Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuỳ bút: Ăn Chay Trường

18/10/202418:34(Xem: 684)
Tuỳ bút: Ăn Chay Trường



an chay truong (2)


Tuỳ bút

 ĂN CHAY TRƯỜNG

 

 

        Cách đây hơn 3 năm, khi được một chàng thanh niên Phật tử đang sinh hoạt và tu tập tại Đạo tràng chùa Sắc Tứ Kim Sơn (trên núi Gành, Vĩnh Ngọc) thổ lộ cho biết “Cháu ăn Chay trường được 4 năm rồi, chú ạ!”, tôi rất vui mừng và thật lòng khâm phục… gần sát đất. Khâm phục lắm, vì được biết là chàng trai này tự dưng chán ngán ăn Mặn, tự nhiên thích ăn Chay, không phát nguyện phát tâm gì hết mà chuyển qua ăn luôn một lèo suốt 1.460 ngày thông xuôi, vẫn duy trì trường trai như các vị xuất gia đáng kính và có thể tiếp tục đến trọn đời. Tôi khâm phục lắm, vì mình không được thiện duyên đó, mình chưa thực hiện được chuyện ẩm thực chuyển hoá từ tanh tao sang thanh tao dài hạn đó, trong thâm tâm thật sự đã ước gì mình được như vậy. Lúc nghe được chuyện, tôi đã cảm tác một bài lục bát gửi tặng chúc mừng và khích lệ chàng trai đạo hữu:

 

Nhẹ nhàng trờ tới thiện duyên

Cơm chay ngon miệng

Tự nhiên an lòng

Mới đây thịt béo rượu nồng

Trưa ăn chiều nhậu quay mòng cuộc chơi

Một chiều tỉnh ngộ

Thảnh thơi

Tương chao rau đậu tuyệt vời bữa cơm

Tịnh trai mới biết thật ngon

Lòng an

Khẩu tịnh

Tâm hồn khiết thanh

Bỗng dưng

Không nguyện mà thành

Chay trường đã được bốn năm diệu kỳ

Đường đời trúc trắc vẫn đi

Thênh thang nẻo đạo ta thì tấn tu

Thiện duyên hương vị nhà trù

Cơm nhà đạm bạc

Cơm chùa an vui

Bốn năm

Nâng bát lặng ngồi

Tạ ơn Tam Bảo

Mỉm cười

Ăn Chay!

 

        Rằm tháng 9 năm Kỷ Mão 2023, cách đây tròn một năm, tôi đã chuyển qua ăn Chay với hướng tới là lâu dài (trường trai). Tự động như một cỗ máy được bấm nút thanh lọc dầu mỡ nhớt và phụ kiện để tiếp nhận nhiên liệu mới. Không hề có phát nguyện gì hết. Đơn giãn chỉ vì đã chán ngán tôm cua cá thịt tanh tao, không còn thích ăn Mặn, cứ vậy mà ăn Chay ngày 3 bữa cùng với “đạo hữu bà xã”, người đã luôn hoan nghênh và hỗ trợ tận tình để tạo thuận lợi cho tôi “Mặn ngã Chay”.

        Được một năm rồi đó. Một năm ăn Chay suôn sẻ, không gặp bất cứ chướng duyên trở ngại nào, không thèm thuồng bất cứ món Mặn nào cho dù đó là món sơn hào hải vị, cho dù đang ngồi trước một bàn tiệc đầy đặc sản cao sang đắt tiền hấp dẫn bắt mắt.  Một năm chuyển qua ăn Chay không gượng gạo, không cố ráng, không câu nệ tiểu tiết, không đòi hỏi phải ngon lạ cầu kỳ, mà rất giản dị đạm bạc. Tôi đã cảm nhận được sự thoải mái, nhẹ nhàng thân tâm nên qua chừng nửa năm thì chuyện mình ăn Chay đã trở thành chuyện bình thường, rất bình thường. Tôi đã gặp được thiện duyên, được đón nhận để thực hiện điều mình từng ao ước sau khi nghe biết chuyện ăn Chay trường của chàng thanh niên Phật tử. Duyên đúng độ chín muồi thì rụng xuống, ùa đến thôi, mình an nhiên nhận lấy chứ không phải trước đó ngồi suy tư trăn trở, dụng công tính toán, lên kế hoạch, sắp xếp sửa soạn hay phát nguyện khấn cầu bất cứ điều lợi lạc gì!

        Đã gẫm ra do Duyên rồi, nên cũng gẫm ra nhờ cái Nhân có sẵn, tích tụ từ nhiều năm về trước chứ không phải tự nhiên bỗng dưng hay tự dưng bỗng nhiên  mà có.

        Nghe Mẹ kể, từ hồi còn nhỏ, bé Hữu “Mười Dư” đã nủng nịu đòi ăn cơm trắng với xì dầu, chỉ xì dầu và cơm trắng thôi, ăn từ khi 4 tuổi đến gần 6 tuổi, nhất định không ăn tôm cua cá thịt, làm Mẹ phải lo lắng tìm cách bổ sung dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm sữa, trái cây, thuốc bổ… với một “chế độ ăn uống” khác biệt anh chị em trong nhà. Đã vậy, bé còn không chịu nói, ai cũng tưởng bé bị câm, đến 4 tuổi mới bập bẹ, lớn chút nữa thì ít nói cười nhiều, rồi trưởng thành thì nói ít viết nhiều dữ thần, hihihihi…


an chay truong (1)



        Những năm xưa, khoảng năm 1983 đến 1988, khi mới “nhập Đạo”, thời gian  xuống tóc - trì chú - học kinh - tập thiền để sám hối hướng thiện, tôi đã phát nguyện ăn Chay trường. Rồi tháng ngày làm công nhân thuỷ lợi lao động khó nhọc tôi cũng lập ra nhóm “lính lác ăn Chay”, có 4 đến 5 em trai trẻ cùng ăn với tôi rất hào hứng và lạ lẫm lạ lùng, không biết là đã làm khổ gây khó hay làm nhẹ vơi gánh nặng cho “chị nuôi công trường”. Khi lâm bệnh nặng về nhà dưỡng bệnh, thất nghiệp, tôi cũng đã phát nguyện ăn Chay trường để viết kinh, trì chú Dược Sư suốt mấy tháng trời... Đến thời gian sau này khi còn sống với nghề “viết văn - viết báo Đời”, thỉnh thoảng tôi cũng có phát nguyện, đúng là phát nguyện ăn Chay, nhưng dài nhất chỉ là một tháng, còn lại là 10 ngày, đa số là 4 ngày hoặc 2 ngày (rằm và mồng 1 âm lịch)…

        Từ khoảng năm 2016, khi nhà còn ở trung tâm phố, tôi đã bắt đầu dùng bữa điểm tâm sáng hoàn toàn Chay, không thích ăn các món bún mì phở có tôm cua cá thịt. Bữa ăn sáng chỉ là bánh mì chấm sữa, bánh mì ngọt, bánh tiêu, giò cháo quẩy, bánh ú bánh tét và đặc biệt là xôi, xôi thì ăn liên tiếp cả tuần vẫn không ngán. Vậy, có thể tính mỗi năm tôi đã thực hiện được 365 bữa sáng ăn Chay, từ hồi đó đến nay cũng đã được tròm trèm 8 năm, cứ nhân lên thì thấy cũng khá bộn rồi!

        Một năm ăn Chay đã trôi qua, đôi lúc ngồi tư lự trò chuyện với chính mình, hỏi thật mình có thèm món Mặn nào không, có mơ tưởng hay thèm thuồng món thịt cá tôm cua nào mà trước kia mình cho là khoái khẩu không, có thấy người khác ăn Mặn mà chảy nước miếng không, hihihi, hỏi thật thì cũng đáp thật là không, là chớ hề!

       Nếu như có rơi vào tình cảnh buộc phải ăn Mặn thì sẽ tuỳ duyên với cái tâm vô tư, không vướng chấp câu nệ, tỷ như được bạn bè đãi bữa cơm Mặn do vô tình không biết là mình ăn Chay trường, vì có nói ra đâu mà bạn biết, thì mình vẫn vui vẻ “thọ thực” để bạn vui, sẽ không có ai thấy mình có lỗi sơ suất, nhẹ nhàng lướt qua và rồi chuyện nhỏ đó sẽ trôi đi mất hút…

        Còn muốn viết nữa, viết về những lợi lạc có được sau một năm ăn Chay mỗi ngày ba bữa, nhận biết rõ ràng rõ rệt chứ không phải tưởng tượng, nhưng mà thôi, dài dòng luộm thuộm quá, vậy là ổn rồi, cứ tiếp tục thôi. Bây giờ, chỉ mong muốn một điều là chuyện ăn Chay Trường của mình sẽ được "Trường" dài dài chứ đừng bị chướng duyên nghịch cảnh cắt khúc, đứt đoạn.

        Cảm ơn những tháng ngày của một năm chay tịnh và không quên cảm ơn “đạo hữu bà xã” đã đồng hành, đã lo toan chăm chút những bữa Chay rau củ quả đạm bạc nhưng luôn đầy đủ chất dinh dưỡng,  đang khi vẫn còn lo phụ trách nấu nướng những món ăn Mặn cho các thành viên còn lại trong gia đình.

      

21h00 ngày Rằm tháng 9 Giáp Thìn (17/10/2024)

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

         

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/06/2013(Xem: 4079)
Trong kinh Lăng nghiêm, có đoạn Đức Phật nói rằng: “Này A Nan, Ta cho phép Tỳ-kheo ăn 5 loại thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn. Các ông - những người Bà-la-môn sống trong khí hậu quá nóng và trong vùng đầy cát và sỏi đá như vậy, rau cải không mọc được. Do đó, Ta phải giúp cho các ông bằng thần thông và lòng từ bi…”.
19/06/2013(Xem: 8225)
Vitamin B-12 thường không có ở những thực phẩm chay, chỉ có ở các sản phẩm chế biến từ thịt động vật và một số ít có trong trứng và bơ sữa.
19/06/2013(Xem: 5385)
Ăn chay mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tránh được nhiều vấn đề như: bệnh tật, sát sinh, ô nhiễm nước...
08/06/2013(Xem: 5231)
Nguyên liệu cần có cho món ăn này + 1 – 2 cây cải thảo to + 2 chén củ cải + 1 chén tỏi + 1 củ hành tây + 5 cây hành xanh già + 100g hẹ + 2 quả ớt cay + Nước muối ngâm cải: 10 chén nước ; ½ chén muối tinh để hòa vào nước ; 2/3 chén muối tinh để rắc lên cải thảo + Làm phần sốt ướp: 2 chén nước; 3 thìa bột gạo nếp; ½ chén ớt bột; ½ quả táo + ¼ củ hành tây xay nhuyễn; 2 thìa đường; 1/3 chén nước mắm; 3 thìa tỏi băm; ½ thìa gừng băm; ½ thìa muối; 2 thìa vừng
17/04/2013(Xem: 4182)
Dĩ nhiên là cúng chay và làm tiệc chay đãi khách trong các ngày giỗ (lễ) sẽ tốt hơn nhưng khi đối diện với thực tiễn thì không phải gia đình Phật tử nào cũng làm được. Bởi lẽ, giỗ quảy thường là việc chung của các con cháu vốn dĩ “chín người mười ý”, cộng thêm khách mời cùng bà con lối xóm cũng không nhiều người quen và cảm nhận hết giá trị của các món chay.
10/04/2013(Xem: 16357)
Quyển sách này hướng dẫn chúng ta dùng đầu ngón tay để nhấn (áp chỉ) vào huyệt đạo hoặc dùng bàn tay xoa bóp (án ma) những điểm trọng yếu của cơ thể. Ðây là một lối trị bệnh.
10/04/2013(Xem: 7331)
Trong những năm đầu học đại học tại University of Mississippi, tôi đã chọn một vài môn nhiệm ý, trong đó có môn Dinh Dưỡng Học. Môn học xoay quanh truyền thống ẩm thực của người Hoa Kỳ mà nền tảng là protein thịt động vật.
10/04/2013(Xem: 8990)
Giới thiệu: Tỳ kheo Brahmavamso là một tu sĩ người Anh. Ông xuất gia năm 23 tuổi sau khi tốt nghiệp Ðại học Oxford ở Anh quốc.
10/04/2013(Xem: 13769)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores).
10/04/2013(Xem: 13977)
Lúc Phật tại thế chủ trương người phải ăn chay, nhưng điều nầy không bó buộc. Vì sao? Bởi bấy giờ nhiều người thích vị ngon, nếu bắt buộc họ phải ăn chay, e họ không dám xuất gia. Nhân đó lúc bấy giờ Phật có châm chế cho đệ tử thích ăn thịt, Ngài cũng không nói lý do gì.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]