiếp tục xu hướng lăng mạ và phỉ báng người khác như vậy là không được. Khi chúng ta bắn mũi tên khinh miệt đến người khác, kẻ bị trúng thương trước tiên là chính chúng ta. Những lời nói gay gắt giống như một con dao hai lưỡi. Hãy nghĩ rằng, “Tôi đang có một cây gươm thật sắc”, bạn sẽ giương cao lưỡi kiếm của lời nói, nhưng khi bạn hạ kiếm xuống để đánh ai đó, lưỡi kia của ngọn kiếm sẽ chẻ đôi bạn.

Những người mới bắt đầu phải thực hành và thiền định với sự chú tâm kiên định. Con ngựa hoang chưa bị thuần hóa cần được thuần phục với lòng nhiệt tình một cách kiên trì. Nếu bạn dao động, bạn sẽ mất kiểm soát con ngựa, té xuống và tự làm bản thân bị thương. Tương tự như thế, nếu người mới bắt đầu theo đuổi những suy nghĩ bình thường, họ sẽ bị hạ cấp xuống trạng thái đau khổ của tồn tại và sẽ bị tổn thương; vì thế cần duy trì thiền định với sự tập trung không dao động.

Khi thấy được bản chất của nhận biết do người thầy tâm linh chỉ ra, bạn sẽ có một số hiểu biết; nhưng chỉ có như vậy thì chưa đủ. Cái hiểu này được xem giống như một miếng vá: bạn khâu nó lại, nhưng nó rất dễ dàng rớt ra. Cái hiểu ban đầu này cần được duy trì. Sự giải thoát tự nhiên của nhận biết này chính là cái hiểu của nhận biết của chính bạn. Tới khi nào hiểu được nhận biết hiện tại của chính minh, ta không đặt hy vọng vào các chúng sanh khác. Giải thoát nằm ở sự nhận biết của chính ta; vì thế đừng hy vọng vào người khác sẽ đem đến giải thoát cho mình.

Đặc biệt là ở phương Tây này, khi nói đến thiền định, người ta nghĩ đến cái gì đó phải thật đặc biệt. Khi bạn thực hành thiền định, bạn mong được thấy, được cầm, cảm giác, ngửi hoặc nếm cái gì đấy rất đặc biệt. Những quan điểm ấy là sai lạc. Trong thực hành thiền định thực tế, bạn đặt các nếm trải của sinh tử luân hồi sang một bên và để cho chúng như thể chúng là, bạn không làm gì đặc biệt cả. Do tính chất tự nhiên của sự tỉnh thức vượt lên trên sự sinh ra, trụ và diệt, vậy thì làm sao thiền định thực sự có thể là làm hành động gì đó được? Chẳng có gì để thiền định về, và cũng chẳng có nền tảng nào để thiền định. Bản chất của điều này là kết quả. Tự thân của kết quả tâm linh chuyển thành con đường. Có một kết quả hoặc thực hành tâm linh tột độ hay không? Để chuyển kết quả vào con đường, bạn thực hành mà không có hy vọng thành tựu bất cứ điều gì. Bạn có thể hỏi, “Vậy thì tôi sẽ thành Phật chăng? Nếu tôi thực hành, chẳng phải điều này dẫn tôi đến Phật quả sao?” Bạn chuyển kết quả đó là Phật tánh vào con đường. Nhiều người vỗ tay trong tranh luận về điểm này và kết quả là tay họ trở nên rất, rất đỏ. Ngoài ra, một số người có thể hỏi, “Bạn có trở thành một vị Phật như kết quả của con đường thực hành này hay không? Trong thực tế kết quả có đến sau thực hành này hay không?” Câu trả lời của tôi cho điều này là, “Bạn có thỏa mãn với sự chuyển hóa kết quả vào con đường hay không?”

Lấy phép loại suy về các bậc cha mẹ. Cha mẹ nuôi dưỡng con cái bằng việc cho ăn và chăm sóc chúng trong mọi cách. Bằng tiến trình dần dần này, đứa bé trưởng thành. Khi cha mẹ đang nuôi dưỡng đứa bé, thì có bất kỳ người nào đến với họ và nói, “Đứa bé này phải con của các bạn hay không”? Hay bất cứ điều gì xảy ra nếu có ai đó ở ngoài gia đình đến và nói, “Đứa bé này là của bạn à”? đứa bé đó của họ là hoàn toàn đúng. Tương tự, bản tánh chính chúng ta là kết quả; mà trong tiến trình thực hành của mình, chúng ta đem bản tánh mình đến trưởng thành, giống như cha mẹ đem con họ đến trưởng thành bằng việc chăm sóc chúng. Nó hoàn toàn là bản tánh của chúng ta, và ai đó nói với chúng ta nó là như vậy hay không như vậy đều hoàn toàn chẳng thay đổi được bất cứ điều gì. Điều đó đúng như cách nó là.

“Thiền định” là tên khác cho sự không thiền định về bất cứ điều gì; và về mặt ý nghĩa là thiền quán thăng bằng trong sự thiền quán ổn định của ba bậc không gian đã dạy trong Tantra Ba Diễn Đạt Của Giải Thoát Tự Nhiên Bằng Sự Quán Sát:

Ôi Đấng Thế Tôn Bí Mật, đó là những hướng dẫn để thực tế hóa Dharmakaya: không gian bên ngoài là không gian trống rỗng xảy ra ở giữa này; không gian bên trong là kinh mạch rỗng, trống không kết nối đến mắt và trái tim; không gian bí mật là cung điện quý báu của chính tim bạn. Hãy hướng sự nhận biết đến mắt bạn, hướng mắt bạn vào khoảng không gian ở giữa, và nhờ để cái nhìn chăm chú của bạn vào đó; trí tuệ bổn nguyên xuất hiện thoải mái. Khi ý thức được hướng đến mắt bạn, chỉ có nhận biết phi khái niệm sẽ xuất hiện, không bị che ám bởi bất cứ quan niệm ép buộc nào.

Thực hành chính của thiền định được gọi là “sự thiền định của ba bậc không gian” là sự thực hành trong khi thân ở tư thế bảy thuộc tính Vairocana. Tự tâm rỗng không bên trong này tập trung vào con đường nối liền với kinh mạch rỗng, trống không. nhận dạng lỗ mở đỉnh đầu được gọi là “ánh sáng trói buộc chất dịch” bắt buộc hướng sự nhận biết của bạn đến mắt. Hãy để đôi mắt nhìn chăm chú cố định vào không gian bên ngoài trong sạch này; và cũng tập trung sự nhận biết vào không gian phía trước bạn. Không thiền định về bất cứ gì, chỉ không dao động, hãy để nó được ổn định, minh bạch và bình thản.

Thực hành này hoàn toàn giống với thực hành Nhảy-qua. Bạn có thể học hỏi ý nghĩa của thực hành này chỉ bằng việc kinh nghiệm nó cho chính bạn. Giống như bạn phải nuôi dưỡng con bạn để chúng trưởng thành, bạn cần nuôi dưỡng chính bạn qua thực hành này. bằng việc đọc các giáo lý này vào lúc ban đầu bạn có thể có một số hiểu biết; nhưng chỉ điều đó là không đủ.

Trước tiên hãy thực hành trong một thời ngắn và khi quen thuộc hãy thực hành thời công phu dài hơn và dài hơn nữa. Khi kết thúc thời công phu, đừng đứng dậy đột ngột mà hãy đứng lên chậm rãi không làm mất cảm giác thiền định; và tiếp tục không làm mất cảm giác của nhận biết, không dao động và không bám chấp. Khi bạn ăn, uống, nói năng, và tham gia vào mỗi hoạt động hãy làm như vậy không đánh mất sự canh chừng của việc chú tâm không dao động. Nếu điều này xảy ra trong thiền quán bình đẳng mà không xảy ra sau đó, nhờ hòa nhập điều này với thực hành tâm linh của bạn và mọi hoạt động đi, đứng, nằm, ngồi, thì bất kể những gì bạn làm sẽ xuất hiện như thiền định.

Sự nhận biết từ thực hành như vậy không là điều bạn có thể giải thích cho người khác giống như tài sản vật chất. Tuy nhiên, nếu một người tuyên bố là có nhận biết và đã quán sát kỹ lưỡng, thì sau một lát, trong thực tế người này có được nhận biết hay không sẽ trở nên rõ ràng.

Vì bản tánh của karma là rất vi tế nên điều quan trọng ở đây là sự đặc biệt cẩn thận. Khi đạt được Phật quả, chúng ta có thể nói đã vượt lên sự phân biệt giữa thiền định và không thiền định, vì nó sẽ là sự thật. Cho đến lúc đó, điều quan trọng là rất cẩn thận với những tuyên bố như vậy về chính mình, dẫn giải rằng, “Ồ tôi đã thiền định mọi lúc. Với tôi không có sự khác biệt giữa thiền định và hậu thiền định,” Thậm chí một người ngu có thể nói điều này dễ dàng và nếu bạn vội vã tuyên bố như vậy về thành tựu tâm linh và nhận biết của mình, bạn chỉ làm hổ thẹn chính bạn.

Có những giai đoạn khác nhau của thực hành. Chẳng hạn, bạn có thể thiền định tốt vào ban ngày nhưng ban đêm lại không được. Đó là, khi ngủ thiếp đi, bạn rơi vào giấc ngủ sâu và vào trạng thái mộng thông thường, nên bạn không thực hành. Điều đó giống như một người thanh thiếu niên. Hoặc trong hoàn cảnh bình thường bạn có thể có khả năng thực hành tốt, nhưng khi vấn đề phát sinh thực hành của bạn bị tan vỡ. Điều này giống như một đứa bé yếu đuối. Đứa bé đi loanh quanh và dường như khỏe mạnh nhưng ngay khi gặp phải khó khăn, sự yếu đuối của nó trở thành hiển nhiên. Về sự tiến bộ này, trước tiên hãy kiểm soát tâm để bạn có thể có được kinh nghiệm đích thực trong lúc thực hành theo nghi thức thiền định. Nếu có thể thiết lập một nền tảng ở đây, bạn có thể có khả năng đem kinh nghiệm này vào trạng thái hậu thiền định. Nếu có thể duy trì trạng thái hậu thiền định này trong lúc và sau nghi thức thiền định suốt ngày thì điều này lần lượt sẽ giúp bạn chuyển hóa giấc ngủ của bạn vào trạng thái thiền định. Nếu có được một số nhận biết, điều này sẽ giúp bạn kéo dài việc thực hành ngay cả khi đối mặt với những vấn đề, nghịch cảnh và chướng ngại nghiêm trọng. Điều đó lần lượt cho quyền bạn chuyển hóa tiến trình chuyển tiếp sau khi chết. Đó là mục đích của thực hành hiện nay. Đây là con đường tiệm tiến và nhờ việc thiết lập một nền tảng và phát triển nó một cách dần dần, sự thực hành mở rộng suốt toàn bộ đời bạn, ngày và đêm, thậm chí vượt lên cuộc sống này. Tương tự, về truyền thống Zen (Thiền), có nói rằng một khi vị thầy nhận đệ tử, người đệ tử đó được nuôi dưỡng từ lúc bé trở đi. Điều này thật sự đáng khâm phục. Tương tự, thực hành này cần được duy trì suốt mọi giai đoạn ở trên.

Có một luận thư trình bày: “Khi thiền định, hoàn toàn không thiền định về bất cứ cái gì, vì trong bản tánh tuyệt đối của thực tại, chẳng có gì để thiền định trên đó.” Quyển Thành Tựu Viên Mãn Tối Cao Trình Bày:

Ồ, đây là sự bộc lộ của chính tôi, bậc hoàn toàn thành tựu, rỗng rang: thân người là bất sinh, và quan niệm là samadhi. Thiền định và phi thiền định không lệ thuộc vào hoàn cảnh. Đối tượng của thiền định là mọi hiện tượng chỉ như chúng xuất hiện. Không có bất cứ cách đặt sự nhận biết vào bất kỳ chỗ nào, hãy để nó trong trạng thái của chính nó, không biến đổi, là sự thiền định.

Và:

Ôi Đấng anh hùng Vajra, trở nên quen thuộc với thực tại. Nếu suy ngẫm thực tại, sự nhận biết huyền bí không xuất hiện, thì những ai bám chấp và quen thuộc với lời nói và âm thanh sẽ không gặp sự truyền miệng của chính Ta, bậc thành tựu viên mãn.
Và:

Đừng áp đặt tâm bạn vào bất cứ thứ gì và đừng thiền định. Đừng biến đổi thân, khẩu, ý của bạn mà hãy buông lỏng chúng. Không quan tâm đến các hành tinh, chòm sao, ngày âm lịch, và thời gian,45[45] đừng ràng buộc tâm bạn và hãy tự tại với mantra và mudra (thủ ấn).

SỰ TỰ-GIẢI THOÁT
KHỎI MỌI THỨ XUẤT HIỆN SAU THIỀN ĐỊNH

Theo sau sự thiền định bình đẳng như vậy, điều quan trọng là được hướng dẫn. Sau khi thiền định, hãy thực hành việc không làm mất cảm giác của thiền định bình đẳng và nói riêng bất cứ niệm tưởng nào khởi lên, hãy lặp lại việc để chúng xuất hiện và tan biến. Mỗi một niệm tưởng đều tan hòa vào trạng thái của giải thoát tự nhiên. Hãy giải thoát mỗi niệm tưởng ngang bằng nhau trong trạng thái của không bám chấp. Ngoài ra, đặc tính tự nhiên của niệm tưởng là an trụ bổn nguyên trong giải thoát tự nhiên. Khi một niệm xuất hiện trước như sân hận, và sau đó xuất hiện như lòng bi, cái sân hận trước đó chẳng đi bất cứ đâu. Nó giải thoát vào sự giải thoát tự nhiên, không được giải thoát bởi bất kỳ ai. Sự thù hận chưa từng tồn tại bất di bất dịch. Ngoài ra, sự sinh ra thù hận là sự tự-hiện và là hình tướng tự nhiên của năng lực sáng tạo của trí tuệ bổn nguyên. Do vậy, vì nó không thể nói rằng “nó xuất hiện từ đây”, bản tánh của thù hận là bất sinh. Trong lúc đó, sự thù hận này không có chỗ trụ. Nếu có và nếu mọi thù ghét đều xuất hiện từ thời vô thủy cho đến nay chúng được bàn bạc và đo lường, điều này không thể có, vì để nó có thể thích hợp vào vũ trụ với hàng ngàn thiên hà. Bản tánh của sự thù ghét là bất sinh và không có vị trí, nên dù khởi lên nó vẫn chưa từng được đặt nền tảng trong thực tại. Do đó, sự thù ghét xuất hiện ngày hôm qua rồi hôm nay đi đâu? Sự thù ghét đến từ hôm nay sẽ xuất hiện vào ngày mai ở đâu và nó sẽ hiện hữu ở đâu? Sự thù ghét ở đâu mà xuất hiện ở hôm nay ngay bây giờ? Khi tình thương phát sinh thì thù ghét đi đâu?

Tất cả chúng đều xuất hiện từ năng lực sáng tạo của trí tuệ bổn nguyên tự hiện, nên chúng là không thêm không bớt ngay cả nếu chúng bị loại bỏ. Chúng giải thoát tự nhiên ngay trong đặc tính của chính chúng nên không bị hủy hoại hay giải thoát bởi các đối trị khác. Nhìn một cách không che đậy, sự thù ghét là hiện diện bổn nguyên như sự tự-giải thoát và dễ dàng giải thoát vào trong chính trạng thái của nó. Ngay bây giờ không có nền tảng thêm vào của giải thoát; bằng việc nhận dạng thù ghét như trí tuệ bổn nguyên tự hiện và nhờ chuyển hóa tự thân thù ghét vào con đường của thiền định thực tế. Thì mọi hình tướng xuất hiện đều là thiền định. Do đó không cần tìm kiếm ở đâu khác để thiền định, vướng mắc của tâm thức bám chấp xảy ra trong thiền định sẽ sáng tỏ ngay nơi chúng bị vướng mắc.

Như vậy, đúng như sự thù ghét chắc chắn là bất sinh và tự giải thoát, biết rằng bất cứ dấu hiệu tinh thần nào khởi lên bao gồm tám vạn bốn ngàn phiền não tinh thần, tất cả chúng đều bất sinh và tự giải thoát. Do đó không có quan điểm loại bỏ niệm tưởng và trau dồi tính phi khái niệm. Nếu một thân cây tre rỗng ở bên trong thì mọi thân tre đều rỗng bên trong; nếu một mấu tre đặc thì tất cả mấu tre đều đặc. Nếu biết rằng một giọt nước thì ướt, bạn biết rằng tất cả giọt nước đều ướt. Tương tự, nhờ biết rằng ví dụ một của niệm tưởng là bất sinh và tự giải thoát, bạn biết được rằng mọi niệm tưởng đều bất sinh và tự giải thoát. Việc xác quyết một ví dụ của ý thức tinh thần là bất sinh và tự giải thoát được gọi là “sự xác quyết trên nền tảng chỉ trên một ví dụ”. Nếu người ta không chấp nhận ví dụ đó của ý thức, thì hãy tìm kiếm điều gì khác, vì chẳng có gì để nhận dạng: nên được gọi là “sự nhận dạng trên nền tảng của chính mình.” Vì đặc tính của nó được bộc lộ như sự tự giải thoát nên nó được gọi là “xây dựng tự tin trên nền tảng của giải thoát.”

Trong việc xây dựng tự tin trên nền tảng của giải thoát có bốn con đường giải thoát lớn. Bất chấp niệm tưởng nào khởi lên đăïc tính của chúng vẫn là giải thoát bổn nguyên, tự giải thoát, giải thoát tức thời và hoàn toàn giải thoát. Khi một niệm tưởng bám luyến đột ngột khởi lên, đặc tính của nó vẫn là giải thoát bổn nguyên nên giờ đây không có nền tảngï thêm vào của giải thoát. Nó tự giải thoát chính nó, không được giải thoát bởi bất kỳ ai khác, nên không có sự giải độc nào khác để giải thoát nó. Khi một niệm tưởng tự nó quán sát lập tức, nó không có tự tánh và chẳng có gì để thấy; vì nó lập tức giải thoát, nó thay đổi. Vì niệm tưởng khởi lên xảy ra bởi chính nó nên nó cũng hoàn toàn giải thoát; thế nên bây giờ không cần cố gắng để giải thoát nó.

Nếu một niệm tưởng khởi lên, nó là sự giải thoát bổn nguyên, nếu hai niệm tưởng khởi lên, chúng đều tự giải thoát, giải thoát lập tức và hoàn toàn giải thoát. Vì cho đến nay, điểm trọng yếu của cách thức giải thoát của chúng chưa được tìm hiểu, nên niệm tưởng bám chấp theo cách thông thường; và kết quả là bạn lang thang trong chu trình sinh tử và chẳng có thời gian khi bạn giải thoát. Bây giờ, với bốn loại giải thoát, bạn đã biết được vấn đề. Một khi vị thầy tâm linh của bạn chỉ ra nó và sự chắc chắn giải thoát đã xuất hiện, những gì bạn phải làm bây giờ với thiền định là cần sử dụng việc vô hiệu hóa về bám chấp tâm thức phải không? Bất cứ những gì xuất hiện hãy để chúng đi như sự tự giải thoát. Đừng thiền định; hãy để sự nhận biết tự do lang thang. Hãy đặt sự nhận biết của bạn một cách bình đẳng.

Có bốn loại giải thoát không khởi nguyên từ các hướng dẫn thâm sâu của vị thầy tâm linh. Bạn không phát hiện chúng bởi những người can đảm, tốt bụng. Bạn không tình cờ phát hiện chúng bởi người rất may mắn. Đặc tính của tất cả chúng sanh vẫn là bốn loại vĩ đại này, nhưng không nhận ra chúng là sự giải thoát. Bị trói buộc bởi sự không thể bám chấp, họ vẫn còn lang thang trong chu trình sinh tử. Trong lúc lang thang họ chưa từng tách khỏi bốn con đường giải thoát lớn. Việc tách rời họ khỏi chúng là điều không thể, và chúng cũng sẽ không như vậy. Trong khi đặc tính của họ là giải thoát, mà vì bám chấp nên họ là chủ thể của nhầm lẫn và tiếp tục kinh nghiệm đau khổ.

Chẳng hạn ngay cả khi họ chịu kinh nghiệm đau khổ của địa ngục Avici (A Tỳ – Vô Gián) họ chịu đựng mà không nhận biết rằng đặc tính của họ vẫn tồn tại trong bốn loại đại giải thoát. Nếu biết được đặc tính bẩm sinh của niệm tưởng đau khổ là giải thoát thì họ sẽ chẳng bị bất kỳ đau khổ nào nữa. Đối với người bị ba loại vô minh che ám, họ không biết cách thức giải thoát của chúng.

Dù bạn tiếp nhận giáo lý truyền miệng này hoặc học tập bản văn viết, thì điều quan trọng nhất là áp dụng giáo lý này vào thực hành. Vì đây là giáo lý Atiyoga nên việc cố thực hành chúng là vô ích nếu chính bạn không tận tâm với các thực hành chuẩn bị.

Hãy nhấn mạnh việc thực hành của bạn hơn là suy nghĩ về việc bạn làm thế nào để có thể phổ biến giáo lý này cho người khác. Kể với người khác về giáo lý này là không lợi ích hoặc đảm nhận vai trò của một vị thầy tâm linh nếu bạn chỉ có hiểu biết dựa trên khái niệm và có thể bạn thực sự gieo trồng hạt giống cho việc tái sanh thấp. Hãy áp dụng giáo lý vào thực hành, có kinh nghiệm trong chúng và sau đó bạn có thể giảng dạy từ chính sự nhận biết của bạn. Nếu không đủ phẩm tính để dạy điều này, thậm chí nếu bạn nghĩ mình hành động vì lòng vị tha hay lòng bi thì bạn đang tạo sai lầm. Hãy thận trọng khi gán những động cơ cao quý cho chính bạn. Nếu bạn nghĩ có thể phục vụ cho Giáo Pháp hiệu quả hơn vác vị đại lama – như Đức H.H. Dalai Lama, H.H. Dudjom Rinpoche, Gyalwa Karmapa, v.v... – bạn cần suy nghĩ lại. Trái lại, nếu bạn tham gia trong thực hành này đơn thuần vì lợi ích chúng sanh thì điều đó là tốt. Nhưng hãy nhớ rằng rất khó có được động cơ thoát khỏi tám mối quan tâm thế gian và tất cả dấu vết của sự tự cho mình là trung tâm

Giữa hai loại của Tâm linh Tỉnh Thức – tâm linh khao khát tỉnh thức và tâm linh mạo hiểm hướng đến tỉnh thức. Bây giờ với chúng ta nên tập trung thật sự vào cái trước. Tâm linh mạo hiểm hướng đến tỉnh thức đòi hỏi nền tảng vững chắc trong việc lắng nghe, tư duy, và thiền định, cũng như rèn luyện tất cả sáu hoàn thiện (lục ba la mật). Điều này thật không dễ dàng. Hãy nuôi dưỡng chính bạn như cha mẹ nuôi con. Hãy tự chăm sóc, cho chính bạn ăn bằng thực hành và cuối cùng khi đến lúc trưởng thành tâm linh bạn sẽ có khả năng làm bất cứ điều gì cần thiết. Nếu bạn thật sự muốn phục vụ Giáo Pháp và chúng sanh, hãy sử dụng những gì bạn đã có để đáp ứng lý tưởng cao thượng và tôn quý này, cụ thể là sử dụng thân, khẩu, ý của bạn. Ví dụ, với thân, bạn có thể cúng dường đảnh lễ và tham gia vào các thực hành sùng kính khác nhau. Về mặt phục vụ chúng sanh hãy thực hành hoàn thiện thứ nhất, sự hoàn thiện của rộng lượng (bố thí ba la mật). Hãy bố thí và giúp ích theo cách mà bạn có thể, hoặc vật chất hay cách khác. Sau đó thực hành dần dần hết năm hoàn thiện khác. Hãy trau dồi và thực hành các hoàn thiện trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Phát triển qua rèn luyện trong các thực hành này một cách dần dần, tích lũy công đức và tịnh hóa dòng tâm thức bạn. Đó chính là cách phục vụ chúng sanh thiết thực bằng phương tiện của thân, khẩu và ý bạn. Song, nếu không có bất cứ kinh nghiệm thực sự nào về Đại Viên Mãn, những khó khăn sẽ xuất hiện từ việc cố giảng dạy nó. Trái lại, nếu áp dụng giáo lý này vào thực hành, sự nhận biết sẽ dần dần xuất hiện, và bạn sẽ ở vị trí chia sẻ giáo lý này với người khác.

Một nguồn kinh điển khác về bốn loại đại giải thoát là Tantra Nguyên Thủy về Âm Thanh Thấm Nhuần:

Tánh giác (sự nhận biết) của chính bạn thoát khỏi sự khái niệm hóa nên nó có bốn loại đại giải thoát. Vì nó giải thoát bổn nguyên (là quan điểm không thay đổi bất cứ thứ gì), đó là không có nền tảng thêm vào. Vì nó tự giải thoát (là quan điểm không nghiên cứu tra xét) nên không có sự giải độc. Vì nó giải thoát lập tức (là quan điểm hãy để nó trong trạng thái của riêng nó), nó biến mất ngay nơi nó được thấy. Vì nó hoàn toàn giải thoát, nên không có nỗ lực.

Sự giải thoát bổn nguyên hiện nay có nghĩa chẳng có gì đặc biệt để làm và không có gì cần thay đổi , vì sự nhận biết là giải thoát bổn nguyên giống như mặt trời hiện diện từ ban sơ, ngay cả dù nó có thể bị mây tạm thời che phủ. Vì sự nhận biết tự giải thoát nên không cần giải độc khác như thiền định. Tuy nhiên, cho đến khi chúng ta vẫn còn đang trên con đường, những kỹ thuật thiền định là cần thiết; nói một cách thực tế chúng ta cần phải sử dụng chúng.

Về mặt giải thoát tự nhiên của sự nhận biết, không phải nhận biết biến mất “ngay nơi nó được thấy” mà đúng hơn là ngay lúc nhận ra bản tánh của nhận biết, mọi bất tịnh và che ám biến mất lập tức. Điều này giống như sự tương tự của sợi dây mà tưởng là con rắn. Ngay khi bạn thấy nó thực sự là một sợi dây, toàn bộ hình tướng của con rắn lập tức biến mất. Vì thế, không có gì cần tác động vào tâm để làm mất tác dụng những bất tịnh và làm nó biến mất. Chẳng có điều gì làm chúng biến mất hay bất cứ thứ gì ngăn cản chúng khỏi biến mất. Sự nhận biết là “hoàn toàn giải thoát,” vì sự giải thoát tuyệt đối, hoàn toàn của nó về mặt bên trong và bên ngoài và về mặt ba thời – quá khứ, hiện tại và tương lai. Do đó không cần nỗ lực sử dụng thân, khẩu và ý để giải thoát nó.

Chuỗi Ngọc Trai trình bày:

Vì nó giải thoát bổn nguyên nên cao quý vĩnh viễn. Vì nó tự giải thoát nên hoàn cảnh khách quan bị cạn kiệt. Vì nó giải thoát lập tức nên hình tướng là thanh tịnh. Vì nó giải thoát khỏi các cực đoan nên bốn lựa chọn được tịnh hóa. Vì nó giải thoát khỏi tính độc nhất nên vô số trở nên trống rỗng.

Trong sự tự giải thoát của nhận biết, nguyên nhân và hoàn cảnh hoàn toàn biến mất. Trong sự giải thoát tức thời của nhận biết, hình tướng là thanh tịnh bổn nguyên. Sự thanh tịnh như vậy không xảy ra sau một lúc nào đó và cũng không đến từ bất cứ đâu khác hơn là chính bản tánh của nhận biết. Sự nhận biết giải thoát khỏi mọi thái cực của thường kiến, đoạn kiến v.v.. “Bốn lựa chọn” là hiện hữu, không hiện hữu, cả hai hiện hữu và không hiện hữu, và chẳng hiện hữu cũng không phi hiện hữu. Sự nhận biết giải thoát khỏi bất cứ bốn lựa chọn này. Vì nó là bản tánh duy nhất của toàn thể luân hồi và niết bàn, nên sự nhận biết là “vô số trở nên trống rỗng.”

Do đó, vì mọi âm thanh và sắc tướng vẫn trong bốn loại giải thoát, chúng không bị trói buộc bởi bất cứ thứ gì. Mọi sự đều tự hiện từ trạng thái của chính nó và tự-giải thoát. Bất cứ những gì xuất hiện đều thoát khỏi ba thái cực, sinh, trụ và diệt, nên tự thân thực tại là sự tự-xuất hiện. Do đó, chỉ tùy theo vị thầy tâm linh chỉ ra điều này, một khi biết tự thân thực tại là tự-xuất hiện bạn sẽ nhận ra sắc tướng và ý thức như tự thân thực tại.

Trong bốn loại giải thoát, chẳng có gì bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì, nhưng trong chu trình sinh tử, chúng ta bị ràng buộc bởi sự tự bám chấp, bám chấp vào bản ngã cá nhân và bám chấp vào hiện tượng. Tuy nhiên, về mặt bản tánh riêng chúng việc nhắc đến bốn loại giải thoát, mọi âm thanh và sắc tướng đều không bị ràng buộc bởi bất cứ thứ gì cũng chẳng có gì giải thoát chúng; nên sự giải độc là không cần thiết.

Tôi đã quan sát rằng nhiều người trong các bạn khi thiền định giống như một cây cung căng thẳng tìm mục tiêu và hướng mũi tên đến mục tiêu. Tâm các bạn đầy căng thẳng và bạn cố giữ chắc. Mặt khác, sự trang nghiêm và kiên nhẫn như vậy là tốt. Bạn bị mê hoặc với đối tượng thiền định của mình giống như con nai bị thôi miên bởi âm thanh của đàn guitar. Trái lại, quá nhiều căng thẳng và nỗ lực trong thực hành có thể tạo ra vấn đề. Bạn quá căng thẳng, cố bám chặt vào đối tượng mà nó xuất hiện thay đổi bất thường. Để chống lại việc căng thẳng, sinh động thái quá. Hãy nhẹ nhàng một chút trong thiền định. Hãy để tâm bạn được nhiều khoảng không hơn.
Hãy nhớ phép loại suy về việc thuần hóa con ngựa hoang trước đây. Nếu bạn hùng hổ nắm chặt dây cương buộc ngựa và kéo mạnh trong lúc nhăn mặt và cố giữ con ngựa, thì nó cũng sẽ phản ứng hung hăng. Điều này sẽ chỉ làm cả hai thêm mệt. Một cách tiếp cận khéo léo hơn là thuần phục con ngựa này một cách nhẹ nhàng, nên con ngựa này cũng sẽ phản ứng nhẹ nhàng. Tôi nghĩ đó là trí tuệ trong cách tiếp cận này vì chính bản chất của việc kỷ luật và cái chịu kỷ luật đều là sự nhận biết. Do đó, nếu bạn chọn cách tiếp cận nhẹ nhàng và dễ dàng này, tôi nghĩ sẽ có ít vấn đề hơn.

Bất kể những gì xuất hiện đều giải thoát trong chính trạng thái của nó, nên hình tướng thoát khỏi sự xác nhận và phủ nhận, như đã được trình bày trong tantra nguyên thủy về Sự Thể Nhập Của Âm Thanh:

Vì thế, mọi sự đều là tự thân thực tại, và tách khỏi điều này thì chẳng có gì để chấp nhận và chẳng có điều nhỏ nhất nào bị bỏ qua. Bất cứ những gì xuất hiện đều là tự thân thực tại, và tách khỏi điều này chẳng có tự thân thực tại nào được tính toán trước. Bất kể những gì được làm, tính không khái niệm xuất hiện. Không lấy hay bỏ, nó là sự tự-hiện.
Quyển Khảm Châu Báu trình bày:

Khi thể nhập ý thức chiếu sáng trên đối tượng, sắc tướng là sự tự-hiện. Vào lúc đó hãy để ý thức được tự do.

Tánh Giác Tự-Hiện trình bày:

Ý nghĩa của việc chẳng có gì để thiền định là không loại bỏ bất cứ thứ gì. Nếu không bám chấp hay bám luyến, bạn phát hiện sự không thể vượt trội. Không có sự loại bỏ và thoát khỏi một đối tượng là bị loại bỏ, không có người loại bỏ đối tượng vậy làm thế nào có bất cứ gì bị loại bỏ?

Đồi Châu Báu trình bày:

Ôi, Ngữ Vajra, với ý thức rỗng không của Ngài quán sát trí tuệ bổn nguyên của mọi hình tướng. Tất cả hình tướng của mỗi loại xuất hiện để giúp đỡ nó – kỳ lạ thay!

Ý thức của bạn là ý thức rỗng không, vì nó không có bất cứ loại thực chất, bản chất hay cốt tủy nào. Hình tướng được biểu lộ sáng tạo của nhận biết, mà đúng hơn là chúng xuất hiện để trợ giúp nhận biết. Điều này giống như mối tương quan giữa bùn và hoa. Bùn không cản trở hoa mà đúng hơn là giúp hoa nở.

Bất cứ những gì xuất hiện, nó đều bất động từ nền tảng của nó – ha, ha! Với nhận biết rỗng không của bạn quán sát hình tướng hoàn toàn giải thoát. Chúng vĩ đại như sự giải độc của chính chúng. – ngạc nhiên thay! Các phiền não tinh thần giải thoát trên chính chúng – ha ha! Với tánh giác rỗng không của bạn, quán sát bản chất không thực46 đó là giải thoát bổn nguyên. Không cần nỗ lực, kết quả được thành tựu – ngạc nhiên thay! Do biết một điều, tất cả luân hồi và niết bàn đều tịnh hóa trong tính bất nhị – ha ha!
Một lần nữa Tánh Giác Tự-Hiện trình bày:

Đừng bám chấp hình tướng. Đừng khẳng định không hiện hữu. Đừng loại bỏ hiện hữu. Đừng thành tựu Phật quả. Đừng thực hành thiền định. Đừng trau dồi cái thấy. Đừng ngưng lại với hình tướng lừa dối. Đừng kinh nghiệm hình tướng thanh tịnh.

Luận thư này cũng trình bày:

Với cái thấy hãy quán sát trí tuệ bổn nguyên tự-hiện. Nó vượt lên đạo đức và đồi bại, thiền định và cái thấy – ngạc nhiên thay! Không lay chuyển nền tảng, bất cứ hành động nào của thân bạn thực hiện, chúng đều thoát khỏi đạo đức và đồi bại, lợi ích và gây hại – ha ha!

Trong cách kinh nghiệm này, bất cứ hành động nào của thân bạn thực hiện, nền tảng vẫn không lay chuyển. Điều này có thể hiểu dưới dạng đại dương. Ngay cả dù mặt biển có thể chuyển động thành sóng nhưng dưới đáy sâu lại không chuyển động. Tương tự, hành động của thân giống như sóng trên mặt biển trong khi bản tánh của nhận biết giống như dưới đáy biển.

Hãy quán sát loại đặc tính hiện diện của sự vật. Các hình tướng này không thay đổi vẻ ngoài hoặc đổi màu sắc của chúng, bất cứ hạnh phúc hay đau khổ nào bạn diễn trong đời sống, trong thực tại chẳng có thay đổi – ha ha! Hãy quán sát trí tuệ bổn nguyên đại rỗng không, đó là suối nguồn của mọi sự. Đa dạng các hoạt động tưởng tượng và hồi ức xuất hiện – ngạc nhiên thay! Bất cứ những gì được làm đều giải thoát, không sinh ra, trong sự phát triển bất tận – ha ha!

“Loại hiện diện” này đơn giản ám chỉ bản chất của hiện tượng. Hình tướng không thay đổi theo bất kỳ cách nào về mặt bản tánh thực sự của chúng. Toàn bộ trích dẫn này ám chỉ bản tánh của sự nhận biết. Dĩ nhiên, trên bình diện quy ước hay tương đối, có sự hoan hỷ, phiền muộn và nhiều thay đổi; nhưng bản tánh của nhận biết vượt lên bất cứ sự thay đổi như vậy. Các hoạt động đều xuất hiện tự nhiên; chúng tự-hiện.

Thành Tựu Tối Cao Toàn Khắp trình bày:

Hãy không sao lãng khỏi cái thấy của niệm tưởng giải thoát trong trạng thái của chính chúng; hãy để mặc chúng trong bản chất của chúng không nỗ lực. Mọi sự đều tự-hiện và giải thoát trong chính trạng thái của chúng.

Vì thế, mọi hiện tượng hình tướng và ý thức chẳng bị điều gì trói buộc và chẳng được giải thoát bởi điều gì. Khi bạn nhận ra chúng xuất hiện từ trạng thái bổn nguyên thoát khỏi ràng buộc và giải thoát ra sao thì bất cứ chỗ nào cũng chẳng có lấy hay bỏ. Do biết rằng bất cứ những gì xuất hiện đều là bản tánh của tự thân thực tại, tách khỏi điều đó thì chẳng có thiền định cao quý nào để thực hành. Một niệm xấu không bị loại bỏ. Bất cứ những gì xuất hiện đều thoát khỏi sự trói buộc và giải thoát. Trí Tuệ Viên Mãn Trình Bày, “sắc tướng thì không trói buộc và không giải thoát... toàn giác là không trói buộc và không giải thoát.” Hãy nhận ra điều đó và được giải thoát. Kết quả giống như đi đến một hòn đảo đầy châu báu và vàng, mọi sự đều giải thoát trong đại rỗng không của tự thân thực tại. sự thiền định bám chấp đối tượng được giải thoát trong chính trạng thái của nó và bạn sẽ thành Phật không có tiến trình chuyển tiếp.

Hãy nhớ rằng tất cả điều này gắn liền với bản tánh của nhận biết. Từ viễn cảnh đó, tất cả trình bày này vẫn đứng vững. Chẳng có thiền định tối ưu nào được thực hành để ngửi, thấy, hay nắm giữ vào điều gì đặc biệt. Một khi bạn đạt được toàn giác cũng giống như trên một hòn đảo chỉ có vàng và ngọc quý, mọi thứ bạn thấy ở đó đều cùng bản chất. Ở đây, trong nhận thức giác ngộ đó, mọi sự bạn thấy xuất hiện đều như tự thân thực tại nên không có hình tướng thông thường.

Có ba cách thành Phật. Cách tốt nhất là do nhận ra ý nghĩa của bốn loại đại giải thoát và thành Phật trong chính kiếp sống này, như các kết tập của bạn (uẩn) cùng với các nhiễm ô của nó đều biến mất. Cách trung bình là trở thành Phật trong lúc cận tử bằng phương tiện của các hướng dẫn về chuyển di, hoặc thành Phật trong tiến trình chuyển tiếp của tự thân thực tại nhờ năng lực của chân lý biểu lộ thích hợp. Tối thiểu là thành Phật nhờ được giải thoát vào một cõi tịnh độ của Nirmanakaya trong tiến trình chuyển tiếp của sự trở thành, hoặc chọn lựa một nơi sinh tốt, nhận tái sanh, gặp được Giáo Pháp và trở thành Phật. Ở đây là những hướng dẫn về con đường tốt nhất để thoát khỏi sự khao khát samadhi trong tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định, về việc nhận ra bốn loại đại giải thoát và trở thành một vị Phật. Đó là những hướng dẫn về tiến trình chuyển tiếp của thiền quán ổn định được gọi là “sự giải thoát tự nhiên của nhận biết.” Samaya.

Đã niêm, đã niêm, đã niêm.

Để thành tựu Phật quả trong “cách tốt nhất” là đạt được thân cầu vồng, đặc biệt là “thân cầu vồng đại chuyển di,” trong đó bạn hoàn toàn chuyển hóa ngay cả việc chẳng để lại móng tay sau khi chết. Năng lực của chân lý trở thành hiển nhiên bằng phương tiện của hai giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Chìa khóa để thoát khỏi sự khao khát samadhi là giải thoát bám chấp. Vị đệ tử tốt nhất là một “người làm ngay lập tức”, là người có được nhận biết ngay khi bản tánh của sự nhận biết được chỉ ra. Loại người nào là người làm ngay lập tức hoặc là người sẽ đạt thân cầu vồng của đại chuyển di? Đó là người trải qua tiến trình nhiều kiếp, trước tiên đã rèn luyện theo sutra (kinh điển) rồi sau đó theo tantra (mật tông) và cuối cùng theo Đại Viên Mãn. Nhờ phương tiện rèn luyện lâu dài từ kiếp này sang kiếp khác, người như vậy đã chín muồi tâm linh và sẵn sàng đi đến hoàn toàn tỉnh thức.

Người này giống như một garuda (kim xí điểu) lập tức sẵn sàng bay ngay khi mới nở, trái với các loài chim khác phải phát triển và tập luyện đôi cánh trước khi chúng rời khỏi tổ. Vì thế, người làm ngay lập tức cũng giống như kim xí điểu trong khi phần lớn người bình thường chúng ta giống như các loài chim thông thường phải thực hành dần dần. Phải rèn luyện trong sáu hoàn thiện: bố thí, trì giới, v.v.. Nếu hành giả đi theo toàn bộ lộ trình của con đường qua ba vô số a tăng kỳ cuối cùng lên tới thành tựu tột bậc trong giải thoát viên mãn. Tất cả chúng ta ở đây phải rèn luyện dần dần, chúng ta cần tham gia trong rèn luyện và thực hành với thân, khẩu, ý. Theo cách này dòng tâm thức chúng ta sẽ dần dần chín muồi.

Có những luận thư phi thường với các giáo lý uyên thâm về Đại Viên Mãn như là Bảy Kho Tàng Của Longchen Rabjampa, và có những lama phi thường đã đến đây để cống hiến các giáo lý này. Nhờ tiếp nhận các giáo lý như vậy, nhờ đọc các quyển sách từ tác phẩm chính yếu ngày càng phát triển về Đại Viên Mãn được phiên dịch sang ngôn ngữ phương Tây, và nhờ thiền định dần dần, cái thấy của Đại Viên Mãn sẽ được nhận biết.

Những lợi ích của việc tịnh hóa tâm thức phiền não của chúng ta như tham, sân và ảo tưởng là gì? Lợi ích trước tiên là chúng ta sẽ không bao giờ quay trở lại chu trình sinh tử này. Sự giải thoát của chúng ta sẽ không thể thay đổi. Người ta thường nói chúng ta hiện nay là chủ thể của mara, quỷ vương của các kết tập tâm sinh lý của sắc tướng, cảm nhận v.v... Khi tâm chúng ta được tịnh hóa, sẽ chiến thắng các kết tập của mara. Chúng ta thoát khỏi đau khổ và các kết tập. Kết quả của việc tịnh hóa tâm thức phiền não là chúng ta sẽ thấy mọi giáo lý và các vị thầy tâm linh của chúng ta như các bậc hoàn toàn thanh tịnh. Niềm tin của chúng ta trong Giáo Pháp sẽ tăng trưởng to lớn. Chúng ta sẽ thực sự thấy vị thầy tâm linh của mình là một vị Phật. Cái thấy thanh tịnh này không phải là điều gì đó giả tạo hay gian khó. Kết quả khác là khi chúng ta tham gia với chúng sanh khắp thế gian – quán sát họ nỗ lực vì hạnh phúc biết bao nhưng không tìm thấy, họ mong ước thoát khỏi đau khổ và không tìm thấy nó ra sao và phần đông họ tiếp tục gieo trồng hạt giống đau khổ và kết quả của vụ mùa là đau buồn – chúng ta sẽ kinh nghiệm lòng bi vô lượng cho tất cả chúng sanh. Có một số biểu hiện chứng tỏ như một kết quả của việc tịnh hóa dòng tâm thức phiền não tinh thần của chúng ta.

Trái lại, giờ đây khi tâm chúng ta vẫn còn là chủ thể của rất nhiều phiền não tinh thần, chúng ta dao động giữa bám luyến và thù ghét, gây hấn, cạnh tranh v.v... Lòng bi đích thực không phát sinh và chúng ta tiếp tục tham gia trong các hoạt động bất thiện nhiều lần. Tới mức độ như chúng ta tiếp tục theo đuổi khuynh hướng bất thiện, chúng ta giống như Angulimala, người xâu các ngón tay của tất cả những người bị ông ta giết thành chuỗi. Nếu tiếp tục trong những khuynh hướng bất thiện thì giáo lý Đại Viên Mãn sẽ chẳng lợi ích gì cho chúng ta.

Người có ít hiểu biết về Phật giáo có thể tiếp nhận giáo lý này, chừng nào họ còn làm như vậy với mục đích thực hành. Nếu động cơ của bạn đơn giản là tò mò thì giáo lý này sẽ chuyển thành chất độc với bạn. Để minh họa cho điều này, có lần có hai người đến một vị lama để được chỉ dẫn tâm linh. Vị lama ban cho họ giáo lý về Đại Viên Mãn. Một người hiểu được âm thanh của giáo lý và nhập thất để áp dụng giáo lý vào thực hành. Người kia nghe được giáo lý Đại Viên Mãn rồi bỏ đi với ấn tượng rằng vị lama đã nói không có khác biệt giữa đạo đức và đồi bại. Nghĩ rằng không cần phải từ bỏ hay đi theo bất cứ gì nên ông ta hoàn toàn không kềm chế, cư xử của ông ta trở nên bất thiện không thể kềm chế. Lỗi lầm của ông ta là suy nghĩ rằng không có khác biệt giữa điều thiện và bất thiện. Sự việc ông ta có nhận thức hoàn toàn sai lầm về giáo lý là nghiệp của ông; kết quả của điều đó là ông tham gia vào tất cả mười hành động bất thiện và các thứ khác. Cuối cùng hai người này gặp lại nhau và so sánh các nhận thức về việc họ đã làm liên quan đến những gì họ nghĩ là đầy đủ với hướng dẫn của vị lama. Họ thấy quan điểm của họ hoàn toàn không tương thích với nhau nên quyết định trở lại vị lama để tìm ra chân lý. Họ đến vị lama và giải thích tình hình. Vị lama nói người đi nhập thất là đúng và người hành động không kềm chế là sai. Vào lúc đó, người bị nói là hoàn toàn sai trở nên rất giận, ông ta tự bào chữa là cùng nhận được giáo lý như người kia, và ông rất siêng năng mà giờ đây lại nói ông ta làm mọi thứ đều sai nên ông ta bỏ đi. Cuối cùng, ông ta tái sanh làm loài vật. Vị hành giả kia trở thành Phật.

Lời răn dạy của câu chuyện và lời khuyên của tôi là bạn nên thực sự thực hành, và nên nhớ rằng hành động của bạn sẽ có nghiệp quả tương ứng. Điều quan trọng là vô cùng chu đáo về hành động của chúng ta. Giống như người thứ nhất trong câu chuyện, chúng ta cần chu toàn về hành vi của mình. Điều quan trọng là thật sự thực hành, thực sự trau dồi lòng bi; và điều rất quan trọng là chúng ta không phạm sai lầm. Việc tôi tiếp tục trở lại chủ đề này không vì tôi nghĩ các bạn khờ dại khiến tôi phải tự lập lại. Thật ra tôi lập lại điều này với hy vọng rằng thực hành của bạn sẽ tiến xa hơn. Lý do cho việc nhấn mạnh lại những điểm này là từ kinh nghiệm của cá nhân tôi. Trước đây đã lâu khi tôi giảng dạy ở Berkeley, tôi giảng về bản tánh của karma, sự bất lợi của chu trình sinh tử, v.v... Sau một lúc các đệ tử yêu cầu tôi ngưng giảng loại chủ đề này vì họ không muốn nghe nhiều về samsara. Tôi nghĩ, “Tốt thôi, đây là một đất nước tự do. Nếu họ không muốn nghe, thế là xong.” Tuy nhiên, khi tôi tiếp tục theo dõi, một số đệ tử vẫn không hiểu. Đừng cố đưa lý do để che đậy những chủ đề không thích, hãy đối mặt với chúng. Đó là cách phản ứng tốt nhất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2025(Xem: 301)
Duyên là những điều kiện cần và đủ để một việc được thành công như đúng thời cơ, đúng nguời, đúng phương tiện, đúng việc. Duyên nào đã đưa tôi được tháp tùng theo chuyến hành hương của Tu Viện Quảng Đức-Úc Châu do Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng làm trưởng đoàn, tổ chức từ 11/11/2024 đến 30/11/2024 . Chuyến đi đã khép lại nhưng những nhân duyên cùng những chuẩn bị, những kỷ niệm, những cảm nhận trước, trong và sau chuyến hành hương vẫn còn rất sống động trong tôi.....
08/11/2024(Xem: 976)
HIẾM NGƯỜI SỐNG MÀ BIẾT CHUẨN BỊ CHO KIẾP SAU! Cái vòng quay của thời tiết xuân hạ thu đông không làm cho ta lo lắm vì ta thấy ta còn tất cả, vẫn những người yêu thương ta đó, vẫn căn nhà đó, vẫn tiền bạc đó, vẫn sự nghiệp đó, nó vẫn đi tiếp, không có gì làm ta phải lo và chính cái không lo này làm cho ta chủ quan.
22/08/2024(Xem: 737)
Khí hậu Texas (TP Houston) hơi hầm vào Mùa Hè nhưng mọi người về khá đông trong 3 ngày. Đặc biệt, ngày thứ Hai (August 19) số người lên tới gần 1000 người. Vậy nhưng, sự nhẫn nại và lòng kiên trì của tất cả quý Phật tử (gồm nhiều cộng đồng như Tây Ban Nha, Việt, Đài Loan và Mỹ) đã tạo nên một KHOÁ TU MÙA HÈ 2024 đầy rực rỡ và tràn ngập năng lượng yêu thương. Buổi phỏng vấn và phát biểu của quý thiền sinh vào buổi trưa thứ Hai có nhiều người đã bậc khóc vì an lạc! Thiện Trí cảm ơn Thầy Trụ Trì Trúc Lâm đã tạo duyên lành cho Khoá Tu lần thứ 3 này tại Tu Viện Trúc Lâm Houston. Thầy cảm ơn tất cả quý vị volunteer đã dành hết tấm lòng phụng sự để khoá tu thành tựu viên mãn. Chúc lành đến tất cả! Namo Buddhaya 🙏☘️
10/08/2024(Xem: 1711)
ột người tâm không tĩnh thì rất khó suy nghĩ cặn kẽ một vấn đề gì đó, xã hội hiện đại là một thời đại rối ren, con người sống và làm việc cũng đều rất kiêu căng, xốc nổi. Chỉ có người nào tĩnh tâm thì mới có thể cẩn thận quan sát thời thế, suy xét một cách sâu sắc để có được cách giải quyết vấn đề hoặc hiểu được con người một cách chính xác.
14/07/2024(Xem: 1563)
Trong cuộc sống hiện nay, sự đa chiều và phức tạp của xã hội từ các mạng lưới truyền thông đã làm ảnh hưởng tâm trí của con người rất nhiều. Sức chứa từ não bộ thì giới hạn mà chúng ta lại ôm vào nhiều thông tin quá tải đã đưa chúng ta đến việc căng não, stress, áp lực và từ đó chúng ta sinh ra sự cáo gắt, trầm cảm, giận vô cớ, khổ đau từ những việc không đâu. May mắn thay, Thiền đã xuất hiện. Thiền Thực Nghiệm giúp đưa chúng ta tìm lại được những khoảnh khắc bình yên cho THÂN và TÂM. Ngoài ra, Thiền còn mang lại năng lượng tích cực tuyệt vời mà chỉ khi nào chính chúng ta cùng ngồi lại thật sự với năng lượng đó trong một lớp học hay khóa tu trọn vẹn, thì mỗi chúng ta mới “cảm” được hết cái năng lượng ấm áp đó từ Thiền tập.
03/07/2024(Xem: 1455)
Như vậy là các bạn học sinh sinh viên đã chính thức nghỉ hè. Với các em, đây là quãng thời gian quý giá để nghỉ ngơi, thư giãn, phát triển bản thân, tìm hiểu và học hỏi những gì hợp nhất, cần nhất, tốt nhất cho chính mình. Nắm bắt được nguyện vọng và nhu cầu này, năm nay một chương trình rất thú vị được tổ chức ngay trong những ngày tới. Với chủ đề “Ươm Mầm Thiện Nhân”, trại hè Phật Giáo tổ chức tại chùa Đại Tùng Lâm Hoa Sen mong muốn tạo môi trường sinh hoạt hè bổ ích giúp các bạn trẻ, đặc biệt là gieo thiện duyên để các em biết đến Đạo Phật và được trải nghiệm tu học Phật Pháp, tiếp thu những giá trị tốt đời đẹp đạo mà Đức Phật đã tìm ra và để lại cho chúng ta để ứng dụng vào đời sống học tập, làm việc, sinh hoạt hàng ngày.
07/05/2024(Xem: 3198)
Join us for this 7 day transformational retreat on Serenity island in Fiji with Dr Martin Nguyen TCM 27th May to 2nd June 2024 This Discover Serenity retreat integrates: Body Pulsing Negative Energy Release, Freedom Meditation, Serenity Qi Gong, Kava Ceremony, Transformational Workshops & Group activities, Beach Walks, Sunrise Meditation & Night Star gazing. Fijian Culture and Nature Immersion Inclusions: 6 Nights accomodation in beach front bure with ensuite &AC Organic herbal tea & bottled water Daily detox break fast, Fijian lunch & dinner Serenity island activities: snorkelling, kayaking, fish feeding tour, basket weaving & baby turtle care. 90 min Fijian full body massage x 1 2 hrs Island hopping & snorkelling tour x 1 (optional) 2 hrs Sand bar reef snorkelling tour x 1 (optional) 1 hr Traditional Fijian cooking class x 1 Body Pulsing Negative Energy Release, Freedom Meditation, Serenity Qi Gong, Kava Ceremony, Transformational Workshops & Group activities,
03/04/2024(Xem: 2872)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Xin thông báo tổng quát lịch Pháp thoại, khóa tu, Phật sự và hành hương của Thầy Tánh Tuệ năm 2024 Kính chia sẻ cùng chư Tôn đức, Pháp hữu và qúy Phật Tử lịch trình Hoằng Pháp, sinh hoạt tu học & Phật sự... với sự chia sẻ của Th Tánh Tụê cùng với sự hiện diện của chư Tôn đức tham dự trong tháng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11- 2024
07/10/2023(Xem: 3003)
Thân đau yếu là để dạy cho Tâm biết Vô Thường!! - Thân thể đau yếu, bệnh tật là để tâm khởi lên sự chán ghét thế gian và có tác dụng làm sụp đổ các hy vọng . Tâm điên đảo, vọng tưởng chạy theo đủ thứ suy nghĩ là để giúp cho chúng ta thấy rõ cái đam mê, cái tham ái vào bản ngã.
31/07/2021(Xem: 6951)
Quyển sách nầy có 22 tác giả đóng góp bài vở, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh. Sách do ba tổ chức tại Hoa Kỳ xuất bản. Đó là: Ananda Viet Foundation, Bodhi M.Foundation và Lotus Media xuất bản nhân lễ Phật Thành Đạo, Phật Lịch 2563, Dương Lịch 2019. Sách có độ dày 280 trang, khổ A5, in trên giấy thường, hình bìa trình bày rất trang nhã. Ban Biên tập gồm ba người. Đó là Đh Tâm Diệu, Đh Nguyên Giác và Đh Tâm Thường Định.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]