Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữa bệnh bằng nhịn ăn và ăn gạo lứt muối vừng

10/04/201312:47(Xem: 5856)
Chữa bệnh bằng nhịn ăn và ăn gạo lứt muối vừng
Các Bài Viết Về Ăn Chay


Chữa Bệnh Bằng Nhịn Ăn Và Ăn Gạo Lứt Muối Vừng

Vũ Định
Nguồn: Bác Sĩ Vũ Định


Tôi đã nghỉ hưu, mắc nhiều bệnh, có bệnh đã đeo đẳng 42 năm. Vừa qua tôi đọc báo "An ninh thế giới" (ra ngày 25-7-2002) có đăng bài chỉ dẫn tên và địa chỉ của 7 gia đình đã thực hiện phương pháp nhịn ăn một số ngày và ăn gạo lứt muối vừng chữa được nhiều bệnh có kết quả rất tốt. Tôi và một số người muốn áp dụng phương pháp trên để chữa bệnh. Nhưng có băn khoăn về việc nhịn ăn 7-8 ngày liền hoặc lâu hơn, khi nào huyết áp tối đa còn 70 thì ngừng nhịn ăn... Việc nhịn ăn như vậy có nguy hiểm không? Chúng tôi mong muốn SK&ÐS cho biết ý kiến? Rất mong quý tòa soạn quan tâm.

Nguyễn Tiến Sáu (Nội Duệ, Tiên Du, Bắc Ninh)

Ðiều trước tiên cần nói để ông rõ: nhịn ăn đến khi huyết áp tối đa tụt xuống 70mmHg là nguy hiểm. Song trên thực tế có nhiều người đã nhịn ăn, huyết áp không tụt xuống như thế, mà chỉ giảm chút ít và ổn định.

Theo các tác giả trường phái nhịn ăn để chữa bệnh thì nhờ nhịn ăn đúng phương pháp con người đã tự chữa khỏi nhiều bệnh. Trong số đó có những người là thầy thuốc. Tỷ như bác sĩ Nacagawa (người Nhật) đã áp dụng phương pháp nhịn ăn (PPNĂ) tự chữa khỏi cho mình rất nhiều bệnh mạn tính. Sau đó, ông thành lập "Viện điều trị bằng nhịn ăn và dùng thức ăn thiên nhiên", đã chữa khỏi bệnh cho nhiều người. Ông có viết sách thuật lại một số trường hợp bệnh nhân đến điều trị tại viện của ông, đã được chữa khỏi bệnh, có cả những bệnh mạn tính nan y. Có một số bác sĩ có người thân điều trị tại viện của Nacagawa cũng xác nhận điều này. ở phương Tây, bác sĩ René Lejeune cũng đã áp dụng PPNĂ và viết một cuốn sách nhan đề "Nhịn ăn để chữa bệnh - ngày hội của thân thể và tinh thần" khá hấp dẫn người đọc. ở nước ta cũng đã có một số bác sĩ áp dụng PPNĂ tự chữa bệnh cho mình, hoặc cho người khác, đặc biệt phải kể đến những đóng góp của bác sĩ Lê Minh, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ðông y, Viện 108 những năm 80 của thế kỷ 20. Người bệnh áp dụng PPNĂ tiêu biểu nhất là ông Lưu Nguyễn, từ 1981 đến 1990 đã nhịn ăn 8 đợt trung bình mỗi đợt là 7-8 ngày, riêng đợt năm 1984 kéo dài 14 ngày, và đã tự chữa khỏi nhiều bệnh.

PPNĂ chữa bệnh theo chúng tôi biết thì y học chính thống không bài xích, nhưng cũng không khuyến khích bởi những lý do sau:

- Nó khác với những hiểu biết thông thường về diễn biến của cơ thể khi xảy ra nhịn đói. Cần phải được nghiên cứu chứng minh một cách khoa học khách quan, đúc kết những kinh nghiệm thành công, và thất bại.

- Khó áp dụng: Người nhịn ăn phải có quyết tâm rất cao, nhịn ăn phải từ 7-8 ngày trở lên. Người ta thường chia một đợt nhịn ăn qua 4 giai đoạn: chuẩn bị, nhịn ăn chính thức, chuẩn bị ăn, và bắt đầu ăn bình thường. Mỗi giai đoạn cần tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc về ăn uống.

- Không phải ai áp dụng PPNĂ cũng thu được kết quả, mà còn có những trường hợp thất bại. Ðó là chưa nói đến một số người (viêm phổi cấp, bệnh ác tính về máu, bệnh tim mất bù trừ, suy nhược nặng...) nếu áp dụng là nguy hiểm.

- Trong thời gian nhịn ăn có thể xảy ra những biến chứng, cần phải có biện pháp đối phó để bảo đảm an toàn và sự thành công. Bởi vậy cần theo dõi sát sao, tốt nhất là tại bệnh viện chuyên trách dưới sự điều trị và hướng dẫn của thầy thuốc có nhiều kinh nghiệm về PPNĂ. Song ở nước ta và nhiều nước khác, rất ít bác sĩ có kinh nghiệm này, và hầu như không có bệnh viện chuyên trị.

Về ăn gạo lứt muối vừng (GLMV) chữa bệnh cũng rất đáng trân trọng, nhưng cũng cần nghiên cứu đúc kết một cách khoa học. Bởi về cơ bản phương pháp GLMV cũng trái ngược với dinh dưỡng hiện đại là cần phải ăn tạp ăn được càng nhiều loại lương thực, thực phẩm càng tốt vì nó sẽ cung cấp cho cơ thể được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Nhưng trong thực tế thì GLMV cũng đã được nhiều người áp dụng chữa được nhiều bệnh mạn tính, trong đó có cả y bác sĩ. Ðây là phương pháp do giáo sư Ohasawa, nhà dưỡng sinh người Nhật, đã dày công nghiên cứu và truyền bá ăn GLMV không chỉ ở Nhật, Việt Nam mà còn ở một số nước Âu, Mỹ. Tại nước ta có nhiều người ăn theo phương pháp GLMV 10 năm, thậm chí 20 năm mà không thấy biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chống chỉ định như: trẻ em đang lớn, người đang suy kiệt chán ăn, bệnh lao đang tiến triển, người khuyết hỏng nhiều răng... Ðó là những vấn đề còn cần được nghiên cứu tiếp tục để thống nhất quan điểm.

Mặt khác, trong thời đại công nghiệp, việc ăn theo phương pháp GLMV cũng khó áp dụng rộng, bởi những yêu cầu chặt chẽ của nó. Thí dụ khi ăn chỉ tập trung vào một việc ăn. Ăn chậm nhai rất kỹ (miếng cơm phải nhai 60-70 lần, thậm chí có tài liệu nêu 100 lần nhuyễn ra như cháo mới nuốt và ăn miếng khác), ăn xong bữa cơm mất hơn tiếng đồng hồ. Không ăn no, không ăn mọi thực phẩm có pha trộn hóa chất (phụ gia bảo quản, làm mềm, làm đông, phẩm màu...), hoặc rau quả phun thuốc trừ sâu, thực phẩm trái mùa... Trong thời gian ăn GLMV cũng không được kết hợp dùng thuốc Ðông y hay Tây y kể cả thuốc bổ. Nếu vi phạm càng nhiều thì càng ít khả năng thành công.

Tóm lại, PPNĂ và ăn GLMV là những cách trị bệnh đã chứng tỏ có ích với nhiều người. Nhưng nó cũng khó áp dụng, đòi hỏi người bệnh phải có quyết tâm rất cao, áp dụng thật nghiêm túc mới thu được hiệu quả mong muốn. Các phương pháp này còn có những chống chỉ định, và cần được các nhà y học tâm huyết tiếp tục nghiên cứu có bài bản để nâng lên thành một môn khoa học với những chứng minh và lý luận mang tính thuyết phục cao.

BS.Vũ Ðịnh
http://www.ykhoa.net
http://health.vnn.vn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5503)
Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người.
10/04/2013(Xem: 5146)
Tuổi thanh thiếu niên thường là thời gian để xác định thái độ. Nhiều em ở tuổi vị thành niên thử thói quen ăn uống như là một hình thức bầy tỏ sự độc lập của các em. Đứng trên phương diện các mối quan tâm về ngoại cảnh, triết lý và sức khỏe được thăm dò tìm hiểu trong tuổi thanh thiếu niên . . .
10/04/2013(Xem: 5173)
Việc tìm những sản phẩm chay, ngay cả sản phẩm vegan (chay thuần túy, không trứng sữa) để thay thế bánh mì tròn kẹp thịt (burgers), sữa và xúc xích trở nên dễ dàng hơn; và bây giờ ngay cả phó mát(cheese, fromage) cũng có những loại chay và vegan.
10/04/2013(Xem: 5105)
Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Thượng sĩ Tuệ Trung) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi.
10/04/2013(Xem: 11777)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5785)
Trên các đường phố treo lồng đèn trang trí màu vàng sáng, trong khi chư Tăng và Phật tử nhộn nhịp xung quanh ngôi đền để sẵn sàng cho ngày trọng đại của lễ Phật Đản. Để kính tưởng niệm ngày Phật Thích Ca Đản sinh . . .
10/04/2013(Xem: 6320)
Nhiều loại nước tương (xì dầu) đang bán trên thị trường có chứa chất bảo quản thực phẩm vượt quá nồng độ cho phép đến 2-3 lần. Lượng chất này có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, rối loạn tổng hợp protein...
10/04/2013(Xem: 7269)
Tôi rất do dự khi đề cập đến chủ đề này, vì thật ra đã có rất nhiêu sách vở, bài viết về vấn đề ăn chay. Lật trở lại chủ đề này, tôi có cảm giác như đẩy một cánh cửa đã mở rộng, vì vậy tôi chỉ ước mong có thể đóng góp thêm một vài ý kiến về ý nghĩa của ăn chay . . .
10/04/2013(Xem: 5672)
Ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ.
08/04/2013(Xem: 18460)
Sau khi phát hành quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE, chúng tôi đã nhận được một số thư từ và điện thoại khắp nơi của các thân hữu gọi về để chúc mừng và nhận định về sự ích lợi của việc ăn chay trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tấm chân tình của tất cả quý vị đã ưu ái ngợi khen, bình phẩm và đóng góp ý kiến xây dựng cho quyển sách được càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]