Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Ðậu Hũ và Cách Làm Ðậu Hũ

14/06/201114:14(Xem: 4025)
17. Ðậu Hũ và Cách Làm Ðậu Hũ

ĐẬU NÀNH - NGUỒN DINH DƯỠNG TUYỆT HẢO
Biên Soạn: Tâm Diệu

Chương 3
THỰC PHẨM ĐẬU NÀNH

Đậu Hũ (TOFU)

Đậu hũ là thực phẩm làm bằng đậu nành mà hầu như ai cũng biết đến, là món ăn rất phổ biến ở thành thị cũng như thôn quê tại nhiều quốc gia Á Châu, đặc biệt là Đại Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam.

Đậu hũ là tên miền Nam Việt Nam gọi, miền Bắc gọi là đậu phụ, tiếng Trung Hoa phổ thông là toufo và tiếng Nhật là o-tofu (chữ o có nghĩa là honorable, như danh xưng gọi ông Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ là Honorable Senator).

Có những sử liệu cho hay là những nơi làm đậu hũ đầu tiên là chùa và tu viện Phật giáo và những người sáng chế ra món này là các vị sư Phật giáo Trung Hoa. Đậu hũ được du nhập qua Nhật Bản theo những vị sư hoằng pháp và mới đầu nó chỉ được phổ biến trong tu viện và giới xã hội thượng lưu, có lẽ vì thế mà có tên là o-tofu.

Ngày nay, ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản cũng như Đại Hàn hầu như ai cũng ăn đậu hũ, người giầu cũng như kẻ nghèo, người theo đạo Phật cũng như người theo các tôn giáo khác.

Đậu hũ dễ ăn, dễ sử dụng để biến chế ra nhiều món ăn ngon và bổ khác thích hợp cho nhiều lứa tuổi, kể cả sữa cho trẻ em và người già. Đậu hũ còn là món ăn, xem như dược phẩm, có tác dụng ngăn ngừa nhiều thứ bệnh tật.

So với đậu nành, đậu hũ dễ tiêu hóa do tiến trình chế biến đã loại bỏ những chất khó tiêu và chất cặn bã. Ở Trung Hoa đậu hũ được mệnh danh là thịt không xương và trung bình mỗi người dân tiêu thụ khoảng từ ba đến bốn ounces một ngày.

Nói một cách tổng quát, đậu hũ được làm từ sữa đậu nành sau khi bỏ thêm chất làm đông (curdling agent, coagulant) để cho đông đặc, sau đó ép thành từng miếng.

Chất làm đông sữa đậu nành thành đậu hũ thường là dung dịch muối biển (natural sea salt water) mà truyền thống làm đậu hũ Nhật thường dùng, có tên là natural nigari. Nhiều nhà sản xuất đậu hũ ngày nay dùng thạch cao tức chất vôi có tên khoa học là calcium sulfat làm chất đông với nhiều lợi ích như sản lượng được nhiều, hình thể mịn màng và làm cho đậu hũ có nhiều chất calcium, một chất khoáng rất cần thiết cho cơ thể.

Dung dịch muối biển làm đông có vị ngon thơm hơn, có thể lấy từ ngoài biển khơi hay dùng muối biển hấp hơi để tan thành dung dịch muối.

Chất chua như chanh hay dấm cũng có thể làm chất đông nhưng không được các nhà sản xuất đậu hũ dùng vì nó cho sản lượng thấp, vị hơi chua và không tồn trữ được lâu. Ở Trung Hoa, những vùng gần núi họ dùng chất vôi nguyên chất làm chất đông, ngược lại những vùng gần biển, họ dùng nước muối biển làm chất đông.

Có ba loại đậu hũ phổ thông nhất ngày nay ở Hoa Kỳ là loại loại cứng (firm), loại mềm (soft) và loại silken tofu. Loại cứng thường là loại được ép hết chất nước trong tiến trình làm đậu hũ. Ngược lại loại mềm không ép hay ép rất nhẹ. Còn loại silken tofu là loại mềm hơn loại soft, được chế tạo bằng một phương pháp hơi khác hai lối kia. Loại đậu hũ cứng thường có nhiều protein và cung cấp nhiều ca lô ri hơn.

Đậu hũ được sản xuất tại Hoa Kỳ mà nhà sản xuất là người Hoa Kỳ gốc Nhật, Trung Hoa và Đại Hàn, thường để trong hộp polyethylene có chứa nước, seal kín, và khử trùng bằng phương pháp Pasteur ngâm trong nước sôi hay hot steam, xong dán nhãn hiệu thực phẩm ở phía ngoài. Loại này có để ngày hết hạn, nên có thể để lâu trong tủ lạnh.

Ngược lại, đậu hũ sản xuất bởi những nhà sản xuất Hoa Kỳ gốc Việt Nam thường gói trực tiếp bằng loại poly vinil film, một loại tương tự như plastic mỏng, thường không có dán nhãn hiệu thực phẩm, không có ghi ngày hết hạn, cũng không được ngâm trong nước, và người viết không biết rõ là có được khử trùng bằng phương pháp Pasteur không? Đối với loại này, nếu không dùng ngay, cần phải được ngâm trong nước, và thay nước mới hằng ngày. Cũng nên nấu sôi trước khi ăn.

Đậu hũ là loại thực phẩm dễ bị hư nên cần phải thay nước ngâm hàng ngày và để trong tủ lạnh có nhiệt độ dưới 40 độ Fahrenheit.

Nếu bạn không tìm thấy đậu hũ bán ở các tiệm thực phẩm, bạn có thể làm tại nhà mà không có gì khó khăn lắm. Dưới đây là thành phần dinh dưỡng của ba loại đậu hũ thường dùng:

Bảng Thành Phần Dinh Dưỡng Đậu Hũ
(4 ounces)

Nutrients
Firm Tofu
Soft Tofu
Silken Tofu
Calories
120
86
72
Protein (gm)
13
9
9,6
Fat (gm)
6
5
2,4
Saturated Fat (gm)
1
1
0
Carbohydrates (gm)
3
2
3,2
Calcium (mg)
120
130
40
Sodium (mg)
9
8
76
Cholesterol (mg)
0
0
0
Iron (mg)
8
7
1
Fiber (mg)
1
0
0
% of calories from protein
43
39
53
% of calories fromcarbohydrate
10
9
17
% of calories from fat
45
52
30

Sources: Composition of Foods: Legumes and Legume Products. United States Department of Agriculture, Human Nutrition Information Service, Agriculture Handbook 8-16. Revised 12-1986.

Làm Đậu Hũ Tại Gia

Đậu hũ là sản phẩm của đậu nành, có từ lâu đời tại Trung Hoa và được truyền qua Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam và các nước khác tại Á Châu cũng như vượt biên sang Hoa kỳ.

Qua một quá trình lịch sử lâu dài như thế, nên cũng có nhiều cách làm đậu hũ. Trong chương trước chúng tôi có đề cập đến quy trình làm sữa đậu nành, giai đoạn đầu tiên của tiến trình làm đậu hũ, theo kỹ thuật xay nhuyễn hỗn hợp đậu nành và nước ở nhiệt độ sôi do viện đại học Cornell University phát triển. Mục đích của kỹ thuật nầy là làm cho chất xúc tác (enzyme) lipoxygenase bất hành hoạt (inactivate), phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự hấp thụ tiêu hóa protein, và đồng thời giảm mùi ngái của đậu nành và tạo cho sữa đậu nành có mùi vị giống như sữa thiệt. Trong chương nầy chúng tôi trình bầy cách làm đậu hũ truyền thống và rất dễ làm tại gia (xay nhuyễn, vắt lấy sữa xong mới nấu sôi).

Dụng Cụ Và Vật Liệu

  • Một cái nồi, hay cái thau hoặc bất cứ cái gì có thể chứa được 4 cups nước và 1 cup hạt đậu nành ngâm qua đêm (10 đến 12 tiếng đồng hồ).
  • Máy xay trái cây.
  • Một cái nồi cỡ 4 quart (4-quart saucepan).
  • Hai cái thau
  • Một tấm vải lọc.
  • Một vật nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds. Có thể là một bình nước, dùng để ép đậu hũ.
  • Một cup để đo lường.
Để làm một pound đậu hũ tươi, bạn cần ba thứ:
  • 1 cup hạt đậu nành khô (dried soybean)
  • 21/4 teaspoons Epsom salts hòa tan trong 1-cup nước.
  • Nước lọc (drinking water hay spring water).
Nếu bạn muốn sản xuất nhiều đậu hũ hơn, bạn gia tăng lượng đậu nành và muối Epsom theo tỷ lệ nêu trên. Hai cups đậu nành sẽ cho chúng ta hai pounds đậu hũ tươi..v..v..

Công thức trên dùng 21/4 teaspoons Epsom salts, đủ để làm đông sữa đậu nành tiết ra từ 1 cup hạt đậu nành khô. Epsom salt, hay còn gọi là magnesium sulfat, có bán tại các siêu thị và nhà thuốc tây. Đừng nhầm lẫn với hóa chất sulfites, thường dùng trong kỹ nghệ thực phẩm để chống lên mầu nâu. Epsom salts thường dùng để hòa nước tắm hay ngâm chân.

Mặc dù chúng tôi đề nghị dùng Epsom salts bởi vì giá rẻ và dễ kiếm mua, lại cho đậu hũ có mùi thơm ngon, nhưng bạn cũng có thể dùng nigari, một chất muối thiên nhiên lấy từ ngoài biển khơi, hay nước trái chanh nguyên chất, hoặc dấm vinegar hay chất calcium sulfat, mà người Việt chúng ta thường hay gọi là thạch cao.

Phần lớn nigari, hay có tên hóa học là magnesium choride, lấy từ ngoài biển Nhật Bản. Chất muối thiên nhiên nầy đắt hơn muối Epsom, có bán tại các siêu thị Nhật và health food stores, được một số nhà sản xuất đậu hũ Nhật Bản và Trung Hoa tại Hoa Kỳ dùng. Thạch cao (calcium sulfat), cũng được nhiều công ty sản xuất đậu hũ dùng làm chất đông vì nó cho sản lượng nhiều.

Cả hai loại muối Epsom salts và nigari salts làm đậu hũ có mùi thơm ngon ngọt. Nếu dùng chanh hay dấm để làm chất đông thì đậu hũ có mùi hơi chua. Dùng thạch cao (calcium sulfat), cũng còn gọi là gypsum, cho đậu hũ nhiều, nhẹ, và mịn hơn, nhưng rất khó tìm mua tại các chợ.

Nước tốt và sạch cũng góp phần vào mùi vị ngon ngọt của đậu hũ. Chúng ta không nên dùng nước thành phố (tap water) và nước cất (distilled water) mà nên dùng loại nước lọc (drinking water) hay nước suối (spring water).

Phương Pháp Thực Hành

Tiến trình làm đậu hũ được chia ra làm hai giai đoạn: (1) giai đoạn làm sữa đậu nành và (2) giai đoạn làm đậu hũ. Phần lớn công việc là ở giai đoạn đầu.

Giai Đoạn Thứ Nhất: Chế Tạo Sữa Đậu Nành

Như chúng ta biết, sữa bò làm ra cheese. Cũng thế, sữa đậu nành làm ra đậu hũ. So sánh với sữa bò, sữa đậu nành không có cholesterol, ít chất béo, nhiều protein, nhưng ít calcium. Tuy nhiên, qua tiến trình làm đông tụ với calcium sulfat, đậu hũ lại có nhiều calcium, nên rất tốt.

  • Thứ nhất, ngâm 1 cup hạt đậu nành khô trong một cái thau chứa 4 cups nước sau khi đã rửa sạch, trong khoảng từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ (lối của người Nhật và Trung Hoa), hay từ 5 đến 6 giờ (lối của người Việt Nam trong nước)
  • Đổ nước cho ráo sau khi đã ngâm như nói ở trên, rồi múc từng đợt một vào máy xay sinh tố (blender), xay cho nhuyễn trong khoảng 2 phút, Mỗi đợt gồm 1 cup đậu nành đã ngâm và 1 cup rưỡi nước.
  • Múc dung dịch đậu nành vừa xay nhuyễn, đổ qua một cái thau có phủ vải lọc, lọc lấy chất sữa, bỏ bã, vắt kỹ để được nhiều sữa.
  • Đổ tất cả dung dịch đậu nành đã xay vào nồi cùng với 5 cups nước nữa, đặt lên bếp lửa cho sôi trong khoảng 10 phút. Nên nhớ khi gần sôi, phải hạ lửa xuống thấp để tránh tràn ra ngoài và luôn luôn khuấy đều để tránh khê. Việc xử lý nhiệt như vậy là để phá hủy chất trypsin inhibitors, một chất ngăn cản sự tiêu hóa protein.
Giai Đoạn Thứ Hai: Làm Đậu Hũ
  • Hạ lửa cho nhiệt độ xuống còn 180 độ F (lúc sủi bọt).
  • Pha 21/2 teaspoons Epsom salt trong 1 cup nước thành dung dịch muối. Xong đổ 1/3 cup vào dung dịch sữa trong nồi đang gần sôi, khuấy đều cho sữa đông tụ. Khi sữa bắt đầu đông tụ, đổ thêm 1/3 cup nữa, tiếp tục khuấy đều rồi để yên trong khoảng 8 phút. Đổ 1/3 còn lại, xong để yên trong 4 phút nữa.
  • Sau khi sữa đông tụ hoàn toàn, múc chúng đổ qua khuôn gỗ, lũng đáy, có phủ vải lược, gấp lại và dùng sức nặng khoảng từ 3 đến 5 pounds đè lên để ép nước ra ngoài trong khoảng một tiếng đồng hồ là thành hình khuôn đậu hũ (độ cứng hay mềm của đậu hũ tùy thuộc thời gian ép lâu hay mau).
  • Sau đó lấy đậu hũ ra, ngâm vào nước, rồi cất trong tủ lạnh để tồn trữ trong một tuần.
Trong tiến trình làm đậu hũ, giai đoạn ngâm và xay đậu nành có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ và chất lượng đậu hũ. Nước dùng làm đậu hũ phải trong sạch và trung tính, cứ một pound hạt đậu nành sản xuất được từ 3 đến 4 pound đậu hũ và giá thành chỉ bằng một phần năm giá đậu hũ mua ở ngoài thị trường.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2017(Xem: 14010)
Chiều nay 2/10 (theo giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm đã công bố tên đồng chủ nhân của giải Nobel Y học năm nay là 3 nhà khoa học Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash và Michael W. Young.
15/09/2017(Xem: 9451)
Đôi Giòng Tâm Sự Mỗi bộ óc con người đều có một câu chuyện và sau đây là câu chuyện của bộ óc tôi… Hơn mười năm trước đây, tôi là giáo sư Đại học Y Khoa Harvard, chuyên nghiên cứu và giảng dạy cho sinh viên về bộ óc của con người. Nhưng vào ngày 10 tháng 12 năm 1996, tôi đã học được bài học về não bộ từ chính bộ óc của mình.
13/09/2017(Xem: 6717)
Từ thiện cơm chay giữa phố đông, Sẻ chia khó nhọc giới lao công. Cực khổ nắng mưa cùng năm tháng, Vất vả mưu sinh khắp cõi trần. Thương người đói khổ bao khốn khó, Công đức duyên lành chẳng biệt phân. Miếng đói đở lòng thêm sức sống, Cao đẹp tình người giúp đở nâng.
09/08/2017(Xem: 8025)
Dự án trồng rau trên 20 héc-ta đất nông trại này đã chính thức được khởi động vào ngày 6/10/2016 gần vùng Port Augusta khô cằn. Hiện nay sản phẩm cà chua trồng trên sa mạc của họ đang được bày bán trong các cửa hàng tại Úc.
02/08/2017(Xem: 7205)
Wild Yak Tibetan Restaurant, Northcote, Melbourne, Australia, Address: 350 High St, Northcote VIC 3070 Hours: Open today · 5:30–10:30pm Phone: (03) 9486 2733 Order: eatnow.com.au, menulog.com.au
28/07/2017(Xem: 6543)
Bạn có tin không? Chỉ với 3 loại nguyên liệu bao gồm tỏi, chanh, gừng sẽ giúp bạn thông tắc các động mạch, loại bỏ các chất béo tích tụ trong máu bấy lâu nay. Chắc chắn đây là tin vui cho những ai đang mang trong mình 2 triệu chứng nguy hiểm trên. Tuy nhiên, bạn sẽ phải vô cùng ngạc nhiên vì công dụng của chúng còn vượt xa những gì bạn tưởng tượng.
26/06/2017(Xem: 5079)
Bạn muốn "tránh mặt" bọn vi khuẩn ư? Không dễ dàng một chút nào đâu. Muốn tránh được chúng bạn sẽ phải "tránh mặt" tất cả đồ vật trên Trái đất này. Nhiều người thường nghĩ rằng, hầu hết những loại vi khuẩn thường ẩn mình dưới bồn cầu, nhà tắm hoặc khu vực nhà bếp. Điều này hoàn toàn đúng, nhưng vẫn còn thiếu. Bạn có biết các loại vi khuẩn tồn tại trên không ở đâu xa. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi bạn đến từ căn nhà, nơi bạn làm việc...
04/05/2017(Xem: 6697)
Qua đời vì ung thư khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, nữ Tiến sĩ 33 tuổi để lại bức tâm thư thức tỉnh hàng triệu người
27/04/2017(Xem: 5112)
Món ăn sáng của 26 nước trên thế giới
21/04/2017(Xem: 8885)
Ngoài việc dùng làm thực phẩm để ăn, nhất là món hạt dẻ nướng nóng hổi trong mùa lạnh, loại hạt này còn là vị thuốc quý dùng để chữa nhiều loại bệnh. Bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa nguy cơ ung thư Hạt dẻ còn gọi là sơn hạch đào là hạt của cây dẻ có tên khoa học là Castanea Mollissima, thuộc họ sồi dẻ (Fagaceae). Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, với thành phần giàu tinh bột nên loại hạt này có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu c
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567