Cây gạo (cây mộc miên):
ý nghĩa phong thủy, đặc điểm và tác dụng
Được xem như là một biểu tượng làng quê Việt Nam, cây gạo từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của những đứa trẻ vùng Bắc Bộ. Đây là một loại cây cổ thụ với “hoa nở đỏ rực cả vùng trời” và mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về loại cây này, hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây.
Đặc điểm của cây gạo (cây mộc miên)
Nếu bạn đang thắc mắc cây mộc miên là gì hay ý nghĩa tên mộc miên thì hãy tìm hiểu ngay dưới đây.
Cây gạo hay được biết đến với nhiều tên gọi như cây mộc miên, cây gạo hoa đỏ. Là loại cây cảnh sinh trưởng ở những vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, có tên khoa học là Bombax ceiba thuộc họ Bombacaceae. Mộc miên là một loại cây cổ thụ lớn, tán lá rộng, hùng vĩ, có chiều cao từ 10 – 25m. Có phần thân xù xì, có màu nâu hoặc đen, chi có nhiều gai.
Lá cây gạo có hình lông chim, rộng khoảng từ 7 – 10cm, lá thường mọc chét ở cuống, cuống lá thì linh hoạt, có lá dài tới 20cm. Hoa cây gạo có hình chén có thể mọc đơn độc hoặc thành chùm, những bông hoa nở màu đỏ nổi bật, thường nở vào khoảng năm thứ 8 hoặc thứ 10.
Đài có hình chén thường có 3 thùy, đường kính trung bình từ 3 – 5cm. Quả cây gạo có chiều dài trung bình là 13cm, có màu xanh nhạt khi non và chuyển dần sang nâu khi chín. Như vậy đến đây thì các bạn đã biết mộc miên nghĩa là gì rồi đúng không nào?
Đây là một loại cây sinh trưởng phổ biến ở các vùng đất thấp nhiệt đới ẩm nhiệt độ từ 25 – 40 độ C. Vì là loại cây cổ thụ nên có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên: sương giá, nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, chịu ngập úng tốt. Chính vì thế cây gạo rất dễ trồng và chăm sóc. Thường thì cây phát triển khá nhanh khi còn nhỏ, bạn chỉ cần chăm cây lúc này còn khi cây đạt từ 2 – 5 năm tuổi thì có thể bỏ qua mà chỉ cần tưới nước cho cây.
Cây gạo (Bombax ceiba) còn thường được trồng để cải thiện rừng nên có những loại tầm gửi gạo ký sinh trên cây đem đến nhiều công dụng khác nhau: làm thuốc, uống nước,…
Do đặc điểm và nơi sinh trường mà cây được chia thành 2 loại phổ biến:
Cây hoa gạo đỏ
Trong đó, rất ít người biết đến cây gạo hoa trắng vì loại này rất hiếm gặp. Vì thế mà cây gạo chủ yếu được biết đến với loại hoa màu đỏ.
Ý nghĩa phong thủy của cây gạo
Được xem là biểu tượng của làng quê Bắc Bộ Việt Nam, là nơi lưu trữ biết bao ký ức trẻ thơ, cây gạo (Bombax ceiba) sớm đã in sâu trong tâm trí của rất nhiều người. Tuy nhiên, loại cây này mang ý nghĩa phong thủy gì thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng KHBVPTR tìm hiểu ngay dưới đây:
Sự tích cây hoa gạo
“Anh có về thăm hoa gạo tháng ba
Để nhớ về một thời hoa đỏ
Cái thời em hay mơ màng nhìn qua khung cửa sổ
Và thả hồn mình vào những cánh buồm mây”
Quả thực, hình ảnh cây hoa gạo đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam không chỉ bằng những bông màu đỏ, bằng bóng mát dợp yên ả mà đó còn là các sự tích được kể từ đời này qua đời khác.
Chuyện kể rằng ngày xưa ở một ngôi làng nọ có một anh chàng nhà nghèo yêu cô sơn nữ xinh đẹp. Ngày chuẩn bị cưới, một cơn lũ đi qua đã cuốn phăng hết ngôi nhà và lễ vật của chàng, vì thế dân bản đã trồng cây nêu để chàng lên hỏi ông trời về sự tình. Khi đi, chàng buộc vào tay cô gái dải băng đỏ, có 5 tua cánh thể hiện lời thề thủy chung của mình.
Gặp Ngọc Hoàng, chàng nói rằng trần gian khổ cực vì bị mưa nắng thất thường nên xin người xem xét lại, Ngọc Hoàng tìm hiểu và quyết định chuẩn tấu cho chàng trai làm thần mưa và nâng bầu trời xa mặt đất để người hạ giới không thể lên được.
Cô gái ngày ngày trông ngóng người yêu, và một ngày tháng Ba khi Ngọc Hoàng xuống hạ giới tình cờ biết chuyện của nàng, liền ban cho cô một điều ước. Cô gái ước “Xin người biến cây nêu thành loài hoa có rễ bám sâu, thân thẳng, ngọn cao để thần nhìn thấy anh ấy, dải vải đỏ biến thành bông hoa để anh ấy nhận ra thần” và gieo mình từ trên cao xuống.
Và dây tơ lụa đỏ bỗng chốc biến thành bông hoa đỏ với năm cánh nâng niu linh hồn cô gái, thân Mưa nước mắt rơi lã chã. Ngày nay, người ta gọi thường gọi đây là cây hoa gạo năm cánh đỏ rực rỡ như tình yêu vĩnh cửu, nồng thắm của đôi lứa.
Ý nghĩa phong thủy
Thông qua sự tích cây gạo ở trên thì các bạn cũng đã phần nào biết về ý nghĩa của hoa gạo rồi đúng không? Nó thể hiện cho một tình yêu lứa đôi sâu sắc, nồng nàn và thủy chung.
Ngoài ra, hoa gạo tháng 3 là hình ảnh gắn bó đi liền với hồi ức tuổi thơ làng quê của biết bao đứa trẻ, đó là buổi trưa hè nóng bức tụ họp nhau dưới gốc cây, là lúc nô đùa xung quanh tán lá rộng, hùng vĩ. Dường như đây là nơi chứa đựng biết bao nhiêu ký ức tuổi thơ hồn nhiên, đẹp đẽ của các thế hệ khác nhau. Và khi mà những cây gạo đại thụ dần nhường chỗ cho các tòa nhà cao ốc thì sắc đỏ chính là lời gợi nhắc về ký ức, về điều gì đó thầm kín mà con người ta mong đợi.
Trong dân gian người ta thường có câu “thần cây đa, ma cây gạo”, có lẽ rằng vì loại cây này thường được trồng ở nơi như giếng nước, bến làng, sân chùa và hoa cũng nở vào mùa lạnh lẽo nhất trong năm. Tuy nhiên, trên thực tế, cây gạo bởi các tán lá rộng rãi, gắn liền tất cả các ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ luôn mang theo một sự hoài niệm tạo nên màu sắc âm u này.
Tác dụng của cây gạo
Cây gạo (cây hoa mộc miên) từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của những đứa trẻ Việt Nam với biết bao hoài niệm. Và đây còn là một loại cây được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống:
Dùng làm vị thuốc đông y chữa bệnh
Theo các nghiên cứu khoa học thì trong cây có chứa các thành phần hóa học quan trọng như acid catechutannic, acid amin, pectin tanin,… và các chất stearin có lợi cho sức khỏe, tầm gửi cây gạo cũng có nhiều các chất giúp điều trị bệnh về khớp. Ngoài ra, theo Đông y thì vỏ có vị đắng, tính mát, giảm tiêu sưng, hoa có khả năng thanh nhiệt, vị ngọt. Vì thế mà loại cây này được ứng dụng làm dược liệu các vị thuốc vần trong dân gian.
Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ cây mộc miên mà các bạn có thể tham khảo:
Chữa bệnh suy nhược cơ thể: Sử dụng 500g hoa gạo, 500g bí đao thái nhỏ, sao vàng. Sau đó sắc cùng 2 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 800ml là tắt, dùng trước khi ăn khoảng 30 phút sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Điều trị sưng nề do chấn thương: Nếu bạn bị chấn thương, sưng nề tay chân hay xương khớp thì có thể sử dụng phần rễ ngâm rượu lên men để xoa bóp. Hoặc đâm nhuyễn 100g vỏ cùng 100g nghệ vàng già rồi cho thêm giấm thanh và rượu để đắp trực tiếp lên phần bị chấn thương. Cách này sẽ giúp cho phần sưng nhanh chóng được khắc phục.
Chữa sốt cao: Sử dụng khoảng 6g hoa gạo hãm với nước và cho thêm đường vào để uống nhiều lần trong ngày. Cách này sẽ giúp bạn hạ nhiệt, giảm sốt một cách hiệu quả.
Chữa quai bị: Dùng vỏ cây để sắc nước, dùng 15g vỏ và khoảng 2 lít nước đun đến khi còn khoảng 800ml sử dụng thành nhiều lần trong ngày. Kết hợp với giả vỏ để đắp trực tiếp lên chỗ bị quai bị.
Chữa bệnh ho, phế nhiệt: Sử dụng 15g hoa gạo, 15g rau diếp cá, 15g tang bạch bì sắc với 750ml nước đun sôi và vặn nhỏ lửa cho đến khi nước còn khoảng 250ml. Chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày, sử dụng liên tiếp từ 3 – 5 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
Sử dụng làm đồ ăn
Có rất nhiều bạn không biết đến công dụng này, ngoài công dụng làm vị thuốc chữa bệnh thì cây còn thể làm đồ ăn. Bạn có thể sử dụng các bộ phận của cây: hoa, lá non, hạt chín, rễ,… Sử dụng nấu như một loại rau bình thường hằng ngày.
Đem lại bóng mát, khôi phục rừng bản địa
Gạo là một loại cây cảnh cổ thụ phát triển nhanh, có khả năng trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường khí hậu khắc nghiệt vì thế rất thích hợp để trồng nông lâm, trồng rừng khôi phục lại rừng bản địa.
Ngoài ra, cây gạo cùng các tán lá rộng còn đem đến bóng mát cho con người, đem đến không gian thoáng mát sinh hoạt cho những đứa trẻ thôn quê, chứa đựng biết bao kỉ niệm thời thơ ấu, trưa trưa vui đùa bên bóng mát ngợp lá.
Những công dụng khác
Ngoài các công dụng kể trên thì hoa mộc miên còn có công dụng khác mà ít người biết đến như:
Vỏ còn được sử dụng làm dây thừng.
Trong gạo có chứa chất chiết xuất methanol, có thể xua đuổi côn trùng, muỗi.
Nhựa cây có chứa chất tannin được trộn với dầu thầu và tro để hàn nồi sắt.
Tầm gửi mọc cộng sinh trên cây có công dụng chữa nhiều căn bệnh y học.
Quả thực, từ lâu hình ảnh cây gạo đã ăn sâu vào tiềm thức của trẻ em vùng thôn quê, nơi chứa đựng biết bao ký ức. Hy vọng thông tin trên mà mình vừa chia sẻ ở trên sẽ giúp cho các bạn hiểu thêm về loại cây này nhé.
Mơ Kiều
Giảng Viên Đại Học Nông Lâm
https://khbvptr.vn/cay-gao/