Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh doanh thức ăn mặn trong chùa Tam Chúc Chuyện này mới “không có trong Phật Giáo “ !

23/07/201919:38(Xem: 4650)
Kinh doanh thức ăn mặn trong chùa Tam Chúc Chuyện này mới “không có trong Phật Giáo “ !
 
Kinh doanh thức ăn mặn trong chùa Tam Chúc
 Chuyện này mới “không có trong Phật Giáo “ !

 

Sáng nay,  đọc  bài thứ  2 trong loạt bài “ Huyên Náo Chùa Tam Chúc” của tác giả Minh Phong, đăng  trên báo Sài Gòn Giải Phóng  từ 22 – 23/7/2019. Loạt bài này đề cập đến “ Dịch Vụ Ở Ngôi Chùa Lớn Nhất Thế Giới “ ( bài 1) và “ Tham Vọng Khổng Lồ” ( bài 2) ở ngôi chùa Tam Chúc, ngôi chùa vừa tổ chức thành công đại lễ Vesak 2019 vừa qua. Điều  thu hút  để tôi có thể ghé mắt đọc qua  bài này không chỉ vì  dư chấn truyền thông báo chí  quan tâm quá mức  đối với vụ việc “thỉnh vong” và một nữ cư sĩ đăng đàn giảng pháp  ở chùa Ba Vàng  thời gian vừa qua, mà với  hai bài báo  lên tiếng mạnh mẽ của  tác giả Trọng Hoàng ( PTVNN) và đặc biệt một bài báo của Đại Đức Thích Thanh Thắng, cũng đủ cho  giới truyền thông Phật giáo và những ai trân quý giá trị tinh thần lịch sử PGVN qua hình ảnh một ngôi chùa giữ gìn tròn vẹn nét đẹp ngàn năm đó; mà chỉ là vì niềm tự hào  cho   ngôi chùa Tam Chúc  lại bắt đầu có những  loạng choạng trong việc sử dụng đúng chức năng và ý nghĩa của một ngôi chùa thật sự, khiến mọi người lo lắng.


5_olsn

                       Trong nữa phần sau của bài 1 dưới tiểu đề “Món Mặn chùa Tam Chúc” dễ làm lòng tự trọng  của những ai từng tự hào và đặt niêm tin vào  ngôi chùa lớn nhất này bị xô ngã. Tác giã bài báo cho chúng ta thấy, ngay trong  tòa nhà thủy tạ đình, nơi tầng 3 là một  nơi phục vụ ăn uống  không thua kém  một nhà hàng đúng nghĩa nào khác. Nơi đây, nhân viên  chào mời thực đơn có nhiều món mặn như : phở gà, bún thịt nướng, cơm chiên hải sản, thịt kho tộ, cá kho tộ, cá rán giòn, cơm sườn…Tác giả bài báo viết tiếp : “Tôi gọi suất cơm thịt, thêm sườn cùng miếng gà béo ngậy. Anh bạn gọi món cơm chay rau rồi ngoắc cô phục vụ đến hỏi :”Thế gà, heo được giết mổ ở ngay bếp của nhà hàng trong khuôn viên Tam Chúc hay sao?”. Chúng tôi nhận được câu trả lời: “ Dạ gà, cá hay thịt heo thì người ta giết mổ sẵn, nhà hàng mua từ bên ngoải phục vụ nhu vầu của khách chứ trong nhà chùa không giết mổ để tránh sát sinh”. Nơi đây, món mặn hay chay đều nấu một bếp, nó ly kỳ không chỉ với chúng tôi mà rất nhiều người từng đi thăm thú chùa chiền ở khắp ba miền và có người thấy trái khuấy…” Và chính  chi tiết này đã thôi thúc  tôi viết ngay những dòng này và thầm cảm ơn tác giả bài báo đã đưa ra những cảm nhận  rất thật trước khi  chính những người con Phật chân chính khác lên tiếng. Đây cũng là một trong  những  chi tiết  khó lòng biện hộ dù có  yêu quý và trân trọng ngôi chùa đến thế nào. Giống như tâm trạng trước đây trong vụ  việc  truyền thông  tấn công  chùa Ba Vàng mà chỉ có hai việc là “thỉnh vong” và  người nữ  cư sĩ giảng pháp thôi, khó có ai đồng cảm và chia sẽ  hay lên tiếng bênh vực cho được, dù rất  kính trọng những nổ lực hoằng pháp và ngay cả trong sự thân tình với  Đại đức Thích Trúc Thái Minh.Sẽ  khó có dịp gặp lại   thầy  Thích Trúc Thái Minh trong các phiên họp của ban TTTT, nếu có, thì tôi vẫn  tâm sự thằng thắn với  Thầy ấy như vậy. Đó là tình cảm rất lớn không chỉ riêng  tôi mà hầu như của rất nhiều người  đều có chung  cảm nhận như thế. Bời vì Thầy Thích Trúc Thái Minh  đã làm được rất nhiều điều có lợi lạc cho  công cuộc hoằng hóa của PG Quàng Ninh nói riêng và của chung GHPGVN nói chung. Giữa  “công và tội “ chúng ta chưa sòng phẳng  với đại đức Thích Trúc Thái Minh và hàng ngàn, hàng trăm ngàn Phật tử chùa Ba Vàng. Còn đó một món nợ !

4_yhnf

                             Có lẽ vì  thế , những ngòi bút  chưa được  mài dũa cẩn thận , không  loại trừ có ý đồ không  trong sáng, lấy cớ đó làm  bệ phóng nhắm đến tất cả các  hoạt động của Phật giáo khắp nơi, ra sức  đào xới những chuyện mà lẽ ra  thuộc  thầm quyền trách nhiệm của  chính  nội giới Phật giáo. Lẽ ra với  những ngòi bút  công kích việc ‘thỉnh vong’ và  vị nữ cư sĩ giàng pháp ở chùa Ba Vàng  ấy sẽ được  nhận những lời cảm ơn sâu sắc  từ phía những  người  Phật tử chân chính  thì chỉ dừng lại ở ngưỡng hững hờ , thậm chí bị xem nhẹ một cách phũ phàng, do đã quá đà khai thác vượt khỏi tầm kiến thức. Nói  theo đại đức Thích Thanh Thắng thì đó là “ Lộ diện truyền thông hời hợt, bất lương”( Tên bài báo được đăng trên Giao Điểm và PTVNN ). Những ngòi bút này chỉ cần dựa  trên  một phát ngôn  “ không có trong Phật giáo “ của một  thành viên  PG nào đó , dù  được và  chưa được phép  phát ngôn chính thức của giào hội PGVN, làm thành luận cứ  đi lùng sục, moi móc, tìm cho ra bất kể chi tiết  sai phạm nào, dù nhỏ nhất để  công kích ! Làm như trong Phật giáo  không có  những nhân tố biết viết, có kiến thức để phát hiện ra những sai phạm đó.


3_hazo

                             Trong dịp hội thảo về cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám vừa rồi ở  Huế, người viết có trao đổi cởi mở ngắn với  PGS – TS Chu Văn Tuấn, Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Tôn Giáovề việc truyền thông xã hội đã quá đà , làm ảnh hưởng đến thanh danh GHPGVN không  ít , đặc biệt đại lễ  Vesak  2019  sắp đến. Vị tân Viện Trưởng  trẻ tuổi , rất gần gũi này cũng đã có  cái nhìn chung  như vậy khiến những ai còn quan ngại, lo lắng vụ  xảy ra ở chùa Ba Vàng đều cảm thấy  rất an lòng.

                              Trở lên, loạt bài viết “ Huyên Náo Chùa Tam Chúc” của tác giả Minh Phong trên báo Sài gòn giải phóng như đã nêu, về phần cuối có phần đi sâu  vào các vần đề xây dựng bên cạnh những dịch vụ  ăn theo đà  nổi tiếng của ngôi chùa này và  “nhiều vấn đề phải bàn “ trong một tiều đề nhỏ, như  để cảnh báo rằng  đó là “ kỷ lục thu hút hiếu kỳ” ! Nhưng  về mặt tổng thề  thì nội dung bài báo này  chưa bộc lộ  sự ác ý nào  mà còn  nêu ra được  điều nên  cảnh báo như phần trích ở trên , đó là kinh doanh món mặn ngay trong  ngôi chùa nổi tiếng vừa  được mọi người biết đến.  Thiết nghĩ GHPGVN nên nhanh chóng chấn chỉnh kịp thời việc này để lời cảm ơn của chúng ta  đến với  tác già bài báo thật sự có ý nghĩa, đừng để như  mọt vài việc sai nhỏ  mà  chùa Ba Vàng phải gánh chịu những  cơn gió dữ từ   bên ngoài tạt vào mọt cách ồ ạt bởi dựa vào  luận cứ “ không có trong Phật giáo “ một cách hời hợt , thiếu căn bàn lịch sử và nguồn cội  tâm linh cao đẹp của Phật giáo.

                         Như vậy  bán thức ăn mặn  trong chùa Tam Chúc là chuyện có thật. Người ta có quyền đặt ra câu hỏi  kinh doanh , dịch vụ để phục vụ ai đây ? Mua thịt heo, gà làm sẵn từ bên ngoài vào nhà hàng  để nhà chùa không mang tội sát sinh nghe rất ngây ngô, buồn cười ! Giống như lúc trước , mỗi nhà chùa đều có nuôi  heo để “cải thiện”, khi được hỏi thì  vị sư  trả lời  rằng nuôi heo cho chúng ăn chay, chừng khi ngã thịt chúng  ăn thì cũng như ăn chay  vậy !

 Sài gòn  23/07/2019

Dương Kinh Thành

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2014(Xem: 9789)
Theo tư duy Đạo giáo Trung Quốc, “ Âm ” và “Dương” là hai nguyên lý cơ bản, đối lập và bổ sung cho nhau về mọi mặt, quyết định sự vận hành của vũ trụ. Trong ăn uống cũng vậy. Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc và rau quả, sữa, bỏ thịt, cá, nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống). Lấy rau quả làm gốc, thỉnh thoảng nếu cần thiết thì thêm chút trứng.
24/03/2014(Xem: 12087)
Nhưng đối với người Tây Phương thì ăn chay là một phương pháp dinh dưỡng mới mẻ được chứng minh bằng những nghiên cứu khoa học rất có lợi ích cho cơ thể và sức khỏe. Phần đông chúng ta đều cho rằng ăn chay không đủ chất bổ dưỡng và không ngon miệng. Nhưng khi nhìn qua nhìn lại, có lẽ quý vị lấy làm lạ tự hỏi sao càng ngày càng có nhiều người ăn chay như vậy? Câu hỏi ấy đã được tác giả Trần Anh Kiệt trả lời trong quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE sau khi ông đã dành ra rất nhiều thời giờ để khảo cứu về vấn đề này. Sách dày 140 trang được phân chia gọn ghẽ rất dễ đọc, từ ĂN CHAY THEO QUAN NIỆM CỦA MỖI THỜI Đại cho đến các bằng chứng khoa học mới nhất về lợi ích của sự ăn chay.
18/02/2014(Xem: 7084)
Bỡi nguồn lương thực, thực phẩm trên thị trường hiện nay để chúng ta mua về dùng cho đời sống hằng ngày, trong đó chất bổ thì ít mà chất độc thì nhiều ! Chất độc từ đâu mà có ? Có từ bỡi bàn tay con người trong nuôi trồng , sản xuất, chế biến mà ra. Thế hệ ông bà chúng ta khi xưa, gieo trồng hạt lúa đến khi gặt là 6 tháng, trong 6 tháng họ chỉ chăm sóc bằng phân chuồng, phân lá cây ủ mục, cây lúa được hấp thu khí Âm Dương của Đất Trời nên cho ta hạt gạo đầy đủ chất dinh dưỡng cao, bao gồm các chất sinh tố (Viatmin ) và khoáng tố.
30/01/2014(Xem: 14286)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
13/12/2013(Xem: 10478)
Bệnh tim mạch: Được coi là “kẻ giết người số 1” ở các nước phát triển. Nghiên cứu của Trường đại học Harvard cho thấy, huyết áp trung bình của người ăn chay giảm rõ rệt so với những người ăn thịt;
30/10/2013(Xem: 10628)
Tạp chí nghiên cứu người tiêu dùng Journal of Consumer Research công bố một khảo sát năm 2012, kiểm chứng rằng tại sao người tiêu dùng là nam giới lại thường tránh xa chuyện ăn chay. Trong đó, khảo sát này nhấn mạnh "Thịt dường như đồng nghĩa với quyền lực và sức mạnh đàn ông".
08/09/2013(Xem: 13141)
Một chế độ ăn nhiều thịt có thể làm cho người ta mắc một số bệnh. Tuy nhiên không phải hễ ai ăn thịt là mắc các bệnh này, mà chỉ những người ăn quá nhiều thịt, không quan tâm đến số lượng và chất của thịt mới dễ bị mắc bệnh. Chế độ ăn nhiều thịt có thể làm dễ mắc một số bệnh do cách ăn không đúng theo khoa học.
12/08/2013(Xem: 9732)
Phật giáo nói chung, về cơ bản luôn nghiêm cấm bất kỳ loại thịt động vật nào hay những chất gây say. Tuy nhiên, khi khảo cứu nhiều hơn, lại có thêm một số bổ xung hoặc ngoại lệ không phổ biến hoặc ít biết đến cho những quy định tương đối đơn giản này.
06/08/2013(Xem: 7276)
Có một châm ngôn: “Chúng ta là những gì chúng ta ăn”, hàm ý rằng thân thể bao gồm những thành phần phát xuất từ thực phẩm. Trong thực tế, cơ thể con người được hình thành bằng vật chất mà nó được cung cấp bởi những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như prô-tê-in, li-pít, chất khoáng.v.v...
27/06/2013(Xem: 3637)
Trong kinh Lăng nghiêm, có đoạn Đức Phật nói rằng: “Này A Nan, Ta cho phép Tỳ-kheo ăn 5 loại thịt thanh tịnh (ngũ tịnh nhục). Nhưng thịt này thật sự là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn. Các ông - những người Bà-la-môn sống trong khí hậu quá nóng và trong vùng đầy cát và sỏi đá như vậy, rau cải không mọc được. Do đó, Ta phải giúp cho các ông bằng thần thông và lòng từ bi…”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567