Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuệ Trung Thượng Sĩ và vấn đề ăn chay

10/04/201312:01(Xem: 5099)
Tuệ Trung Thượng Sĩ và vấn đề ăn chay
Các Bài Viết Về Ăn Chay


Tuệ Trung Thượng Sĩ Và Vấn Đề Ăn Chay

Nhiều tác giả
Nguồn: Nhiều tác giả


Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Thượng sĩ Tuệ Trung) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chay. Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi :

"Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?" Thượng sĩ cười dáp : "Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nói. Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải đó sao?" Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ, nhưng chưa tiện hỏi.

Dù là bậc Hoàng Tộc tôn quý (Anh rể của Thượng hoàng, cậu ruột của vua Trần Nhân Tông) và có chức tước cao sang bực nhất trong nước, nhưng Thượng sĩ Tuệ Trung không ham thích công danh, sống thanh tịnh, an dường tu hành nơi Thái ấp Tịnh Bang, lập Dưỡng Chân Trang để tu Thiền và hoằng dương Phật pháp. Thượng sĩ sống an nhàn tự tại, hòa lẫn trong thế tục, vui trong thiền duyệt, hết lòng dìu dắt những người muốn tu hành theo đạo Phật.

Phật tử đến tham học Phật pháp, Thiền giả đến tham vấn Thiền, Thượng sĩ đều hết lòng chỉ dẫn những chỗ tâm yếu, khiến họ thông hiểu được lý đạo và ham thích tu học, không có vẻ quyền quí cao sang cách biệt với kẻ dưới, không phân biệt sang hèn, chưa hề phụ ai bao giờ.

Thượng sĩ Tuệ Trung là một cư sĩ thọ giới Bồ Tát, sống chân thực và bình dị theo tinh thần của một thiền giả, nên sống rất tự tại, phóng khoáng, không câu chấp lễ nghi, tiểu tiết Những điều luận bàn huyền nhiệm về Phật pháp là những thiền ngữ của Ngài dều được các nhà Thiền học thời đó hết sức kính trọng và vẫn còn giá trị cho đến ngày nay.

Năm Đinh Hợi (1287), Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông trông lo việc triều chỉnh ở kinh đô, vua Trần Nhân Tông phải cấp tốc về đất An Bang để thỉnh cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về lo lễ tang. Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời giờ để Thượng si Tuệ Trung và cháu (vua Trần Nhân Tông đàm luận. Trong khi đó, vua vẫn còn thắc mắc về việc Thượng sĩ ăn mặn và những câu trả lời của Thượng sĩ trong bữa tiệc mà Thái hậu đãi lần trước, vì vậy, vua hỏi Thượng sĩ : Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực ?

Thượng sĩ đáp : Nếu có người đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua phía sau lưng, người kia không biết, vô tinh ném vật gì đó trúng vào vua, thử hỏi người ấy có sợ bị tội hay không và vua có giận bắt tội hay không ? Nên biết, hai việc đó không dính dấp gì đến nhau cả. Tiếp theo đó Thượng sĩ đọc cho vua nghe hai bài kệ rong kinh sách Phật :

Vô thương chư pháp hành

Tâm nghi tội tiện sanh

Bổn lai vô nhứt vật

Phi chủng diệc phi manh

Nhựt nhựt đối cảnh thời

Cảnh cảnh tòng tâm xuất

Tâm cảnh bổn lai vô,

Xứ xứ Ba-la-mật.

Tạm dịch :

Vô thường các pháp hiện,

Tâm ngờ tội liền sanh

Xưa nay không một vật

Không giống cũng không mầm

Ngày ngày thi đối cảnh

Cảnh cảnh theo tâm xuất

Tâm cảnh vốn là không,

Khắp nơi là "Niết bàn".

Vua suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu hết ý Thượng sĩ nên lại hỏi cậu : Tuy là như vậy, nhưng nếu tội là phước rõ ràng thì làm thế nào ?

Thượng sĩ biết vua chưa hiểu rõ nên đọc thêm một bài kệ để chỉ bảo thêm :

Khiết tháo dữ khiết nhục,

Chúng sanh các sở thuộc,

Xuẩn lai bách thảo sanh

Hà xứ liến tội phúc. .

Trúc Thiên dịch :

Ăn chay cùng ăn thịt

Chúng sanh tùy sở thích

Xuân về cây cỏ tươi

Chỗ nào thấy tội phước !

Vua lại hỏi: Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi lỏng là để làm gì ? Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố năn nỉ, Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm cho vua :

Trì giới kiêm nhẫn nhục

Chiêu tội bớt chiêu phúc

Dục tri vô tội phúc,

Plli trì giới nhẫn nhục,

Như nhân thượng thọ thì

An trung tự cầu nguy

Như nhân bất thượng thọ

Phong nguyệt hà sờ vi

Tạm dịch :

Trì giới và nhẫn nhục

Chuốc tội chẵng chuốc phúc

Muốn biết không tội phúc,

Không nhẫn nhục trì giới

Như người đang leo cây

Đang yên lại tìm nguy .

Như người không leo cây

Trăng gió làm gì được?

Đoạn Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua :

"Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).

Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới biết môn phong Thiền học của Thượng sĩ cao thâm siêu việt. Một hôm khác, vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng sĩ về "yếu chỉ của Thiền Tông" và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu Dao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp : "Hãy quay về tự quán xét chính bản thân mình chứ không thể nhờ một người nào khác". (phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc).

Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này của Thượng sĩ mà vua Trần Nhân Tông ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào Đạo. Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầy.

Trích Đoạn: Tuệ Trung Thượng Sĩ VớI Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã HộI, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 352-355)

....Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì "ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc". Thậm chí ông còn bảo "trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc . Thái độ quyết liệt này xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần "phá chấp" triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn "nhị kiến phân chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kia. Tuy nhiên ông đã bí mật dặn kỹ vua :

"Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân). ...

Lời dạy của ông là chân lý. Là cứu cánh, nhưng kẻ tầm thường thì không nên biết. Vì họ biết qua lời này họ sẽ chấp. Hoà thượng Thanh từ có giảng trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục là "Những người tầm thường, họ không hiểu nổi những ý nghĩa thâm sâu thì không nên nói cho họ nghe có hại. Những câu này chỉ nói cho người xuất cách, vượt khỏi tầnm thường nghe, hạng người này mới có đủ khả năng tiếp nhận…( Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục Giảng Giải HT Thanh Từ Thường Viện Thường Chiếu VIỆT NAM ấn nành 1996 trang 104 )

Xem tiếp

"Đói thì ăn, mệt thì ngủ

Trong nhà có của báu, đừng tìm đâu xa xôi

Đứng trước cảnh mà vô tâm thì không cần hỏi Thiền nữa.."

Tinh thần bài thơ, (Cư Trần Lạc Đạo) cũng là tôn chỉ của Đệ nhất tổ nằm ở bốn điểm :

Hãy nên sống hòa mình với đời, không câu chấp. Hành động tùy duyên, tức làm việc cần làm, đúng lúc phải làm, và không trái qui luật tự nhiên.

Tự tin vào mình, trở về khơi dậy tiềm lực của chính mình, không tìm cầu tha lực.

Không nô lệ vào bất cứ cái gì, dù là Thiền hay Phật. Tinh thần này hoàn toàn nhất quán với quan điểm của Tuệ Trung được tìm thấy qua thơ và ngữ lục của ông. Ở Tuệ Trung nổi bật một tinh thần "phá chấp" triệt để. Ông cực lực đả kích cái nhìn "nhị kiến phân chia mọi vật ra thành hai cực giá trị để gán cho nó một cực này hoặc cực kia.

Theo Tuệ trung, sự đối lập giữa "mê" và 'ngộ", giữa "sắc" và "không": (Mê ngộ bất dị) giữa "phàm" và "thánh", "ta" và"người"' "Phật, và "chúng sinh", "phải và "trái", "tà" và

"chính" (Phàm thánh bất dị), giữa "phiền não, và "bồ đề"(Phật tâm ca) chỉ là một sự đối lập giả tạo. Thật sự 'không"và "có" không khác biệt nhau, sống và chết đều từ một đợtsóng, xưa nay tất cả đều cùng một lẽ".(2) Mọi sự phân biệt lầm lẫn chỉ dẫn người ta đến chỗ tự mua dây buộc mình, suốt đời chạy vạy tìm kiếm cái không có thực... ông khuyên "chỉ cần quên đi nhị kiến là có thể bao dung được cá pháp giới'.(a) Cũng trong tinh thần này, Tuệ Trung đã phá sự chấp trước vào cái khái niệm. Trả lời câu hỏi "thế nào là pháp thân thanh tịnh ?", thượng sĩ điềm nhiên bảo ra vào trong nước đái trâu, chui rúc giữa đống phân ngựa'. (a) Thật là một đòn chí mạng đánh vào những đầu óc mê muội, giáo điều. ông thẳng thắn chỉ rõ : "Vốn không có dơ sạch. Dơ sạch đều hư danh. Pháp thân không vướng ngại. Nào trọc lại nào thanh ?". (4) với tinh thần cởi mở này, Tuệ Trung đã đạt đến một cách sống tự do tự tại mà Trần Nhân Tông từng ca ngợi và tâm đắc : "Trộn lẫn cùng thế tục, hòa cùng ánh sáng, đối với mọi vật chưa từng xúc phạm hay trái ngược".(5) Theo Tuệ Trung, không cần phải ăn chay, trì giới vì "ăn cỏ hay ăn thịt là tập quán tự nhiên của mỗi loài khác nhau, cũng như xuân về thì trăm cây cỏ nảy nở, không cái nào là tội và cái nào là phúc" (4) Thậm chí ông còn bảo "trì giới và nhẫn nhục chỉ chuốc tội chứ không chuốc phúc (5). Thái độ quyết liệt này xét đến cùng nhằm đánh tan những đầu óc bảo thủ, cố chấp thường làm con người ta trở thành kẻ nô lệ của mọi thứ và của cả chính mình. Nhắc đến Tuệ Trung hẳn ít ai quên giai thoại độc đáo, lý thú về việc ông dự tiệc cùng Nguyên Thánh Thiên Cảm Thái hậu,(6) gặp thịt cứ ăn ;

Thái hậu lấy làm lạ hỏi : "Anh tu Thiền mà ăn thịt thì thành Phật sao được ? ông cười đáp : "Phật là Phật, anh là anh. Anh chẳng cần làm Phật, Phật cũng chẳng cần

làm anh. Cô chẳng nghe các bậc Cổ đức nói "Văn thù là Văn thù, giải thoát là giải thoát" đó sao ?" Câu trả lời có một không hài này phải chăng là sự gặp gỡ sâu xa với quan điểm "bản lai vô nhất vật, hà xứ nha trần ai ?" (xưa nay không một vật, lấy đâu vướng bụi đời ?) của Lục tổ Huệ Năng, mặc dủ Thượng sĩ không cần đến những lời lẽ quá khích như Lâm Tế "Gặp Phật giết Phật, gặp Tổ giết tổ" để biểu đạt quan điểm phá chấp triệt để của Thiền….

Chú Thích

(1) Đốn tính

(2) Mê ngộ bất dị

(3) Thượng sĩ hành trạng

(4) Trì giới kiêm nhẫn nhuục

(5) Nt

(6) Em gái Tuệ Trung và là vợ Trần Thánh Tông, mẹ vua Nhân Tông


Trích Đoạn: Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam,
Viện Khoa Học Xã HộI, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm,
Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 24-25)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 6007)
Trong những năm gần đây, nhiều lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian được khôi phục. Việc tổ chức lễ hội và đi dự lễ hội càng trở nên hưng thịnh hơn bao giờ hết. Có những lễ hội được mô tả là tích cực, tuy nhiên cũng có những lễ hội tiêu cực . . .
10/04/2013(Xem: 5475)
Những báo cáo gần đây về vấn đề thực phẩm biến chế sản xuất tại Trung Cộng đã gây ra mối quan ngại lớn trên thế giới. Các tài liệu liên quan đến vấn đề này được trích dẫn từ các báo chí và các bài thông tin trên mạng điện toán từ Trung quốc và khắp nơi về một loại nước tương được bào chế từ tóc của con người.
10/04/2013(Xem: 5120)
Tuổi thanh thiếu niên thường là thời gian để xác định thái độ. Nhiều em ở tuổi vị thành niên thử thói quen ăn uống như là một hình thức bầy tỏ sự độc lập của các em. Đứng trên phương diện các mối quan tâm về ngoại cảnh, triết lý và sức khỏe được thăm dò tìm hiểu trong tuổi thanh thiếu niên . . .
10/04/2013(Xem: 5159)
Việc tìm những sản phẩm chay, ngay cả sản phẩm vegan (chay thuần túy, không trứng sữa) để thay thế bánh mì tròn kẹp thịt (burgers), sữa và xúc xích trở nên dễ dàng hơn; và bây giờ ngay cả phó mát(cheese, fromage) cũng có những loại chay và vegan.
10/04/2013(Xem: 11502)
Vấn đề ăn chay không phải là quan điểm cá biệt của Phật giáo, có thể nói nó là quan điểm chung của các tôn giáo cổ xưa. Do vậy, nội dung và ý nghĩa ăn chay của mỗi tôn giáo đều tùy thuộc vào chủ trương và quan niệm của tôn giáo đó, từ đó có những hình thức ăn chay khác nhau.
10/04/2013(Xem: 5767)
Trên các đường phố treo lồng đèn trang trí màu vàng sáng, trong khi chư Tăng và Phật tử nhộn nhịp xung quanh ngôi đền để sẵn sàng cho ngày trọng đại của lễ Phật Đản. Để kính tưởng niệm ngày Phật Thích Ca Đản sinh . . .
10/04/2013(Xem: 6295)
Nhiều loại nước tương (xì dầu) đang bán trên thị trường có chứa chất bảo quản thực phẩm vượt quá nồng độ cho phép đến 2-3 lần. Lượng chất này có thể gây nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng, nếu sử dụng lâu dài có thể dẫn đến nguy cơ ung thư, rối loạn tổng hợp protein...
10/04/2013(Xem: 7247)
Tôi rất do dự khi đề cập đến chủ đề này, vì thật ra đã có rất nhiêu sách vở, bài viết về vấn đề ăn chay. Lật trở lại chủ đề này, tôi có cảm giác như đẩy một cánh cửa đã mở rộng, vì vậy tôi chỉ ước mong có thể đóng góp thêm một vài ý kiến về ý nghĩa của ăn chay . . .
10/04/2013(Xem: 5638)
Ý nghĩa của ăn chay là vì lòng từ bi, vì tránh ác báo, vì lìa trần nhiễm, vì thuận ích cho đường tu. Nếu lập cơ bản nơi bốn điểm nầy mà dùng chay, thì sự thật hành sẽ bền và tăng thêm phước huệ.
08/04/2013(Xem: 18341)
Sau khi phát hành quyển sách ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE, chúng tôi đã nhận được một số thư từ và điện thoại khắp nơi của các thân hữu gọi về để chúc mừng và nhận định về sự ích lợi của việc ăn chay trong đời sống hàng ngày. Chúng tôi xin thành thật cám ơn tấm chân tình của tất cả quý vị đã ưu ái ngợi khen, bình phẩm và đóng góp ý kiến xây dựng cho quyển sách được càng ngày càng hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]