Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh

10/10/202109:03(Xem: 9246)
Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh


Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 4   
TỪ CÂU CHUYỆN NGHE ĐƯỢC TRONG PHÒNG KHÁM BỆNH


Hơn hai năm qua, từ khi phát hiện mình bị cao huyết áp (Hypertension ), tôi thường xuyên đến bệnh viện tái khám và nhận thuốc  theo  định kỳ của bác sĩ điều trị. Nơi đó là bệnh viện địa phương theo tuyến Quận đã đăng ký trong thẻ Bảo Hiểm Y Tế.
                  
Trước đó, vốn có nhiều định kiến về bác sĩ, y tá trong các bệnh viện nên rất ngại tìm đến, nếu có chỉ là các phòng khám tư nhân. May mắn cho mình là thể trạng luôn rất tốt, không mang lắm bệnh ngoài những dị ứng sương gió cảm mạo thông thường. Nhưng khi đến với căn bệnh này, được khám với hầu hết các bác sĩ, y tá khoa tim mạch bệnh viện này đã trở nên gần gũi và thân tình. Các bác sĩ, y tá tất cả đều trẻ trung, vui tươi, hòa nhã, dễ gần gũi, tạo cho bệnh nhân sự an tâm cấn thiết mỗi khi đến lượt  mình tái khám. Theo quan sát cá nhân, ngoài hai vị bác sĩ chuyên khoa mắt, trực tiếp phẫu thuật cho người viết trong hai lần mổ mắt tại đây, có tuổi hơn đôi chút; còn lại tất cà đều rất trẻ. Từ đây bao nhiêu ý nghĩ chưa tốt về đội ngủ nắm vai trò quan trọng với các bệnh nhân trong mình đều tan biến hết nhanh chóng. Đây chính là điều tự hào nhất với các vị thầy thuốc áo trắng, nơi bệnh viện này. Đó cũng có thể là một loại thuốc tích cực, độc đáo nhất của các bác sĩ, y tá giúp hỗ trợ bệnh nhân tăng cường sức đề kháng với bệnh tật, đúng như lời dạy của Hyppocrates - Asclepiades ( 460 – 370 trước CN ) ông Tổ ngành y trong “
Lời Thề Hyppocrates “ rằng “ Biết kiểu người bệnh quan trọng hơn là biết họ có căn bệnh gì” và  “Lực chữa lành tự nhiên bên trong mỗi người là người chữa lành bệnh tật thật sự”.

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 1
Khi đến lượt mình, sau vài câu hỏi xã giao cần thiết, các bác sĩ đi ngay vào trọng tâm, ngắn gọn và nhanh chóng thao tác trên bàn phía với những loại thuốc được chỉ định.Với sức trẻ, năng động và kiến thức của các bác sĩ, y tá như vậy càng làm cho bệnh nhân thêm cũng cố niềm tin để chiến thắng bệnh tật.

Nhưng rồi có một lần, Khi ngồi chờ đến lượt, nghe vị bác sĩ trẻ sau khi xem hồ sơ bệnh nhân là một cụ bà đã trên 80 tuổi, nói hơi lớn tiếng (vì nghĩ cụ lãng tai ?):

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 3
Bác đừng có ăn chay nữa- Bác nên ăn nhiều rau hơn- Đừng ăn nhiều chất bột quá- Bác thấy không, bác ăn chay  mà lượng đường của bác lên quá trời nè- Mấy lọai thịt chay cũng làm từ bột không đó!

Đó là một chuỗi câu nói của vị bác sĩ trẻ nọ xen lẫn với những lời phân bua của cụ bà bệnh nhân hết sức bình thản, không một chút  ngại ngùng hay lo sợ, đồng thời chen vào đó còn có một vài “lời khuyên” ăn theo lạc lõng của một hai bệnh nhân cũng đang ngồi chờ gần đó, như thể đồng tình với những câu nói của bác sĩ vừa rồi mà nếu chịu khó suy tư đôi chút chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra họ thuộc niềm tin nào.

Người viết cũng như các bạn, sẽ không ai nghĩ vị bác sĩ này thiếu kiến thức về ăn chay, nhất là mô-típ kiến thức ăn chay và dinh dưỡng. Nhưng nếu được hỏi, chúng ta cũng sẽ nói thay vị bác sĩ ấy ngắn gọn cho cụ bà dễ hiểu là “ Ăn nhiều rau củ, quả, bới ăn  tinh bột như cơm, mì, phở bánh trái làm từ bột…”. Cụ bà ăn chay trường, hay ăn chay định kỳ, nói chung là ăn chay cũng tức là đã có ăn nhiều rau rồi. Bác sĩ Lương Lễ Hoàng khi trả lời một vị Phật tử hỏi rằng một bác sĩ khuyên anh ta từ bỏ việc ăn chay, bác sĩ trả lời “ Trường hợp này vị bác sĩ đó không sai nhưng khá vụng về! Con người không phải cái máy, muốn vặn qua vặn lại thế nào cũng được. Anh cứ tiếp tục ăn chay và bác sĩ nên cho ăn thêm các sinh tố, khoáng tố, nhất là khoáng tố kẽm. Nếu chẳng đặng đừng thì nên chuyển qua ăn chay định kỳ. Nếu không khá nữa thì đổi bác sĩ chứ đừng đổi thuốc” ( Trích  buổi nói chuyện “ Ăn chay làm sao để đừng gặp bác sĩ”). Điều này càng hiểu sâu xa hơn lời dạy của Hippocrates “Hãy để thực phẩm là thuốc và thuốc là thực phẩm”( câu số 1trong “Lời thề Hippocrates”). Bác sĩ lương Lễ Hoàng đã làm rõ hơn điều này qua chế phẩm của chính ông mang tên “Tảo Spirulina”, Một vị bác sĩ tốt nghiệp đại học Minh Đức  và có  thời gian rất dài định cư và làm việc tại CHLB Đức, luôn chủ trương kết hợp Đông Tây y  để tôn vinh  giá trị y học cổ truyền của dân tộc.

Từ Câu Chuyện Nghe Được Trong Phòng Khám Bệnh 2
Chúng ta thử xét cụ thể các thành phần trong chế phẩm này của bác sĩ Lương Lễ Hoàng sẽ thấy rõ hơn điều này:

        Tảo Spirulina = 150 mmg
        Dâu Tằm        = 100 mmg
        Chùm Ngây    = 100 mmg
       Trà Xanh      = 70 mmg
       Rau Má         = 30 mmg
       Và phụ liệu lactose.
       
Trong hầu hết thực đơn ăn chay, từ ăn chay thuần túy tôn giáo cho đến ăn chay vì sức khỏe, rau củ quả đóng vai trò rất quan trọng và áp đảo tất cả. Khi ngành công nghiệp thực phẩm phát triển thì thức ăn chay cũng theo đó nâng dần lên mức cao cấp mà giá trị dinh dưỡng từ thực vật vẫn luôn là hàng vô địch. Cũng chính ngành công nghiệp thực phẩm ngày nay làm rỏ thêm giá trị của việc ăn chay cũng như nâng cao thêm ý nghĩa của nó qua các thành phần, nguyên tố được phân tích, hòa quyện kỹ lưỡng trong chế biến. Chính vì thế mà thực phẩm chay thường có giá đắc hơn, nhất là trong các siêu thị nước Phương Tây.

Ăn chay truyền thống, khi chưa có ngành công nghiệp chế biến thực phẩm chay, thì các loại ra, củ, hạt rất giàu protein; sang hơn một chút là mỳ căn, thay thế được thịt, ngoài giàu protein nếu chịu khó tự tay chế biến thêm vơi nước tương hoặc vài gia vị khác sẽ còn phát sinh thêm axit amin lysine.

Có thể dưới nhản quan vị bác sĩ trên, cụ bà kia ăn chay theo kiểu “tương chao đạm bạc”, kham khổ, hành xác? Cũng có thể các cụ già ít quan tâm đến thực phẩm chay công nghiệp nhưng nếu càng như vậy thì các loại rau ăn sẵn có, các cụ còn bổ sung nhiều hơn? Làm sao cụ bà này biết các thuật ngữ tăng men gan có nghĩa là viêm gan, hay hiểu đường huyết tăng có nghĩa là tiểu đường? Thái độ bình tĩnh của cụ bà trước những lời vị bác sĩ trẻ kia phán khiến chúng ta phải suy nghỉ nhiều, nhiều hơn các “hội chứng sáng hôm sau” thường được nghe nhắc tới. Có những điều tưởng nghịch lý từ trong các “hội chứng” đó nhưng đó lại là sự thật. Thí dụ, theo nhiều bác sĩ cho biết, ai cũng lầm tưởng đi tiểu đêm do uống nước nhiều mà quên rằng chính do uống nước ít mới sanh ra chứng tiểu đêm, vì sự hoạt động của bàng quang thất thường nhằm lúc phải thải chất thài cần thiết mà không có nên phải thải nguồn dự trữ giữa khi lẻ ra phải được nghỉ ngơi. Tương tự, tim mạch cũng vì lo âu, thái quá mà thành bệnh, huyết áp tăng cao.

Có thể cụ bà rất tự tin việc ăn chay của mình đã nói trên, chưa hề biết hiện nay ăn chay đã trở thành  xu hướng chung cho nhiều thành phần vượt xa ngoài ý niệm tôn giáo. Các tổ chức thế giới như Tổ chức Y tế thế Giới WHO, Liên Minh các nhà Khoa Học ( Union of concerned Scientists ), Tổ chức Lương Nông Quốc tế ( FAO), Chương Trình Môi Trường LHQ (Un Enviromental Program)…luôn ủng hộ và đồng hành cùng  xu thế ăn chay. Từ đó đã có những nghiên cứu, phân định rõ ràng thịt chay cũng là một loại thịt sạch (clean meat). Trong đó có thịt thực vật ( plant-based meat ), thịt nuôi cấy từ tế bào thực vật (Cell-cultured meat ).v…v… nhưng những người có điều kiện tiếp cận với truyền thông , từ nhà trường, từ  quan hệ, giao tiếp mà vẫn còn đứng ngoài những kiến thức này thì buồn lắm!

Giá trị và ý nghĩa của việc ăn chay ai cũng đều nhận biết, đặc biệt các bác sĩ lo lằng cho sức khỏe cho mọi người. Nhưng ý nghĩa tích cực của việc ăn chay sẽ lệch đi, thậm chí trở nên tiêu cực nếu  không được  tiếp nhận  từ những đầu óc cực đoan, còn nặng thiên kiến. Thí dụ việc thắp hương  trên bàn thờ  theo truyền thống tín ngưỡng  dân tộc, khoan bàn đến trong khía cạnh tôn giáo, nhất là Phật giáo, một tôn giáo luôn đồng hành và gắn bó với  dân tộc từ hơn hai ngàn năm qua, khi một vài cơ sở làm nhang có tẩm  mùi hương mang độc tố, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người thắp, bị phanh phui; thì y như rằng người ta ào ạt lên án một chiều “thắp nhang  là khói độc” với mục đích cuối cùng: Tẩy chay việc thắp nhang! Khi tẩy chay việc thắp nhang thì nào có khác chi sự bỉ mặt vào truyền thống thờ cúng Tổ Tiên của dân tộc mình? Làm như từ xưa đến giờ Ông bà Tổ Tiên chúng ta thắp nhang không biết đâu là nhang tinh khiết, nhang sạch, nhang truyền thống vậy. Họ là ai? Thành phần nào hẳn chúng ta cũng dễ dàng nhận ra. 

Trong việc ăn chay cũng vậy, khi một vài cơ sở công nghiệp thực phẩm chay làm ăn gian đối thì họ cũng hùa nhau hùng hổ lên án việc ăn chay! Thật đáng lo ngại biết bao! Càng lo ngại hơn khi chính chúng ta, những người có tri thức, có chức năng bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì vô tình hay cố ý khơi màu cho những lối đả kích biên kiến ấy. 

DƯƠNG KINH THÀNH
 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 11274)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
24/12/2015(Xem: 5774)
Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Hiệp hội bảo vệ động vật (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) chọn Trương Thị May là “Mỹ nhân ăn chay hấp dẫn nhất châu Á”.
25/11/2015(Xem: 6469)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt. Có lẽ nó không tin và không chấp nhận cái chết của đứa con bé bỏng mấy tuần tuổi của mình. Cảnh tượng thương tâm đó được đăng tải trên “Báo Mới” số ra ngày 19/9/2015 vừa qua, khiến chúng tôi nhớ lại câu chuyện “Bác thợ săn và con vượn” hồi còn học tiểu học. Phát súng của bác thợ săn bắn trúng tim vượn mẹ khi đang ôm con. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn đầy ai oán và tuyệt vọng. Nó lặng lẽ đặt đứa con yêu dấu của mình nằm xuống, không quên vơ một nắm bùi nhùi để gối đầu cho con, rồi bứt một chiếc lá, vắt những giọt sữa cuối cùng của mình, đặt xuống bên cạnh con, rồi từ từ ngã xuống…. Những hình ảnh ấy đã lay động tâm hồn và ám ảnh tâm trí biết bao người.
20/11/2015(Xem: 12000)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
06/10/2015(Xem: 9158)
Ngày 04/10/2015, như thường lệ, vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, tại chùa Pháp Vân,1292 đường Giải Phóng, Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày an lạc” với chủ đề “Dịch Tâm Thể Với Cuộc Sống”. Đây là chương trình thường niên với mục đích kêu gọi cộng đồng ăn chay và hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay với môi trường, với sức khỏe cộng đồng.
03/10/2015(Xem: 11882)
Chiều nay, tôi nghe bạn nói “ đúng là bỏ ăn tối sướng ghê” , và tôi chợt nhớ có mấy người hỏi tôi cách làm sao bỏ ăn tối, không biết vì bận hay vì thấy người hỏi chưa thành tâm mong muốn nên tôi chỉ cười và nói dễ lắm, bỏ được ngay ấy mà…Cũng lâu rồi… Và hôm nay tôi viết, và hy vọng bài viết này sẽ giúp những người chưa bỏ được ăn tối sẽ bỏ được, và ai bỏ được thì có thêm thông tin để hướng dẫn người khác cũng bỏ được và được hưởng những lợi ích thiết thực của việc bỏ ăn tối… Tại sao không nên ăn tối. Tôi đã không hỏi câu hỏi này trước khi bỏ ăn tối, chỉ đơn giản xuất phát từ lòng tin vào Đức Phật mà tôi bỏ. Bỏ xong tôi mới nghiên cứu, hơi ngược nhưng dù sao thì cũng có thể trả lời thế này: - Không ăn tối giúp chúng ta khỏe hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta đẹp hơn, không bị tích mỡ. - Không ăn tối giúp chúng ta minh mẫn hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta hướng thượng hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta tiết kiệm được tiền
21/09/2015(Xem: 10213)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
15/09/2015(Xem: 6969)
Kính thưa hết thảy quý Thiện Tri Thức! Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi .... Cũng nhờ thiện duyên theo học Phật nhiều năm nên Liễu Nguyên mới sống được đến ngày hôm nay. Đó là nhờ thực hành theo những lời dạy vàng ngọc của đức Phật mới thoát khỏi những bệnh tật hiểm nghèo và có được thân tâm khoẻ mạnh để tu tập. Sau đây Liễu Nguyên sẽ trình bày vắn tắt lại để cho quý vị áp dụng vào cuộc sống. Nếu những ai đang có bệnh thì mau sớm lành bệnh và những ai không bệnh thì càng trẻ, khỏe và thêm trí tuệ để tu tập:
29/07/2015(Xem: 28361)
Nam Mô A Di Đà Phật Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng, truyền thống chặt đầu động vật để hiến tế đầu và máu tươi này bắt nguồn từ giấc mơ của một người con có người cha đang bị nhốt tù ở Kathmandu (thủ phủ của Nepal) mơ thấy nữ thần Gadhimai về mách bảo rằng, nếu giết càng nhiều thú vật (con đực) để dâng cúng cho bà thì bà sẽ gia hộ. Sau giấc mơ, người này đã giết nhiều thú vật thì lập tức người cha được thả tự do.
13/07/2015(Xem: 8646)
Bát Đoạn Cẩm Khí Công Tâm Pháp của Thiếu Lâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]