Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không Cá, Không Thịt.

07/03/201620:05(Xem: 6933)
Không Cá, Không Thịt.

 

 Khong ca khong thit (1)

 
Không Cá, Không Thịt.
(Phương cách ăn chay của người Đức ngày nay)


Thịt và xúc-xích chay thật sự có hương vị và hiện nay
đang chinh phục các siêu thị. Phải chăng đây là sự khởi
đầu của một cuộc cách mạng về thực phẩm sắp diễn ra?

 

Phòng hội nghị của Viện Frauenhofer tại München-Freising
có một vài trọng khách. Nhưng vào buổi chiều một ngày đầu
năm 2015, đứng trước một cái bàn hình chữ nhật màu xám
bên trên sắp dĩa ăn và ly tách là một nhóm thợ làm thịt,
không ai có thể qua mặt được họ về các sản phẩm làm từ thịt.
Ghi trên thực đơn: Món thịt heo theo cách nấu của Wien
(Schnitzel Wiener Art). Đây là một khảo sát thực nghiệm lớn
và đầu tiên cho đội ngũ của ông Christian Zacherl. Và kết quả
làm cho các nhà nghiên cứu thực phẩm và những chuyên gia
thử món ăn của họ ngỡ ngàng: "Tám trong số mười người quả
quyết rằng họ đã ăn món thịt heo "Schnitzel" được làm từ thịt",
ông Zacherl nói.

Chẳng phải là thịt bò con hay thịt heo được dồn trong một lớp bột, mà là nguyên liệu được chế biến từ chất đạm (Protein) của đậu xanh. Những gì đã được ông Zacherl phát minh từ vài năm nay hiện đang được các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp trên thế giới đang quan tâm đến. Cho dù ở Mỹ, Hòa Lan hoặc ở Đức, trong các phòng thí nghiệm trên thế giới hiện đang chế tạo những sản phẩm có chất đạm từ thảo mộc hầu có thế thay thế thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa. Những đổi mới này đã làm đảo lộn thị trường và đang trên đà thay đổi thói quen ăn uống của con người. Cuộc cách mạng đã bắt đầu một cách dè dặt với những cái xúc-xích làm từ đậu hủ và những miếng thịt heo từ bột protein; chúng được bán trong các cửa hàng thực phẩm sinh thái (Bioladen). Cũng như vậy, bánh mì kẹp chay (Veggie-Burger), món ra-gu chay (Veggie-Gulasch) và mì sợi chay (Veggie-Boglonese) hiện đang tràn ngập các siêu thị và cửa hàng giá rẻ.

 

Khong ca khong thit (2)

"Đây không phải là một điều quá quách, khi nói rằng nó sẽ là một thị trường khổng lồ", ông Achim Knoch thuộc Viện Kỹ Thuật Thực Phẩm Đức, tin như vậy - viện này đã được các nhà sản suất thực phẩm uỷ nhiệm phát minh những công thức chế tạo thực phẩm dựa trên cơ sở thảo mộc. Những con số chứng minh cho kết quả công trình nghiên cứu của viện này được gi nhận như sau: Doanh thu các sản phẩm thịt heo và xúc-xích làm từ rau củ tăng mỗi năm khoảng 30 phần trăm; tại Đức hơn 100 triệu Euro trong năm 2015.


Điều gì xảy ra trong một đất nước từ nhiều thập niên qua đã gắn liền thói quen ăn uống và khó chia tay được với các món xúc-xích và thịt chiên trong ngày chủ nhật? Điều này cũng không dễ làm họ lung lay và thay đổi thói quen - bất kể các chứng bệnh bò điên BSE, những vụ xì-căn-đan về thịt thúi hoặc thịt ngựa - thì sự thoả mãn cơn đói hay khẩu vị bằng thịt heo, thịt bò và đùi heo với mức tiêu thụ bình quân mỗi đầu người hàng năm lên đến 60 kí lô sẽ như thế nào?

Để tìm câu trả lời thích đáng thì cũng nên thăm viếng tỉnh Bad Zwischenahn một lần cho biết. Hãng Rügenwalder Mühle tọa lạc trên một vùng đất bằng, thuộc tiểu bang Niedersachsen là một cơ sở khổng lồ trong số các nhà sản suất thịt và xúc-xích - với 180 năm kinh nghiệm. Trên những bức tường của trung tâm hãng, người ta thấy treo những bức hình cổ xưa, xúc-xích, thịt miếng, thịt giăm bông. Nhưng bên cạnh bàn làm việc của trưởng phòng tiếp thị của ông Godo Roben người ta nhận ra tính hiện đại của công ty này, chẳng hạn những miếng thịt lát, thịt ép thành khối, thịt gà cục chay - tất cả được đóng bọc nylon. Gần một nửa triệu sản phẩm chay được sản suất mỗi tuần - nhiều hơn  

                                                            sản phẩm bán chạy nhất cho đến nay là xúc-xích trà (Teewurst).  
                                                            Dù vậy, viễn ảnh của một sản phẩm bằng thảo mộc thế thịt đã bị
                                                            hủy: Nó có hương vị như tấm cạc-tông (Pappe).


Khong ca khong thit (2) 


                                                            Nhưng ông Roben đã không nãn lòng. "Tôi cảm nhận được rằng
                                                            việc ăn thịt và xúc-xích ngày càng trở nên có vấn đề, đặc biệt là
                                                             người trẻ tiêu thụ ngày càng ít mua những sản phẩm động vật."
                                                            Đồng thời, một điều rõ ràng rằng. "Chúng tôi không nhắm đến
                                                            việc phục vụ cho một nhóm nhất định nào vì những lý do đạo
                                                            đức của họ mà phải để ý đến hương vị. Ngược lại, chúng tôi đã
                                                            muốn nhắm đến đa số người tiêu thụ."

Ông Roben tiếp nhận bộ phận phát triển và chế tạo xúc-xích trên cơ sở protein của đậu nành (Sojaeiweiß). Trãi qua một chặng đường dài và cuối cùng đã cho thấy: "Sau một vài tháng, không một ai trong hãng muốn ghé qua ăn thử nữa", ông nhớ lại. "Nó chẳng có mùi vị gì cả!" Nhiều tháng trôi qua, cho đến khi cảm giác của lưỡi và hương vị khẳng định được rằng, phải mang những miếng thịt giăm-bông chay ra thị trường. Đó là vào cuối năm 2014, thế là những sản phẩm "Veggie" (chay) được tiếp tục chế biến. Kết quả: Năm 2015, công ty này chiếm 20 phần trăm trong tổng doanh thu với mặt hàng không làm bằng thịt. Chìa khóa cho sự thành công của vị giám đốc tiếp thị trẻ 47 tuổi này là mùi vị. "Sự thành công chỉ vì các sản phẩm không làm bằng thịt cũng ngon như loại làm bằng thịt."

 

Thịt từ rau củ ngon, có sức khỏe hơn và có thể làm cho công nghệ nuôi thú trở nên thừa thải.

 

Hãng Rügenwalder và nhiều công ty khác đã thu hút được những người tiêu thụ cho đến nay vẫn thường tránh né các cửa hàng bán thực phẩm không làm từ thịt. Họ không phải là người ăn chay bình thường (Vegetarier) không ăn thịt và cá, kể cả những người thuần chay (Veganer) hoàn toàn không ăn mọi sản phẩm từ động vật. "Nhu cầu lớn nhất từ những người thường dùng thịt", theo cô Stephanie Stragies thuộc Hiệp Hội Người Ăn Chay tại Đức (Vegetarierbund Deutschland). "Không phải lúc nào cũng chay, nhưng thường xuyên hơn", đây là châm ngôn của những người "bán chay" (Teizeitvegetarier), một phần vì họ quan tâm đến mạng sống của các loài động vật, phần khác vì nhiều lý do sức khoẻ khác nhau mà giảm ăn thịt. Có gần 50 phần trăm quần chúng, theo Hội Người Ăn Chay khảo sát, tập dần ít ăn thịt và xúc-xích.

 

Họ là những người tiêu thụ được các công ty sản suất thịt đặc biệt quan tâm đến. Người ta nhận ra rằng, Veggie sẽ thu hút được số đông và có lợi nhuận cao. Bởi vì nguyên liệu từ rau củ và đậu nành tiện lợi hơn mà giá bán ra hiện nay cao hơn so với các mặt hàng làm từ thịt.

 

"Các đại công ty đang bị thị trường này thúc đẩy và cuộc chiến chỉ mới bắt đầu", theo ông Rosalie Wolff, 36 tuổi, đã sáng lập "Smilefood" trước đây 14 năm và cung cấp trực tuyến những sản phẩm chay và cũng đại diện cho các chuỗi kinh doanh. Dù rằng có sự cạnh tranh lớn, nhưng cô tỏ ra vẫn lạc quan. "Tôi luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, tôi biết rành những phụ liệu và kinh doanh minh bạch. Cho nên sản phẩm của tôi được đánh giá cao và khách cũng sẳn sàng trả thêm một chút ít."

 

Nhưng áp lực giá cả đang tăng.Và cô nhận thấy rằng, xúc-xích chay đang bán với giá dưới 2 Euro mỗi 100 gram trong các siêu thị hạ giá. "Bằng phụ liệu tốt thì không có lợi nhuận." Cho nên những sản phẩm chay rẽ tiền thường bị pha chế rất nhiều phụ chất hoá học, theo Trung Tâm Người Tiêu Thụ đã phát hiện trước đây hai năm.

 

Những gì cung cấp cho các siêu thị hiện nay đều dưới nhãn hiệu "veggie" hoặc "vegan" chủ yếu làm cho người mua có ấn tượng tốt, nhưng nó không đồng nghĩa với chất lượng sinh thái (Bio) cũng như thực phẩm mang tính đạo đức cao. Vì vậy cho nên hãng Rügenwalder cũng đã bị chỉ trích bởi họ dùng trứng gà cho những sản phẩm chay của họ. Các nhà phê
bình đã đặt nghi vấn rằng, tốt cái gì khi một sản phẩm làm từ
động vật được thay thế bởi một sản phẩm từ động vật khác -
ở đây là trứng gà? Hãng Rügenwalder nay đã đối phó bằng cách
chế tạo xúc-xích hoàn toàn không có phụ liệu từ động vật.
Đầu năm nay, thịt gà và thịt heo "thuần chay" (vegan =
không trứng gà)  lần đầu tiên được tung vào thị trường.



"Ngành công nghiệp này đã không đi trật hướng", theo ông 

Christian Vagedes, 41 tuổi, quản đốc Công Ty Thuần Chay tại
Đức (Vegane Gesellschaft Deutschland) "cho dù vì lý do đạo đức
hoặc kinh tế, thì ở thời gian đầu không được quan tâm đến".
Nhưng ông đã ngạc nhiên theo dõi khái niệm "thuần chay"
(vegan) đã bám vững chắc trong đa số thị trường.

"Điều này trước đây năm năm không một ai có thể ngờ được. Ở điểm này cho thấy rằng thế lực của người tiêu thụ lớn cở nào." Ông Vagedes tin tưởng rằng, toàn bộ ngành nghề này sẽ phải thay đổi quan điểm sản suất vì nhu cầu của người tiêu thụ. "Khách hàng bắt đầu hỏi rằng, liệu các công ty có thật sự hoàn toàn từ bỏ thịt vì tôn trọng những điều kiện môi sinh và lợi ích xã hội chăng. Điều này trong tương lai càng quan trọng hơn là sự thành công."

 

Các sản phẩm không làm từ thịt đã kích thích khẩu vị nhiều người tiêu thụ, điều này không chỉ thuyết phục được vị chủ bút tạp chí thuần chay "Vegan Magazin", mà ông Godo Roben của công ty Rügenwalder Mühle còn cho rằng "Thịt sẽ là một loại thuốc hút trong tương lai". Có nghĩa là, việc tiêu thụ thịt một lúc nào đó có lẽ cũng sẽ trở thành ngoại lệ. Ngày nay, người ta đã nói nhiều về những phương thức bổ sung. Càng ngày, các sản phẩm không làm từ thịt có vị thơm ngon hơn; có sức khỏe hơn, bởi vì nó chứa ít chất béo (Cholesterin) và không lưu lại cặn bả của chất kháng sinh; sẽ dẫn đến việc khai trừ hệ thống công nghệ chăn nuôi và tàn sát động vật; và bảo vệ môi trường – bởi lẽ thịt đã tàn phá sự quân bình môi sinh. Việc sản suất thịt phải mất rất nhiều diện tích đất đai, tiêu thụ rất nhiều nước và gánh trách nhiệm làm hủy hại khí nhà kính đến 18 phần trăm.

 

Sản phẩm thế thịt không bì được với sản phẩm làm từ thịt.
Vấn đề này còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa.


Liệu miếng thịt heo nhân tạo do ông Christian Zacherl của Viện Frauenhofer chế biến sẽ nuôi sống được thế giới trong tương lai chăng? "Tuy nhiên, ít ra đây cũng là sự khởi phát đầy hứa hẹn", một kỹ thuật viên về thực phẩm tin như vậy. Đã từ lâu, người ta cố gắng vô vọng để sản suất một sản phẩm toàn bằng chất đạm của đậu nành và đậu xanh có mùi vị gần giống như thịt gà hoặc thịt heo. Vấn đề ở chỗ, làm thế nào để chế tạo từ một chất xốp, nhão nhẹt thành ra một chất xơ? Gần đây, người ta mới phát hiện ra một phương pháp làm cho chất đạm và nước qua tác dụng của nhiệt và áp suất sẽ thành ra một khối chất đạm, như vậy cái khối này có thể làm thành một miếng thịt chay và đã thuyết phục được những chuyên gia thử thực phẩm.

 

"Kỳ thật chúng tôi vẫn còn một số khó khăn cần phải khắc phục", nhà nghiên cứu 38 tuổi này thừa nhận và lấy trong tủ mát ra một miếng thịt chay. Nó trông giống như một khối có màu xám và màu vàng vỏ hột gà. Tình trạng ban đầu của nó xấu xí như vậy, nhưng sẽ được chế biến thành một loại hàng tiện lợi làm sẳn có hương vị thơm ngon để cung ứng khẩu vị của người tiêu thụ. Vì cái khối đó lúc nấu sẽ mất mùi vị, cho nên sau đó cũng phải dùng thêm gia vị để ăn- chẳng hạn với nước sốt hoặc nước chấm.

 

Lúc cắn miếng thịt bằng đậu nành thì khẩu vị không thể so sánh được với thịt thứ thiệt. Còn thịt bò thì sao? "Không có cơ hội, theo tin cập nhật năm 2016", ông Zacherl nói. "Nhưng ai biết được! Có thể trong vòng ba năm trở lại đây chúng tôi sẽ mời các chuyên gia thử thức ăn đến công ty chúng tôi để thử một miếng thịt bò chay đầu tiên."

 

Bài của Uwe Pütz, hình minh hoạ của Sarah Illenberger , hình ảnh của Sabrina Rynas .

Đăng trên tạp chí thông tin "mobil" số 3/2016 của Công ty Đường Sắt Đức, từ trang 47 đến 50.

Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác đã đọc trên xe lửa từ Tu Viện Viên Đức, Ravensburg - Nam Đức, trở lại Chùa Viên Giác. Ngài trao cho Thị Chơn dịch sang tiếng Việt để rộng thông tin về khuynh hướng ăn chay đang nở rộ tại Đức và công nghệ sản suất thực phẩm chay đang trên đà phát triển mạnh trong tương lai.

Tuy nhiên, theo dịch giả, thức ăn chay được chế biến từ thảo mộc thiên nhiên vẫn lành mạnh và có sức khỏe hơn là các sản phẩm chay "giả thịt" được quảng cáo, đóng gói bán đầy trong các siêu thị.

Cái gì "giả" thì chắc hẳn không tránh khỏi sự cẩu thả, coi thường sức khỏe con người chỉ vì lòng tham muốn có lợi nhuận cao. Cho nên  không biết những sản phẩm chay làm sẳn ấy có được trộn thêm những phụ liệu nào nữa hay không, để cho có mùi thịt, vị thịt...?

Thị Chơn Ngô Ngọc Diệp (06.03.2016)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 11269)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
24/12/2015(Xem: 5770)
Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Trương Thị May được bầu là ‘Mỹ nhân ăn chay’ của châu Á Hiệp hội bảo vệ động vật (khu vực châu Á – Thái Bình Dương) chọn Trương Thị May là “Mỹ nhân ăn chay hấp dẫn nhất châu Á”.
25/11/2015(Xem: 6463)
Một câu chuyện mà không ít người đã nghe, đã đọc. Rằng con khỉ mẹ ở vườn thú Frankfurt ở Đức ôm thi hài đứa con yêu dấu của mình điên cuồng chạy đi khắp nơi trong tâm trạng buồn đau lộ rõ trên nét mặt. Có lẽ nó không tin và không chấp nhận cái chết của đứa con bé bỏng mấy tuần tuổi của mình. Cảnh tượng thương tâm đó được đăng tải trên “Báo Mới” số ra ngày 19/9/2015 vừa qua, khiến chúng tôi nhớ lại câu chuyện “Bác thợ săn và con vượn” hồi còn học tiểu học. Phát súng của bác thợ săn bắn trúng tim vượn mẹ khi đang ôm con. Vượn mẹ nhìn bác thợ săn đầy ai oán và tuyệt vọng. Nó lặng lẽ đặt đứa con yêu dấu của mình nằm xuống, không quên vơ một nắm bùi nhùi để gối đầu cho con, rồi bứt một chiếc lá, vắt những giọt sữa cuối cùng của mình, đặt xuống bên cạnh con, rồi từ từ ngã xuống…. Những hình ảnh ấy đã lay động tâm hồn và ám ảnh tâm trí biết bao người.
20/11/2015(Xem: 11997)
Viện trưởng cho biết: “Từ khi hành nghề bác sĩ, tôi chưa từng gặp và điều trị một căn bệnh nào kỳ quái như vậy. Bệnh nhân này trong vòng 3 năm đã phải phẫu thuật tới 5 lần, mỗi lần phẫu thuật tính chất lại nặng hơn so với lần trước, cuối cùng thậm chí đến một tay một chân cũng phải cắt bỏ, chỉ trong phút chốc người bệnh này đã trở thành một người tàn tật với duy nhất một tay một chân. “ Bệnh nhân kỳ lạ này có tên là Văn Lai, có một lần anh bị con rùa (thường được gọi là giáp ngư) cắn đứt một góc ở ngón út bàn tay. Lúc đầu, người này đến bệnh viện để điều trị cơn đau, cho rằng không có vấn đề gì, nhưng sau đó hai tuần, vết thương bắt đầu bị viêm sưng lên. Sau khi tiến hành kiểm tra y tế cho thấy vi trùng đã xâm nhập vào các khớp xương, bắt buộc phải cắt cụt ngón tay út, sau khi anh bị cắt đứt ngón tay út thì chỉ còn lại chín ngón tay.
06/10/2015(Xem: 9152)
Ngày 04/10/2015, như thường lệ, vào chủ nhật tuần đầu tiên của tháng, tại chùa Pháp Vân,1292 đường Giải Phóng, Hà Nội đã diễn ra chương trình “Ngày an lạc” với chủ đề “Dịch Tâm Thể Với Cuộc Sống”. Đây là chương trình thường niên với mục đích kêu gọi cộng đồng ăn chay và hiểu rõ lợi ích của việc ăn chay với môi trường, với sức khỏe cộng đồng.
03/10/2015(Xem: 11875)
Chiều nay, tôi nghe bạn nói “ đúng là bỏ ăn tối sướng ghê” , và tôi chợt nhớ có mấy người hỏi tôi cách làm sao bỏ ăn tối, không biết vì bận hay vì thấy người hỏi chưa thành tâm mong muốn nên tôi chỉ cười và nói dễ lắm, bỏ được ngay ấy mà…Cũng lâu rồi… Và hôm nay tôi viết, và hy vọng bài viết này sẽ giúp những người chưa bỏ được ăn tối sẽ bỏ được, và ai bỏ được thì có thêm thông tin để hướng dẫn người khác cũng bỏ được và được hưởng những lợi ích thiết thực của việc bỏ ăn tối… Tại sao không nên ăn tối. Tôi đã không hỏi câu hỏi này trước khi bỏ ăn tối, chỉ đơn giản xuất phát từ lòng tin vào Đức Phật mà tôi bỏ. Bỏ xong tôi mới nghiên cứu, hơi ngược nhưng dù sao thì cũng có thể trả lời thế này: - Không ăn tối giúp chúng ta khỏe hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta đẹp hơn, không bị tích mỡ. - Không ăn tối giúp chúng ta minh mẫn hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta hướng thượng hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn. - Không ăn tối giúp chúng ta tiết kiệm được tiền
21/09/2015(Xem: 10195)
Tôi gặp bà lần đầu tiên trong một phiên họp thường niên lãnh đạo Hiệp hội Xuất bản ASEAN diễn ra tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ấn tượng của tôi về lãnh đạo cao cấp này của Hội sách lớn nhất thế giới được tổ chức thường niên vào tháng 10 là bà rất nhẹ nhàng, rất Á đông, rất gần gũi, rất nhiệt tình. Tôi cũng đặc biệt vui khi bà quan tâm đến Việt Nam. Trong phiên hop này, lãnh đạo Hội xuất bản Việt Nam bận hết nên tôi làm trưởng đoàn. Vậy là ngoài các buổi làm việc chung với trưởng đoàn của Hội xuất bản các nước ASEAN tôi có các buổi làm việc riêng với nhiều lãnh đạo các nhà xuất bản các nước, trong đó có buổi làm việc với bà Claudia Kaiser, người phó chủ tịch rất hiểu biết và thân thiện của Frankfurt Book Fair.
15/09/2015(Xem: 6968)
Kính thưa hết thảy quý Thiện Tri Thức! Mục đích của Đức Phật ra đời là dạy đạo giải thoát, cứu chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân hồi. Bên cạnh đó, Ngài là một một nhà Bác học, Bác sĩ giỏi .... Cũng nhờ thiện duyên theo học Phật nhiều năm nên Liễu Nguyên mới sống được đến ngày hôm nay. Đó là nhờ thực hành theo những lời dạy vàng ngọc của đức Phật mới thoát khỏi những bệnh tật hiểm nghèo và có được thân tâm khoẻ mạnh để tu tập. Sau đây Liễu Nguyên sẽ trình bày vắn tắt lại để cho quý vị áp dụng vào cuộc sống. Nếu những ai đang có bệnh thì mau sớm lành bệnh và những ai không bệnh thì càng trẻ, khỏe và thêm trí tuệ để tu tập:
29/07/2015(Xem: 28360)
Nam Mô A Di Đà Phật Trang nhà Quảng Đức cố gắng tìm tài liệu video clip chứng minh lễ hội chặt đầu trâu để tế nữ thần Gadhimai của Nepal là có thật chứ không phải hình ghép từ photoshop như nhiều độc giả hồ nghi. Theo video clip tư liệu (bản tiếng Anh, xem ngay bên dưới) ghi nhận tại lễ hội này thì đây là một hủ tục cuồng tín của người Nepal chứ không phải là Hinduism Ấn Độ Giáo như nhiều người lầm tưởng, truyền thống chặt đầu động vật để hiến tế đầu và máu tươi này bắt nguồn từ giấc mơ của một người con có người cha đang bị nhốt tù ở Kathmandu (thủ phủ của Nepal) mơ thấy nữ thần Gadhimai về mách bảo rằng, nếu giết càng nhiều thú vật (con đực) để dâng cúng cho bà thì bà sẽ gia hộ. Sau giấc mơ, người này đã giết nhiều thú vật thì lập tức người cha được thả tự do.
13/07/2015(Xem: 8644)
Bát Đoạn Cẩm Khí Công Tâm Pháp của Thiếu Lâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]