Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách ăn uống trong Đạo Phật

12/08/201307:49(Xem: 10209)
Cách ăn uống trong Đạo Phật
an_chay_3

CÁCH ĂN UỐNG CỦA ĐẠO PHẬT

Michael Ohlsson
Việt dịch: Ban Dịch thuật Vạn Phật Thánh Thành

Trong bài viết này, tôi sẽ tìm hiểu về cách ăn uống của Đạo Phật - những qui định, tầm quan trọng, tượng trưng, và những lý do ẩn sau những nguyên tắc này. Hầu hết những tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh lớn trên thế giới đều có một số nguyên tắc, qui định, khuyến cáo, và/hoặc tượng trưng về cách ăn uống, thực phẩm và đồ uống. Một số tín ngưỡngkhông ăn một số loại động vật nhất định, có những ngày lễ nhất định trong đó nghiêm cấm một số loại thực phẩm , ngăn cản sự ham ăn, và/hoặc hạn chế hay nghiêm cấm việc sử dụng các đồ uống có chất rượu.

Phật giáo nói chung, về cơ bản luôn nghiêm cấm bất kỳ loại thịt động vật nào hay những chất gây say. Tuy nhiên, khi khảo cứu nhiều hơn, lại có thêm một số bổ xung hoặc ngoại lệkhông phổ biến hoặc ít biết đến cho những quy định tương đối đơn giản này. Những lý do ẩn sau những qui định này tương đối phức tạp hơn và cần thảo luận kỹ hơn. Cần phải lưu ý rằng, cũng giống như mọi tín ngưỡng và truyền thống khác, trong Phật giáo,có nhiều bản dịch, cách diễn dịch và mức độ khoan dung khác nhau. Tôi sẽ không tập trung vào bất kỳ một “giáo phái” hay “tông phái” nào trong tư tưởng Phật giáo, nhưng sẽ đề cập và đối chiếu những hình thái đặc biệt khi gặp gỡ nếu chúng quan trọng đối với chủ đề của tôi.

Việc người đọc “tin” hay không tin giáo lý của Đạo Phật không thành vấn đề đối với tinh thần lập luận của tôi. Giáo lý và truyền thống của Đạo Phật mang đến “thực phẩm quan trọng cho tư tưởng” cho tất cả chúng ta; tư tưởng mà ít nhất có thể tiếp thu theo cách ẩn dụ - cho thế giới thế tục và nặng về khoa học ngày nay. (Điều này không hề ám chỉ tới sự nghi ngờ đối với tư tưởng và tín ngưỡng Đạo Phật, mà chỉ đơn thuần là cuộc mở đầu cho thảo luận sau đây. Nó cũng yêu cầu độc giả cần tiếp thu với một tâm trí và trái tim rộng mở).

Tôi sẽ bắt đầu với việc tóm tắt tầm quan trọng của những giáo huấn của Đức Phật đối với “ Năm quán niệm trong khi ăn” vì đây là một bài thực hành buộc các Phật tử phải dừng lại và suy nghĩ về thực phẩm họ đang ăn. Bước đầu tiên là tự hỏi thức ăn là gì, tại sao chúng ta ăn, thực phẩm có từ đâu, chúng ta nên ăn khi nào và như thế nào. Chúng ta phải: “Nghĩ về thực phẩm từ đâu mà có, công sức cần có để vun trồng , vận chuyển nó, chuẩn bị, nấu nướng và dọn lên bàn ăn” (1).

Rồi người ta nên xem xét rằng liệu mình có xứng đáng với thực phẩm đó không – họ có xứng đáng với nó hay không? Người ta nên tự quán xét tâm mình – liệu (mình) có tham lam không, có xao lãng không? Chúng ta nên biết rằng việc bổ sung thực phẩm là cần thiết và là sự hàn gắn cho cơ thể và rằng họ sẽ bệnh tật ốm yếu nếu không có thực phẩm. Cuối cùng, chúng ta nên nhớ chỉ đón nhận và sử dụng thực phẩm với mục đích duy nhất là để “Thàng tựu Đạo” (1) hoặc xem thực phẩm là phương tiện – để đến tận cùng – đạt đến sự Giác ngộ.

Trong khi quán tưởng những điều này, người đó phải xác định thực phẩm nào là phù hợp cho sự thọ dụng, và cái gì bị nghiêm cấm. Hơn nữa, điều quan trọng là cần biết tại sao một số thức ăn, đồ uống nhất định thuộc về một trong hai nhóm: hoặc là nghiêm cấm hoặc là phù hợp. Để làm điều này, trước hết chúng ta cần phải xem xét “Ngũ Giới”, một trong những khía cạnh quan trọng nhất của Đạo Phật.

Không tuân thủ bất kỳ một trong “Ngũ giới” sẽ gây tổn hại cho người khác, che lấp thêm bản tính nhận biết chân thật của mình, và giảm đi đáng kể cơ hội để mình có thể được tái sinh làm người (một điểm thuận lợi cho suốt tiến trình đạt tới sự Giác ngộ); đây là những nền tảng của sự nghiêm cấm. “Ngũ giới” là: Không giết hại, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không sử dụng các chất gây say. Sử dụng các chất gây say bị cấm bởi vì nó có xu hướng cản trở khả năng suy xét của mình và giới này khiến mình dễ phạm một trong bốn giới trước hơn. Điều này giải thích tại sao đồ uống có chất rượu bị nghiêm cấm. Uống rượu có thể không trực tiếp tạo nghiệp với chúng sinh khác, nhưng nếu uống rượu làm tăng trưởng các cơ hội để phạm các giới luật khác, thì đó là điều nguy hiểm, bởi vậy khuyên không uống rượu. Và với cá nhân (phép tu từ trong Phật giáo) các chất gây say sẽ bóp méo và làm mờ đi định lực của hành giả ( chánh niệm là điều cần thiết cho thiền định) và con đường đạt tới Giác ngộ.

Như thế thì điều gì là sai trái với bốn giới luật kia? Ăn cắp và nói dối không trực tiếp liên quan tới chủ đề của tôi về cách ăn uống, nhưng đều bị nghiêm cấm bởi vì chúng gây ra nghiệp xấu. Gây ra nghiệp xấu làm hại các chúng sinh hữu tình khác, và sớm hay muộn nghiệp xấu sẽ quay trở lại ám ảnh kẻ nói dối và ăn cắp. Tà dâm liên quan thế nào tới việc ăn uống? Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Phật Giáo Đại thừa), Đức Phật giải thích “Ngũ vị tân”, bao gồm tỏi, hành, đều bị nghiêm cấm như thế nào: Người theo đuổi thiền định nên kiềm chế việc ăn năm giống cây có mùi hăng của thế giới này. Nếu ăn năm vị này được nấu chín, chúng sẽ làm tăng ái dục; nếu ăn sống, chúng sẽ làm tăng sân hận (2). Hơn thế nữa, chư thiên “sẽ xa lánh họ bởi vì họ có mùi khó chịu, (và) quỷ đói sẽ lởn vởn quanh và liếm lên môi họ” (2). 

Bị quỷ bám quanh mình sẽ cản trở sự tìm cầu Giác ngộ. Những ác ma này có năng lực giả làm Phật và thuyết tà Pháp. Chư Phật cảnh báo thêm rằng trong thời kỳ Mạt pháp (thời kỳ hiện chúng ta đang sống), sẽ có rất nhiều nhà tiên tri giả hay tà ma, ác quỷ sẽ xuất hiện giả làm Bồ tát. Những ai quá xa rời Đạo có thể sẽ tin vào hoặc bị mê hoặc bởi các ma quỷ trá hình thành những bậc đạo sư giác ngộ. Những ác quỷ này có thể nóikhiến những người lạc đường đi vào việc ăn uống “ phân và nước tiểu, hay thịt và rượu” và biện minh cho việc này. (3)

Tôi thảo luận giới sát, giới luật đầu tiên và quan trọng nhất, cuối cùng là vì giới luật này là tâm điểm trong cách ăn uống của Phật giáo. Trên thực tế nó là khía cạnh quan trọng nhất. Trong mười điều răn truyền thống của Do Thái giáo – Cơ Đốc giáo – “Chớ giết người” nhìn chung đang được chấp nhận với nhiều trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, người ta có quyền giết hại trong trận chiến để bảo vệ, hoặc để ăn hay tế lễ thú vật (trong Kinh Cựu Ước, Chúa Trời qui định tế lễ thú vật). Ngược lại, không hề có một hình thức giết hại người hay động vật nào từng được cho phép trong Đạo Phật – đây là những nguyên tắc không thể tranh cãi. Tuy nhiên, có những cấp độ khác nhau của “tính nghiêm ngặt” mà những giáo lý này duy trì tùy theo thời gian, địa điểm và giáo phái khác nhau. Ví dụ, trong thời kỳ đầu của Luật Tạng Ấn Độ(Luật Lệ Của Tu viện ), vì các nhà sư là những người du phương không có nhà cửa, nên việc hóa duyên để thọ trai là điều phổ biến (truyền thống này vẫn còn được thực hành một cách tương tự ở các nước Đông Nam Á theo Phật Giáo Tiểu thừa. 

Các nhà sư “phải ăn mọi thứ được đặt vào trong bình bát của họ mà không phân biệt, gồm có cả thịt hay thực phẩm hư thối” (4). Giới Luật thì rất nghiêm ngặt, trong đó, các nhà sư phải coi chừng bất kỳ một sinh vật nhỏ bé nào trong đồ uống của họ hay nơi họ đi. Do thực phẩm của các vị sư có được từ việc hóa duyên, nên họ không biết gì về nguồn gốc thực phẩm trước đó. Nếu họ nhận được thịt, nhà sư cần phải được thuyết phục rằng thịt đó không phải đã được chuẩn bị riêng cho vị ấy. Các tiêu chuẩn là vị sư đó không nhìn thấy, không nghe thấy, hoặc không có một mối nghi ngờ rằng thịt đó đã được chuẩn bị dành riêng cho mình(4). Đó là nỗ lực có ý thức của nhà sư để có được thức ăn chay “thọ dụng được”.

Trong những thế kỷ đầu của Công nguyên, Phật Giáo Đại thừa thâm nhập vào Trung Hoa (và cuối cùng là các nước Phật giáo Đại thừa khác là Đại Hàn và Nhật Bản). Ở đây, các tu viện đã phát triển đất đai để các tu sĩ trồng trọt lương thực cho họ, ít nhiều đảm bảo sự chay tịnh tự nhiên mà không phải lúc nào cũng có thể có được từ việc hóa duyên. Điều này khiến cho tu sĩ có thể tuân thủ theo cách chay tịnh nghiêm ngặt, thậm chí phát triển một phong cách ẩm thực (như Jai (chay) ở Trung Hoa và Shojin Ryori (món chay) ở Nhật Bản). Đây là mục tiêu của Phật Giáo Đại Thừa nhằm giúp tất cả chúng sinh đạt được Giác Ngộ. Vì thế, nhờ có các truyền thống của Phật Giáo Đại Thừa mới nên các cách ăn chay nghiêm ngặt hơn xuất hiện, và cuối cùng trở thành văn hóa của những Phật tử tại gia hiện đại. Kinh Phạm Võng có viết: Một người Phật tử không được ăn thịt bất kỳ chúng sinh hữu tình nào. Nếu ăn thịt chúng, là người ấy đã cắt đứt lòng Đại Bi, cũng như hạt giống Bồ Đề trong mình (4). Vì thế, chúng ta thấy rằng việc ăn chay được tiếp nối cả trong hai truyền thống chính Phật giáo (Tiểu Thừa và Đại Thừa), tuy rằng có đôi chút khác biệt trong việc thực hiện điều này.

Thuyết ăn chay, “ một việc làm tự nhiên và hợp lý của giới luật về phạm hạnh chống lại việc tước đoạt sự sống”(5) là một chế độ ăn uống mà không có thịt động vật. Trong thuật ngữ hiện đại, chúng ta có thể sử dụng từ “ thuần chay” để mô tả cách ăn uống nghiêm ngặt của Phật giáo Đại Thừa. Thuật ngữ “thuần chay” đề cập đến những người không ăn bất kỳ một động vật nào, cũng như những sản phẩm từ động vật hoặc có nguồn gốc từ động vật bao gồm sữa, pho mát, mật ong hoặc sử dụng lông thú, thuộc da, da v.v…Đức Phật khuyên dạy bậc Bồ Tát chân khiết cần tuân thủ điều này: (họ) không mặc tơ lụa, giầy da, lông thú hay lông chim…và người nào không tiêu dùng sữa, kem hay bơ thì thực sự có thể vượt qua thế giới này. Cả hai thể chất lẫn tinh thần cần phải tránh những thể xác và những phụ phẩm của chúng sinh bằng cách không mặc chúng cũng như không ăn chúng. Tôi cho rằng những người như vậy thì có được sự giải thoát thực sự (6).

Thuật ngữ - không gây hại chúng sinh (ahimsa) - trong Đạo Phật hiện được chấp thuận bởi những người thuần chay từ thế kỷ này sang thế kỷ khác. ‘Không gây hại chúng sinh’ đề cập tới lòng Từ Bi, cư xử không thô bạo với động vật và tất cả chúng sinh hữu tình. Không chỉ có việc thực hành ‘không gây hại chúng sinh’ (ahimsa) gìn giữ chính Pháp cho Đạo Phật, mà điều này cũng khiến cho “cuộc sống tốt đẹp hơn và sức khỏe tốt hơn” (7). Giết hại hay ăn thịt cùng lúc phá vỡ một số nguyên tắc. Người nào gây tổn hại và chướng ngại cho con đường/cơ hội của những chúng sinh hữu tình trong việc tìm cầu Giác ngộ/ Niết bàn; thì kẻ đó cũng tự gây hại chính mình bởi vì tất cả chúng sinh là một phần của tổng thể.Cũng như kẻ đó làm lan tràn các nghiệp xấu giết hại, mà sau này sẽ phải chịu đau khổ hoặc nhân lên việc giết chóc nhiều hơn. Kẻ đó cũng sẽ phải chịu sự khổ đau trong vòng sinh tử.

Tất cả chúng sinh hữu tình đều ham muốn được sống. Mọi động vật đều cố gắng trốn thoát khi chúng bị giết để làm thức ăn. Giống như con cá bị quăng lên cạn, tâm trí nó cố gắng và vùng vẫy để giành được tự do, thoát khỏi sức mạnh của Cái Chết (8). Khi một người giết một con vật, cho dù trực tiếp hay gián tiếp bằng cách mua thịt, người đó đang lấy đi sinh mạng của một (hay nhiều) chúng sinh. Vì thế, với Đạo Phật, hành nghề đồ tể là công việc tồi tệ nhất. Tuy nhiên, là người tiêu dùng, việc mua một cách có chủ ý hoặc tiêu thụ thịt của động vật là một phần của quá trình giết hại. Bằng cách tạo nhu cầu, nó cũng giống như chính bạn đang giết hại những sinh linh có tri giác. Làm như vậy đi ngược lại với “tinh thần tối thượng và phổ quát nhất của Đạo Phật, làm việc không ngừng nghỉ để vĩnh viễn chấm dứt đau khổ của tất cả chúng sinh, không chỉ con người” (9).

Việc ăn thịt gây ra hai loại khổ đau: nỗi đau đớn trực tiếp đối với sinh vật bị làm thịt và nỗi khổ gây ra bởi cái vòng – chết và tái sinh. Khi một chúng sinh hữu tình chết đi, nó buộc phải bắt đầu lại qui trình đau đớn của sự tái sinh. Cách duy nhất để chấm dứt cái vòng này là đạt tới sự giác ngộ viên mãn. Do loài vật cũng có thể trở nên Giác ngộ, nên việc giết chúng là tước đi của chúng cơ hội ấy. Quan điểm của Phương Tây về bản ngã cá nhân (hay chúng ta sẽ gọi là “ích kỷ cá nhân”) rõ ràng không phải tinh thần của Đạo Phật. Người chỉ sống vì khoái lạc, tâm hồn không hài hòa, không cân nhắc kỹ lưỡng về thực phẩm mà mình ăn, là kẻ lười biếng và không có đức hạnh – cũng giống như người bị xoay chuyển bởi ma quỷ (kẻ xấu), thì cũng bị xoay chuyển bởi những cám dỗ ích kỷ, thậm chí giống như cây yếu bị lung lay trong gió (10).

Trong Phật Giáo, người nào quan tâm tới những chúng sinh khác như quan tâm tới chính mình – họ có sự liên hệ với nhau, là một phần của tổng thể. Đức Phật dạy rằng, tất cả chúng sinh thực sự là một phần của thể thống nhất nguyên thủy. Do đó, khi một người giết một sinh vật khác, họ đã thực sự giết hại một phần của chính họ. Cũng là họ đã giết hại một phần của cha mẹ mình (cũng bị nghiêm cấm trong Phật Giáo). Vì vậy, kết quả là, ăn thịt là tự sát! Chúng ta gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi nghiệp sát tập thể (cộng nghiệp). Nghiệp hoạt động như tài khoản ngân hàng. Những chúng sinh bị ảnh hưởng bởi nghiệp xấu sẽ tái sinh làm chúng sinh thấp kém hơn (như súc sinh, ngạ quỷ); những người tuân thủ giới luật và tạo nghiệp tốt sẽ tái sinh làm chúng sinh ở cõi cao hơn (thánh thần, con người). Khi những chúng sinh thấp kém hơn trả hết “nợ”, họ có thể tái sinh làm người. Do con người ở vị thế tốt nhất để Giác ngộ, nên đây là vị trí được mong muốn nhất. Như Đức Phật đã giải thích rằng: Nếu trong quá trình trả nợ mạng sống của những chúng sinh đã bị giết hoặc ăn thịt chúng, thì nó sẽ bắt đầu một vòng ăn nuốt lẫn nhau mà sẽ làm cho những kẻ mắc nợ và chủ nợ lên lên xuống xuống không ngừng (11).

Khi chúng ta sát sinh, chúng ta làm gia tăng và duy trì nghiệp xấu sát sinh. Nghiệp xấu này sẽ quay trở lại chúng ta trong đời này hoặc đời sau, nhưng chắc chắn là tác động trực tiếp hơn so với chúng sinh bị chúng ta giết hại. Việc lan tràn nghiệp sát gây ảnh hưởng lên tổng thể rất lớn đến nỗi nó tích tụ, duy trì và cuối cùng dẫn đến chiến tranh thế giới trong tương lai. Khi một người chết, linh hồn của họ có thể chia nhỏ vào trong nhiều súc sinh – một bầy cừu, một đàn ong, một đàn kiến v.v…Khi người ta tước đi mạng sống của một trong những sinh vật này, thì chúng thực sự đang tham dự vào cuộc sống của con người mà đã từng trải qua. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói tại sao một người ăn thịt cừu thì có thể trở thành cừu trong đời sống tiếp theo và cừu có thể trở thành người ra làm sao. Trong chu kỳ có tính chất lặp lại, “chúng ăn thịt lẫn nhau” (Kinh Thủ Lăng Nghiêm, trang 80). Không có sự phân cấp bậc trong chúng sinh; tuy rằng mỗi loài ở mỗi trình độ khác nhau, nhưng họ (đều) quan trọng như nhau. 

Vì thế, giết hại động vật thực sự là hành động của kẻ giết người, ăn thịt súc vật là ăn thịt người. Theo niềm tin này, chúng ta có thể nhận thấy tại sao nhiều Phật tử thực hành việc phóng sinh và giải cứu những con vật sắp bị làm thịt. Đức Phật khuyên thực hành như vậy: Bất cứ lúc nào, một vị Bồ tát trông thấy một người chuẩn bị giết hại một con vật, thì liền nghĩ ra phương tiện thiện xảo để giải thoát và bảo vệ nó, giải phóng nó khỏi sự đau khổ và những khó khăn (12). 

(Một lập luận cho việc gia tăng dân số nhanh tới mức quá tải là bởi số lượng lớn các thị trường thịt hiện đại, việc thử nghiệm trên động vật, công nghiệp hóa và khoa học, chúng ta giết hại nhiều động vật hơn bao giờ hết. Những chúng sinh bị giết hại này có thể quay trở lại làm người, do đó làm gia tăng dân số).

Tôi đã tóm tắt ngắn gọn những lý do ẩn đằng sau cách ăn uống của Đạo Phật, được xây dựng trên (nền tảng) giới luật đạo đức. Tôi kêu gọi người đọc xem xét những quan điểm này, như Dharmachari Saaramati cho biết thêm: Phật tử hay không phải Phật tử đều như nhau – chỉ là bắt đầu đánh giá một cách đầy đủ những gì mà truyền thống này có thể bổ sung vào những nỗ lực hiện tại để chuyển đổi thái độ của chúng ta đối với thế giới mà chúng ta đang sống (13). Có những qui định khác liên quan đến cách ăn uống mà khác nhau giữa các giáo phái như: thời gian và số lượng thực phẩm phù hợp có thể ăn; nghiêm cấm thực phẩm tươi sống; nhưng việc tuân thủ cách ăn uống mà không vi phạm giới luật về sát sinh là điều phổ quát và quan trọng nhất.

Thực phẩm, và các hướng dẫn liên quan đến nó, đóng vai trò quan trọng trong truyền thống Phật Giáo. Đức Phật nói về việc trong quá khứ Ngài đã phải “ăn lúa ngựa” để trả nợ nghiệp như thế nào. Một đoạn không phổ biến trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói về việc làm thế nào Đức Phật đã tạo ra “tịnh nhục…là do thần lực của Ta biến hóa ra, chứ căn bản không có mạng căn (6). Người ta tin rằng chính Đức Phật đã bị chết do ngộ độc thực phẩm. Một điều nghịch lý trong chủ đề của tôi là trong Đạo Phật – thực phẩm, ăn uống và khẩu vị là những ảo tưởng ngay tại ban đầu, không phải là một phần của bản tính nhận biết chân thật của chúng ta, Nhưng bản tính nhận biết chân thật của chúng ta lại bị bóp méo bởi vô minh của chúng ta, điều mà bị tạo ra bởi vòng luân hồi chết và tái sinh. Mọi khổ đau đều bắt nguồn từ cái vòng luân hồi này. Và như vậy, ‘không gây hại chúng sinh’ (ahimsa), cách cư xử từ bi với động vật, và cuối cùng là cách ăn chay của Đạo Phật, là thiết yếu để chấm dứt mọi khổ đau và vô minh; và là sự thực hành bắt buộc trong việc tìm cầu trí huệ chân thực cho chính chúng ta và tất cả chúng sinh.


The Buddhist Diet

by Michael Ohlsson
December 9, 1998

In this paper I will examine the Buddhist diet - its restrictions, significance, symbolism, and the reasons behind these guidelines. Most of the world's great religious or spiritual faiths have some sort of guidelines, restrictions, recommendations, and/or symbolism involving diet, food and beverage. Some faiths exclude certain types of animals, have certain holidays that restrict specific types of food, discourage gluttony, and/or limit or prohibit the use of alcoholic beverages. Buddhism, in general, fundamentally prohibits any andallanimal meat or intoxicants at all times. However, with further investigation, there are some unusual or less-well-known additions or exceptions to this relatively simple guideline. The reasons behind these restrictions are slightly more complex and warrant further discussion. It is necessary to note that, like many other faiths and traditions, there are various translations, interpretations, and degrees of tolerance within Buddhism. I will not focus on any one "school" or "sect" in Buddhist thought, but refer to and contrast/compare any specific variances as they come up, if they are crucial to my focus.

Whether or not the reader does or does not "believe" in the Buddhist teachings should not matter to the spirit of my argument. The Buddhist teachings and tradition provide important "food for thought" to all of us; thought that can at least be adopted metaphorically for today's more secular and science-centered world. (This by no means is meant as a discredit to Buddhist thought and faith, but merely a prelude to the following argument and a request that the reader proceed with an open mind and an open heart).

I will begin by summarizing the importance of The Buddha's instructions for the "Five Contemplations While Eating", since this is an exercise that forces the Buddhist to stop and think about the food they are eating. It is the first step in questioning whatfood is, whywe eat it, whereit comes from, and whenand howwe should eat it. One must: "think about where the food came from and the amount of work necessary to grow the food, transport it, prepare and cook it and bring it to the table." (1)

One should then consider if one deserves the food or not - are they worthy of it? One should consider one's own mind - is it greedy, out of focus? One should know that the food provided is a necessity and a healing agent for the body, that they are subject to illness without the food. And finally, one should remember that food is only received and eaten for the purpose of "realizing the Way" (1)or a part of the means-to-an-end to reach enlightenment.

While one contemplates these, s/he must determine which food is appropriate for consumption, and which is forbidden. Furthermore, it is important to know why certain foods and drink fall into either the forbidden or appropriate categories. To do this, we must first look at the "Five Moral Precepts", one of the most important aspects of Buddhism. Failure to follow any of the "Five Moral Precepts" causes harm to others, further clouds one's true seeing nature, and greatly decreases one's chances of being born a human again (a vantage point along the path to enlightenment); these are the basis for their forbidance. The "Five Moral Precepts" are NO killing, stealing, sexual misconduct, lying, or partaking of intoxicants. The last one is forbidden because it tends to hinder one's judgment and make one more susceptible to committing one of the first 4 precepts. This is why alcoholic beverages are forbidden. Having a drink may not have direct karmic effects on another being, but if drink increases the chances of one committing the other precepts, then it is dangerous, and therefore discouraged. And to the individual (an oxymoron in Buddhism), intoxicants will distort and cloud one's samadhi(proper concentration, necessary for meditation) and path to enlightenment.

So what is wrong with the other 4 moral precepts? Stealing and lying are not directly related to my topic of diet, but are forbidden because they cause bad karma. Causing bad karma harms other sentient beings, and sooner or later will come back to haunt the original liar or stealer.

How is sexual misconduct related to diet? In the Shurangama Sutra(Mahayana school), The Buddha explains how the "Five Pungent Spices", including garlic and onions, are forbidden: Beings who seek samadhi should refrain from eating [the] five pungent plants of this world. If these five are eaten cooked, they increase one's sexual desire; if they are eaten raw, they increase one's anger. (2) Furthermore, the gods "will stay far away from them because they smell bad, [and] hungry ghosts will hover around and kiss their lips". (2)Being around ghosts will hinder one's quest for enlightenment. These demons have the power to appear as false Buddhas and speak false Dharma. The Buddha further warns that in the Dharma-ending Age (the age in which we are now) there will be an abundance of false prophets, or ghosts and demons who will appear as Bodhissatvas. Those who are so far off the path might believe in or be possessed by ghosts or demons mascarading as enlightened masters. These demons might talk the misguided ones into consuming "excrement and urine, or meat and wine" and justify it. (3)

I discuss killing, the first and most important moral precept, last because it is the precept that is the heart of the focus of the Buddhist diet, indeed the most important aspect of it. In the Judeo-Christian tradition's Ten Commandments- "Thou shall not kill" is generally taken with multiple exceptions. For example, it is all right to kill in battle for protection, or to eat or sacrifice animals (in the Old Testament, God requiredanimal sacrifices). By contrast, no kind of killing of animals or people is ever allowed in Buddhism - these are the indisputable guidelines. However, there are various levels of "severity" that these tenets hold in various times, places, and sects. For instance, in the early Indian Vinaya(Monastic Code), since the monks were homeless wanderers, it was common practice to beg for food (this tradition is still practiced similarly in Theravada (or Hinayana) countries in SouthEast Asia). 

The monks "were expected to eat everything that was put in their begging bowl without discrimination, including meat or rotten food". (4)The Vinaya was so strict that monks had to watch out for any tiny organisms in their drinks or where they walked. Since the monks' food was obtained by begging, they were to have no knowledge of the food's source beforehand. If they received meat, the monk had to be convinced that the meat was not specifically prepared for him. The criteria were that the monk had not seen, not heard, or did not have a suspicion that the meat had been prepared specifically for the monks. (4) It was the monk's conscious effort to obtain vegetarian food that "counted".

In the early centuries of the common era, Mahayana school Buddhism made its way into China (and eventually other Mahayana countries, Korea and Japan). Here, monasteries developed with land for monks to cultivate their own food, more or less guaranteeing its vegetarian nature that is not always possible through begging. This made it possible for the monks to follow a more strict vegetarian diet, and even develop a cuisine style (jai in China, shojin ryoriin Japan). It is a Mahayana goal to help all other beings achieve enlightenment. So it is due to the newer Mahayana traditions that the stricter vegetarian diets came, and eventually made its way into the culture of modern Buddhist lay persons. From the Fan-wang-jingtext:

A son of the Buddha shall not eat the flesh of any sentient beings. If he eats their flesh, he shall cut off great compassion, as well as the seed of Buddhahood within him. (4) So we see that the vegetarian diet is followed in both major Buddhist traditions (Theravada and Mahayana), but that slightly different measures are taken to achieve this.

Vegetarianism, "a natural and logical ramification of the moral precept against the taking of life" (5)is a diet that includes no animal meat. In modern terms, we might use the word "vegan" to describe the strict Mahayana diet. The term "vegan" refers to one that does not eat any animals, but also any animal products or derivatives, including milk, cheese, honey; or using animal furs, leathers, skins, etc. The Buddha recommended that pure Bodhisattvas follow this ideal: [they] who do not wear silk, leather boots, furs, or down ...and who do not consume milk, cream, or butter, can truly transcend this world. Both physically and mentally one must avoid the bodies and the by-products of beings, by neither wearing them or eating them. I say that such people have true liberation. (6)

The Buddhist term ahimsais now being adopted by many secular vegans. Ahimsarefers to the compassionate, non-violent treatment of animals and all sentient beings. Not only does the practice of ahimsa keep the Buddhist on the right path, it also enforces a "better life and better health". (7) Killing or eating meat breaks several rules at one time. One who does harms other sentient beings and restricts their path/chance to gain enlightenment/nirvana. One also hurts one's self since all beings are a part of one whole. One also spreads the bad killing karma, which will later cause one suffering, or propagate more killing. One also enforces the suffering caused by the cycle of death and rebirth. All sentient beings desire to live. 
All animals try to escape when being killed for food; Like a fish which is thrown on dry land, taken from his home in the waters, the mind strives and struggles to get free from the power of Death. (8) When one kills an animal, either directly or indirectly by requesting the meat, s/he is taking the life of a living being (or beings). So to the Buddhist, a butcher is the worst trade. However, as a consumer, purposefully buying or consuming animals is a part of the killing process. By creating demand, it is the same as killing the sentient beings yourself. Doing so goes against the "highest and most universal ideal of Buddhism, [to] work unceasingly for permanent end to the suffering of all living beings, not just humans". (9)

Eating meat causes two kinds of suffering: the immediate suffering for the animal that is being slaughtered, and the suffering caused by the cycle of death and rebirth. When a sentient being dies, it is forced to begin again the painful process of rebirth. The only way to stop this cycle is to reach full enlightenment. Since it is possible for animals to become enlightened, killing them deprives them of that chance. The Western notion of the individual self (or shall we say "selfish individual") is distinctly "un"-Buddhist: He who lives only for pleasures, and whose soul is not in harmony, who considers not the food he eats, is idle, and has not the power of virtue - such a man is moved by MARA (evil one), is moved by selfish temptations, even as a weak tree is shaken by the wind. (10)

In Buddhism, one cares for other beings as s/he does for one's self - they are interconnected, a part of one whole. The Buddha taught that all sentient beings are really a part of one original whole organism. Therefore, when one kills another, they are actually killing a part of themselves. They are also killing a part of their parents (also forbidden in Buddhism). So, in effect, eating meat is suicidal! We affect and are affected by one collective karma. Karma works sort of like a bank account. Beings that have caused bad karma are reborn as lesser beings (animals, demons); those who follow the moral precepts and spread good karma will be reborn as higher beings (gods, humans). When lesser beings pay off their "debts", they can be reborn as humans. 
Since human beings are in the best position for enlightenment, this is the most desired level. As the Buddha explained, if in the process of repayment the lives of other beings were taken or their flesh eaten, then it will start a cycle of mutual devouring and slaughtering that will send the debtors and creditors up and down endlessly. (11) When we kill, we increase and perpetuate the bad karma of the killing karma. This bad karma will come back to us in this life or the next, but certainly has a more immediate affect on the being that we have just killed. Spreading the killing karma affects the whole so much that it collects and perpetuates, eventually leading to wars in the future.

When a person dies, their soul can split up into several animals - a flock of sheep, a hive of bees, a hill of ants, etc. When one takes the life of one of these animals, they are actually taking part of the life of the human that once was. The Shurangama Sutratells how a person who eats a sheep may become a sheep in the next life, and how the sheep might become a person. In a repetitive cycle, "they eat each other" (Shurangama Sutra, 80). There is no hierarchy of sentient beings; although each are at different levels, they are equally important. So, killing an animal is really an act of murder; eating the animal is cannibalism. Following this line of belief, we can see why many Buddhists practice liberating animals, or saving animals that are destined to be slaughtered. The Buddha recommended this practice: Whenever a Bodhisattva sees a person preparing to kill an animal, he should devise a skillful method to rescue and protect it, freeing it from its suffering and difficulties. (12)

(One theory for the rapidly increasing human overpopulation is that due to modern mass market meat, animal testing, industrialization and science, we are killing more animals than ever before. These beings that are killed may come back as humans, thus increasing the human population).

I have briefly summarized the reasons behind the Buddhist diet, founded on the moral precepts. I urge the reader to consider these ideas; as Dharmachari Saaramati adds, Buddhists and non-Buddhists alike - have only begun to fully appreciate what this tradition can add to current efforts to transform our attitudes towards the world in which we live. (13) There are other restrictions involving diet that vary from sect to sect, like proper times and amounts of food that can be eaten, forbidance of raw foods; but the observance of a diet that does not violate the moral precept of no killing is most important and universal.

Food, and the guidelines involving it, play significant roles in the Buddhist tradition. The Buddha talks about how in a past life he had to "eat the grain meant for horses" (6)to pay a karma debt. One unusual passage in the Shurangama Sutratells how the Buddha created "pure meat...a transformation brought into being by my spiritual powers. It basically has no life-force". (6)It is believed that the Buddha himself actually died from food poisoning. The ironic paradox of my topic is that in Buddhism - food, eating, and taste are all illusions in the first place, not a part of our true seeing nature. But our true seeing nature is distorted by our ignorance, which is caused by the cycle of death and rebirth. All suffering stems from this cycle. And so, ahimsa, the compassionate treatment of animals; and the resulting Buddhist vegetarian diet, are essential to the ending of all suffering and ignorance; and a mandatory practice in the quest for true enlightenment for ourselves and all living beings.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2011(Xem: 5094)
Các nhà khoa học ước tính rằng cứ ba người dân Hoa Kỳ sẽ có một người bị bệnh ung thư, và trong tương lai rất gần, bệnh ung thư có thể sẽ vượt qua bệnh nhồi máu cơ tim, là căn bệnh đứng hàng đầu hiện nay ở Hoa Kỳ. Nhưng cũng không phải là không có lối thoát, Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ ước tính rằng tám phần mười nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư phổ thông nhất đều có liên hệ mật thiết tới dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là phần lớn sự nguy hiểm của căn bệnh được đặt dưới sự kiểm soát của chính chúng ta. Và chúng ta đã biết, dinh dưỡng đúng cách giúp chúng ta phòng ngừa căn bệnh quái ác này... Đậu nành và các sản phẩm biến chế từ nó, có đầy đủ protein và nhiều hóa thảo quý báu, là nguồn dinh dưỡng tuyệt hảo của nhân loại...
11/06/2011(Xem: 5491)
Nói đến cháo, đối với những người Phật Giáo là phải nhắc đến một chi tiết nhỏ nhưng vô cùng quan trọng vào thời kỳ bình minh của Phật Giáo. Đó là bát cháo sữa do tự tay nàng Sujata nấu dâng cúng Đức Thích Ca trước khi Ngài thành đạo. Sau khi thọ dụng bát cháo nhiều dinh dưỡng ấy Ngài đã ngồi thiền định suốt 49 ngày liền và sau đó Đức Thích Ca đã giác ngộ thành Phật. Có lẽ bát cháo đã giúp sức cho Ngài và nó đã trở thành món ăn quan trọng trong tăng đoàn, được xem như là một thứ dược phẩm và thường được Đức Phật nhắc đến trong kinh điển.
04/06/2011(Xem: 4200)
Dâu tây, xoài, cà chua, đu đủ, đều chứa lượng carotene và một số hóa chất thực vật khác rất phong phú, giúp ích cho việc kháng suy lão...
01/06/2011(Xem: 8256)
Nói chung là “cả chục” loại rau dại mọc khắp nơi trong vườn quê, đồng ruộng, gò bãi ven sông, dưới lòng mương máng. Do đó, rau tập tàng còn được gọi là rau vặt, rau thập cẩm... Về tên gọi, có những giải thích khác nhau: (1) “Tập tàng” là hỗn hợp, lẫn lộn nhiều thứ vốn có giá trị không đáng kể vào nhau. (2) Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường thì chữ “tàng” thuộc bộ thảo, là cỏ hoang, một cách nôm na tên gọi “tập tàng” tập hợp nhiều loại rau cỏ. (3) Theo đa số các bà nội trợ người Huế lớn tuổi ngày xưa, từ “tập tàng” là nói trại của “thập toàn” (mười món rau toàn diện) như kiểu chè “thập cẩm” (mười món chè quý giá).
28/05/2011(Xem: 6298)
Mức gia tăng dân số dự báo 3 tỷ người, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tăng gấp đôi trong vòng 40 năm tới đang dẫn chúng ta đến cuộc khủng hoảng dinh dưỡng nghiêm trọng.
20/05/2011(Xem: 4609)
Trong các kỳ trước chúng tôi đã đề cập đến nhiều nguyên nhân và mục đích khác nhau thúc đẩy người ta từ bỏ việc ăn thịt chúng sinh mà chuyển qua ăn thực phẩm rau đậu. Những nguyên nhân gần và những nguyên nhân xa. Gần như bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân người ăn chay, giúp người ăn chay ít bệnh tật hơn như khoa học ngày nay đã chứng minh. Xa hơn là để bảo vệ môi trường sống, giúp cho hệ sinh thái, nguồn nước và không khí thở trong lành hơn và giảm thiểu quả địa cầu ấm nóng gây bão lụt xảy ra hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới.
07/05/2011(Xem: 19363)
Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.
14/04/2011(Xem: 7561)
Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Bưởi chứa lượng vitamin C và vitamin A dồi dào...
14/04/2011(Xem: 7233)
Đậu hủ chiên vàng sơ, cắt miếng vừa ăn. Đậu bắp xắt xéo, mỏng. Khoai xắt miếng nhỏ cạnh chừng 2,5cm.
31/03/2011(Xem: 3432)
Thầy dạy “ăn mặn” xuất xứ từ chữ “ăn mạng” mà ra. Sau này “ăn mạng” người ta nói quen riết thành ra ăn mặn cho dễ nghe. Thật sự, ăn mặn tức là ăn mạng, nghĩa là ăn mạng con này con nọ như thịt, cá, đồ biển…. Trong bài này, tôi khuyên đạo hữu đừng nên ăn mặn, đạo hữu nên hiểu là đừng nên ăn mạng, chứ không phải đừng nên ăn vị mặn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]